Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Sự thật “ngã ngửa” về chuyện bầu bí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.35 KB, 2 trang )

Mang thai không chỉ có nghĩa là chiếc bụng to lên hàng ngày, nó ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan khác
trên cơ thể có thể khiến các mẹ bầu vô cùng ngạc nhiên.
Bản năng làm tổ
Nhiều mẹ bầu khi mang thai đã được trải nghiệm bản năng làm tổ. Tự trong con người họ bỗng dưng có
một sự thôi thúc mạnh mẽ muốn dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng và chuẩn bị cho sự chào đó em bé. Càng
gần ngày dự sinh, sẽ càng có nhiều mẹ bầu thấy mình đang giặt quần áo hay dọn sạch tủ - những điều bản
thân chưa bao giờ tưởng tượng sẽ làm trước đó. Theo các nhà khoa học, mong muốn này là một loại bản
năng của các loài động vật, cho thấy tình mẫu tử nảy sinh và cảm giác chuẩn bị chào đón con yêu.
Mất khả năng tập trung
Trong 3 tháng đầu mang thai, cảm giác mệt mỏi vào buổi sáng và nghén ngẩm khéo dài cả ngày sau đó có
thể khiến cho nhiều mẹ bầu thấy kiệt sức và lơ đễnh. Tuy nhiên ngay cả với những phụ nữ mang bầu
được nghỉ ngơi đầy đủ, nhiều người vẫn có thể trải qua cảm giác không thể tập trung và rất hay quên.
Việc dành tâm trí cho đứa trẻ trong bụng cũng được coi như một nguyên nhân cùng với nguyên nhân về
thay đổi nội tiết tố. Tất cả mọi thứ, bao gồm công việc, giấy tờ sổ sách, các cuộc hẹn hò, lịch chiếu phim
truyền hình…đều có vẻ ít quan trọng hơn so với em bé. Mẹ bầu có thể tránh được việc mất khả năng tập
trung này bằng cách lập ra các danh sách công việc trong ngày giúp bản thân ghi nhớ.
Tâm trạng lên xuống thất thường

Nhiều mẹ bầu có tâm trạng rất thất thường khi mang thai (ảnh minh họa)
Hội chứng tiền kinh nguyệt và hội chứng mang thai giống nhau ở đặc điểm này. Khi có bầu, ngực của mẹ
sẽ sưng lên và mềm hơn, các kích thích tố thay đổi khiến tâm trang trở nên thất thường. Đặc biệt với
những chị em trước đây đã từng chịu hội chứng tiền kinh nguyệt thì sẽ càng cảm nhận rõ ràng hơn việc
tâm trạng thay đổi thất thường trong thai kỳ. Nhiều mẹ bầu có cảm giác hạnh phúc những ngay sau đó 1
phút bỗng thấy như muốn khóc, có thể tức giận vô cớ với đồng nghiệp nhưng ngay hôm sau lại cảm thấy
vô cùng bình thường.
Thay đổi tâm trạng thất thường rất phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 1 tháng cuối
trước sinh.
Khoảng 10% mẹ bầu trải nghiệm cảm giác trầm cảm thai kỳ. Nếu mẹ có các triệu chứng như rối loạn giấc
ngủ, thay đổi thói quen ăn uống hoặc thay đổi tâm trạng mạnh mẽ trong khoảng thời gian dài hơn 2 tuần
thì nên nói chuyện với bác sỹ của mình.
Nước ối tăng đến 1,5 lít


Chỉ có 10% các chị em bị vỡ ối trước khi bắt đầu đau đẻ, một số phụ nữ thậm chí không bao giờ biết cảm
giác vỡ ối là gì và các bác sỹ phải phá vỡ túi ối (nếu cổ tử cung đã mở) khi đến bệnh viện.
Nước ối nhiều cơ nào? Đối với một em bé đủ tháng, lượng nước ối của mẹ bầu sẽ vào khoảng 5001500ml. Một số chị em có thể cảm thấy rất buồn tiểu và phát hiện vỡ ối ồ ạt như đi tiểu, một số lại chỉ có
cảm giác nước nhỏ giọt dọc chân vì đầu của em bé đã hoạt động như một nút để ngăn chặn hầu hết các
chất lỏng rò rỉ ra ngoài.
Trong mọi trường hợp, nước ối thường có mùi thơm và nhạt hoặc không màu. Vậy nhưng khi thoát ra
khỏi cơ thể mẹ bầu trong quá trình đẻ, nước ối sẽ lẫn máu.
Thay đổi kích thước áo lót


