Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Bao bì – Thiết bị đóng gói sản phẩm rau quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.82 MB, 69 trang )

BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tôn Nữ Minh Nguyệt

MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................... 3
I. Định nghĩa bao bì ...................................................................................................... 3
II. Chức năng bao bì ....................................................................................................... 3
III. Phân loại bao bì ......................................................................................................... 4
PHẦN II: BAO BÌ THỦY TINH............................................................................... 5
I. Đặc tính chung .......................................................................................................... 5
II. Đặc điểm ................................................................................................................... 5
III. Ứng dụng .................................................................................................................. 8
IV. Thiết bị chiết rót ...................................................................................................... 12
PHẦN III: BAO BÌ KIM LOẠI .............................................................................. 15
I. Đặc tính chung ........................................................................................................ 15
II. Phân loại ................................................................................................................. 15
III. Ứng dụng ................................................................................................................ 17
IV. Thiết bị .................................................................................................................... 18
PHẦN IV: BAO BÌ PLASTIC ................................................................................. 19
I. Giới thiệu chung ...................................................................................................... 19
II. Một số loại plastic ................................................................................................... 21
II.1 PE .................................................................................................................. 21
II.2 PET................................................................................................................ 25
II.3 PP .................................................................................................................. 28
II.4 PS .................................................................................................................. 31
II.5 EVOH ............................................................................................................ 32
II.6 Polycacbonat .................................................................................................. 33
II.7 Túi lưới PA .................................................................................................... 35
II.8 Khay, hộp kết màng plastic ............................................................................ 37
III. Thiết bị đóng gói ..................................................................................................... 41


PHẦN V: BAO BÌ TETRA PAK............................................................................. 42
Trang 1


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tôn Nữ Minh Nguyệt

I. Đặc điểm ................................................................................................................. 42
II. Ứng dụng ................................................................................................................ 43
III. Thiết bị .................................................................................................................... 44
PHẦN VI: MAP ....................................................................................................... 45
I. Giới thiệu chung...................................................................................................... 45
II. Thiết lập sự cân bằng của khí quyển điều chỉnh ....................................................... 46
III. Nguyên tắc – hiệu quả của MAP có hàm lượng O2 cao............................................ 47
IV. Kỹ thuật bao gói MAP ............................................................................................. 49
PHẦN VII: MÀNG BAO SINH HỌC ..................................................................... 57
I. Khái quát về màng bao sinh học.................................................................................. 57
II. Màng Polymer sinh học .............................................................................................. 58
III. Một số loại màng bao sinh học.................................................................................... 59
III.1 Màng Chitosan.............................................................................................. 59
III.2 Màng tinh bột ............................................................................................... 62
III.3 Màng Bacterium cellulose ............................................................................. 65
III.4 Một số màng khác.......................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 70

Trang 2


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM RAU QUẢ


GVHD: Th.S Tôn Nữ Minh Nguyệt

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
I. ĐỊNH NGHĨA BAO BÌ:
Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán. Bao bì phải đảm bảo cho
chất lượng thực phẩm, có thể phân phối, lưu kho, kiểm tra và thương mại… một cách thuận lợi.
Bao bì có thể là bao bì kín hoặc bao bì hở.
- Bao bì kín được dùng bao bọc những loại thực phẩm chế biến công nghiệp, để đảm bảo chất
lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất và trong suốt thời gian lưu hành trên thị trường, cho đến
tay người tiêu dùng. Bao bì kín có thể là một lớp, cũng có thể cấu tạo dạng ghép nhiều lớp nhằm
khắc phục khuyết điểm từng loại vật liệu riêng lẻ.
- Bao bì hở có thể bao gói trực tiếp rau quả hoặc hàng hóa tươi sống, các loại thực phẩm
không bảo quản lâu hoặc chế biến ăn ngay. Bao bì hở còn có thể là lớp bao bì bọc bên ngoài lớp
bao bì chứa đựng trực tiếp thực phẩm nhằm tạo sự xếp khối sản phẩm để thuận tiện, an toàn trong
vận chuyển, phân phối, kiểm tra và lưu kho.

