Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tư tưởng pháp quyền, dân chủ hồ chí minh trong tuyên ngôn độc lập, hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 108 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

BI TH THU LINH

TƯ TƯởNG PHáP QUYềN, DÂN CHủ Hồ CHí MINH
TRONG TUYÊN NGÔN ĐộC LậP,
HIếN PHáP 1946 Và NHữNG GIá TRị Kế THừA

Chuyờn ngnh: Lý lun v lch s nh nc v phỏp lut
Mó s: 60 38 01 01

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: GS. TSKH. O TR C

H NI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN


Bùi Thị Thùy Linh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ
TƯỞNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN ................................... 6
1.1.

Tư tưởng pháp quyền phương Tây ................................................ 6

1.2.

Tư tưởng pháp quyền phương Đông ........................................... 13

1.3.

Tư tưởng pháp quyền ở Việt Nam trong lịch sử trung cận đại...... 18

1.4.

Nhận thức chung về nhà nước pháp quyền................................. 21

Chương 2: TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN, DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ
MINH TRONG TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1945 VÀ HIẾN
PHÁP 1946 ..................................................................................... 33

2.1.

Những nội dung tư tưởng chủ yếu của Tuyên ngôn Độc lập
năm 1945, Hiến pháp 1946 ............................................................ 33

2.1.1.

Hoàn cảnh ra đời cơ bản của Tuyên ngôn độc lập năm 1945,
Hiến pháp 1946 ................................................................................ 33

2.1.2.

Những nội dung cơ bản của Tuyên ngôn độc lập 1945 và Hiến
pháp 1946......................................................................................... 38

2.2.

Giá trị lịch sử của Tuyên ngôn độc lập 1945 và Hiến pháp 1946 ... 43

2.2.1.

Đề cao và bảo vệ quyền con người .................................................. 43

2.2.2.

Xây dựng chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân .......... 54

2.2.3.

Cơ chế tổ chức bộ máy nhà nước bảo đảm sự kiểm soát quyền lực ...... 59


2.2.4.

Đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật ......................................... 63


Chương 3: GIÁ TRỊ KẾ THỪA TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN, DÂN
CHỦ TRONG TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1945 VÀ HIẾN
PHÁP 1946 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA .......68
3.1.

Những tiền đề, điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam ......................................................................................... 68

3.1.1

Tiền đề về tư tưởng và quan điểm ................................................... 68

3.1.2.

Tiền đề chính trị ............................................................................... 69

3.1.3.

Tiền đề kinh tế ................................................................................. 70

3.1.4.

Tiền đề về cơ sở xã hội .................................................................... 70


3.2.

Quan điểm xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân của Đảng cộng
sản Việt Nam .................................................................................. 72

3.3.

Những phương hướng cơ bản xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta ....... 84

3.3.1.

Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước ......................... 84

3.3.2.

Nâng cao chất lượng hoạt động và kiện toàn tổ chức quốc hội .......... 87

3.3.3.

Tiếp tục cải chính nền hành chính của nhà nước ............................ 89

3.3.4.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ........... 92

3.3.5.


Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức .............................................. 93

3.3.6.

Đẩy mạnh cải cách tư pháp .............................................................. 94

3.3.7.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ..................... 96

KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 101


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với Việt Nam, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền đang được
đặt ra như một tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan.
Tính tất yếu lịch sử của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam bắt nguồn từ chính lịch sử xây dựng và phát triển của nhà nước ta. Ngay
từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã và luôn là một nhà
nước hợp hiến, hợp pháp. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các
quy định của Hiến pháp và pháp luật, luôn vận hành trong khuôn khổ hiến
pháp và pháp luật.
Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu cơ bản là xây dựng
một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chính vì vậy tìm hiểu và nghiên cứu Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ
Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập, Hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa
hiện nay ở nước ta trở thành vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết. Khi mà

Đảng và nhà nước, nhân dân ta đã và đang quyết tâm xây dựng một nhà nước
pháp quyền của dân do dân và vì dân. Đây chính là lí do để em chọn đề tài:
“Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập,
Hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa” để làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của việc nghiên cứu đề tài: “Tư tưởng pháp quyền,
dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên Ngôn độc lập, Hiến pháp 1946 và
những giá trị kế thừa” sẽ làm cơ sở lí luận cho các nhà quản lí nhà nước. Từ
đó hoạch định đề ra các phương hướng, biện pháp giải quyết, hoàn thiện hiến
pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay theo mục tiêu xây dựng nhà nước của
dân do dân và vì dân, đảm bảo người dân là chủ của đất nước.

1


2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở của mục tiêu tổng quát, trong quá trình nghiên cứu đề tài
cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau đây:
- Cần làm rõ những nội dung cơ bản nhất trong Tuyên ngôn Độc lập
1945 và Hiến pháp năm 1946 thể hiện tư tưởng pháp quyền, dân chủ của Hồ
Chí Minh.
- So sánh với lý luận chung về nhà nước pháp quyền, dân chủ ở các
nước trên thế giới.
- Trên sở so sánh đó để tìm ra những giá trị đã kết tinh trong Tuyên
ngôn Độc lập và Hiến pháp 1946 thể hiện tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh.
Từ đó rút ra những giá trị kế thừa mà nhà nước ta cần phải tiếp thu và phát
triển trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài

Pháp quyền, dân chủ là tư tưởng không phải mới mẻ trên thế giới. Đối
với Việt Nam thì tư tưởng pháp quyền, dân chủ đã được Hồ Chủ Tịch tiếp thu
các giá trị tư tưởng tiến bộ trên thế giới rồi Người kết tinh những giá trị đó
trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946. Mặc dù đã qua
gần 70 năm, thực tiễn cũng đã có nhiều tác giả, tác phẩm đã nghiên cứu đề tài
này ở nhiều phương diện, khía cạnh và cấp độ khác nhau. Nhưng cho đến nay
vẫn chưa có một tác giả và một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách
đầy đủ và toàn diện về đề tài này. Chính vì vậy đề tài "Tư tưởng pháp quyền,
dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên Ngôn độc lập, Hiến pháp 1946 và
những giá trị kế thừa" vẫn còn được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện cả về
mặt lí luận và thực tiễn. Đặc biệt hiện nay công cuộc sửa đổi hiến pháp lại
càng cần thiết phải có những công trình nghiên cứu những giá trị tư tưởng
pháp quyền dân chủ của Hồ Chủ Tịch trong Tuyên ngôn Độc lập và Hiến
pháp 1946 làm cơ sở lý luận để vận dụng, kế thừa những giá trị đó.

