Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Soạn bài tiếp nhận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.3 KB, 2 trang )

Soạn bài tiếp nhận văn học
A. Kiến thức cơ bản
1. Khái niệm về tiếp nhận văn học
Văn học tồn tại trong một chu trình: tác giả - tác phẩm – độc giả. Hoạt động tiếp nhận có vai trò quyết định
đến sự tồn tại văn học.
Tiếp nhận văn học là hoạt động đọc hoặc nghe để thưởng thức tác phẩm, chiếm lĩnh các giá trị văn học với
mục đích giải trí, tìm hiểu nghiên cứu học tập hoặc bồi dưỡng năng lực sáng tác. Thông qua ngôn từ người
đọc dùng trí tưởng tượng của mình, bồi đắp những khoảng trống được bởi mở để dựng lên một thế giới sinh
động hoàn chỉnh, nhờ đó mà hiểu biết đối tượng được thể hiện, thưởng thức cái hay, cái đẹp và hiểu được
tiếng nói của tác giả.
Tiếp nhận văn học là hoạt động giao tiếp đặc biệt giữa tác phẩm với người đọc cùng thời hoặc sau thời, do
đó có khoảng cách giữa tác phẩm với người đọc.
2. Hoạt động phổ biến của tiếp nhận văn học
a. Vai trò của người đọc
Văn học đòi hỏi người đọc phải chủ động tích cực. Đầu tiên phải hiểu nghĩa của từ, của câu, những chỗ
tưởng như phi lí của văn bản, tiếp đến hiểu được mối liên hệ các phần và cấu trúc toàn văn bản. Khái quát
hơn là hiểu được đề tài, được triển khai qua hệ thống hình tượng, từ đó hiểu được chủ đề, tư tưởng và ý
nghĩa của toàn bộ tác phẩm.
b. Tính chủ quan của người đọc.
Do tuổi tác, trình độ, sở thích, tâm trạng của người đọc khác nhau đến hiện tượng cùng một tác phẩm nhưng
có cách tiếp nhận khác nhau. Đọc câu thơ Anh bạn dãi dầu không bước nữa / Gục lên súng mũ bỏ quên đời
(Tây Tiến – Quang Dũng), có ý kiến cho rằng người chiến sĩ đã chết trên đường hành quân vì bệnh tật nhưng
Giáo sư Hà Minh Đức thì cho rằng không dễ gì chết như vậy, người chiến sĩ chỉ quá mỏi mệt mà thôi. Có cách
tiếp nhận đúng ý đồ tác giả. Có cách lí giải khác tác giả, một là phản tác giả, hai là vượt ra ngoài ý đồ sáng
tạo nên đem lại nhiều giá trị sâu sắc, mới mẻ. Đây là hoạt động đồng sáng tạo của người đọc.
Do đó, mỗi bạn đọc có một tác phẩm cá biệt trong thế giới tinh thần của mình sau khi chiếm lĩnh. Khoảng
cách giữa nhà văn với người đọc, sự thiếu tương đồng của hai bên là do sự cảm thụ thế giới và cái nhìn hiện
thực. Một tác phẩm có thể có nhiều cách hiểu nhưng cách hiểu nào phổ biến nhất thì tạm thời được chấp
nhận. Nghệ thuật khác với khoa học là ở điểm này, vì trng khoa học, chân lí chưa hẳn thuộc về sống đông.
Do trình độ thưởng thức mà nảy sinh “tầm đón nhận”. Tầm đón nhận được hiểu là vốn tri thức, hiểu biết về
văn chương, vốn sống và sự từng trải. Tầm đón nhận của người đọc làm cho họ không thể hoặc có thể đánh


