Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Được - mất khi xem vợ đẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.66 KB, 3 trang )

Có lẽ do tâm lý chung muốn được chồng ở bên cạnh động viên tinh thần, tiếp thêm sức mạnh trong quá
trình vượt cạn khó khăn nên có đến 80% mẹ bầu muốn chồng tham gia ca sinh nở của mình. Tuy nhiên,
cũng có không ít chuyện dở khóc dở cười quanh việc vào phòng sinh cùng vợ mà chỉ khi trải qua rồi mới
biết. Vì vậy, nếu các cặp đôi đang chuẩn bị đón thiên thần nhỏ mà phân vân về vấn đề này thì hãy cùng
tham khảo những điểm ĐƯỢC – MẤT dưới đây trước khi đưa ra quyết định cuối cùng nhé!
ĐƯỢC…
Không phải ngẫu nhiên có đến 80% mẹ bầu muốn được chồng ở bên cạnh mình trong lúc vượt cạn khó
khăn. Vì sao vậy?
Tiếp thêm sức mạnh
Ngay từ những ngày đầu mang thai, chị Trâm Anh (Đống Đa, Hà Nội) đã quyết định sẽ khám thai trọn
gói tại Bệnh viện Việt – Pháp. Chi phí trọn gói khá đắt đỏ nên đương nhiên dịch vụ cũng khỏi chê luôn và
đến lúc vợ lên bàn đẻ, anh Khang chẳng cần xin xỏ gì cũng được vào phòng đẻ cùng vợ. Có chồng ở bên
cạnh luôn nắm tay và nói chuyện nên chị Trâm Anh vượt qua ca sinh nở nhẹ nhàng lắm. Chị chia sẻ trên
trang cá nhân của mình: “Đúng là chẳng ai bên cạnh tuyệt vời hơn chồng lúc sinh nở các mẹ ạ. Suốt 2
giờ nằm trong phòng đẻ, lúc nào chồng cũng ở bên cạnh nói chuyện, nắm tay rồi lau mồ hôi cho mình.
Khi thấy mình rặn đẻ, anh cũng rặn theo. Ánh mắt anh cứ nhìn chằm chằm vào mình như để tiếp thêm
sức mạnh. Những hành động ấy dù nhỏ thôi nhưng cũng làm mình quên đi cơn đau đẻ. Thấy các mẹ đau
đẻ kêu trời kêu đất nhưng với mình thì thật nhẹ nhàng”.
Nếu được chọn một người ở bên cạnh mình trong giây phút đón con chào đời, hầu hết các sản phụ đều
chọn người chồng. Lý do là vì khi có chồng ở bên cạnh động viên tinh thần, các mẹ sẽ thấy bớt đau đớn
và vì thế ca sinh nở cũng diễn ra nhẹ nhàng hơn.

Hầu hết sản phụ muốn có chồng bên cạnh khi vượt cạn. (ảnh minh họa)
Hiểu vợ hơn
Việc người chồng có mặt trong phòng sinh cùng vợ mang nhiều ý nghĩa. Nó sẽ giúp các đấng mày râu
hiểu hơn sự vất vả, khó nhọc của chị em phụ nữ trong giây phút vượt cạn. Anh Hùng (Nam Định) vừa
đón con gái nhỏ tại bệnh viện Phụ sản chia sẻ: “Trước khi vợ sinh nở, tôi đã nghe rất nhiều người nói về
sự đau đớn khi người phụ nữ sinh con nhưng có tận mắt chứng kiến mới thấy thương vợ biết nhường nào.
Có nhiều lúc cô ấy đau đẻ như trực ngất đi. Vợ tôi lại đau đến 2 ngày ròng rã, khi lên đến bàn đẻ thì
cũng gần như kiệt sức. Vì sức rặn yếu nên vợ tôi bị rạch gần đến hậu môn. Thương vợ nhiều lắm. Chính
vì vậy mấy hôm nay tôi đều cố gắng thức đêm chăm con để cô ấy có thời gian nghỉ ngơi”.


Theo các chuyên gia, việc người chồng có mặt trong phòng sinh cùng vợ sẽ giúp họ hiểu hơn sự vất vả,
đau đớn mà vợ phải trải qua trong cơn chuyển dạ, từ đó họ thêm đồng cảm, yêu thương và giúp đỡ người
vợ được nhiều hơn.
Khơi dậy trách nhiệm làm cha
Ngoài những ưu điểm trên, một cái “được” nữa không thể không kể đến là khơi dậy trách nhiệm làm cha
ở "đấng mày râu". Trong suốt 9 tháng mang thai hầu như các ông bố đều không cảm nhận được nhiều sự
gắn kết, yêu thương giữa CHA – CON vì họ không hề cảm nhận được từng chuyển động cũng như thay
đổi của bé trong bào thai. Vì vậy, việc chứng kiến con chào đời, tự tay cắt rốn cho con sẽ làm các đấng
mày râu cảm thấy gắn bó và có trách nhiệm với sinh linh bé bỏng của mình.
MẤT…
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời trên, chúng ta không thể không kể tới những nhược điểm khi chồng