2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 và
Hiến pháp năm 1946. Qua phân tích tư tưởng pháp quyền, dân chủ trong hai
văn bản trên đã đạt được để rút ra những giá trị kế thừa để xây dựng hiến
pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Do điều kiện về thời gian và trong khuân khổ thạc sĩ chuyên ngành lí
luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Do vậy với đề tài Tư tưởng pháp
quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên Ngôn độc lập, Hiến pháp 1946 và
những giá trị kế thừa, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu những vấn đề chung
nhất, tiêu biểu nhất dưới góc độ lịch sử và lý luận từ đó rút ra được những giá

trị mà hiện nay Việt Nam cần phải kế thừa để xây dựng một nhà nước pháp
quyền, dân chủ.
5. Ý nghĩa của Luận văn
Với những kết quả của Luận văn, hi vọng rằng Luận văn sẽ là tài liệu
tham khảo phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, lý luận của các luật gia, đồng
thời sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên
cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam về giá trị, ý nghĩa của tư
tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập 1945 và
Hiến pháp 1946.
6. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm những năm gần đây đã có một số đề tài, công trình
nghiên cứu tư tưởng pháp quyền, dân chủ của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn
độc lập 1945, Hiến pháp 1946 và giá trị kế thừa hiện nay ở nước ta với mục
đích, góc độ phạm vi tiếp cận khác nhau trong đó ít nhiều đề cập tới vấn đề
học viên đang nghiên cứu. Các tài liệu học viên được tiếp cận gồm:

3


- GS. TSKH Đào Trí Úc (Chủ biên): Xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2005.
- GS. TSKH Đào Trí Úc (Chủ biên): Mô hình tổ chức và hoạt động của
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Nhà xuất bản Tư pháp 2006.
- Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, Một số tiểu luận của các học
giả nước ngoài – Sách tham khảo, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
- Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn- Sách chuyên khảo,
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngoài ra, còn có một số bài viết của các chuyên gia luật học liên quan
đến đề tài luận văn đã được đăng trên các tạp chí - đặc san Luật học, trên trang
tin điện tử của Chính phủ, Bộ tư pháp, một số bài viết về tư tưởng pháp quyền,

dân chủ của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập 1945, Hiến pháp 1946.
Tài liệu và bài viết của các tác giả trên đã có những đóng góp đáng
kể trong trong việc hoàn thiện các quy định của Hiến pháp về xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Qua tham khảo đã giúp học viên có
thêm những kinh nghiệm quý để triển khai những vấn đề, nội dung chưa
được đề cập, tiếp cận sâu.
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước và pháp luật.
Ngoài ra luận văn còn kết hợp sử dụng tổng hợp các biện pháp cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích- tổng hợp;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp liệt kê;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp xã hội học và các phương pháp hỗ trợ khác...

4


8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận
văn dự kiến có bố cục như sau:
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng về nhà nước
pháp quyền.
Chương 2: Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh thể hiện trong
Tuyên ngôn Độc lập 1945, Hiến pháp 1946.
Chương 3: Giá trị kế thừa tư tưởng pháp quyền, dân chủ trong Tuyên
ngôn Độc lập 1945 và Hiến pháp 1946 trong giai đoạn
hiện nay ở nước ta.


5


Chương 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG
VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
1.1. Tư tưởng pháp quyền phương Tây
Tư tưởng nhà nước pháp quyền đã hình thành sớm trong lịch sử tư
tưởng chính trị - pháp lý của nhân loại và ngày càng được bổ sung với những
nội dung mới. Nhiều người lầm tưởng nhà nước pháp quyền là một hình thức
nhà nước – một nhà nước đạt trình độ cao. Thực chất nhà nước pháp quyền
không phải một hình thức nhà nước, mà là một phương thức quản lý, điều
hành nhà nước: Quản lý, điều hành bằng pháp luật.
Tư tưởng nhà nước pháp quyền xuất hiện từ thời cổ đại ngay từ khi xã
hội nguyên thủy tan ra, chuyển sang xã hội chiếm hữu nô lệ. Cùng với sự phát
triển của nền văn minh Hy Lạp – La Mã, các nhà tư tưởng đã tìm kiếm những
nguyên tắc, những hình thức, cơ chế trong sự tương hỗ giữa pháp luật với tổ
chức và hoạt động của nhà nước, nhằm có được một phương thức quản lý,
điều hành nhà nước hiệu quả, đáp ứng mục đích cao đẹp của con người.
Nhà nước pháp quyền là học thuyết về việc tổ chức và hoạt động nhà
nước được sinh ra trong phong trào đấu tranh để giải phóng nhân loại khỏi chế
độ phong kiến chuyên chế do các học giả phương Tây đưa ra vào thế kỷ XVIII
- XIX mặc dù tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã sớm hình thành từ thời cổ
đại, người ta đã tìm kiếm các nguyên tắc, hình thức và cơ chế để thiết lập mối
quan hệ qua lại, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tác động qua lại giữ pháp luật và
quyền lực. Nói đến nhà nước pháp quyền là nói đến một nhà nước được tổ
chức hài hòa giữa quyền lực và pháp luật, tôn trong tính tối cao của luật. Do
vậy người ta thường gắn Nhà nước pháp quyền với dân chủ. Vào thế kỷ VI
trước Công nguyên, nhà thông thái Xôlông đã đưa ra tư tưởng táo bạo và