Ngực mẹ bầu thay đổi cả về kích thước bầu ngực và vòng lưng (ảnh minh họa)
Sự gia tăng kích thước ngực là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Ngực thường trở nên sưng
lên và to hơn trong ba tháng đầu vì lý do tăng nồng độ hormone estrogen và progesterone. Quá trình này
không chỉ xảy ra trong thai kỳ mà còn có thể kéo dài 2,3 tháng sau sinh.
Ngoài kích thước của bầu ngực, kích thước dây áo ngực của chị em cũng có thể bị ảnh hưởng bởi khung
xương sườn mẹ bầu cũng to lên theo thời gian. Khi mang thai, phổi của chị em cũng mở rộng hơn vì cơ
thể cần có đủ oxy cho cả mẹ và bé. Một phụ nữ có thể phải thay đổi kích thước áo lót vài lần trong cả thai
kỳ, đó là chuyện bình thường
Đen da
Một số phụ nữ khi mang thai sẽ phải chịu đựng những vết nám xuất hiện trên gương mặt, một số lại bị
sạm đen da tại núm vú, cơ quan sinh dục hay khu vực hậu môn. Và hầu hết mẹ bầu đều sẽ thấy một dòng
tối trên đường giữa bụng dưới, được gọi là linea nigra (hoặc linea Negra). Đây là kết quả của việc tăng
kích thích tố thai kỳ, làm cho cơ thể sản xuất nhiều sắc tố da hơn.
Tùy cơ địa từng người mà những sắc tố này sẽ nhiều hay ít. Mẹ bầu thường sẽ không thể ngăn chặn phản
ứng sinh lý này khi mang thau nhưng sử dụng kem chống nắng và tránh ánh sáng tia cực tím có thể giảm
thiểu ảnh hưởng của những vết chàm, sạm da. Những thay đổi này sẽ biến mất theo thời gian ngay sau khi
sinh
Giãn tĩnh mạch, trĩ và táo bón
Giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân và vùng sinh dục, xảy ra khi các mạch máu bị mở rộng bởi các
kích thích tố của thai kỳ. Giãn tĩnh mạch thường biến mất sau khi mang thai, nhưng mẹ bầu cũng có thể

giảm bớt chúng bằng cách tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, mặc quần áo rộng rãi và nâng bàn
chân lên cao khi ngồi
Bệnh trĩ - giãn tĩnh mạch ở trực tràng - thường xuyên xảy ra trong khi mang thai. Lý giải cho phản ứng
này là vì khối lượng máu của mẹ bầu khi mang thai tăng, tử cung sẽ tạo áp lực lên xương chậu, khiến các
tĩnh mạch ở trực tràng có thể bị phóng to và giãn ra. Bệnh trĩ có thể cực kỳ đau đớn, có thể gây chảy máu,
ngứa, đặc biệt là trong và sau khi đi tiêu. Kết hợp với táo bón, một “nỗi đau” rất phổ biến khi mang thai,
bệnh trĩ có thể làm cho việc đi vệ sinh hàng ngày của mẹ bầu trở nên hết sức khó chịu.
Táo bón thường xảy ra trong suốt thai kỳ vì nội tiết tố khi mang thai làm chậm tốc độ thức ăn đi qua
đường tiêu hóa. Trong giai đoạn sau của thai kỳ, tử cung có thể đẩy ruột già lên, khiến việc loại bỏ thức
ăn càng khó khăn hơn.
Cách tốt nhất để chống táo bón và bệnh trĩ là chị em cần có một chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống nhiều
nước hàng ngày và tập thể dục thường xuyên.



×