Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Dạy bé cách tiết kiệm điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.83 KB, 4 trang )

BÉ ƠI HÃY TIẾT KIỆM ĐIỆN.
I MỤC TIÊU:
- Trẻ biết lợi ích việc tiết kiệm điện là cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày. (CS57)
- Biết các hành vi đúng - sai khi sử dụng điện . (CS56)
- Tập trẻ biết tuyên truyền hành vi tiết kiệm điện đến mọi người.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Hoạt động học:
- Đoạn phim về một số kỹ năng tiết kiệm điện khi sử dụng các thiết bị điện.
*Chuẩn bị:
- Hình ảnh (đúng, sai) về tiết kiệm điện.
- Giấy, bút.
• Hoạt động 1: Xem phim “Kỹ năng tiết kiệm điện khi sử dụng các thiết bị điện.”
- Hát bài: “Điện có từ đâu?”
- Cô giới thiệu đoạn phim và tổ chức cho trẻ xem.
- Trò chuyện với trẻ về nội dung đọan phim:
. Đoạn phim nói về điều gì?....
. Sử dụng điện như thế nào là tiết kiệm điện?
. Theo con nếu không tiết kiệm điện thì chuyện gì sẽ xảy ra?...
• Hoạt động 2: Chọn hành vi đúng về tiết kiệm điện.
- Trẻ kết nhóm-chọn 1 tranh có những hình ảnh tiết kiệm điện và không tiết kiệm.
- Thảo luận trong nhóm và chọn những hình ảnh tiết kiệm điện. (Khoanh tròn hành vi đúnggạch chéo hành vi sai)
• Hoạt động 3: Bé tập làm thông điệp “ Tiết kiệm điện”
- Cô gợi ý: Các con nghĩ xem mình sẽ làm gì để nhắc nhở mọi người cùng tiết kiệm điện?
- Cô đặt thử 1 câu thông điệp cho trẻ nghe (Nếu trẻ không biết)
- Từng nhóm trẻ làm, cô viết lại.
- Cô viết câu thông điệp của trẻ vừa đặt lên cho các nhóm cùng xem.
điện theo các dấu hiệu

HÁT VỀ CHÚ THỢ ĐIỆN
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:


- Trẻ thuộc và hát diễn cảm bài hát “Chú thợ điện vui tính ”. (CS100)
- Trẻ hiểu nội dung bài hát “Chú thợ điện vui tính” biết công việc của chú thợ điện là sữa chữa
điện cho mọi nhà.

HÁT VỀ CHÚ THỢ ĐIỆN
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ thuộc và hát diễn cảm bài hát “Chú thợ điện vui tính ”. (CS100)
- Trẻ hiểu nội dung bài hát “Chú thợ điện vui tính” biết công việc của chú thợ điện là sữa chữa
điện cho mọi nhà.


II/ CÁC HỌAT ĐỘNG:
1) Hoạt động học :
+ Chuẩn bị:
- Dụng cụ âm nhạc
- Đàn organ bài hát “Chú thợ điện vui tính”
• Hoạt động 1 : Rèn kỹ năng ca hát bài “Chú thợ điện vui tính ”
- Cô đàn 2 câu đầu cho trẻ đoán tên bài hát.
- Giới thiệu bài hát: Chú thợ điện vui tính
- Trẻ hát theo đàn 2-3 lần.
- Cho trẻ kết nhóm,thi đua hát diễn cảm.
- Cho trẻ thi đua hát nối tiếp
- Cả lớp cùng hát và VĐ sáng tạo bài hát “Chú thợ điện vui tính”.
• Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc “Cùng xướng âm theo nhạc”
- Cô giải thích luật chơi, cách chơi: Nghe cô đàn trẻ cùng xướng âm theo đàn.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.

AI TIẾT KIỆM ĐIỆN HƠN?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ kể được tiết kiệm điện là như thế nào? (CS70)