6


không thể chấp nhận với thời bấy giờ khi người ta coi pháp luật hoàn toàn
thuộc về kẻ mạnh. Ông đã diễn đạt tư tướng đó của mình… Ta giải phóng tất
cả mọi người bằng quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp sức mạnh với
pháp luật. Xôlông đã đưa ra những nguyên tắc tổ chức nhà nước, mong sao có
sự nhượng bộ cho nhân dân, hạn chế những đặc quyền, đặc lợi của giới quý
tộc. Dân chúng có những quyền nhất định như quyền bầu ra những người cai
quản mình, quyền giám sát họ. Ông cho rằng, đất nước chỉ có thể thanh bình
nếu như có những đảm bảo: chính quyền mạnh và có pháp luật, chỉ có pháp
luật mới đảm bảo được trật tự và sự hòa hợp. Trong nhà nước pháp quyền thì
không chỉ đảm bảo việc tôn trọng pháp luật mà còn phải đảm bảo pháp luật
chứa đựng nội dung công bằng, của công lý và của số đông. Platon cho rằng:
Chúng ta thừa nhận những nơi mà luật được định ra vì lợi ích của một số
người, thì ở đó không có chế độ nhà nước, chỉ có thể gọi là nhà nước khi có sự
công bằng. Tiếp nhận một cách xứng đáng những thành quả của người thầy của
mình. Arixtốt cho rằng, nơi nào không có sức mạnh của luật thì nơi đó không
có hình thức nhà nước. Theo ông khái niệm công bằng gắn liền với quan niệm
của nhà nước, bởi vì pháp luật – tiêu chuẩn của sự công bằng là quy phạm điều
chỉnh của giao tiếp chính trị. Ông lên án việc cầm quyền không tuân theo luật,
chà đạp lên đạo luật, mưu toan thống trị bằng bạo lực [28].
Tới đầu Công nguyên, Xixenron tiến thêm một bước: Các đạo luật do
nhà nước quy định phải phù hợp với tính công minh và quyền tự nhiên vì: Sự
phù hợp chính là tiêu chuẩn để đánh giá tính công minh của chúng. Người
điều hành công việc nhà nước phải công minh, sang suốt, phải hiểu biết
những nguyên lý cơ bản của pháp luật; nếu không có những năng lực đó thì
người ta không thể công minh được.
Tư tưởng nhà nước pháp quyền phát triển thành hệ thống từ sau thắng

lợi của các cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, độc

7


tài. Thời kỳ này, các nhà tư tưởng không chỉ đề cao pháp luật mà còn nâng
cao tinh thần pháp luật trong nhà nước và xã hội.
Linbéc đòi xóa bỏ chế độ nhà nước quân chủ và cùng với nó là quyền
lực tập trung ở nhà vua, tách quyền lập pháp khỏi quyền hành pháp, bảo đảm
pháp chế dân chủ tư sản và quyền tự do dân chủ. Còn theo Spinoza xã hội sẽ
tốt đẹp hơn khi nó được xây dựng trên cơ sở một khế ước chuyển sức mạnh
và quyền của mỗi con người thành sức mạnh chung của toàn xã hôi; ông chủ
trương xây dựng một nhà nước mà trong đó quyền lực tối cao thuộc cơ quan
đại diện ban hành luật và kiểm tra việc tuân thủ luật.
Thừa kế và phát triển tư tưởng pháp luật, tinh thần pháp quyền của xã
hội Jonh Locke vạch ra nguy cơ của sự tùy tiện và xâm phạm từ phía quyền
lực nhà nước đối với các quyền tự do của con người bắt nguồn từ độc quyền
của người cầm quyền. Ông đặc biệt đề cao chủ quyền nhân dân, chủ quyền
của nhân dân cao hơn, quan trọng hơn. Chủ quyền của nhà nước do nhân dân
lập nên, việc điều hành nhà nước phải có đạo luật và dựa trên các đạo luật do
nhân dân tuyên bố. Jonh Locke đã đưa ra ba kết luận quan trọng. Quyền lực
nhà nước về bản chất là quyền lực của dân. Quyền lực của dân là cơ sở, nền
tảng của quyền lực nhà nước. Trong quan hệ với dân, về bản chất nhà nước
không có quyền mà chỉ là thực hiện sự ủy quyền của dân [28].
Nhà nước – xã hội chính trị -xã hội công dân, thực chất là một “khế ước
xã hội”, trong đó các công dân nhượng một phần quyền lực của mình để hình
thành quyền lực chung – quyền lực nhà nước. Nhà nước với quyền lực chung
đó là điều hành, quản lý xã hội nhằm bảo toàn quyền lực tự nhiên của mỗi cá
nhân công dân. Vì thế, mỗi khi hợp đồng bị vi phạm, chính quyền làm sai, lạc
mục đích của hợp đồng, khi đó công dân có quyền hủy bỏ “khế ước” đã ký.

Bảo toàn quyền tự nhiên của mỗi cá nhân con người đó cũng là tiêu chí
căn bản xác định giới hạn và phạm vi hoạt động của nhà nước. Đi qua giới