II. CHỨC NĂNG BAO BÌ:
Đảm bảo nguyên vẹn về số lượng, trạng thái, cấu trúc, màu, mùi vị, thành phần dinh dưỡng
cho thực phẩm được chứa đựng bên trong bao bì.
Truyền tải thông tin của nhà sản xuất đến người tiêu dùng, nói lên giá trị của sản phẩm được
chứa đựng bên trong như: đặc tính của sản phẩm về dinh dưỡng, trạng thái, cấu trúc, mùi vị,
Trang 3


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tôn Nữ Minh Nguyệt

nguồn nguyên liệu, nhà sản xuất, địa chỉ quốc gia chế biến ra sản phẩm. Đồng thời bao bì cũng là

lời mời của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng.
- Chính sản phẩm thực phẩm tự thông tin giới thiệu thu hút khách hàng thông qua nhãn hiệu,
hình thức bao bì (cách trình bày hình ảnh, màu sắc, thương hiệu, tên sản phẩm). Nếu cách trang
trí, màu sắc không hài hòa, không đáp ứng tâm lý, sở thích người tiêu dùng thì bao bì đó cũng
không thể được chấp nhận trên thị trường.
- Kết cấu bao bì cho biết trạng thái, cấu trúc, màu sắc của sản phẩm. Chẳng hạn như bao bì có
một phần hoặc hoàn toàn trong suốt cho phép nhìn thấy thực phẩm bên trong, nhằm đáp ứng yêu
cầu khách hàng, giúp họ có sự lựa chọn dễ dàng.
Thuận tiện, tiết kiệm cho sự bảo quản sản phẩm, phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng.
Từ ba chức năng của bao bì, đặc biệt chức năng thứ hai, ta nhận thấy được tầm quan trọng của
nhãn hiệu thực phẩm, nó quyết định giá trị thương phẩm cho thực phẩm sau này.

III. PHÂN LOẠI BAO BÌ:
Phân loại theo vật liệu bao bì
Gồm các loại:
-

Bao bì giấy bìa cứng, bìa carton gợn sóng: dùng làm bao bì vận chuyển hàng hóa (bao bì

đơn vị gửi đi) hoặc lớp bao bì ngoài.
-

Bao bì thủy tinh.

-

Bao bì kim loại.

-


Bao bì plastic như PE, PP, OPP, PET, PA, PS, PC,…

-

Bao bì ghép nhiều lớp ( Tetrapak)

-

MAP - Kỹ thuật đóng gói khí quyển điều chỉnh ứng dụng cho đóng gói rau quả tươi

-

Bao bì sinh học

Trang 4


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐĨNG GĨI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tơn Nữ Minh Nguyệt

PHẦN II: BAO BÌ THỦY TINH
I. ĐẶC TÍNH CHUNG:
Bao bì thủy tinh đựng thực phẩm gồm những chai lọ bằng thủy tinh silicat.
Khi được gia nhiệt thì thủy tinh mềm dần và trở nên linh động, chảy thành giọt hay thành
dòng, độ nhớt càng giảm khi nhiệt độ càng tăng; và độ nhớt sẽ tăng dần đến cực đại , mất cả tính
linh độn khi đưa về nhiệt độ thường.
Thủy tinh có tính chuyển đổi trạng thái thuận nghịch theo sự tăng giảm nhiệt độ, tính chất ban
đầu thường vẫn được giữ ngun trong suốt q trình biến đổi trạng thái thuận nghịch do gia
nhiệt- làm nguội, hoặc khi bị nấy chảy và làm nguội nhiều lần theo cùng một chế độ.

Thủy tinh có tính đẳng hướng: xét theo mọi hướng thì cấu trúc thủy tinh đồng nhất như nhau,
do đó ứng suất theo mọi hướng xuất hiện trong khối thủy tinh xem như tương đương nhau.

II. ĐẶC ĐIỂM:
II.1 Ưu điểm:
Thủy tinh là loại vật liệu bao bì được đánh giá cao. Nó có tác dụng hỗ trợ, làm tăng sự nổi
bât cho sản phẩm được chứa đựng bên trong.
Giá thành sản xuất thấp: Chi phí gia công cho 1 bao bì thủy tinh chỉ bằng 1/5 chi phí gia
công cho 1 bao bì plastic. Trong khi số lượng sản xuất trong 1 mẻ thấp hơn plastic, đây là 1
thuận lợi vì mẫu mã có thể được thay đổi, sửa chữa lại với thời gian ngắn hơn. Do đó tính hỗ
trợ cho sản phẩm luôn được thay đổi, cập nhật cho phù hợp thò hiếu người tiêu dùng.
Đa dạng về kiểu dáng và kết cấu: Từ thủy tinh có thể dễ dàng tạo ra vô số kiểu dáng, kết
cấu khác nhau tạo nên sự phong phú và bắt mắt người tiêu dùng. Ngoài ra có thể trang trí
bằng các chi tiết chạm nổi trên bề mặt.
Khả năng tương thích với sản phẩm: Bao bì thủy tinh có thể được sử dụng cho tất cả sản
phẩm dạng lỏng hoặc rắn ( trừ HCl) để tồn trữ trong thời gian dài mà không có những ảnh
hưởng bất lợi nào đến chất lượng và hương vò sản phẩm. Những hợp chất hoá học độc hại

Trang 5


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐĨNG GĨI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tơn Nữ Minh Nguyệt

không thể xâm nhập qua thủy tinh, điều này không được đảm bảo đối với những loại bao bì
khác.
Tính thấm: Thủy tinh là vật liệu trơ về mặt hoá học và hoàn toàn không thấm khí hay
lỏng. Không có sự khếch tán của khí hay lỏng qua 1 bao bì thủy tinh nào được ghi nhận và
điều này không thể xảy ra trừ khi việc đóng bao bì không đảm bảo độ kín.

