Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.37 KB, 2 trang )
Soạn bài chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ tiếp theo
I. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
a. Câu sai
Chủ ngữ : thiếu
Vị ngữ : thiếu
- Cách chữa : cần thêm chủ ngữ và vị ngữ :
Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi lại nhớ những năm tháng anh dũng chống đế quốc Mĩ.
b. Câu sai
Chủ ngữ : thiếu
Vị ngữ : thiếu
- Cách chữa : cần thêm chủ ngữ, vị ngữ :
Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, nhóm kĩ sư, công nhân cầu
đường đã hoàn thành cây cầu bê tông cốt thép ở tỉnh em.
II. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
1. Câu sai
Cách sắp xếp như trong câu đã làm cho người đọc hiểu nhầm là phần in đậm trước dấu phẩy (Hai hàm răng
cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa) miêu tả hành động của chủ ngữ trong câu (ta). Đây là câu sai
về mặt nghĩa.
2. Chữa câu
Ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa,
giống như một hiện sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
III. Luyện tập
1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ
a. Chủ ngữ : cầu
Vị ngữ : được đổi tên thành cầu Long Biên.
b. Chủ ngữ : Lòng tôi
Vị ngữ : lại nhớ những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt vào hào hùng.
c. Chủ ngữ : Tôi
Vị ngữ : cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa, nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
2. Thêm chủ ngữ và vị ngữ
a. Mỗi khi tan trường, chúng em tung tăng đi về nhà.