Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

8 sự thật "đáng kinh ngạc" về sinh nở mẹ chưa biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.23 KB, 2 trang )

Sinh nở là chuyện hết sức bình thường đối với mỗi người phụ nữ tuy nhiên xung quanh vấn đề này có rất
nhiều điều mà không phải mẹ nào cũng hiểu rõ.
Cùng khám phá những điều đáng kinh ngạc về sinh nở mẹ nên biết:
Khoảnh khắc bắt đầu
Hầu hết các mẹ bầu đều nghĩ rằng khi nước ối vỡ là dấu hiệu báo ca sinh nở bắt đầu tuy nhiên thực tế lại
không hoàn toàn như thế. Ca chuyển dạ bắt đầu được tính từ khi một loại protein được phát hành từ phổi
của em bé. Nghiên cứu của các nhà khoa học được thực hiện năm 2004 trên một bào thai chuột đang phát
triển cho thấy, ca chuyển dạ bắt đầu là do một loại protein nhỏ quyết định chứ không phải dấu hiệu vỡ ối.
Cảm giác cực khoái khi sinh nở là có thật
Các mẹ thường nghĩ rằng sinh nở là đau đớn, là tổn thương nhưng thực sự vẫn tồn tại cảm giác sung
sướng thậm chí niềm vui đạt đến cao trào. Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2013, các chuyên
gia nhận thấy có khoảng 0,3% phụ nữ chia sẻ họ có cảm nhận thực sự “khoái” khi sinh con. Tuy là một tỷ
lệ khá nhỏ nhưng cũng là tin vui, động lực cho các mẹ chuẩn bị bước vào ca sinh.

Có khoảng 0,3% phụ nữ chia sẻ họ có cảm nhận thực sự “khoái” khi sinh con. (ảnh minh họa)
Gây mê có thể kéo dài ca sinh nở
Gây mê, gây tê màng cứng là phương pháp được rất nhiều mẹ bầu hiện đại áp dụng. Phương pháp này có
thể giúp sản phụ bớt đau đớn tuy nhiên kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mặt trái của phương pháp này là
khiến ca sinh nở có thể bị kéo dài hơn.
Nghiên cứu đã thực hiện với 42.000 phụ nữ mang thai và họ nhận ra rằng những người phụ nữ áp dụng
cách gây tê ngoài màng cứng thì ca sinh nở sẽ kéo dài hơn khoảng 2-3 giờ so với những người không áp
dụng phương pháp này.
Phụ nữ ngày nay đau đẻ dài hơn ngày xưa
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2012 của tổ chức Y khoa Hoa Kỳ phát hiện ra rằng phụ nữ ngày này
có thời gian đau đẻ kéo dài hơn phụ nữ ngày xưa (cách đây 50 năm) khoảng 2-3 giờ. Nguyên nhân của
hiện tượng này có thể do phụ nữ ngày nay ít vận động, ngồi văn phóng nhiều và độ tuổi sinh đẻ cũng già
hơn khiến việc sinh nở khó khăn hơn.
Càng sợ sinh con, chuyển dạ càng dài hơn
Một nghiên cứu khác được thực hiện năm 2012 cho thấy, khoảng 5-20% phụ nữ có tâm lý sợ sinh con thì
ca sinh nở sẽ càng kéo dài hơn. Những lo lắng trong khi sinh là không thể tránh khỏi nhưng mẹ nên tạo
tâm lý thoải mái, không nên nghĩ về những điều tiêu cực.


Muốn bớt đau, hãy nạp đủ vitamin D
Sau khi kiểm tra nồng độ vitamin D trong cơ thể của các sản phụ, các bác sĩ thấy rằng những phụ nữ có
hàm lượng vitamin D thấp sẽ cần nhiều thuốc giảm đau và bị đau đớn nhiều hơn trong suốt quá trình sinh
nở. Vì vậy, trong thai kỳ, các mẹ nên bổ sung đầy đủ vitamin D bằng cách tắm nắng và ăn thực phẩm giàu
dinh dưỡng.


Khoảng 5-20% phụ nữ có tâm lý sợ sinh con thì ca sinh nở sẽ càng kéo dài hơn. (ảnh minh họa)
Sinh tại nhà khá an toàn
Sinh con tại nhà là phương pháp khá phổ biến được các mẹ phương Tây lựa chọn. Lý do là họ muốn trải
nghiệm việc sinh nở tại nơi thân thuộc nhất của mình, không bị dụng đến dao kéo và tránh lạm dụng
thuốc. Nhiều người nghĩ rằng sinh tại nhà khi không có bác sĩ bên cạnh sẽ là nguy hiểm, tuy nhiên một
nghiên cứu được thực hiện với 17.000 phụ nữ sinh con tại nhà với nữ hộ sinh bên cạnh cho thấy phương
pháp này là khá an toàn đối với một người có thai kỳ hoàn toàn bình thường.
Không muốn gây tê ngoài màng cứng, hãy sinh con dưới nước!
Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ ở giai đoạn đầu chuyển dạ được ngâm mình trong nước sẽ
giảm nguy cơ phải sử dụng phương pháp gây tê màng cứng. Nước đã được chứng mình giúp sản phụ bớt
đau đớn hơn. Vì vậy nếu mẹ bầu không muốn gây tê màng cứng, hãy thử phương pháp sinh con dưới
nước xem.
Khi chuyển dạ có được ăn, uống gì?
Sản phụ thường mách nhau không nên ăn uống trong quá trình chuyển dạ tuy nhiên việc này đã được
chứng minh không ảnh hưởng gì đến quá trình chuyển dạ và thai nhi. Các chuyên gia còn khuyên sản phụ
vẫn có thể ăn uống bình thường để tránh mất sức trong quá trình chuyển dạ.



×