8


hạn này, chính quyền dễ trở thành chuyên chế, kẻ thù của tự do, đối tượng của
cách mạng. Tư tưởng chính trị của Jonh Locke gắn liền với các sự kiện tiến
bộ trong lịch sử phát triển của nhân loại suốt thể kỷ XVIII, XIX. Các nhà lịch
sử tư tưởng chính trị đều coi ông là “người cha của chủ nghĩa tự do” [28].
Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” Montesquieu không chỉ làm rõ
tính tất yếu của pháp luật trong điều hành nhà nước, mà còn đòi hỏi nhà nước
phải sử dụng luật có hiệu lực và hiệu quả. Theo ông, tự do chính trị của công
dân đó là quyền mà người ta có thể làm mọi cái mà pháp luật cho phép. Như
vậy tự do chính trị chỉ có ở những quốc gia mà tất cả các quan hệ đều được
pháp luật công nhận, pháp luật như vậy đã trở thành thước đo tự do. Nhưng
pháp luật sẽ bị phá bỏ nếu những người nắm quyền lực tối cao lạm quyền.
Trong khi đó, “kinh nghiệm thực tế từ bao thế kỷ đều cho thấy rằng những
người nắm quyền lực đều có thiên hướng lạm quyền” mà cách hữu hiệu nhất
để chống lạm quyền là chống độc quyền, là phân chia để cho “quyền lực kiềm
chế quyền lực” [19]. Khi đó sự tối cao của pháp luật được đảm bảo, công dân
được tự do. Montesquieu chủ trương thể chế chính trị tư do phải là thể chế
chính trị mà trong đó, quyền lực tôi cao được phân chi thành 3 quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Sao cho 3 quyền ấy cân bằng và kiềm chế lẫn nhau.
Theo Rousseau, xã hội phải lập ra khế ước và mọi người phải tuân thủ
khế ước đó. Quyền lực nhà nước thuộc về xã hội, nó phải là quyền lập pháp
và hành pháp. Quyền lập pháp là ý chí của nhà nước, quyền hành pháp thể
hiện sức mạnh của nhà nước, nó thuộc về ai là do nhân dân quyết định. Bên
cạnh đó có một cơ quan đặc biệt để bảo vệ pháp luật, đó là tòa án.
Nhà triết học Kant nâng cao thêm một bước về bản chất và ý nghĩa của

nhà nước pháp quyền. Theo ông, nguồn gốc của các đạo luật có tính pháp
quyền và hợp đạo đức chính là lý trí thực tế hay ý chí tự do của con người;
pháp luật là cái bảo đảm quan hệ văn minh giữa người với người; nhà nước là

9


sự hợp nhất của nhiều người biết phục tùng các đạo luật có tính pháp quyền
nhằm bảo vệ trật tự xã hội. Theo Kant, quan hệ văn minh đó thể hiện ở sự
bình đẳng của mỗi công dân trước pháp luật. Điều đó nói lên chủ quyền của
công dân trong nhà nước. Chủ quyền đó chỉ được thực hiện trên thực tế thông
qua sự phân công quyền lực nhà nước. Chỉ có sự phân công và phối hợp hài
hòa giữa 3 quyền mới ngăn ngừa được sự chuyên chế, độc tài.
Tinh thần pháp quyền của nhà nước, của xã hội cũng được nâng lên
một tầm mới trong tư tưởng của Heeghen. Trong triết học pháp quyền,
Heeghen cho rằng nhà nước pháp quyền là nhà nước do các yếu tố xã hội
công dân, trật tự pháp luật và các đạo luật mang tính pháp quyền tạo ra. Đối
lập với nhà nước pháp quyền là nhà nước cực quyền với cấu trúc của nó là các
yếu tố xã hội khép kín, bộ máy nhà nước quan lieu và hệ thống pháp luật
mang tính chất mệnh lệnh, tùy tiện.
Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại tiếp thu, phát triển các
tư tưởng của các nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà chính trị, đặc biệt là của
Jonh Locke, Montesquieu, Kant, Heeghen, chúng được phát triển ngày càng
sâu sắc trong tư tưởng của các nhà chính trị học, nhà luật học như Tô mát
Jêphécxơn tác giả của Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776, Tô mát Pen, Jon
Addam, JemMe đi xơn [28].
Điểm chung của các nhà tư tưởng thời cận đại là: Nhà nước tổ chức,
vận hành trên cơ sở pháp luật, nó phải tuân thủ pháp luật, đặt mình dưới
pháp luật. Mặc dù pháp luật là do chính nhân dân đặt ra. Tư tưởng nhà
nước pháp quyền thời cận đại thực sự trở thành nền tảng lý thuyết cho việc

xây dựng, tổ chức và hoạt động của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nó
đem lại những thành tựu to lớn trong phát triển xã hội. Tư tưởng nhà nước
pháp quyền cũng là một cơ sở cho Mác – Ăngghen hình thành tư tưởng
triết học pháp quyền của mình.

10


Trong quá trình nghiên cứu quy luật vận động và phát triển của xã hội.
Mác và Ăngghen chưa đi sâu vào những vấn đề cụ thể của nhà nước pháp
quyền. Tuy nhiên trong các tác phẩm của họ, ta thấy Mác và Ăngghen đưa ra
những quan điểm khái quát về nhà nước, nó trở thành nền móng cho xây dựng
tư tưởng về nhà nước pháp quyền kiểu mới.
Phê phán quan điểm của Heeghen, Mác cho rằng xã hội mà người dân
cần là xã hội dân chủ, ở đó nhà nước là công cụ quản lý, điều hành xã hôi. Đó
là xã hội tự do. Pháp luật thực sự là công cụ, phương tiện của nhân dân và của
bản thân nhà nước để thực hiện mục đích và yêu cầu dân chủ. Mác nhấn
mạnh, dưới chế độ dân chủ không phải con người vì pháp luật mà pháp luật
tồn tại vì con người.
Trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác và Ăngghen phê phán bản
chất pháp luật tư sản: “pháp luật của các ông là ý chí của giai cấp các ông
được nâng lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện vật chất
và đời sống của giai cấp các ông quyết định” [28]. Theo Mác và Ăngghen,
pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp, nhưng mặc khác nó cũng là giá trị của
xã hội là thước đo hành vi của mọi thành viên trong xã hội, hướng đến lợi ích
chung của toàn xã hội. Pháp luật không vượt qua điều kiện kinh tế xã hội, xã
hội không lấy pháp luật là cơ sở, pháp luật biểu hiện lợi ích và nhu cầu chung
của xã hội [28].
Nhà nước pháp quyền đảm bảo chủ quyền của nhân dân, quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân, ngay cả khi cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực

của mình chỉ là đại diện chủ quyền của nhân dân. Khi phê phán Heeghen,
Mác chỉ rõ nếu nhà nước có chủ quyền, vì đại biểu cho sự thống nhất của
nhân dân, thì bản thân nhà vua cũng chỉ là người đại biểu cho chủ quyền của
nhân dân, là tượng trưng của chủ quyền đó. Chủ quyền của nhân dân không
phải là cái phát sinh từ chủ quyền của nhà vua mà ngược lại, quyền của nhà
vua dựa trên chủ quyền của nhân dân.