Ngăn mùi: Đối với bao bì thủy tinh, ta có thể yên tâm về vấn đề này, không chỉ bản thân
thủy tinh không có mùi mà nó còn đảm bảo mùi bên ngoài không thể khếch tán vào bên
trong.
Tính chất trong suốt: Thủy tinh có độ trong suốt cao nên người tiêu dùng có thể nhìn thấy
sản phẩm bên trong. Thuỷ tinh thích hợp đối với những sản phẩm đồ uống có thể uống trực
tiếp từ bao bì.
Chống rò rỉ: Thủy tinh ngăn cản sự xâm nhập qua những đường rò rỉ và việc dùng những
màng plastic co giãn được bao bọc bên ngoài nắp rất có hiệu quả. Thủy tinh dễ dàng thích
hợp với những nắp bằng kim loại hay plastic đã được sản xuất trước đó.
Dễ mở: Sự cứng rắn của bao bì cho phép tháo mở nắp dễ dàng. Việc thống nhất 1 tiêu
chuẩn chung giữa nhà sản xuất chai và nhà sản xuất nắp cũng như đóng thùng đảm bảo rằng
những khó khăn trong việc mở nắp được loại bỏ.
Chòu áp suất tốt: Một bao bì thủy tinh được thiết kế tốt có thể chòu được áp suất bên trong
bao bì đến 10 bar, mặc dù tiêu chuẩn đòi hỏi áp suất trong bao bì không vượt quá 5 bar.
Chúng cũng có khả năng chòu được điều kiện chân không.
Khả năng tái sinh: Pháp luật hiện hành quy đònh tỷ lệ vật liệu bao bì được tái chế phải đạt
đến 50%. Công nghiệp thủy tinh là ngành đi đầu trong việc thu gom và dùng lại thủy tinh đã
tái chế. Sản phẩm tái chế có chất lượng không thua gì sản phẩm mới vì sự việc tái chế không
ảnh hưởng đến tính chất của những vật liệu chủ yếu ban đầu.
Khả năng sử dụng nhiều lần: Bao bì thuỷ tinh có thể đem dùng lại không mấy khó khăn,
vì chúng dễ dàng được rửa sạch và kiểm tra lại. Để chứa những sản phẩm có CO2 chai thủy

Trang 6


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐĨNG GĨI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tơn Nữ Minh Nguyệt

tinh dùng lại phải được phân loại và loại bỏ những chai trầy, hư hại vì chúng không chòu được

áp lực của CO2.
Khả năng bao bọc, trang trí bên ngoài: Có thể sử dụng nhiều kiểu trang trí trên bao bì
thuỷ tinh như: dán nhãn, in, bao bọc, tráng màu hữu cơ hay vô cơ và chạm trổ vì thủy tinh có
độ cứng rắn.
Chống tia UV: Thuỷ tinh màu hổ phách có thể bảo vệ sản phẩm khỏi tiz UV mà trong 1 số
trường hợp thủy tinh màu xanh cũng có 1 phần khả năng này.
Chòu tải trọng: Sự cứng rắn của thuỷ tinh cho phép dễ dàng dy chuyển khi rót hay phân
phối sản phẩm. Mặc dù khối lượng của bao bì thuỷ tinh nặng hơn plastic dẫn đến chi phí vận
chuyển cao hơn nhưng chúng chòu tải trọng tốt do đó yêu cầu của bao bì vận chuyển đơn giản
hơn. Đó chính là lợi tức do bao bì thủy tinh đem lại.

