Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Bà bầu tụt bụng: Phải kiểm tra ngay!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.99 KB, 1 trang )

Một độc giả chia sẻ: “Em có vấn đề này đang "đau đầu" quá nên rất muốn được tham khảo ý kiến các
chị. Vốn là vợ chồng em cố gắng hơn 1 năm mới có con, vui lắm, hạnh phúc lắm nhưng đến tuần thứ 10
thì con có nguy cơ bị dọa sảy. Em đã phải nằm viện điều trị hơn 1 tháng mới giữ con ở lại được. Cũng
may là từ ngày đó, thai kỳ của em trộm vía khá khỏe mạnh.
Đến khoảng tầm tuần thứ 25, em được mẹ đẻ bày cho cách chịu khó đi bộ để sau này dễ sinh. Thế là hầu
như tối nào ăn cơm xong, hai vợ chồng em cũng dắt tay nhau đi bộ hàng cây số quanh công viên trước
nhà. Đợt vừa rồi đi khám thai, bác sĩ cũng nói thai nhi đang phát triển rất tốt, em mừng lắm”.
Tuy nhiên độc giả này hoang mang: “Thế nhưng hôm trước, cô em chồng em sống ở Singapore về chơi.
Vừa nhìn thấy em, cô ấy đã bảo: "Chị mang bầu tuần bao nhiêu rồi mà bụng đã tụt xuống thế kia?" Khi
biết em mới mang thai tuần 32, cô ấy sửng sốt nói: "Nhìn bụng chị tụt thế kia là sắp đến ngày sinh rồi
đấy, chị cẩn thận không khéo sinh non." Câu nói vô tình của cô em dâu khiến em hoang mang quá”
Trao đổi với chúng tôi, Thạc sĩ, bác sĩ Trần Việt Cường (Trường khoa sản thường, Bệnh viện Nhân Dân
Gia Định, TP.HCM) cho biết. “Việc vận động nhẹ nhàng không có ảnh hưởng gì đến thai phụ, không dẫn
đến sinh non. Bà bầu lưu ý chỉ vận động nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh và tác động mạnh từ bên ngoài
lên thai nhi. Còn việc có dấu hiệu tụt bụng có thể còn tùy vào cảm nhận của thai phụ, tư thế của thai nhi
trong bụng của bà bầu. Muốn biết có thể sinh non hay không, bà bầu phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để
kiểm tra cổ tử cung xem có hở hay không”.

Bà bầu lưu ý chỉ vận động nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh và tác động mạnh từ bên ngoài lên thai nhi.
(ảnh minh họa)
Theo bác sĩ Cường, đi lại nhẹ nhàng là được trong thai kỳ, lưu ý không đi quá nhanh hoặc như quan niệm
của các cụ là “tay không vung quá cao, chân không bước quá cao”. Thậm chí, một số người nhà ở trên
tầng cao, hàng ngày phải bước lên xuống cầu thang thì cần lưu ý bước chắc chắn, chậm và vịn tay chặt để
không xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
Nguyên nhân của sinh non có nhiều như nếu đã sinh non một lần thì lần tiếp theo sẽ có nguy cơ cao về
sinh non, cổ tử cung bị hở bẩm sinh, trước khi mang thai có nạo hay phá thai nhiều lần. “Đặc biệt, việc bị
té ngã, tác động mạnh từ bên ngoài lên bụng cũng sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non”, bác sĩ Cường lưu ý.
Dấu hiệu sinh non có thể nhận ra là xuất hiện hiện tượng đau bụng khi chưa đến ngày dự sinh, có nhớt và
dịch từ âm đạo… khi có những dấu hiệu này cần đưa ngay thai phụ đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám.
“Có 2 thời điểm để kiểm tra nguy cơ sinh non với thai phụ. Đó là 3 tháng đầu kiểm tra eo cổ tử cung xem
có bị hở bẩm sinh hay không. Còn 3 tháng giữa thai kỳ cũng sẽ kiểm tra vấn đề này, nếu bị hở sẽ được


chỉ định của bác sĩ, có thể sẽ khâu eo tử cung", bác sĩ Cường lưu ý.
Theo một số bác sĩ khác, khi mang thai, một dấu hiệu nhỏ cũng làm cho mẹ bầu lo lắng, đặc biệt là khi nó
ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và bé yêu trong bụng. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết. Chị em
chỉ nên đi khám định kỳ và khám khi nhận thấy những dấu hiệu sau: âm đạo chảy máu nặng, sốt, đau và
cảm lạnh, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, đi tiểu bị đau nhiều, đau khung xương chậu, nôn đi kèm với
sốt hoặc đau người, sốt cao trên 39,5 độ C, ra nhiều nước ở âm đạo, phù mặt, tay hoặc chân, không thấy
bé đạp trong bụng, bị những cơn đau đầu dữ dội, liên tục chảy máu vùng kín liên tục hơn 1 ngày.



×