- Lập bảng mối quan hệ giữa cách sử dụng điện-chi phí sử dụng điện.( CS114)
- Hình thành cho trẻ một số hành vi đúng trong việc tiết kiệm điện từ đó gíao dục trẻ có ý thức tiết
kiệm điện. (CS 56)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
1/ Hoạt động học :
*Chuẩn bị:
- Đọan phim về tiết kiệm điện.
- Hóa đơn tiền điện-giá tiền cho mỗi trẻ.
- Bảng thanh tóan tiền điện trên MTHĐ.
• Hoạt động 1: Trò chuyện về tiết kiệm điện
- Cho trẻ xem một đọan phim về tiết kiệm điện trên màn hình vi tính
- Trò chuyện cùng trẻ :
+ Đọan phim con vừa xem nhắc chúng ta điều gì ?
+ Tại sao khi ra khỏi phòng đọan phim lại nhắc ta phải tắt đèn , tắt quạt ?
+ Để tiết kiệm điện ngòai việc tắt đèn , tắt quạt khi ra khỏi phòng thì mình còn làm gì nữa?
+Vì sao chúng ta phải tiết kiệm điện?
• Hoạt động 2: Lập bảng tương ứng điện-chi phí điện.
-Trẻ kết nhóm-mỗi nhóm có 1 bảng ghi chỉ số điện,nhóm sẽ thỏa thuận số tiền để đóng tiền
điện bằng cách ghi số tiền điện vào bảng.
VD: Nhóm có bảng có chỉ số điện là 1kw -> trẻ gắn số tiền là 10 đồng


• Hoạt động 3: Trò chơi” Bác thợ điện vui tính”.
- Giới thiệu tên trò chơi.
- Giải thích cách chơi : cô mở nhạc bài hát ” Bác thợ điện vui tính”các con sẽ hát , cô là bác
thợ điện sẽ đưa hóa đơn tiền điện cho các con , dứt bài hát mỗi bạn sẽ nhận một hóa đơn và về
vòng tròn .
- Cô gợi hỏi số tiền trên hóa đơn của từng bé ( ứng với số tiền trẻ nhận được ) Sau đó cho trẻ
so sánh giữa hóa đơn của bạn này với bạn khác.
- Giáo dục trẻ tiết kiệm điện.


BẠN ƠI CÙNG PHÂN LOẠI.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết phân lọai các thiết bị điện, đồ dùng bằng điện theo 2-3 dấu hiệu
- Giáo dục trẻ biết tránh những nơi nguy hiểm có điện. (CS23)
II. CHUẨN BỊ :
- Giấy , bút ,các lọai NVL mở đa dạng .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
1). Hoạt động học:
*Chuẩn bị:
- Giấy , bút ,các lọai NVL mở đa dạng .
• Hoạt động 1: Đọc thơ: Dòng điện yêu thương
- Cho trẻ đọc thơ :Dòng điện yêu thương 2-3 lần
- Hỏi trẻ về nội dung bài thơ :
- Bài thơ nói về gì?
- Theo con thì điện có từ đâu ?
- Theo con chúng ta phải sử dụng điện thế nào ? Vì sao?
- Gíao dục trẻ tránh những nơi nguy hiểm có điện.
• Hoạt động 2: Vẽ các đồ dùng thiết bị điện – đồ dùng
- Trẻ về nhóm chọn NVL mở cùng bạn trong nhóm vẽ những đồ dùng - thiết bị điện theo ý
trẻ( Cô gợi ý trẻ sáng tạo khi tham gia )
• Hoạt động 3: Phân lọai các thiết bị điện – đồ dùng
- Trẻ chọn các thiết bị điện-đồ dùng bằng điện theo ý thích của trẻ.
- Kết nhóm 2-3 dấu hiệu, thảo luận trong nhóm về cách sử dụng 1 số thiết bị điện –đồ dùng
bằng điện trong nhóm .
- Phân lọai các thiết bị điện-đồ dùng bằng điện theo các dấu hiệu

GIÁO ÁN
Đề tài : PHÒNG NGỪA CHÁY NỔ ĐIỆN
I.Mục tiêu:

-Day trẻ một số thiết bị không an toàn khi xử dụng điện
- Dạy trẻ không được chơi gần nguồn điện.
- Trẻ tham gia tích cực


II. Chuẩn bị:
- Phim cảnh báo khi xử dụng điện, 1số đồ dùng bằn điện
III- Tiến hành :
Hoạt động 1:Ổn định giới thiệu
- Cho trẻ xem phim
- Cho trẻ nhận xét
- Trò chuyện cùng trẻ hành động đúng sai khi xử dụng điện
Hoạt động 2 :Luyện tập
- Cô cho phân loại đồ dùng an toàn – không an tòan khi xử dụng ( bàn ủi bị hở dây điện
không dùng được )
- Cho trẻ nhận xét
Hoạt động 3:Củng cố
Cho trẻ vẽ ký hiệu nơi an toàn và không an tòan



×