II.2 Nhược điểm:
Dẫn nhiệt rất kém: Do đó không thích hợp với những sản phẩm cần thanh trùng hay tiệt
trùng trong bao bì.
Giòn, dễ vỡ: Có thể bò vỡ do va chạm cơ học.
Nặng: Tỷ trọng 2.2 – 2.6. khối lượng bao bì có thể lớn hơn sản phẩm được chứa đựng bên
trong.
Ghi nhãn: Khơng thể in, ghi nhãn theo quy định của nhà nước mà chỉ có thể vẽ, sơn logo,
hoặc khi sản xuất chai có thể được tạo dấu hiệu nổi trên thành chai và nếu cần thì phải dán
giấy nhãn lên chai ( rượu , bia, nước ngọt)
II.3 Phân loại:
Nắp, nút được xem là thành phần quan trọng của bao bì thủy tinh. Nắp (đậy che phủ miệng
chai); nút( nằm lọt vào bên trong miệng chai)và các thành phần phụ của chúng như đểm, nhơm lá
để bọc… góp phần đảm bảo độ kín của chai lọ.
Tùy theo dạng chai lọ chứa đựng thực phẩm, tính chất và giá trị thương phẩm của thực phẩm
chứa bên trong mà sử dụng loại nắp thích hợp, cùng với thiết kế kiểu miệng ren, miệng chai
tương ứng.
Trang 7



BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tôn Nữ Minh Nguyệt

Có 3 loại nắp (nút) chai cơ bản:

 Loại A:
Miệng chai có ren vặn để đóng nắp vào, nắp cũng có cấu tạo ren tương ứng.
Loại nắp đậy cho miệng loại A làm bằng nhôm có phủ lớp sơn bên ngoài , mặt trong được
phủ vecni có đệm plastic để đảm bảo độ kín cho chai.
Không cần đậy nút đệm, phương pháp đậy nút đệm khó đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
do đóng nắp thủ công hoặc đóng nắp với năng suất thấp, không thuận tiện cho tái đóng, tái mở .
Sau khi đậy nút đệm, vặn nắp nhôm vào theo đường ren.

 Loại B:
Cấu tạo thành miệng chai dày.
Chai được đậy kín bằng nút bấc, nút có cấu tạo trụ tròn hoặc hình trụ tròn có mũ nấm, than trụ
dài khoảng 4cm.
Nút bằng gỗ bấc có tính đàn hồi cao, đậy chặt khít miệng chai, nhô lên khỏi miệng chai
khoảng 1.5 cm, và dây thép được buộc bên ngoài miệng chai giúp nút bần chịu được áp lực nén
cao của CO2 trong chai.
Kế đến là lớp giấy nhôm áp sát vào miệng chai, mép giấy che phủ dây thép bên trong.
 Một số chai rượu vang có cấu tạo nắp chai thay đỏi về vật liệu nhưng vẫn theo các nguyên
tắc:
+ Nút bằng gỗ bấc được chế tạo bằng cao su có độ đàn hồi không cao như gỗ bấc
+ Dây thép được thay bằng nắp ren tương ứng với chai miệng ren.
+ Nút cao su được đóng kín vào miệng chai không có phần nhô lên khoảng 1/3 – ¼ chiều cao
của nút, đóng vào hẳn trong miệng chai.
+ Giấy nhôm bọc được thay thế bằng màng co plastic có in thương hiệu.


 Loại C:
Chai miệng mũ có cấu tạo thành miệng dày và có gờ, được đậy bằng nắp mũ, nắp bằng thiếc
có lót lớp đệm bằng gỗ bấc hoặc bằng cao su để có thể áp chặt khít vào miệng chai,tạo sự kín
hoàn toàn.

III. ỨNG DỤNG:
Bao bì thủy tinh phù hợp để chứa đựng những thực phẩm từ rau quả:
-

Thức uống không cồn: nước ép trái cây, nước rau quả
Trang 8


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM RAU QUẢ

-

GVHD: Th.S Tôn Nữ Minh Nguyệt

Thức uống có cồn
+ Lên men không chưng cất (có hoặc không bão hòa CO2): Vang
+ Lên men – Chưng cất – Tàng trữ: Wishky, Cognac, Rhum
+ Không lên men: rượu mùi

-

Các loại mứt

-


Nectar

-

Thực phẩm khô: bột trái cây, …

-

Các sản phẩm ngâm tẩm: cà pháo, kim chi,…

Các loại mứt

Trang 9


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tôn Nữ Minh Nguyệt

Rượu mùi

Rượu cao độ

Trang 10


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tôn Nữ Minh Nguyệt


Nước ép rau quả

Nectar

Trang 11


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐĨNG GĨI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tơn Nữ Minh Nguyệt

Bột rau quả

IV. THIẾT BỊ CHIẾT RĨT:
IV.1 Mục đích:
Hoàn thiện: rót dung dòch sản phẩm vào chai, lọ với những lượng nhất đònh .

IV.2 Phương pháp thực hiện:
- Thực phẩm được rót đònh lượng ngay vào bao bì. Trước lúc rót bao bì cần được rửa sạch,
vô trùng bằng hơi nước và rót sản phẩm ngay để tránh nhiễm bẩn.
- Thiết bò: sử dụng máy rót liên tục theo thể tích. Các thiết bò chiết rót ngày nay đã được
tự động hóa và tích hợp công nghệ chung với bao bì.
Tùy đặc tính từng loại sản phẩm mà ta có thiết bị chiết rót, đóng nắp khác nhau

