Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Coi tướng đoán thai: Dễ nhầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.24 KB, 2 trang )

Thế nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm được câu trả lời, nhất là với chị em trẻ, chưa có kinh
nghiệm thai nghén. Nhận biết thai ở giai đoạn sớm sẽ giúp các gia đình chăm sóc sức khỏe và chuẩn bị
tâm lý tốt hơn, điều chỉnh lối sống, sinh hoạt nhằm giúp thai nhi phát triển tốt và bà mẹ luôn khoẻ mạnh.
“Ngực nảy, mông nở” chưa hẳn có thai
Một số thay đổi về dáng vóc cơ thể như những nhận xét của các ông bà già xưa khi theo dõi con gái mà ta
thường nghe nói như: cổ cao, mạch máu đập mạnh vùng cổ, ngực nảy, mông nở, bụng to… thật ra không
chính xác lắm để kết luận đã có thai, thậm chí còn có thể nhầm với tình trạng tăng cân hay một số bệnh
nội khoa khác. Hơn nữa, nếu cơ thể có thay đổi do mang thai thì thường là muộn, vào khoảng thai đã 2 –
3 tháng và người nhận xét cũng phải rất tinh ý, có kinh nghiệm lắm mới nhận ra được.
Nhiều chị em khác lại nghĩ cứ có buồn nôn, khó ăn, chóng mặt thì coi chừng ốm nghén, có thai. Thật ra,
dấu hiệu ốm nghén hay thai hành thường xuất hiện muộn hơn, vài tuần đến hàng tháng sau trễ kinh, mà
cũng không nhất thiết mọi thai phụ đều có thai hành. Hơn nữa, triệu chứng của thai hành cũng khá đa
dạng, có nhiều mức độ khác nhau, tuỳ theo người. Đã có nhiều thai phụ nhầm lẫn thai hành với tình trạng
đau dạ dày và đến bác sĩ nội khoa điều trị dạ dày trước khi đến khám thai. Một số trường hợp khác, dù đã
có kinh nghiệm của một, hai lần mang thai nhưng vẫn không phát hiện được tình trạng mang thai sớm vì
không có dấu hiệu thai hành hoặc có không rõ ràng.

Dấu hiệu tin cậy nhất và cũng sớm nhất là thử thai bằng que thử nhúng trong nước tiểu. (ảnh minh họa)
Muốn biết chắc hãy dùng que thử
Dấu hiệu tin cậy nhất và cũng sớm nhất là thử thai bằng que thử nhúng trong nước tiểu.
Nguyên tắc của que thử là phát hiện nội tiết tố của bánh nhau có trong nước tiểu thai phụ. Khi có thai,
bánh nhau ngay từ khi tạo thành sẽ tiết ra một loại nội tiết tố, nhằm mục đích nuôi dưỡng thai. Nội tiết tố
này sẽ nằm trong máu, cũng như thải qua nước tiểu. Khi có hiện diện chất này trong nước tiểu ở mức tối
thiểu 25mUI/ml, que thử sẽ hiện hai vạch màu đỏ khi nhúng vào và khi không có thai, tức là nội tiết tố
trong nước tiểu dưới mức tối thiểu vừa nói, sẽ chỉ có một vạch màu đỏ. Thông thường khi trứng đã thụ
tinh vào khoảng 7 – 10 ngày là đã hình thành bánh nhau sơ khởi và có đủ lượng nội tiết tố bánh nhau, đủ
làm cho que thử phát hiện ra được. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, sẽ có tình trạng thai đã có nhưng quá sớm,
lượng nội tiết tố bánh nhau chưa đủ, dẫn đến que thử không phát hiện ra (thường là trước một tuần, khi đó
que chỉ hiện một vạch màu đỏ hay một vạch đỏ kèm một vạch hồng mờ). Ngược lại, cũng có lúc thai đã
chết trong bụng (thai lưu), hay đã bị sảy thai nhưng do mới xảy ra, lượng nội tiết tố bánh nhau vẫn còn
trong máu, trong nước tiểu thai phụ và vượt trên ngưỡng tối thiểu, que thử lúc này vẫn cho dấu hiệu có


