Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

Quản lý tồn trữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.22 KB, 15 trang )

LOGO

Quản lý tồn trữ
DS. Nguyễn Thùy Trang


Mục tiêu học tập
1. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của kho dược
2. Trình bày được các cách phân loại nột kho dược.
3. Trình bày được các đặc điểm và cách thiết kế một
kho dược.
4. Hiểu được cách bố trí hàng hóa trong kho dược.


I. Chức năng và nhiệm vụ của kho dược
1. Chức năng:
-.Kho dược có chức năng bảo quản: là chức năng chính.
-.Kho dược dự trữ những nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, bao
bì cần thiết.
-.Góp phần vào công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm
nghiệm thuốc.
-.Góp phần điều hòa vật tư – hàng hóa.


I. Chức năng và nhiệm vụ của kho dược
2. Nhiệm vụ một kho dược:


Kho dược có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc dự trữ, bảo
quản và bảo vệ tốt vật tư - hàng hóa.




Kho dược có nhiệm vụ xuất, nhập hàng hóa chính xác, kịp
thời, quản lý tốt số lượng hàng hóa luân chuyển trong kho.

• Kho dược có nhiệm vụ phát triển các hoạt động dịch vụ văn
minh phục vụ khách hàng.
• Tiết kiệm chi phí kho, góp phần hạ chi phí lưu thông và chi
phí kinh doanh của đơn vị mà kho phụ thuộc.


II. Phân loại kho dược
Có nhiều cách phân loại kho.
1. Phân loại theo nhiệm vụ chính của kho:
•. Kho thu mua, kho tiếp nhận: Loại kho này thường đặt tại nơi
sản xuất, khai thác… để thu mua và tiếp nhận hàng hóa. Nhiệm
vụ của kho là gom hàng trong một thời gian dài rồi chuyển đến
nơi tiêu thụ hoặc các kho phân phối khác.
•. Kho tiêu thụ: chứa thành phẩm của các xí nghiệp sản xuất ra.
Nhiệm vụ chính của kho là kiểm tra, kiểm soát, kiểm nghiệm lại
phẩm chất của thuốc vừa được sản xuất, sau đó săp xếp,
phân loại, đóng gói theo đơn đặt hàng.


II. Phân loại kho dược
• Kho trung chuyển (lưu chuyển): là kho đặt trên chu đường
vận chuyển của hàng hóa: nhà ga, bến cảng… Đây là nơi
chứa hàng hóa tạm thời, hàng hóa được vận chuyển từ
phương tiện vận chuyển này sang phương tiện vận chuyển
khác. Hàng hóa không bị chia nhỏ mà vẫn giữ nguyên đai

kiện.
• Kho dự trữ: dùng để dự trữ hàng hóa trong thời gian dài và
chỉ dùng khi có lệnh của cấp quản lý trực tiếp (lũ lụt, dịch
bệnh)
• Kho cấp phát, cung ứng: là loại kho đặt gần đơn vị tiêu dùng,
tại đây hàng hóa được ra lẻ, chuẩn bị phân phối cho các đơn
vị nhỏ lẻ khác.


II. Phân loại kho dược
2. Phân loại theo mặt hàng chứa trong kho:
• Kho dược liệu.
• Kho hóa chất, hóa dược.
• Kho bán thành phẩm
• Kho thành phẩm


II. Phân loại kho dược
3. Phân loại theo loại hình xây dựng (kết cấu xây dựng):
• Kho kín: phần lớn kho dược sử dụng kho kín (có trần, tường,
mái và nền).
• Kho nửa kín: có tường lửng bao quanh và nền và mái che.
• Kho lộ thiên: chỉ có tường bao quanh, nền được rải bê tông
(sân, bãi)