IV.3 Một số thiết bị chiết rót:
IV.3.1 Các loại nước rau quả:
Đối với sản phẩm nước quả nói chung, các q trình xử lý nhiệt đều có tác động khơng tốt
đến chất lượng của sản phẩm (làm biến đổi màu sắc sản phẩm, mất vitamin, gây ra mùi nấu,…).
Do đó để giảm thiểu các ảnh hưởng khơng tốt của q trình sử lý nhiệt lên sản phẩm, thay vì
dùng q trình thanh trùng, ta sử dụng q trình rót nóng

Nước quả có độ acid cao  nấm men, nấm mốc phát triển nhưng kém chịu nhiệt  có thể
được bảo quản nước quả.
Trang 12


BAO Bè THIT B ểNG GểI SN PHM RAU QU

GVHD: Th.S Tụn N Minh Nguyt

un núng dch lng lờn nhit 70-750C trong 30-40s rút núng.vo chai thy tinh, sau ủoự
tieỏn haứnh ủoựng kớn naộp.

Mỏy rút núng cỏc loi nc hoa qu ca RCGF 60-60-15
- Nng sut: 25000-30000 chai/ gi (chai 500ml)
IV.3.2 Sn phm cú bóo hũa CO2:
Rút trong iu kin ng ỏp. Tt c cỏc quỏ trỡnh u uc t ng hoỏ. Mỏy cú th chit
uc c nuc núng nu cú trang b thit b iu khin nhit . Mỏy s dng chung trỡnh iu
Trang 13


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tôn Nữ Minh Nguyệt

khiển tiên tiến PLC của OMRON để điều khiển máy chạy tự động trong khi sự vận hành của các
băng chuyền đưa chai vào máy với tốc độ điều chỉnh đuợc và khoảng cách các chai đều nhau với
việc vận hành của máy chủ.

Thông số kỹ thuật:
- Số đầu rửa: 18

- Số đầu chiết:18
- Số đầu đóng nắp:8
- Khả năng sản xuất: 5000 chai/ h ( chai 500 ml)
- Công suất: 4 Kw
IV.3.3 Rượu mùi:
Rót vào những chai màu,khoảng chống trong chai khoảng 5cm, đóng nắp thật kĩ

Trang 14


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tôn Nữ Minh Nguyệt

PHẦN III: BAO BÌ KIM LOẠI

I. ĐẶC TÍNH CHUNG:
Nhẹ, thuận tiện cho vận chuyển
Đảm bảo độ kín vì thân nắp đáy đều có thể làm cùng một loại vật liệu nên bao bì không bị lão
hóa nhanh theo thời gian
Chống ánh sáng thường cũng như tia cực tím tác động vào sản phẩm
Có tính chịu nhiệt độ cao và khả năng truyền nhiệt cao ,do đó thực phẩm có thể được đóng
hộp, thanh trùng hoặc tiệt trùng với chế độ thích hợp
Quy trình sản xuất hộp và đóng hộp thực phẩm được tự động hóa hoàn toàn
An toàn môi trường

II. PHÂN LOẠI:
II.1 Phân loại theo vật liệu bao bì:
II.1.1 Bao bì kim loại thép tráng thiếc:
Thành phần chính là sắt và các phi kim ,lim loại khác như carbon hàm lượng  2.14%, Mn

 0.8%, Si  0.4%, P  0.05%, S  0.05%

Thép có màu xám đen không có độ bóng bề mặt, có thể bị ăn mòn trong môi trường axit,
kiềm. Khi được tráng thiếc thì thép có bề mặt sáng bóng. Tuy nhiên thiếc là một kim loại lưỡng
tính nên dễ tác dụng với axit, kiềm, do đó ta cần tráng lớp vec-ni có tính trơ trong môi trường axit
và kiềm
Trang 15