11


Nhà nước, bằng pháp luật phải đem lại dân chủ thực sự cho nhân dân,
cho nên theo Mác phải có cơ chế ngăn ngừa sự tùy tiện lạm quyền của công
chức nhà nước. Mác chưa bàn sâu về vấn đề nhân quyền trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước, nhưng ông cơ bản nhất trí với Heeghen về vấn đề
phân chia quyền lực nhà nước, vị trí vai trò của các cơ quan lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Mác đã vượt lên khi ông cho rằng việc phân chia quyền lực
nhà nước không chỉ đơn thuần là sự phân chia máy móc mà là sự phân chia có
sức sống và hợp lý [28].
Nếu mọi người bình đẳng trước pháp luật thì pháp luật phải là tối
thượng. Mọi thành viên trong xã hội, từ công chức nhà nước đến mọi người
dân, đều phải tuân thủ pháp luật. Chỉ có như vậy, pháp luật mới trở thành
chuẩn mực chung, thước đo hành vi của mọi công dân. Mác nhấn mạnh
“không một người nào, ngay cả nhà lập pháp ưu tú nhất cũng không được đặt
cá nhân cao hơn luật pháp do mình bảo vệ, Tính tối thượng của pháp luật
trong xã hội được Mác phân tích sâu sắc khi nói đến thẩm quyền của Quốc
hội. Quốc hội là cơ quan lập pháp, nhưng bản thân Quốc hội không có quyền
nào hết, nhân dân chỉ ủy thác cho Quốc hội quyền bảo vệ nhân dân.
Lý luận nguyên thủy về nhà nước pháp quyền là lý luận nhà nước pháp
quyền tư sản với hạt nhân cấu thành của nó là thuyết phân quyền. Chính nó đã
góp phần tạo lập những nguyên tắc căn bản cho việc hình thành những nhà

nước pháp quyền tư sản đầu tiên trên thế giới vốn được xem như những chuẩn
mực về tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng chống tập quyền độc đoán, cực
đoan và vi phạm dân chủ, quyền con người. Tuy nhiên, càng về sau, lý luận
đó đã không còn giữ nguyên được những giá trị chỉ dẫn ban đầu của nó trong
thời đại ngày càng phát triển đa dạng và nhanh chóng. Nhiều nhà nước tư sản
sau này cũng đã nhìn thấy trong lý thuyết phân quyền cổ điển những hạn chế
để không áp dụng nguyên si nó trong điều kiện của mình và của thời đại. Xây

12


dựng nhà nước pháp quyền là một tất yếu khách quan của lịch sử, các nhà
kinh điển trên thế giới đã cho ta thấy nhà nước pháp quyền là một trong
những giá trị xã hội quý báu được tích lũy và phát triển trong lịch sử tư tưởng
nhân loại và đã đưa ra mô hình theo thuyết tan quyền phân lập. Tuy nhiên ở
mỗi quốc gia khác nhau có sự vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với điều
kiện của quốc gia đó [28].
1.2. Tư tưởng pháp quyền phương Đông
Lịch sử về tư tưởng nhà nước pháp quyền không chỉ tìm thấy ở các
nước phương Tây mà còn tìm thấy ở phương Đông trong đó có Trung Quốc
và Việt Nam.
Trong lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới cũng đã tồn tại một loại
hình tư tưởng gần với Nhà nước pháp quyền. Đó là nhà nước pháp trị. Loại
hình nhà nước này đối lập với nhà nước pháp trị. Những tư tưởng của hai loại
hình nhà nước này được sinh ra ở phương Đông trong thời kỳ nhà nước Trung
Quốc cổ đại.
Nhà tư tưởng lớn nhất thời Trung quốc cổ đại – Khổng Tử (551-479
trước công nguyên) đã xây dựng một học thuyết Nho giáo với nội dung đức
trị. Sau đó Mạnh Tử, Tuân Tử, Đổng Trọng Thư và các đồ đệ khác bổ sung
hoàn chỉnh đạo Khổng, đề cao “Nhân” và “Lễ”, nghĩa là lấy nhân ái mà trị

quốc và khuyên dạy người ta làm những điều hợp với lễ nghĩa, cư xử đóng
đạo lý trong các quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng. Trong đó, lấy tu nhân
làm gốc, bởi vậy nó không cần tới pháp luật. Nội dung cơ bản cách thức cai
trị của Nho giáo là đức trị, đề cao quy phạm đạo đức để điều chỉnh tất cả các
quan hệ xã hội. Đề ra các chính sách nhằm thiết lập tôn ty, đẳng cấp, bắt dưới
phục tùng trên, mạt sát người lao động, đề cao quyền lực của hoàng đế. Đức
trị, lễ trị, nhân trị là một tính chất đặc trưng của pháp luật Trung Quốc cổ đại,
dung quy phạm đạo đức để duy trì trật tự xã hội của giai cấp cầm quyền.

13


Đối lập với thuyết đức trị của Khổng Tử, thuyết pháp trị của các nhà
luật học phái pháp gia do Quản Trọng, Thương Uyển, Thân Bất Hại, Thận
Đáo đề xướng Hàn Phi Tử phát triển và hoàn chỉnh. Nội dung cơ bản và quan
điểm cai trị của học thuyết là chỉ thừa nhận pháp luật và nghiêm hình phạt. Vì
vậy không thừa nhận Nho giáo. Theo thuyết pháp trị thì Vua trị nước phải có
ba yếu tố đó là pháp, thế, thuật. Nghĩa là pháp luật, mệnh lệnh và chiếu chỉ
của vua là khuôn mẫu của thiên hạ, nhằm trang trị, răn đe dân phải sợ, phải
tuân theo. Vua phái có thế, phải tạo ra quyền uy, quyền tuyệt đối cho mình.
Vua phải có thuật dùng người và chế độ thưởng phạt. Một khi vua đã có đủ ba
yếu tố pháp, thế, thuật thì vua phải chuyên quyền, độc đoán, thẳng tay dùng
nghiêm hình phạt để cai trị [28].
Nêu như đạo Khổng muốn xây dựng đế chế Trung Quốc bao gồm tất cả
mọi dân tộc và quốc gia trên trái đất, thì thuyết pháp trị đề ra những biện pháp
thích hợp để đi đến mục tiêu đó. Chính vì thế, đến triều đại nhà Hán, hai học
thuyết đó hợp lai với nhau trở thành hệ thống chính trị pháp lý của nhà nước
phong kiến Trung Quốc tồn tại suốt 2000 năm.
Mô hình pháp luật Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến các nước phương
Đông từ thời cổ đại, trung đại, cận đại và cho đến nay.