III. Thiết kế kho dược
1. Địa điểm thiết kế kho dược:
•. Căn cứ theo nhiệm vụ của kho để chọn địa điểm xây dựng
kho cho phù hợp. Ví dụ kho phân phối phải gần các trung

tâm tiêu thụ hàng hóa.
•. Kho phải có diện tích đủ rộng để có thể phân chia thành các
phòng, khu vực riêng biệt. Vì diện tích kho không chỉ là nơi
để hàng hóa, chất xếp, bảo quản hàng hóa mà còn cần các
khu vực khác: phòng hội họp, khu vực làm đường đi lối lại,
khu vực xuất nhập, kiểm tra hàng hóa…


III. Thiết kế kho dược
• Lựa chọn địa điểm xây dựng kho phải xem xét quy hoạch
tổng thể của cả vùng hoặc địa phương nơi đặt kho. Ví dụ:
xem địa điểm nơi đặt kho có nằm trong vùng làm đường,
vùng có dự án xây dựng của nhà nước trong tương lai hay
không… Có như vậy cơ sở kinh doanh mới có thể phát triển
ổn định lâu dài.
• Địa điểm xây dựng kho phải đảm bảo chi phí xây dựng và
vận hành kho một cách hợp lý. Nơi xây dựng kho phải có địa
chất công trình tốt, chịu được trọng tải lớn, không bị sụt lún…
để giảm các khoản chi phí…
• Tránh xa các nguồn ô nhiễm như chợ búa, bệnh viện lớn,
khu công nghiệp… Khu hóa chất độc phải tránh xa nguồn
dân cư.


III. Thiết kế kho dược
2. Thiết kế của kho dược:
a. Những yếu tố quyết định việc lựa chọn thiết kế kho:
•. Số lượng và cấu thành hàng hóa lưu chuyển trong kho. Ví
dụ: kho của các công ty phân phối dược phẩm phải có quy
mô lớn hơn kho của của cơ sở bán buôn.

•. Loại hàng hóa bảo quản trong kho cũng là yếu tố quyết định
tới việc tới việc thiết kế. Ví dụ kho dược liệu phải thiết kế
rộng thoáng, kho bảo quản vaccin phải kín để bảo quản ở
nhiệt lạnh.


III. Thiết kế kho dược


Quy trình nghiệp vụ kho: quy trình nghiệp vụ kho là trình tự
các bước công việc từ khi nhập hàng đến khi nhập hàng đến
khi xuất hàng. Các kho có nhiệm vụ khác nhau sẽ có quy trình
nghiệp vụ khác nhau.

• Việc xây dựng kho còn phải căn cứ vào vốn đầu tư xây dựng.
Các cơ sở kinh doanh không phải ngay từ đầu đã đủ vốn đầu
tư để xây dựng kho dược quy mô hiện đại được. Tất cả mọi chi
phí phải được cân nhắc có tính tới khả năng mở rộng quy mô
trong tương lai. Nếu chưa đủ vốn ngay từ đầu phải tính đến
khoản chi phí bổ sung xây dựng sau này.


III. Thiết kế kho dược
b. Những yêu cầu đối với phương án thiết kế kho dược:
• Phải đảm bảo được 5 chống:
-Chống nóng ẩm
-Chống côn trùng, mối mọt, chuột
-Phòng chống cháy nổ
-Chống bão lụt
-Chống mất trộm



III. Thiết kế kho dược


Việc thiết kế kho phải đảm bảo những điều kiện thuận lợi nhất
cho việc hợp lý hóa dây chuyền của quy trình nghiệp vụ kho.



Việc thiết kế kho phải phù hợp với đối tượng bảo quản



Việc thiết kế kho cũng phải tính đến quy mô hoạt động, phát
triển của kho sau này.



Một yêu cầu nữa cũng phải tính đến là hình thức, kiểu nhà , kết
cấu và bố trí trong kho phảo đẹp, khoa học, phù hợp với thẩm
mỹ dân tộc đồng thời phù hợp với đặc điểm khí hậu, thời tiết
của Việt Nam.


LOGO

Chúc các em học tốt!




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×