giá được mức độ sáng tạo và sự tiến bộ trong văn học, trong đó có thái độ từ chối tác phẩm. Tầm đón nhận
được nâng cao dần trong quá trình học tập và tích lũy, điều đó góp phần thúc đẩy văn học sáng tạo cái mới
để thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ của người đọc. Đôi khi tầm đón nhận không đuổi kịp sự tiến bộ văn học, đòi
hỏi văn học điều chỉnh theo hướng có lợi. Đó là mối quan hệ tương tác giữa văn học với công chúng.
Cơ cấu tầm đón nhận có môi trường văn hóa lịch sử, lập trường tư tưởng và tâm lí xã hội. Nên mỗi thời đại
có cách lí giải khác nhau về khuynh hướng tư tưởng tác phẩm. Hiện tượng này vừa mang tính khách quan
của người tiếp nhận vừa mang tính chủ quan của thời đại.
c. Tính khách quan trong tiếp nhận
Thừa nhận yếu tố chủ quan trong tiếp nhận nhưng không phải là một sự gán ghép tùy tiện. Văn học đòi hỏi
người đọc tôn trọng văn bản, cơ sở khách quan của tiếp nhận. Với nội dung phản ánh xã hội, được truyền
đạt bởi phương thức tạo hình và biểu hiện mang tính truyền thống dựa trên cơ sở ngôn ngữ toàn dân, tác
phẩmm định hướng giới hạn lí giải và tác động thẩm mĩ nên người đọc hoàn toàn có thể tiếp cận tương đồng
các yếu tố nội dung tác phẩm.


Mỗi người đọc có những tìm tòi, khám phá riêng những điểm chung, mang tính khách quan thường rất lớn.
Điểm ấy không loại trừ việc dựa trên cơ sở là tư tưởng nỗi niềm, ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
Tóm lại, tiếp nhận văn học vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan, được thực hiện trong sự tác
động lẫn nhau giữa tác phẩm, khuynh hướng nhà văn và đặc điểm nhân cách người đọc.
Tuyệt đối hóa mặt nào đều không đúng. Hoạt động tiếp nhận có sự chuyển hóa giữa hai yếu tố khách quan
và chủ quan là biểu hiện trình độ phát triển cao về năng lực văn học của người đọc.
B. Luyện tập
1. Hãy giải thích các khái niệm: tiếp nhận văn học, tầm đón nhận, khoảng cách thẩm mĩ, đồng sáng tạo.
- Tiếp nhận văn học là hoạt động đọc hoặc nghe để thưởng thức tác phẩm, chiếm lĩnh các giá trị văn học mới
mục đích giải trí, tìm hiểu nghiên cứu học tập hoặc bồi dưỡng năng lực sáng tác.
- Tầm đón nhận là tập hợp các quy chuẩn thẩm mĩ và những yếu tố ngoại nghệ thuật như đạo đức, tư tưởng
văn hóa, tín ngưỡng…
- Khoảng cách thẩm mĩ là khoảng cách chênh lệch giữa tầm đón nhận có trước của người đọc với tác phẩm
mới.
- Đồng sáng tạo là gì?

Khi nhà văn sáng tạo tác phẩm, không thể miêu tả toàn bộ hiện thực mà chỉ chọn lấy những chi tiết, đường
nét tiêu biểu, điển hình, giàu sức biểu hiện. Sáng tạo của người đọc là tìm lại, bổ sung cho hoàn chỉnh, phát
hiện lại, làm sống dậy thế giới hình tượng có tính biểu diễn để hiểu nó và đồng cảm với tác giả, đôi khi có sự
cắt nghĩa bất ngờ. Sự sáng tạo của tác giả và độc giả căn bản khác nhau. Nhà văn sáng tạo cái mới còn bạn
đọc hỗ trợ sự sáng tạo ấy cho hoàn chỉnh thế giới nghệ thuật. Đó là hiện tượng đồng sáng tạo trong tiếp
nhận.
2. Giữa công chúng với tác phẩm có những mối quan hệ nào?
- Tác phẩm nâng cao tầm đón nhận, phát triển năng lực thẩm mĩ cho người đọc.
- Người đọc hiểu sâu rộng hơn tư tưởng ý đồ nghệ thuật của tác giả, đây là hiện tượng tư tưởng tác phẩm
lớn hơn tư tưởng tác giả.
- Nhu cầu thẩm mĩ của người đọc kích thích sáng tạo của nhà văn.
- Người đọc từ chối tác phẩm là hiện tượng”phản tiếp nhận”.
3. Giữa độc giả với tác giả có những mối quan hệ nào?
- Độc giả đồng cảm với tác giả dẫn đến hiện tượng tri âm tri kỉ.
- Tri âm từng phần, độc giả đồng ý điểm này nhưng phản bác ý kiến tác giả điểm kia.
- Độc giả hiểu ngược ý tác giả.
4. Các mức độ tiếp nhận?
- Hiểu đề tài
- Hiểu tư tưởng tác giả
- Thưởng thức cái đẹp nghệ thuật
- Đối thoại với tác giả và hướng đến việc sáng tạo.



×