Nhà nước pháp trị của Trung Quốc không phải là nhà nước pháp quyền,
mặc dù ở đấu cùng đề cao pháp luật. Nhà nước pháp trị là luận điểm của các
pháp gia Trung Quốc cổ đại, mà đặc biệt là Hàn Phi Tử. Nhà nước có điểm
tiến bộ là đã chống lại nhà nước đức trị đã ngự trị hàng nghìn năm trước đó
của hệ tư tưởng của đạo Khổng. Hình phạt chỉ dành cho hạng thứ dân mà bậc
trượng phu không phải chịu hình phạt. Nguyên tắc pháp trị chỉ dành cho bậc
thần dân nô lệ, với sự phục tùng đối với pháp luật tối thượng của nhà Vua. Đó
là sự bồi đắp lại quan điểm ngự trị lúc bấy giờ “Nhân chi sơ vốn bản ác vụ lợi
và ích kỷ”. Điều này có nghĩa là phải dùng pháp luật mới cai trị được tính ích
kỷ và vụ lợi của các quan lại và các thần dân.

14


Những người theo trường phái pháp gia tuy đều có tư tưởng chung là
đề cao vai trò của pháp luật, nhưng không phải giữa họ có lập trường hoàn
toàn giống nhau. Thương Ưởng là đại diện cho một phái: Chủ trương dùng
pháp luật để trị nước; phái Thân Bát Hại chủ trương dùng thế; phải Hàn Phi
Tử chủ trương dùng thuật nhưng cũng kết hợp chủ trương của Thương Ưởng
và Thân Bất Hại [28].
Hàn Phi Tử cho rằng, trong việc trị nước thì pháp luật là cái quan trọng
nhất: “Không có nước nào luôn luôn mạnh, cũng không có nước nào luôn
luôn yếu. Hễ những người thi hành pháp luật mà mạnh thì nước mạnh, còn hễ
những người thi hành pháp luật mà yếu thì nước yếu” [28]. Mọi việc làm của
Vua đều phải dựa vào pháp luật, ngay cả việc tiến cử người giữ những chức
vụ nhất định cũng vậy:
Bậc vua sáng khiến pháp luật chọn người chứ không tự mình
tiến cử, khiến pháp luật đo lường công lao chứ không tự mình tính
toán. Kẻ có tài năng không thể bị che đậy; kẻ kém không thể tô vẽ;
kẻ được khen không thể tiến chức, kẻ bị chê không thể bị đẩy lùi.

Như thế giữa vua với tôi phân biệt rõ ràng và nước dễ cai trị. Chỉ
cần nhà vua theo pháp luật là có thể làm được như thế [28].
Một khi pháp luật đã được ban hành thì việc thi hành pháp luật phải
như nhau đối với mọi người, có nghĩa là mọi người kể cả vua cũng bình đẳng
trước pháp luật. Theo Hàn Phi Tử:
Pháp luật không hùa theo người sang. Sợi dây dọi không uấn
mình theo cây gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng
không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tránh. Trừng trị cái sai
không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu.
Cho nên, điều sửa chữa được sai lầm của người trên, trị được cái
gian của kẻ dưới, trừ được loạn, sửa được điều sai, thống nhất

15


đường lối của dân không có gì bằng pháp luật…. Kẻ làm vua nếu
bỏ pháp luật mà làm theo ý riêng thì trên dưới không phân biệt [28].
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thấy rằng, Hàn Phi Tử chưa có quan điểm
rõ ràng về bản chất của pháp luật. “Luật” của Hàn Phi Tử chính là “phép tắc
của tiên vương”. Nhà Vua trị nước bằng pháp luật chính là bằng những quy
định do nhà vua ban ra. “Luật” theo tư tưởng của Hàn Phi Tử là chuẩn mực, là
thước đo việc làm của quan, của dân và kể cả của Vua. Thế nhưng cái gì làm
chuẩn mực của “Luật” thì Hàn Phi Tử không nói tới. Hàn Phi Tử thiên về
chức năng “trừng phạt” của pháp luật pháp luật là cái để ngăn cấm việc riêng tư
sai lầm vượt ra ngoài pháp luật. Hình phạt nghiêm là để cho lệnh được thi hành
và trừng trị cấp dưới. Cái uy không thể cho mượn, cái quyền không thể cho
mượn, cái quyền không cùng chung với người khác. Nếu uy quyền chung với
người khác thì bọn gian tà nhan nhản. Pháp luật không chắc chắn thì nhà Vua bị
nguy, hình phạt không quyết đoán thì không thắng được kẻ gian….. Điều dung
để răn đe các quan, ra uy với dân, khiến sự dâm dật phải lùi, điều dối trá bị chặn,

không gì bằng hình phạt. Hình phạt nặng thì không ai dám lấy sang kinh hèn.
Đương nhiên, theo Hàn Phi Tử, khi dung pháp luật để trừng phạt kẻ
làm bậy cũng phải hết sức thận trọng cũng như khi xét thưởng cho người có
công lao. Ông nói:
Cho nên bậc vua sáng không khen thưởng bừa, không tha việc
trừng phạt. Khen thưởng bừa bãi thì những bầy tôi có công lao bỏ
bê công việc của mình. Tha việc trừng phạt thì bọn gian thần dễ làm
bậy. Cho nên, nếu như người ta quả thực có công thì dù là người xa
và hèn hạ cũng cứ thưởng. Nếu người ta quả thực phạm sai lầm thì
dù là người gần và yêu vẫn cứ trị. Nếu người gần và yêu cũng cứ trị
thì người xa và hèn hạ cũng không dám lười biếng và những người
gần và được yêu cũng không dám kiêu căng [28].

