Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Trong bụng mẹ, thai nhi cũng bận rộn!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.44 KB, 2 trang )

9 tháng mang thai mẹ khá bận rộn với biết bao công việc ăn uống, ngủ nghỉ để thai nhi phát triển tốt nhất
và còn chuẩn bị đồ đạc để đón con yêu chào đời. Mẹ đang thắc mắc trong suốt thai gian đó, em bé làm gì
trong bụng mẹ, liệu em bé có chán khi suốt ngày chỉ nằm chơi?... Câu trả lời có thể sẽ khiến các mẹ bất
ngờ: Thai nhi cũng bận rộn, rất bận luôn đó.
Dưới đây là chi tiết những việc thai nhi làm trong suốt 9 tháng nằm trong bụng mẹ mà các nhà khoc học
đã khám phá ra:
Học cách thích nghi với đa dạng các loại thực phẩm
Trong suốt thai kỳ mẹ thường có cảm giác thèm ăn nhiều thứ lạ vì vậy em bé cũng sẽ rất vất vả để chiều
theo sở thích ăn uống của mẹ. Từ tuần 20 thai kỳ, em bé hoàn toàn có thể cảm nhận được mùi vị, hương
vị thức ăn mà mẹ nạp vào cơ thể. Vì vậy nếu mẹ thích ăn một món gì đó đặc biệt khi mang thai thì sao
này, em bé cũng có sở thích giống mẹ.
Học cách phản ứng với căng thẳng
Trong một nghiên cứu tại trường đại học Durham và Lancaster, Anh, các nhà khoa học đã thu được kết
quả rằng em bé sẽ phản ứng mãnh liệt khi tâm trạng của mẹ căng thẳng. Khi mẹ căng thẳng quá mức, thai
nhi sẽ thường xuyên đưa tay chạm vào khuôn mặt mình. Điều này khẳng định những cảm xúc của mẹ ảnh
hưởng lớn đến thai nhi và các chuyên gia cũng khuyên mẹ bầu nên cố gắng tạo tâm lý thoải mái nhất có
thể.

Em bé trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như một đứa trẻ sơ sinh. (ảnh
minh họa)
Học cách biểu cảm trên khuôn mặt
Bằng cách quan sát qua hình ảnh siêu âm 4D, các nhà khoa học tại trường đại học Durham và Lancaster
phát hiện ra rằng ở tuần thai thứ 24, em bé đã biết cười. Đến 36 tuần, thai nhi có thể biểu cảm được những
nét mặt đặc biệt hơn như nhăn mặt khi đau đớn, cau có lông mày, nhăn mũi, thậm chí miệng ngáp to.
Thai nhi cũng biết khóc
Kết quả video của một nghiên cứu gần đây cho thấy trong giai đoạn thứ 3 thai kỳ, khi em bé bị giật mình
bởi tiếng động lớn bên ngoài, bé có những biểu hiện rất lạ như thở hổn hển, môi run rẩy và òa khóc. Mặc
dù âm thanh không hề có nhưng nhìn bé lúc này thật đáng thương. Đó cũng là lý do vì sao các chuyên gia
luôn khuyên mẹ bầu không nên sống ở những môi trường quá ồn ào.
Bận rộn học thuộc bài
Trong một nghiên cứu được thực hành tại đại học Florida, các nhà khoa học đã yêu cầu các bà mẹ đọc 2


lần một câu thơ mỗi ngày cho bé nghe. Và sau 2 tuần thực hiện, mỗi khi mẹ hoặc một người lạ đọc lại
những vần thơ này, nhịp tim thai nhi chậm lại. Điều này cho thấu bé đang lắng nghe và cảm nhận được
những dòng thơ quen thuộc này.


Thậm chí bé cũng quen dần với nhịp điệu của 1 bài hát mà mẹ hay cho bé nghe. Sau sinh, nếu mẹ mở
những bài hát này, trẻ cũng dễ dàng nhận ra.
Tập bú sữa
Kết quả siêu âm 4D của các nhà nghiên cứu thuộc đại học Durham cho hay, vào những tháng cuối thai kỳ
khi miệng bé mở rộng, bé thường đưa tay lên miệng để tập mút. Đó là việc làm để chuẩn bị cho hành
trình bú sữa mẹ khi ra khỏi bụng bầu.



×