Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Uống nước đóng chai để trong xe hơi bị ung thư?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.85 KB, 1 trang )

Một số trang mạng đang lan truyền thông tin bác sĩ ở Mỹ đưa ra khuyến cáo: nước lọc đóng chai nhựa để
trong ôtô dễ gây hại cho sức khoẻ do nhiệt độ cao trong xe xúc tác các chất hoá học của nhựa vỏ chai giải
phóng dioxin (C4H4O2), hoà tan trong nước, và đây là nguyên nhân gây ung thư.
Khuyến cáo trên được đưa ra sau khi một bệnh nhân nữ tên Sheryl Crow nói rằng đó là nguyên nhân
khiến cô mắc ung thư vú. Kết quả kiểm tra đã xác định trong mô ung thư vú của cô có mức độ cao của
chất dioxin (C4H4O2). Có hay không nguy cơ này và tính khoa học của khuyến cáo trên nên được tiếp
nhận đến mức độ nào? Để có câu trả lời, chúng tôi đã trao đổi với một số chuyên gia khoa học và cơ quan
quản lý vệ sinh thực phẩm.
Nhiễm dioxin phải có điều kiện
PGS.TS Trần Hồng Côn, giảng viên bộ môn công nghệ hoá học, khoa Hoá học, đại học Khoa học tự
nhiên, đại học quốc gia Hà Nội cho rằng khuyến cáo trên chưa thể khẳng định là đúng, và cả khuyến cáo
không đặt chai nước bằng nhựa trong tủ lạnh vì nước đá lạnh làm dioxin từ nhựa được giải phóng cũng
không chính xác. PGS Côn lý giải: thức ăn để trong hộp nhựa ở nhiệt độ cao thì có khả năng các chất có
hại từ nhựa sẽ thôi ra, nên không sử dụng hộp nhựa đựng thức ăn ở nhiệt độ cao hay sấy, vi sóng... trực
tiếp là đúng, còn ở nhiệt độ càng thấp thì khả năng thôi các chất từ chai nhựa ra càng ít. Trong ôtô, nhiệt
độ chỉ lên tới 60oC là tối đa (để dưới trời nắng) thì chưa đủ điều kiện thôi nhiễm. Mặt khác, “trong thành
phần của nhựa dùng làm đồ đựng gia dụng không có dioxin. Dioxin chỉ được sinh ra từ vật liệu nhựa ở
những điều kiện nhất định như nhiệt độ cao (khi đốt cháy nhựa chẳng hạn). Hiện nay nhựa được cho phép
chế tạo làm đồ gia dụng là các loại nhựa đã được chỉ định an toàn (theo FDA của Mỹ hay EU)”, PGS Côn
cho biết.

Để tránh rủi ro, chỉ nên sử dụng nước đóng của các hãng có uy tín và không nên lạm dụng. Ảnh: Diệu
Hằng
Nếu có, là những rủi ro khác
Đồng quan điểm, TS Lâm Quốc Hùng, trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, cục An toàn thực
phẩm (bộ Y tế) cho rằng, còn phải xét đó là những chai nhựa đã được cấp giấy chứng nhận an toàn hay
loại trôi nổi trên thị trường. Bao bì chứa đựng nước và thực phẩm theo quy định phải được chứng nhận an
toàn cho thực phẩm, đảm bảo các chỉ tiêu về chất thôi nhiễm, phương pháp kiểm nghiệm và giới hạn thôi
nhiễm của các chất.
“Chất thôi nhiễm phụ thuộc vào ba yếu tố chính là môi trường, thời gian sử dụng và nhiệt độ. Hiện nay,
có nhiều loại chất trong một sản phẩm, nhưng chỉ lựa chọn được những chất có nguy cơ cao để kiểm


nghiệm. Tuy nhiên vẫn có nhiều loại chưa được phát hiện. Đối với việc nhiễm dioxin trong nước thì cần
hiểu dioxin vào được trong nước thì nhựa (bình đựng nước) phải nhiễm dioxin. Ngoài ra, nhựa đó phải
được đốt nóng trên 1.300 – 1.500 độ C mới sinh ra dioxin. Rõ ràng người ta không cần xét nghiệm dioxin
cũng thấy nguy cơ nhiễm của dioxin rất hiếm với những cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn. Còn dùng chai trôi
nổi không rõ nguồn gốc mà chai đó được sản xuất từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc, tái chế thì nguy cơ
ô nhiễm chất có hại rất lớn”, TS Hùng khuyến cáo.
TS Trần Hồng Côn cũng cho lời khuyên: chỉ nên sử dụng nước đóng chai của các hãng có uy tín và hoàn
toàn không lạm dụng nước đóng chai vì ngoài các nguy cơ khác, còn có rủi ro lớn là thiếu vi chất và
khoáng chất cần thiết cho cơ thể.



×