vào phòng sinh cùng vợ nếu các cặp đôi không được chuẩn bị sẵn tinh thần cũng như kiến thức thai sản.
Đã có không ít chuyện dở khóc, dở cười liên quan đến vấn đề này. Đây cũng chính là những lý do vì sao
hầu hết các bệnh viện không đồng ý cho người thân đặc biệt là chồng vào phòng sinh cùng vợ.
Làm sản phụ phân tâm
Câu chuyện của anh Phong khi chứng kiến cảnh vợ đau đẻ là một ví dụ. Anh kể vợ chồng anh sinh con
đầu lòng khi anh đang công tác bên Nhật Bản. Ở bên đó, hầu hết các bệnh viện đều cho phép chồng vào
phòng sinh cùng vợ. Vì vậy anh háo hức lắm, tuy nhiên cũng không khỏi bỡ ngỡ vì ở Việt Nam thấy rất
hiếm việc này. Cũng chính bởi “cái sự” bỡ ngỡ ấy khiến anh gây ra họa. “Khi thấy vợ đau đẻ quá như
gần ngất lịm đi tôi đã tu lên khóc. Lúc đó không hiểu sao tôi lắm nước mắt thế, cứ nắm chặt tay vợ mà
khóc làm cô ấy không thể tập trung rặn đẻ được. Thây tôi khóc cô ấy cũng khóc theo, có lẽ vì đau quá.
Ca sinh nở diễn ra cả tiếng mà con vẫn không thể chào đời được vì sức mẹ rặn kém. Cuối cùng các bác sĩ
đã phải yêu cầu tôi ra ngoài vì ảnh hưởng đến tâm lý vợ. Sau sinh, vợ tuyên bố thẳng thừng rằng sẽ
không bao giờ cho tôi vào phòng đẻ nữa.”
Trường hợp như anh Phong chẳng phải là chuyện hiếm. Số liệu thống kê chỉ ra rằng những ca sinh nở có
sự chứng kiến của người chồng thì người vợ phải mổ đẻ là cao hơn rất nhiều so với những ca sinh nở
khác. Nếu người chồng có tâm lý không tốt hoặc không được trang bị đầy đủ kiến thức khi vào phòng đẻ
sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý sản phụ. Lúc này, người vợ sẽ bị phân tâm, không tập trung sức mạnh đẻ

rặn đẻ. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến nhịp và làm mẹ bầu cảm thấy căng thẳng hơn.

Các anh chồng nên chuẩn bị tâm lý và kiến thức nếu muốn chứng kiến cảnh vợ sinh nở. (ảnh minh họa)
Ảnh hưởng đến ekip đỡ đẻ
Có không ít câu chuyện về việc người chồng tham gia ca sinh cùng vợ nhưng lại phải nhờ đến sự chăm
sóc y tế vì ngất xỉu trong phòng sinh. Thêm nữa, cũng không ít những ông chồng khi thấy vợ mình đau đẻ
quá đã không giữ được bình tĩnh mà mắng bác sĩ, y tá loạn lên gây ảnh hưởng đến công việc của ekip đỡ
đẻ. Đây là lý do vì sao hầu hết các bệnh viện không muốn cho người nhà đặc biệt là người chồng tham
gia ca sinh nở cùng vợ.
Người chồng bị ám ảnh tâm lý
Dù đã chứng kiến cảnh vợ sinh nở đến gần 1 năm nay nhưng anh Thành (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn rất e
dè mỗi lần gần gũi vợ. Chị Phương (vợ anh) tủi thân nói: “Nếu biết sớm có hậu quả thế này thì em không
để anh ấy chứng kiến cảnh vợ đau đẻ. Ban đầu em cứ tưởng em mang bầu rồi sinh nở khiến anh ấy trăng
hoa bên ngoài nhưng ai dè anh ấy sợ em kể từ ngày chứng kiến em sinh con. Anh bảo cứ mỗi lần gần gũi
vợ là anh lại tưởng tượng đến cảnh máu me hôm sinh nở, thế là mất luôn hứng thú. Buồn quá!”
Các chuyên gia cho rằng, khi chứng kiến cảnh vợ sinh nở là lúc người chồng được tận mặt nhìn toàn bộ
cơ thể vợ ở trạng thái không hoàn hảo nhất. Đây chính là lý do khiến ham muốn tình dục của họ bị ám
ảnh. Không chỉ riêng với chuyện chăn gối vợ chồng, trong một số trường hợp đặc biệt, điều này còn ảnh
hưởng đến cả cuộc sống của họ nữa. Chính vì vậy chị em cần cân nhắc kỹ lượng vấn đề này trước khi rủ
chồng tham gia ca sinh cùng vợ.
Với những điều ĐƯỢC – MẤT trên, hy vọng các cặp đôi đã tìm được câu trả lời đúng đắn cho mình. Các
chuyên gia luôn khuyên rằng việc người chồng vào phòng sinh nở cùng vợ mang rất nhiều ý nghĩa, tuy
nhiên việc đầu tiên bạn cần làm là phải chuẩn bị tâm lý, có kiến thức vững vàng để làm động lực chứ
không phải gây phiền nhiễu cho vợ và ekip đỡ đẻ.


Object 1




×