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tôn Nữ Minh Nguyệt

Quy định tráng thiếc: Tùy theo yêu cầu sử dụng mà thép được tráng thiếc, với lượng thiếc
khác nhau. Thép được tráng thiếc theo phương pháp mạ điện hoặc phương pháp nhúng thép tấm
vào thiếc nóng chảy. Hiện nay chỉ tráng thiếc theo phương pháp mạ điện
II.1.2 Bao bì kim loại thép mạ crom:
Bề mặt thép mạ crom mỏng, cứng và nhạy cảm với trầy xước. Vì vậy nó được tráng vecni lên
bề mặt khi sử dụng. Lớp vecni tráng lên bề mặt thép mạ crom tốt bền hơn thép tráng thiếc. Mặt
khác, thép mạ crom có khả năng chống lại sự ăn mòn của hợp chất sulfua. Tuy nhiên trong
trường hợp sản phẩm có tính axit thì lon thép tráng crom có khả năng chống ăn mòn thấp
II.1.3 Bao bì kim loại nhôm(Al):
Al làm bao bì có độ tinh khiết đến 99%, và những thành phần kim loại khác như Si, Fe, Cu,
Mn, Mg, Zn, Ti
Bao bì lon nhôm được đặc biệt sử dụng để chứa đựng nước giải khát có gas, bia, là những loại
dung dịch lỏng có tạo áp lực bên trong bao bì
Bao bì nhôm nhẹ hơn rất nhiều so với các loại bao bì bằng các loại vật liệu khác, rất thuận
tiện trong vận chuyển phân phối sản phẩm thực phẩm
II.2 Phân loại theo công nghệ chế tạo lon:
II.2.1 Lon hai mảnh:

Lon hai mảnh gồm thân dính liền với đáy, nắp rời được ghép mí với thân. Lon hai mảnh chỉ
có một đường ghép mí giữa thân và nắp, vật liệu chế tạo lon hai mảnh phải mềm dẻo, có thể là Al
hoặc thép có độ mềm dẻo cao. Lon hai mảnh được chế tạo theo công nghệ kéo vuốt tạo nên thân
khá mảnh so với bề dày đáy, nên có thể dễ bị đâm thủng hoặc dễ bị biến dạng do va chạm. lon hai
mảnh thích hợp chứa các loại thực phẩm có tạo áp suất dư bên trong như là sản phẩm nước giải
khát có gas
II.2.2 Lon ba mảnh:
Công nghệ chế tạo lon ba mảnh được áp dụng cho nguyên liệu thép. Lon ba mảnh gồm thân,
đáy và nắp. Thân hộp được chế tạo từ một miếng thép chữ nhật, cuộn lại thành hình trụ và được
hàn mí thân, nắp và đáy đươc chế tạo riêng và, được ghép mí với thân
Trang 16


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tôn Nữ Minh Nguyệt

Các loại hộp lon thành phẩm:
Bảng: Các cỡ lon thép tráng thiếc ba mảnh thường được sử dụng hiện nay
Đường kính Φ và chiều cao

Phạm vi sử dụng

Φ153 x H 178

Rau quả, thịt cá

Φ153 x H 114




Φ99 x H 119

Thực phẩm khô: sữa bột, cà phê bột, rau quả

Φ83 x H 113

Rau quả, thực phẩm dạng hạt khô

Φ74 x H 113

Rau quả, thịt cá

Φ50/52/50 x H 132

Nước quả, nước uống các loại

Φ57/65/62 x H 91

Nước quả, nước uống các loại

Φ52 x H 89

Cá, hạt giống

H

III. ỨNG DỤNG
Bao bì kim loại chứa đựng bảo quản thực phẩm trong khoảng thời gian rất dài, thuận tiện cho
việc chuyên chở xa vì bao bì nhẹ và cứng vững. Bao bì kim loại thích hợp cho các loại thực phẩm

sau:
Sản phẩm nước trái cây trong, nectar, puree…
Thực phẩm khô: bột trái cây, rau quả sấy khô…
Trái cây ngâm đường: vải, chôm chôm…

Nước trái cây

Trang 17


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tôn Nữ Minh Nguyệt

Trái cây ngâm tẩm

IV. THIẾT BỊ:
Máy rót lon có cơ cấu ngăn cho chất lỏng không tràn ra. Thiết bị bao gồm những đầu rót được
lắp vào một mặt xoay hình tròn, và mỗi đầu rót có một vỏ bọc hình ống bên ngoài có một đầu hở
cao hơn để nối với thùng chứa chất lỏng. Các lon trống được đưa vào hệ thống quay rồi đi vào
buồng rót . Sau khi rót, các lon được đưa đến máy ghép mí nắp
Các thông số kỹ thuật của máy rót lon:
Hãng sản xuất : AIRTAC - Korea
Kích thước: 3353*1100*2646mm
Số đầu rót: 36
Năng suất: 300 lon/phút cho lon 355 ml
Áp lực rót:  0,035 MPa
Nhiệt độ rót : 4oC