16


Như vậy, Hàn Phi Tử không dùng thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền”
nhưng về cơ bản ông có tư tưởng về sự ngự trị, sự thống trị của pháp luật.
Trong lịch sử Việt Nam cũng đã có những biểu hiện của tư tưởng đề
cao tính tối thượng của pháp luật, đặc biệt là giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XIV
đến giữa thể kỷ XVIII. Thời kỳ Lý- Trần thế kỷ XII-XIV, các đời vua đã coi
trọng tới việc dùng pháp luật để trị nước. Thí dụ, năm 1340 Trần Dụ Tông đã
sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu cũng soạn Hình Thư gồm một
quyền để ban hành. Tuy nhiên, rất không may bộ Hình Thư này đã không còn
nữa. Các nhà sử học đã nghiên cứu các nguồn sử liệu để có thể phần nào biết
về nội dung của các văn bản pháp luật này. Sang thế kỷ thứ XV, việc ban
hành pháp luật có lẽ được xúc tiến mạnh nhất so với bất cứ hời kỳ lịch sử nào
trước đó. Điều đó thể hiện các triều vua phong kiến Việt Nam trong thời gian
này rất quan tâm tới pháp luật. Thời Lê Sơ đã để lại cho chúng ta nhiều công
trình, văn bản luật đã được pháp điển hóa. Đó là Quốc triều hình luật gồm 6

quyển, do Nguyễn Trãi biên soạn vào năm 1440-1442, Quốc triều luật lệnh
gồm 6 quyển do Phan Thùy Tiên soạn vào năm 1440-1442… Quốc triều hình
luật là bộ luật quan trọng và chính thống không chỉ trong thời Lê Sơ mà còn
đối với cả triều Hậu Lê nói chung (1428-1789). Bộ luật này được ban hành
vào thời Lê Thánh Tông (năm 1483- niên hiệu Hồng Đức) nên còn được gọi
là Bộ luật Hồng Đức.
Tư tưởng pháp trị của triều Lê đã rõ. Tuy nhiên, việc dùng pháp luật để
quản lý xã hội không thể tránh khỏi những hạn chế về quan điểm, về sự công
bằng, về tính khách quan của pháp luật. Và rõ ràng, mặc dù có pháp luật
nhưng chưa thể nói bấy giờ có tư tưởng Nhà nước pháp quyền [28].
Sau này vào thế kỷ XIX lịch sử Việt Nam có một người theo chủ nghĩa
cách tân, ủng hộ quan điểm pháp trị và ở những chừng mực nhất định đã có suy
nghĩ về tính khách quan của pháp luật, về sự bình đẳng của mọi người kể cả

17


Vua trước pháp luật. Người đó là Nguyễn Trường Tộ (1830-1871). Ông có
quan điểm cho rằng nói đến phép trị nước tức là phải nói đến dùng pháp luật để
duy trì trật tự. Luật pháp theo quan điểm của Nguyễn Trường Tộ phải hợp với
lòng người, lòng trời. Muốn vậy luật pháp không nên cưỡng ép mà phải xét đến
những yếu tố ở trọng tâm, tức là được xây dựng trên cơ sở tự do và công bằng.
Theo ông, luật đã được ban hành thì phải được mọi người tuân thủ, mọi người
đều bị ràng buộc bởi pháp luật, kể cả những người đã ban hành ra luật. Ông
ủng hộ chủ nghĩa cách tân và cho rằng muốn cách tân phải có những con người
cách tân, những con người khép mình theo pháp luật chung. Ông cho rằng: Kẻ
làm vua biết rõ cái điều trời phó thác cho mình là nặng nề, mọi phúc họa đều
do trách nhiệm của vua cho nên tự hạ mình khép vào vòng pháp luật. Như vậy,
có thể thấy rằng, trong tư tưởng cách tân, quan điểm ủng hộ thuyết pháp trị của
Nguyễn Trường Tộ ở mức độ nhất định đã có những dấu hiệu của tư tưởng về

một nhà nước pháp quyền. Đó là vì quan điểm của Nguyễn Trường Tộ về pháp
luật cơ bản là: Pháp luật không phải là sản phẩm của sự duy ý chí, tùy tiện, một
khi pháp luật đã ban hành thì phải thực hiện nguyên tắc mọi người (kể cả Vua)
đều phải bình đẳng trước pháp luật [28].
1.3. Tư tưởng pháp quyền ở Việt Nam trong lịch sử trung cận đại
Có lẽ người Việt Nam đầu tiên nói đến pháp quyền là Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Năm 1919 trong Bản yêu sách gửi đến hội nghị Vecxây, yêu sách thứ 7
được Người đề ra là pháp quyền. Sau này, yêu sách đó được thể hiện thành lời ca:
“Bảy xin Hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” [14].
Điều dễ nhận thấy là Bác đã không đưa ra yêu sách về một “nhà nước pháp
quyền” mà chỉ về “pháp quyền”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – người sáng lập ra Nhà nước Việt Nam đồng
thời là người sáng lập chủ thuyết về chủ nghĩa lập hiến Việt Nam hiện đại.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân luôn là phạm trù trung tâm. Người coi

18


“mọi quyền hành đều ở nơi dân”. Từ quan điểm dân là chủ của quyền lực
chính trị, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mối liên hệ không thể thiếu được giữa sự
hiện diện của dân chủ với nhu cầu cần phải có Hiến pháp. Tại phiên họp đầu
tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày
3/9/1945, có nghĩa là chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ
tại Quảng trường Ba Đình, Người đã nói:
Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi
đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta
không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do
dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị
Chính phủ phải tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với
chế độ phổ thông đầu phiếu [14].

