Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thai nhi đạp ít, tín hiệu xấu?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.21 KB, 2 trang )

Hãy cùng lắng nghe tư vấn của các chuyên gia về thắc mắc của chị em bầu trong những tháng cuối thai kỳ
nhé!
Tôi phải chuẩn bị cho sự đau đẻ như thế nào?
Nếu bạn đang lo sợ về vấn đề chuyển dạ và không biết sẽ phải đối mặt với cuộc sinh nở sắp đến như thế
nào thì nên trao đổi trước với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh tại bệnh viện bạn đã đăng ký sinh.
Họ có thể hiểu được những lo lắng, băn khoăn này của bạn và tư vấn một cách tỉ mỉ các bước cần thiết để
cuộc sinh diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng cho bạn và cả kíp đẻ.
Đây cũng chính là cơ hội để bạn thảo luận với họ về việc lựa chọn phương pháp giảm đau khi chuyển dạ.
Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều dịch vụ sản khoa cao cấp để đáp ứng những nhu cầu này của thai
phụ như massage trước giờ sinh, tập thở, cho thai phụ ngâm mình trong nước ấm để đem lại sự thư giãn,
dễ chịu trước giờ sinh.
Nhưng bạn cũng đừng ngần ngại khi trao đổi những thắc mắc, lo âu hoặc mong muốn của bản thân với
chuyên gia y tế sản khoa khi bạn đã gần kề ngày sinh nở.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chia sẻ, tâm sự cùng người thân như bà, mẹ hoặc chị em gái đã có kinh
nghiệm sinh nở về những nỗi lo của mình.
Hãy nhớ rằng, tâm lý bình tĩnh, sẵn sàng chào đón thiên thần nhỏ sẽ trở thành động lực tinh thần to lớn
giúp bạn “vượt biển một mình” thành công.
Thai nhi có vẻ ít hoạt động hơn trước, liệu đây có phải là dấu hiệu xấu?
Trong giai đoạn cuối thai kỳ, nhiều em bé kém hoạt động hơn trước bởi vì tử cung của mẹ không còn chỗ
trống để các bé cử động. Nếu trong nhiều giờ liên tục, mẹ không thấy bé có biểu hiện hoạt động thì cần
chủ động tạo ra các kích thích bằng cách ho, thay đổi tư thế, gọi bé…
Nếu bạn đã thử nhiều cách khác nhau nhưng vẫn không có tín hiệu trả lời của bé thì cần nhanh chóng đi
khám bác sĩ. Mẹ bầu cần biết rằng, mỗi em bé có cách thức hoạt động khác nhau và khi phát hiện bé kém
hoạt động một cách bất thường thì cần kịp thời báo cho bác sĩ chuyên môn chứ không nên chủ quan.

Trong giai đoạn cuối thai kỳ, nhiều em bé kém hoạt động hơn trước bởi vì tử cung của mẹ không còn chỗ
trống để các bé cử động. (ảnh minh họa)
Cách phân biệt nước ối và ra máu âm đạo?
Bạn đừng coi thường cho rằng đây là một việc đơn giản. Nước ối có phần hơi nhầy, có lẫn chút máu tươi
và máu nâu nhạt.
Ở giai đoạn cuối thai kỳ, không có lý do nào khiến bà bầu ra máu tươi, nếu kết hợp với hiện tượng đau


bụng dữ dội thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để kịp thời xử lý.
Tôi phải làm gì để khởi phát chuyển dạ?


Nếu bạn là người lười vận động nên đã gần tới ngày dự kiến sinh nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ
thì cần năng tập thể dục trong giai đoạn này. Điều này sẽ giúp thai nhi nhanh chóng di chuyển xuống
vùng khung chậu.
Việc đơn giản nhưng hữu ích chính là đi bộ nhiều để khởi phát cơn chuyển dạ. Hãy nhớ là cổ tử cung
càng chịu nhiều áp lực thì chuyển dạ càng sớm bắt đầu và diễn ra nhanh hơn.
Trên lý thuyết một số thủ thuật như kích thích vú cũng sẽ gây chuyển dạ vì nó phóng thích nội tiết tố
oxyoctin, một chất gây kích thích tử cung.
Ngoài ra, nếu cơ thể bạn khỏe mạnh, tinh thần hưng phấn thì chuyện gần gũi với chồng cũng giúp bạn
khởi phát chuyển dạ nhanh chóng. Lý do là trong tinh dịch có chứa chất prostalandin gây kích thích tử
cung.
Tôi phải chuẩn bị bao nhiêu tiền để đi sinh?
Tùy theo việc lựa chọn dịch vụ y tế tại bệnh viện mà bạn đăng ký sinh. Bạn sinh thường hay sinh mổ?
Bạn có sử dụng bảo hiểm y tế của nhà nước hoặc bảo hiểm chi trả theo yêu cầu để biết được khoản tiền cụ
thể bạn cần chuẩn bị khi vào viện.
Tuy nhiên, với tình hình thực tế hiện nay, một ca sinh nở tại bệnh viện trung tâm bạn cần chuẩn bị một
khoản tiền trung bình từ 3 triệu- 10 triệu đồng để chi trả cho các chi phí như: tiền viện phí, tiền dịch vụ
phát sinh, tiền ăn uống, đi lại trong những ngày nằm viện.
Có ít thì bạn sẽ khéo tính toán chi tiêu nhưng vẫn cần cầm dư một chút đề phòng trường hợp cần thiết.
Đừng quên cất giữ tiền mặt tại bệnh viện một cách cẩn thận.
Tôi có thể gặp mặt người thân trong phòng sinh?
Một số bệnh viện hiện nay đã cho phép 1 người thân ( chồng, mẹ…) của sản phụ cùng vào phòng sinh với
mục đích động viên tinh thần trong suốt cuộc sinh.
Tuy nhiên, bạn cần trao đổi kỹ lưỡng với người thân trước quyết định này để cả hai cùng chuẩn bị tâm lý
tốt nhất cho giờ phút linh thiêng nhưng rất đỗi “ chân thực” này.
Đa số hầu hết các bệnh viện phụ sản sẽ có phòng chờ sinh tách biệt giữa sản phụ và người nhà. Vì vậy
bạn cần chuẩn bị chu đáo các vật dụng cần thiết, quan trọng mang bên mình khi không có người thân bên

cạnh như sổ khám thai, điện thoại, nước uống hoặc đồ ăn nhẹ… những đồ dùng cho mẹ và bé ở thời điểm
này bạn có thể giao cho người nhà mang đến sau.
Nếu không biết cách rặn đẻ, tôi sẽ gây nguy hiểm cho em bé?
Bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này, đa số các bà mẹ lần đầu làm mẹ đều thiếu kinh nghiệm trong việc
tập thở, rặn đều để tiết kiệm sức lực và cuộc sinh diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Một số bà mẹ do đã học qua lớp tiền sản nên nắm được những kỹ thuật nhất định trong việc lấy hơi, rặn
sinh tuy nhiên trong thực tế khi lâm trận nhiều chị lại quên sạch bài học. Bạn cũng đừng quá lo lắng vì
các nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn lại bạn trên bàn đẻ và họ có những thủ thuật trợ sinh để ca đẻ diễn ra nhanh
chóng, an toàn cho cả mẹ và bé.



×