Trang 18



BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tôn Nữ Minh Nguyệt

PHẦN IV: BAO BÌ PLASTIC
I.GIỚI THIỆU CHUNG:
Nguyên liệu sản xuất plastic là nguồn hydrocacbon từ dầu hỏa, được tách trong quá trình lọc
dầu. Với trữ lượng dầu hỏa lớn nên công nghệ chế tạo vật liệu plastic cùng với công nghệ bao bì
plastic đã phát triển nhanh, đa dạng phong phú về chủng lọai; bao bì đạt tính năng cao trong chứa
đựng, bảo quản các lọai thực phẩm.
Bao bì plastic thường không mùi, không vị, có loại có thể đạt độ mềm dẻo, áp sát bề mặt thực
phẩm khi bao gói, tạo nên độ chân không cao trong trường hợp sản phẩm cần bảo quản trong
chân không; cũng có loại bao bì đạt độ cứng vững cao, chống va chạm cơ học hiệu quả, chống
thấm khí hơi do đó bảo đảm được áp lực cao bên trong môi trường chứa thực phẩm; bên cạnh đó
cũng có loại chịu đựng được nhiệt độ thanh trùng hoặc nhiệt độ lạnh đông thâm độ.
Bao bì plastic có thể trong suốt nhìn thấy rõ sản phẩm bên trong, hoặc có thể mờ đục, che
khuất hoàn toàn ánh sáng để bảo vệ thực phẩm

Bao bì plastic trong suốt (PET) và không trong suốt (PP)
Các lọai bao bì plastic được in nhãn hiệu dễ dàng, đạt được mức độ mỹ quan yêu cầu. Bao bì
plastic nhẹ, rất thuận tiện trong việc phân phối chuyên chở.
Hiện nay bao bì plastic chứa đựng thực phẩm thường là bao bì một lớp nhưng cấu tạo bởi sự
ghép hai hay ba vật liệu plastic lại với nhau để bổ sung tính năng tạo nên bao bì hoàn thiện, đáp
ứng yêu cầu của loại thực phẩm chứa đựng. Bao bì plastic không tái sử dụng trong sản xuất thực
phẩm.

Trang 19



BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tôn Nữ Minh Nguyệt

Bao bì nhiều lớp
Công nghệ chế tạo bao bì plastic đã và đang phát triển mạnh, nhưng đồng thời cũng làm gia
tăng ô nhiễm môi trường. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải tái sinh plastic, tuy nhiên chi phí
thường cao và cũng có một số loại sản phẩm plastic tái sinh khó đạt được những đặc tính giống
như sản phẩm đi từ vật liệu tinh khiết.
Những vật liệu plastic có nguồn gốc từ phản ứng trùng hợp thì có thể tái sinh dễ dàng hơn từ
những lọai có nguồn gốc từ phản ứng trùng ngưng.
Plastic dùng làm bao bì thực phẩm thuộc lọai nhựa nhiệt dẻo, có tính chảy dẻo thuận nghịch ở
nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ phá hủy, khi nhiệt độ càng cao thì càng trở nên mềm dẻo, khi nhiệt độ
hạ xuống thì vẫn giữ được đặc tính ban đầu.

Trang 20


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐĨNG GĨI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tơn Nữ Minh Nguyệt

Plastic được sản xuất ở dạng màng có độ dày ≤0.025mm hoặc dạng

tấm có độ dày

>0.025mm.

II. MỘT SỐ LOẠI PLASTIC DÙNG LÀM BAO BÌ TRONG THỰC PHẨM:

II.1 POLYETHYLENE:
Polyethylene và các hợp chất đồng trùng hợp của ethylene là loại plastic được sử dụng
làm bao bì phổ biến nhất hiện nay. Nhóm các chất này được chia làm 4 loại:
 Low Density Polyethylene (LDPE).
 Ethylene Copolymer.
 High Density Polyethylene (HDPE).
 Linear Low Density Polyethylene (LLDPE).
II.1.1 Low Density Polyethylene:
LDPE là loại plastic đầu tiên trong nhóm Polyethylene được ứng dụng làm bao bì và nó
bắt đầu được bán ra thò trường sau thế chiến thứ 2.
LDPE có cấu trúc đơn giản nhất trong các loại polymer, chỉ là một chuỗi dài phân nhánh
bao gồm các đơn vò ethylene.

Trang 21


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐĨNG GĨI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tơn Nữ Minh Nguyệt

LDPE được tạo ra từ phản ứng trùng hợp ethylene dưới điều kiện nhiệt độ cao (100350oC) và áp suất cao (1000-3000atm). Nếu nhiệt độ cao hơn sẽ xảy ra sự thoái hóa cấu trúc
của polyethylene. Ở điều kiện đó, khả năng kết tinh của LDPE chỉ có 60-70%.

Tính chất của LDPE:
 LDPE dai, dễ bò kéo giãn, bền nén và vẫn giữ được tính chất đó ở nhiệt độ -50oC.
 Khối lượng riêng: 915 – 939Kg/m3.
 Lớp film mỏng LDPE có màu trắng và trong suốt.
 Tính chòu nhiệt:
- Tmax: 82 – 93oC.
- Tmin: -57oC.