Tổng tuyển cử, quyền tự do dân chủ, như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí
Minh đã gắn quyê ̣n với nhau. Ở đó, dân chủ là gốc, Hiến pháp sẽ là tiền đề, sự
tôn trọng và bảo đảm quyền tự do dân chủ là nền tảng mang tính xung lực và
là mục tiêu cần đạt được. Đây chính là công thức về một nhà nước dân chủ
lập hiến cần có ở Việt Nam mà Hồ Chí Minh là người sáng lập. Tư tưởng đó
là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng và phát triển một nền chính trị dựa
trên nền tảng Hiến pháp.
Với tư tưởng này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi tới cùng của vấn đề - đó
là bảo đảm quyền tự do, hạnh phúc cho con người. Người đã từng nói: “Nếu
nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng
chẳng có ý nghĩa gì” [14]. Mục tiêu trực tiếp của nền dân chủ và của tư tưởng
lập hiến là làm cho con người thành những người tự do, hanh phúc. Do đó, tư
tưởng lập hiến có mục tiêu đưa quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước vào
quỹ đạo của Hiến pháp để phục vụ lợi ích của nhân dân, của con người.
Sở dĩ trong tư tưởng lập hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh các yếu tố dân
chủ (quyền của nhân dân), Hiến pháp và pháp luật, quyền của con người gắn

19


bó mật thiết với nhau vì Hiến pháp được coi là tiền đề, nền tảng pháp lý cho
quyền lực chính trị của nhân dân và là bảo đảm của các quyền tự do thực sự
của con người. Ở nghĩa đó, Hiến pháp thể hiện sự đồng thuận của nhân dân về
những mục tiêu và Hiến pháp làm được chức năng người bảo vệ lợi ích và các
quyền tự do của con người, của công dân vì không chỉ quy định quyền tự do
mà còn ghi nhận sự hạn chế của quyền lực nhà nước, mọi cơ cấu và hoạt động
quyền lực của bộ máy công quyền đều phải tuân thủ các chuẩn mực hiến định.
Ngay từ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động đặt hoạt động của bộ máy
nhà nước dưới sự giám sát của nhân dân. Người kêu gọi: “Từ ngày thành lập
Chính phủ, trong nhân viên còn có nhiều khuyết điểm. Có người làm quan

cách mạng, chợ đen, chợ đỏ, mưu vinh thân phì gia, xin đồng bào hãy phê
bình, giám sát công việc của Chính phủ” [14]. Và theo thiết kế của Chủ tịch
Hồ Chí Minh thì tất cả các cơ quan đại diện cho nhân dân ở các cấp đều do
nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhân dân địa phương.
Như vậy, theo tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, Hiến pháp là sự tổng
hoà của các yếu tố: tư tưởng về dân chủ, sự ràng buộc của quyền lực nhà nước
bởi Hiến pháp và pháp luật để qua đó mà kiểm soát quyền lực, sự bảo đảm
của các nguyên tắc pháp quyền, tôn trọng và bảo đảm nhân quyền. Có thể nói
rằng, đó là những định hướng và tiền đề tư tưởng của chủ nghĩa lập hiến
mang tính phổ biến mà tư tưởng Hồ Chí Minh đã tiếp thu, được kiểm nghiệm
trong thực tiễn Việt Nam [19].
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của sự kết hợp của những giá trị
truyền thống của dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại. Do đó, chắc chắn
rằng, tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng lập hiến, đều chứa đựng
những giá trị tư tưởng phổ biến và những nét truyền thống Việt Nam.
Như đã nói ở trên, giá trị chung nhất đó là tư tưởng về nhân dân,
Montesqieu trong tác phẩm nổi tiếng của ông: “Tinh thần của pháp luật” đã
nhắc đến yêu cầu phải lấy tinh thần của pháp luật từ tinh thần của nhân dân.

20


Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Hiến pháp, pháp luật, các quyết sách
chính trị luôn phải gắn với sự đoàn kết dân tộc, sự đồng thuận xã hội, với đạo
đức, với cần kiệm, liên chính, chí công vô tư. Tính nghiêm minh của pháp
luật luôn đi liền với đạo lý, với tình thương và sự khoan dung. Ví dụ, khi nói
về tư pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp
cũng như mọi vấn đề khác là vấn đề ở đời và làm người” [14], cho nên, có thể
khẳng định rằng, chủ nghĩa lập hiến trong tư tưởng pháp quyền của Hồ Chí
Minh là chủ nghĩa lập hiến dựa trên truyền thống tôn trọng đại nghĩa của dân

tộc Việt Nam, là tư tưởng khoan dung và nhân nghĩa.
1.4. Nhận thức chung về nhà nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền không phải là vấn đề hoàn toàn mới lạ mà là một
phạm trù có nguồn gốc lịch sử tư tưởng từ xa xưa. Sự ra đời và phát triển của tư
tưởng “Nhà nước pháp quyền” gắn liền với sự ra đời và phát triển của dân chủ,
của tư tưởng loại tra sự chuyên quyền, độc đoán, vô chính phú, vô pháp luật.
Nhà nước pháp quyền đòi hòi phái có sự thống nhất giữa tính tối cao của pháp
luật với hình thức pháp lý của tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước. Đó là hai
yếu tố không thể thiếu được khi nói đến nhà nước pháp quyền nói chung.
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Nhà nước tồn tại không thể thiếu pháp luật, ngược lại thiếu nhà
nước, pháp luật trở nên vô nghĩa. Bời vì, pháp luật do Nhà nước ban hành và
đảm bảo thực hiện. Nhà nước cần đến pháp luật vì thông qua pháp luật, dựa
vào pháp luật, nhà nước mới quản lý được đời sống xã hội. Dựa trên pháp luật
và các công cụ khác, nhà nước thiết lập một trật tự xã hội. Tuy vậy, lịch sử
cho thấy không phải khi nào có nhà nước, có pháp luật là có ngay nhà nước
pháp quyền. Nhà nước pháp quyền không phải là kiểu nhà nước xét theo học
thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế xã hội. Nhà nước pháp quyền ra đời ở
một giai đoạn phát triển nhất của xã hội. Nhà nước pháp quyền từ quan điểm,
tư tưởng đã dần trở thành thực tế lịch sử [28].

21


×