I. Mở bài
Từ ấy là tập thơ đầu của người thanh niên Tố Hữu đã giác ngộ lí tưởng cách mạng. Người đọc có thể
nhận ra hình ảnh người chiến sĩ cách mạng ấy khi anh còn hoạt động ở giữa cuộc sống của nhân dân và cả
khi anh đã bị bắt giam trong nhà tù của đế quốc. Qua tâm trạng của nhà thơ trong Tâm tư trong tù, ta thấy
người chiến sĩ cách mạng không chỉ là một con người như mọi người mà còn có thêm những phẩm chất
mà con người thường chưa có được.
II. Thân bài
1. Người chiến sĩ cách mạng là một con người như mọi người
- Có một thời kẻ thù của chúng ta thường rêu rao người cộng sản là "người khổng lồ không có tim”, là
những con người không có tình cảm, không gia đình, không người thân, chỉ biết đến lí tưởng và tranh
đấu.. Đó chỉ là sự vu không, xuyên tạc đầy ác ý nhằm hạ thấp phẩm giá người cộng sản. Thực ra, người
cộng sản, người chiến sĩ cách mạng trước hết họ vẫn là một con người như mọi người, họ vẫn mang trong
lòng những tình cảm – người nhất, bởi họ chính là "những người giàu tình cảm nhất và vì giàu tình cảm
nên họ mới làm cách mạng" (Phạm Văn Đồng).
- Điều này được bộc lộ rõ trong trạng thái cô đơn và nỗi nhớ da diết cuộc sông bên ngoài của Tô" Hữu khi
bị giam trong tù. Nỗi cô đơn dược láy lại hai lần trong phần đầu bài thơ:
Cô đơn thay là cảnh thân tà!
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ớ ngoài kìa vui sướng biết bao nhiêu! trong sự đối lập giữa không gian của hai cảnh đời:
- Ớ ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
- Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ.
Từ đó mà nỗi nhớ dâng trào mãnh liệt trong lòng nhà thơ khiến cho "tai mở rộng và lòng sôi rạo rực" để
"lắng nghe tiếng đời lăn náo nức" của cuộc sống bên ngoài vọng vào nhà tù:
Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe từng guốc đi về …
Trong những âm thanh: tiếng chim reo, tiếng dơi chiều đập cánh, tiêng lạc ngựa … thì tiếng guốc đi về
dưới đường xa là gần gũi và gợi cảm hơn cả.
- Cảm hứng lãng mạn đã đẩy tới sự đôi lập cao độ giữa cuộc sống tự do ờ bên
ngoài và cuộc sống trong tù, khiến cho người tù hình dung, với tất cả nỗi khao khát, ngoài kia là "mênh
mang sức khỏe của trăm loài", là "ríu rít giữa một trời rộng rãi", là hương thơm, mật ngọt, trái đầy…
Đoạn thơ "Ôi! Hôm nay sao nhựa sống tràn trề… Hương tự do thơm ngát cả ‘ngàn ngày…" tràn đầy cảm
hứng lãng mạn của những suy tư mang tính chất ảo tưởng của người thanh niên 19 tuổi mà liền sau đó Tố
Hữu đã tự nhận ra trong phần sau của bài thơ.
2. Nhưng họ lại có thêm những phẩm chất mà con người thường chưa có
được:
- Đó là lí trí sáng suốt, là ý chí cách mạng kiên quyết, là lòng trung thành với lí tưởng của Đảng, là sự
quyết tâm chiến đấu đến cùng cho lí tưởng cao đẹp. Bên trên là tình cảm nồng nàn, tha thiết; ở đây là lí trí
tỉnh táo, ý chí kiên định – hai mặt này dã hoàn thiện chân dung người chiến sĩ cách mạng trong chôn lao
tù.
- Phần sau của bài thơ tạo ra một bước ngoặt, một sự chuyển hướng trong mạch tâm tư của chủ thể trữ
tình. Dòng cảm xúc đang lên đến cao trào bỗng xoay chuyển đột ngột bởi sự thức tỉnh của ý thức, của
nhận thức tỉnh táo:
Ôi! Bao nhiêu ảo tưởng của hồn ngây
Tôi phút bỗng như quên đời thê thỏm
Tôi chỉ một con chim non bé nhỏ
Vứt trong lồng con giữa một lồng to…
- Bài thơ thể hiện một kiểu vận động của nội tâm – và cũng là một đặc điểm của hồn thơ Tố Hữu ở buổi
đầu – đó là sự nỗ lực để vượt lên, điều khiển, chế ngự những xúc cảm, tình cảm bằng sự soi sáng của
nhận thức xã hội, của ý chí cách mạng. Phần này đậm tính"chính luận”, những lời thề, lời nguyện quyết
tâm ở đây tuy có cao giọng và cũng "nhiều lời", nhưng vẫn có được sự chân thành, trong sáng. Nổ trước
hết là lời tự dặn lòng, tự hứa với mình của người chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù đầy gian lao thử
thách:
- Tôi chỉ một giữa muôn người chiến đấu
- vẫn đứng thẳng trên đường đầy lửa máu
- Chân kiêu căng khô nệ thoái bộ bao giờ
- Tôi, hôm nay, dầu xa tạm ngọn cờ
Hồn tranh đấu vẫn còn thôi thúc não!
- Tôi chưa chết, nghĩa là chưa hết hận Nghĩa là chưa hết nhục của muôn đời Nghĩa là còn tranh dấu mũi
không thôi Còn trừ diệt cả một loài thú độc!
III. Kết bài
- Tóm tắt lại những phẩm chất nổi trên của người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ.
- Bài thơ làm cho ta hiểu rỗ người chiến sĩ cách mạng, càng thêm yêu mến, kính phục họ và quyết tâm
học tập những phẩm chất cao đẹp của họ.