Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thay đổi khó nói ở "vùng kín" khi mang thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.14 KB, 2 trang )

"Vùng kín" là bộ phận nhạy cảm của chị em phụ nữ và nó sẽ thay đổi rất nhiều trong 9 tháng mang thai
của mẹ. Sự tăng lên của nồng độ máu và hàm lượng các kích thích tố như estrogen... sẽ khiến âm đạo
cũng xuất hiện nhiều tiết dịch hay tăng kích cỡ... Ngoài ra, ở từng giai đoạn thai kỳ, sẽ có những thay đổi
điển hình mà không phải mẹ bầu nào cũng đã biết trước.
Dưới đây là những thay đổi phổ biến ở "vùng kín" 9 tháng mang thai:
Ba tháng đầu
Tăng dịch tiết
Khi mang thai, ngoài tăng estrogen, cơ thể còn thêm nồng độ progesterone khiến âm đạo có thể tiết dịch
nhiều. Một vài người mẹ nhận thấy dịch tiết âm đạo của họ khá dồi dào tới mức họ phải thay quần lót tới
vài lần trong ngày.
Mô âm đạo sưng
Trong thời kỳ mang thai, khối lượng máu của cơ thể tăng khoảng 50% với nhiều chất lỏng được chuyển
tới tử cung, giúp nuôi thai nhi. Kết quả, các mô âm đạo trở nên căng, sưng.
Lông mu dày hơn
Estrogen tăng khiến tóc dày và cũng khiến lông mu phát triển dày lên. Trong thời gian mang thai, nếu
muốn waxing hay sử dụng các loại kem triệt lông vùng kín, bạn nên thận trọng hỏi bác sĩ trước đã. Ngoài
ra, tăng lượng máu ở vùng kín còn khiến việc waxing đau đớn hơn bình thường.

"Vùng kín" là bộ phận nhạy cảm của chị em phụ nữ và nó sẽ thay đổi rất nhiều trong 9 tháng mang thai
của mẹ. (ảnh minh họa)
Âm hộ tối màu và có thể hơi xanh
Do nhiều máu lưu thông quanh cổ tử cung nên âm hộ có thể sậm màu. Sự thay đổi màu ở âm hộ là một
trong nhiều dấu hiệu sớm của thai kì (do tăng estrogen và progesterone – hai yếu tố gây vết lằn tối màu
trên bụng bầu). Dấu hiệu này là vô hại và sẽ trở lại bình thường sau sinh.
Ra máu
Các bác sĩ thống kê rằng, có đến 30% phụ nữ mang thai bị ra máu vô hại trong 3 tháng đầu tiên. Việc tăng
cung cấp máu ở tử cung là một trong những nguyên nhân. Đối với một số phụ nữ, giao hợp hay xét
nghiệm Pap smear có thể gây ra máu lốm đốm. Tuy ra máu khi mới mang thai thường là vô hại nhưng
bạn vẫn nên đi khám càng sớm càng tốt cho yên tâm.
3 tháng giữa
Trong 3 tháng tiếp theo, các hormone khi mang thai, cộng với phù nề ngày càng tăng, ảnh hưởng tới vùng


kín.


Cực khoái mạnh mẽ
Nghén và mệt mỏi đầu thai kỳ dần giảm khiến “chuyện ấy” trở nên thú vị hơn. Lưu lượng máu và chất
nhờn bổ sung dồn tới vùng kín khiến người mẹ thấy ham muốn dữ dội hơn. Một số phụ nữ thậm chí còn
đạt cực khoái lần đầu tiên hoặc lần đầu biết tới đa cực khoái.
Nhiễm nấm âm đạo
Nấm âm đạo là chứng bệnh dễ mắc, dễ tái phát trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân có thể do thay đổi
pH âm đạo khiến nấm phát triển. Một mẹo nhỏ để phòng nấm là sau khi tắm, nên “bỏ không” vùng kín ít
phút để vùng kín khô tự nhiên rồi mới mặc quần lót. Nếu bị nấm, nên đi khám để được bác sĩ điều trị.
Ngứa âm đạo
Dù không bị nấm hay viêm nhiễm gì, bạn cũng có thể thấy vùng kín ngứa nhiều hơn. Nguyên nhân
thường do tăng dịch tiết, tăng cân khiến âm đạo ẩm ướt, khó chịu. Để làm dịu cơn ngứa, nên chọn đồ lót
cotton rộng (tránh quần bó sát người).

Ngứa âm đạo xảy ra phổ biến khi mang thai. (ảnh minh họa)
3 tháng cuối
Về cuối thai kì, cơ thể người mẹ bắt đầu chuẩn bị cho sinh nở. Tuy nhiên, những thay đổi ở vùng kín vẫn
tiếp tục cho đến một vài phút cuối trước ngày trọng đại này.
Có mùi
Bạn có bao giờ nhận thấy vùng kín đã bớt mùi thơm tho? Nếu có, bạn có thể vệ sinh vùng kín mỗi ngày
2-3 lần với nước sạch. Không thụt rửa và cũng tránh vệ sinh quá nhiều vì làm thế, nghĩa là bạn đang rửa
đi hết những vi khuẩn khỏe mạnh (lớp bôi trơn bảo vệ bề mặt thành âm đạo) đẩy môi trường âm đạo vào
thế mất cân bằng. Khi đó, bạn dễ bị nhiễm khuẩn âm đạo, viêm âm đạo liên quan tới sinh non.
Mụn ở âm đạo
Môi trường sưng, ẩm ở âm đạo có thể khiến âm đạo nổi mụn. Nếu mụn nhẹ, ít thì chỉ cần vệ sinh bằng
nước sạch là mụn sẽ mất. Nếu mụn nặng, dày, bạn cần đi khám để bác sĩ chỉ định kem bôi.
Liên cầu khuẩn nhóm B
Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn sống trong ruột và âm đạo, liên quan tới 30-40% phụ nữ

mang thai. Nó không phải một bệnh lây qua đường tình dục và thường vô hại với người mẹ. Tuy nhiên,
nó có thể gây bệnh nghiêm trọng cho bào thai như viêm phổi, viêm màng não...
Khoảng tuần 35-37, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn này cho người mẹ. Nếu kết quả là dương
tính, người mẹ có thể được chỉ định dùng kháng sinh khi chuyển dạ để ngăn vi khuẩn lây bệnh cho bé sơ
sinh. Hiệu quả phòng bệnh có thể đạt 99,9%.
Vỡ ối
Nếu ối bị vỡ, nên tránh hoàn toàn “chuyện yêu”. Bởi vì “yêu” lúc này có thể đưa vi khuẩn vào cổ tử cung,
tăng cơ hội nhiễm trùng cho người mẹ.



×