Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Thạch Sanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.87 KB, 2 trang )

I. DÀN Ý
1. Mở bài:
- Thạch Sanh là truyện kể về người dũng sĩ tiêu biểu cho vẻ đẹp trí tuệ, tài năng và tâm hồn của dân tộc
Việt.
- Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin vào công lí và tư tưởng nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình qua hình
tượng Thạch Sanh tài đức vẹn toàn.
2. Thân bài:
* Nguồn gốc khác thường của nhân vật Thạch Sanh:
- Thạch ông, Thạch bà tuy nghèo khổ nhưng giàu lòng nhân ái. Họ đã già mà vẫn chưa có con nối dõi.
- Thạch Sanh vốn là thái tử con của Ngọc Hoàng, đầu thai xuống trần làm con nhà họ Thạch.
- Thạch bà mang thai nhiều năm mới sinh ra một đứa bé trai khôi ngô, tuấn tú, đặt tên là Thạch Sanh.
- Lớn lên, Thạch Sanh được các vị thần dạy cho nhiều môn võ nghệ và phép lạ. Sau này, chàng đã sử
dụng sức mạnh và phép lạ để cứu giúp mọi người.
* Những đức tính đáng quý của Thạch Sanh:
- Thật thà, chất phác: Quanh năm Thạch Sanh chăm chỉ làm lụng để tự nuôi thân. Nghe theo lời của Lí
Thông, chàng rời bỏ gốc đa về ở chung với mẹ con hắn. Thạch Sanh vui vẻ đi canh miếu thờ (tức nộp
mạng cho chằn tinh) thay Lí Thông.
- Dũng cảm, quên mình vì việc nghĩa: Giết chết chằn tinh, bắn đại bàng, xuống tận hang đại bàng cứu
công chúa, giải thoát con vua Thủy Tề...
- Yêu chuộng hòa bình: Chàng dùng tiếng đàn để cảm hóa quân tướng mười tám nước, tránh cho họ cảnh
máu chảy đầu rơi. Đãi họ một bữa cơm no trước lúc lui binh...
* Phần thưởng xứng đáng đối với Thạch Sanh:
- Giết chết chằn tinh, chàng được một bộ cung tên bằng vàng.
- Cứu thoát thái tử con vua Thủy Tề ra khỏi hang đại bàng, Thạch Sanh được tặng cây đàn thần.
- Cứu công chúa, Thạch Sanh được làm phò mã và được nhà vua trao cho ngôi báu...
3. Kết bài:
- Cách kết thúc có hậu phản ánh ước mơ và khát vọng công lí của người xưa.
- Hình tượng dũng sĩ Thạch Sanh có tài có đức sống mãi trong lòng nhiều thế hệ người dân đất Việt.


Nhờ cây búa của cha để lại và phép thuật mà các vị thần dạy cho, Thạch Sanh đã chém được đầu chằn


tinh. Sau khi đốt xác quái vật, chàng có thêm chiếc cung tên bằng vàng. Thạch Sanh đã dùng cung tên
diệt đại bàng, cứu công chúa và Thái tử con vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn
thần.
Ở nhân vật Thạch Sanh, yếu tố bình thường gắn liền với yếu tố phi thường, sức người kết hợp với sức
thần một cách chặt chẽ, hài hòa.
Những lần bị Lí Thông và yêu quái hãm hại, Thạch Sanh không được Tiên, Bụt hiện lên giúp đỡ nhưng
chàng lại có trong tay những phương tiện kì diệu (cung vàng, đàn thần). Tài năng của chàng là tài năng
của con người kết hợp với sức mạnh của thần thánh.
Tiếng đàn thần vô cùng kì diệu đã giải oan cho Thạch Sanh, vạch tội Lí Thông, làm cho công chúa hết
câm, khiến cho đội quân xâm lược của mười tám nước phải mềm lòng nhụt chí, buông giáo xin hàng. Đó
là tiếng nói nhân nghĩa và công lí, đại diện cho cái thiện, cho tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân.
Với cây đàn thần trong tay, Thạch Sanh được miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa, một anh hùng trong cuộc
đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ cuộc sống yên vui cho mọi người.
Giặc chấp nhận lui binh, được Thạch Sanh dọn một bữa cơm thết đãi. Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh
cứ vơi lại đầy, làm cho quân sĩ mười tám nước lúc đầu coi thường và chế giễu, sau đó phải ngạc nhiên
khâm phục. Niêu cơm thần kì ấy tượng trưng cho sức mạnh tiềm tàng và tấm lòng nhân đạo cao cả, rộng
lớn của nhân dân ta.
Kết thúc truyện, Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Đây là phần thưởng lớn lao,
xứng đáng với những khó khăn, thử thách và tài năng của Thạch Sanh. Kết thúc có hậu ấy thể hiện quan
điểm ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, đồng thời phản ánh ước mơ công lí, ước mơ đổi đời của người lao
động thuở xưa.



×