- Thàn: 100-110oC.
 Khả năng chống lại các tác nhân:
- Chống thấm nước tốt.
- Chống thấm các khí O2, CO2, N2 kém.
- Chống thấm dầu mỡ kém.
- Bền đối với acid, kiềm, muối vô cơ.
- Dễ bò hư hỏng trong các dung môi hữu cơ.
 Khả năng in ấn trên bao bì LDPE kém.
 Khi bò chiếu xạ thì LDPE trở nên vàng, trong suốt, cứng giòn hơn.
ng dụng
 Bao bì ghép nhiều lớp cùng với các loại plastic khác.Thường dùng làm lớp trong
cùng của bao bì nhiều lớp để dễ dàng hàn dán nhiệt.
 Được dùng làm các túi xách đựng thực phẩm.
Trang 22


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐĨNG GĨI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tơn Nữ Minh Nguyệt

II.1.2 High Density Polyethylene:
Cấu tạo của HDPE:

Tính chất của HDPE:
 HDPE có cấu trúc mạch thẳng nhiều hơn LDPE và 90% cấu trúc HDPE tồn tại ở
dạng tinh thể.
 Khối lượng riêng: 941 – 965 Kg/m3.
 Có tính chất cơ lý cao nhất so với LDPE và LLDPE.
 Tính chòu nhiệt:
- Tmax: 121oC.

- Tmin: -46oC.
- Thàn: 140-180oC.
 Khả năng chống lại các tác nhân:
- Chống thấm nước.
- Khả năng chống thấm khí và hơi nước cao hơn hẳn LDPE và LLDPE.
- Khả năng chống dầu mỡ được cải thiện nhiều so với LDPE và LLDPE.
- Bền với acid, kiềm, muối vô cơ.
- Dễ bò hư hỏng trong dung môi hữu cơ.
 Khả năng in ấn trên HDPE tốt hơn trên LDPE.
Trang 23


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐĨNG GĨI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tơn Nữ Minh Nguyệt

Ứng dụng:
 Tạo hình dạng dùng làm các khay, hộp.
 Làm lớp ngoài của bao bì dạng túi ghép nhiều loại vật liệu.
 Làm chai lọ chống oxi hóa cho nước ép trái cây, rượu mùi…
II.1.3 Linear Low Density Polyethylene:
 Nếu các hợp chất đồng đẳng của ethylene như butane, hexene hoặc octane được cho
vào cùng với ethylene trong quá trình tạo ra HDPE với cùng điều kiện áp suất nhưng thay đổi
điều kiện nhiệt độ và xúc tác thì dạng thứ 3 của polyethylene được hình thành. Tỉ trọng của
chất này xấp xỉ LDPE nhưng mức độ phân nhánh của mạch polymer rất thấp. Kết quả là loại
polymer này có cả tính chất của LDPE lẫn HDPE. Việc sản xuất linear LDPE (LLDPE) được
bắt đầu từ những năm 1960.
Tính chất của LLDPE:
 Ít bò giãn, khó đứt.
 Tính chòu nhiệt:

- Tmax: 95 – 180oC.
- Tmin: -57oC.
- Thàn: 120-200oC.
 Khả năng chống lại các tác nhân:
- Chống thấm nước.
- Khả năng chống thấm khí và hơi nước cao hơn hẳn LDPE.
- Khả năng chống dầu mỡ được cải thiện nhiều so với LDPE.
- Bền với acid, kiềm, muối vô cơ.
- Dễ bò hư hỏng trong dung môi hữu cơ.
 Khả năng in ấn trên bao bì LLDPE cao hơn LDPE.

Trang 24


BAO BÌ – THIẾT BỊ ĐĨNG GĨI SẢN PHẨM RAU QUẢ

GVHD: Th.S Tơn Nữ Minh Nguyệt

Ứng dụng:
 Làm lớp ngoài cùng cho lớp bao bì giấy để chống thấm nước.
 Cùng với một số polymer khác tạo thành multi-layer film, thường là lớp trong cùng
của bao bì
 Dùng để bao gói rau quả tươi bảo quản theo phương pháp ức chế hơ hấp rất hiệu quả
và kinh tế.
.
II.2 POLYETHYLENE TEREPHTHALATE (PET)
Cấu tạo.
Polyester quan trọng nhất được sử dụng trong thực phẩm là polyethylen terephthalate
(PET). PET được tạo thành do phản ứng trùng ngưng ở áp suất thấp giữa giữa ethylen glycol
và hoặc là dimethyl terephthalate (DMT) hoặc acid terephthalic (TPA).


Các phản ứng trùng ngưng:

Trang 25


×