thai (hai vạch đỏ). Phải nói điều này vì thực tế có một số chị em khi phát hiện thai lưu qua thăm khám hay
siêu âm vẫn thắc mắc tại sao que thử vẫn cho dấu hiệu có thai. Hay như một số trường hợp sau nạo sẩy
thai vẫn dùng que thử để kiểm tra xem có còn bị sót thai không và nếu que thử còn hai vạch đỏ thì nghĩ là
còn sót thai, điều này không đúng.
Siêu âm sớm không ăn thua
Một số chị em khác không dùng que thử mà lại thường chọn khám thai hay siêu âm bụng khi nghi ngờ có
thai. Việc đi khám sức khoẻ ngay khi nghi ngờ có thai là một thực hành tốt. Tuy nhiên, trong lần khám
này, chủ yếu bác sĩ sẽ xem xét sức khoẻ của bà mẹ có vấn đề gì cần xử trí, hướng dẫn bà mẹ trong ăn
uống, dùng thuốc, sinh hoạt hàng ngày cho phù hợp tình trạng có thai. Việc xác định thai hiện tại có khoẻ


không, có tình trạng bất thường gì của thai… là khá khó khăn nếu như thai phụ đến quá sớm. Siêu âm
bụng trong vòng 1 – 2 tuần đầu của thai hầu như chưa thấy được túi thai. Tuổi thai, được tính từ ngày
kinh cuối cùng của thai phụ, ví dụ kỳ kinh cuối là 1/1, đến 1/2 không có kinh lại, nếu que thử thai dương
tính, thai lúc này được tính là khoảng hơn bốn tuần, với điều kiện người đó có vòng kinh đều; nếu đến
ngày 14/2, thai phụ đến khám bệnh, tuổi thai lúc này là hơn sáu tuần tuổi. Thông thường sau trễ kinh vào
khoảng hai tuần, thai đã được tính là ở độ tuổi 5 – 6 tuần; ở độ tuổi này, siêu âm có thể thấy được túi thai
nhưng phôi thai bên trong và hoạt động tim của phôi có khi chưa thấy rõ.
Một số chị em dùng dấu hiệu trễ kinh để nhận biết tình trạng thai, điều này chỉ đúng ở những người có
vòng kinh đều. Trễ kinh vẫn có thể xảy ra khi quá căng thẳng về tinh thần hay thể chất và gặp ở những
em gái trẻ, những người trên 40 tuổi. Đôi lúc đó lại là dấu hiệu của tình trạng rối loạn kinh nguyệt, là một
bệnh lý phụ khoa nào đó chứ không hẳn là tin vui sắp được làm mẹ!
Lấy thỏ thử… thai
Các cô bác lớn tuổi chắc sẽ nhớ lại vào khoảng hơn 20 năm trước, có cái xét
nghiệm “thử thỏ” để biết có thai hay không. Xét nghiệm thử thỏ, thật ra cũng
dựa trên nguyên tắc tìm nội tiết tố bánh nhau trong nước tiểu của người
muốn xét nghiệm. Nước tiểu của thai phụ lúc này sẽ được tiêm cho thỏ, sau
đó sẽ mổ thỏ quan sát các phản ứng với nội tiết tố bánh nhau nếu có. Xét
nghiệm do đó vừa tốn kém (chết ít nhất một con thỏ), vừa tốn thời giờ (ít
nhất hai ngày để chờ phản ứng trên thỏ) và có khi cho kết quả không chính

xác do nồng độ nội tiết tố bánh nhau trong nước tiểu quá ít hay sự đáp ứng
của thỏ không tốt. Xét nghiệm này được tìm ra và sử dụng trong khoảng 50
năm từ những năm 20 của thế kỷ trước, khi các nhà khoa học tìm ra sự hiện
diện của nội tiết tố bánh nhau trong nước tiểu thai phụ. Ở nước ngoài, vào
giai đoạn đó, có một câu nói “con thỏ chết” dành cho các bà vợ khi báo tin
cho ông chồng về tình trạng mang thai. Các nhà khoa học sau đó đã dựa trên
nguyên tắc nội tiết tố bánh nhau trong nước tiểu để tìm ra các xét nghiệm
nhanh chóng, tiện lợi và rẻ tiền hơn và que thử thai nhúng trong nước tiểu
đầu tiên đã xuất hiện trên thị trường vào cuối những năm 70 của thế kỷ
trước.



×