Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

VAI TRÒ của đầu tư PHÁT TRIỂN cơ sở hạ TẦNG, lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.21 KB, 36 trang )

Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................ 2
Chương 1: Vai trò của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng......................3
1.1. Khái niệm và đặc điểm.........................................................................3
1.2. Vai trò của phát triển cơ sở hạ tầng...................................................5
1.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng......................................11
1.3.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước.......................................................11
1.3.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài.......................................................12

Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam
trong thời gian qua..............................................................................14
2.1. Hệ thống giao thông vận tải...............................................................14
2.2. Hạ tầng điện và viễn thông................................................................20
2.3. Hệ thống khu công nghiệp.................................................................26
2.4. Các cơ sở hạ tầng khác.......................................................................30

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng ở Việt Nam................................................................................... 32
3.1. Giải pháp chung..................................................................................32
3.2. Các giải pháp riêng.............................................................................33

KẾT LUẬN........................................................................................... 35
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................36
PHỤ LỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT...............................................36

1


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục



LỜI NÓI ĐẦU
Môi trường đầu tư là yếu tố quyết định đến khả năng thu hút vốn của
một quốc gia đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài,mà trong đó cơ sở hạ
tầng của quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Đây cũng là yếu
tố hàng đầu mà các nhà đầu tư quan tâm khi quyết định bỏ vốn ra để thực hiện
một dự án nào đó.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Chính Phủ thì cơ
sở hạ tâng ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể đáp ứng được
phần nào yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung cũng như
khẳng định đuợc vai trò trong quá trình thu hút vốn đầu tư.
Tuy nhiên cùng với những thành tựu đã đạt được thì cơ sở hạ tầng của
Việt Nam cũng bộc lộ hạn chế ở nhiều mặt như sự xuống cấp của hệ thống
giao thông đường bộ, đường sắt hay cơ sở hạ tầng công nghệ cao vẫn còn
thiếu…..điều đó đã khiến cho suy giảm khả năng tăng trưởng của nền kinh
tế,không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư
nước ngoài.
Xuất phát từ thực tiễn trên cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô Hương
em đã nhận thức được rõ tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng và vai trò của đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng nên em đã quyết định chọn đề tài: “Vai trò của

đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.Lý luận và thực tiễn.”

2


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

Chương 1: Vai trò của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
1.1. Khái niệm và đặc điểm.


* Khái niệm.
Cơ sở hạ tầng là tổ hợp các công trình vật chất kĩ thuật có chức năng
phục vụ trực tiếp dịch vụ sản xuất, đời sống của dân cư được bố trí trên một
phạm vi lãnh thổ nhất định.
Theo quan điểm triết học thì cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản
xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển thì quá trình sản xuất chỉ là sự kết
hợp giản đơn giữa 3 yếu tố là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao
động.Nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nào đó thì cần
phải có sự tham gia của cơ sở hạ tầng thì mới tạo ra được sự phát triển tối ưu
nhất bởi lẽ cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định đến kiến trúc thượng tầng hay
đến tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế.Cở sở hạ tầng chỉ thực
sự phát triển sau cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào thế kỉ thứ 19.
*Phân loại:
Căn cứ vào chức năng và tính chất thì các công trình cơ sở hạ tầng được
chia làm 3 loại:
-Cơ sở hạ tầng kĩ thuật.
-Cơ sở hạ tầng xã hội .
-Cơ sở hạ tầng môi trường.
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật là các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống
như các con đường,hệ thống điện,mạng lưới thông tin liên lạc.
Cơ sở hạ tầng xã hội là các công trình gắn với các địa điểm dân cư như
trường học, bệnh viện, công viên…Các công trình này có vai trò nâng cao đời
sống của nhân dân cũng như góp phần ổn định xã hội.

3


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục


Cơ sở hạ tầng môi trường là các công trình phục vụ cho bảo vệ môi
trường sinh thái của đất nước cũng như môi trường sống của con người như
các công trình xử lý rác thải ,nước thải…..
*Đặc điểm.
Cơ sở hạ tầng là các kết quả của các dự án đầu tư phát triển nên nó
mang đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển là:
-Cơ sở hạ tầng là các công trình xây dựng nên nó có vốn đầu tư lớn, thời
gian thu hồi vốn dài và thường thông qua các hoạt động kinh tế khác để thu
hồi vốn.
-Thời kì đầu tư kéo dài.Thời kì đầu tư được tính từ khi khởi công thực
hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động.Nhiều công
trình có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm.
-Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài.thời gian này tính từ khi công
trình đi vào hoạt động cho đến khi hết hạn sử dụng và đào thải công trình.
-Các thành quả của hoạt động đầu tư thường phát huy tác dụng ở ngay
tại nơi nó được xây dựng nên.Ví dụ là việc xây dựng các con đường hay hệ
thống các cảng biển …
-Vì cơ sở hạ tầng là các công trình cần vốn đầu tư lớn hơn nữa thời kì
đầu tư kéo dài nên nó thường có độ rủi ro cao trong đó có nguyên nhân chủ
quan là do công tác quy hoạch ở nước ta còn hạn chế vì thế nhiều công trình
xây dựng không phát huy được hiệu quả cần thiết.
Bên cạnh các đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển thì cơ sở hạ tầng
cũng có những đặc điểm riêng của nó:
-Trong cơ chế thị trường hiện nay đồng vốn luôn luôn vận động không
ngừng ;những nơi có lợi nhuận cao,thời gian thu hồi vốn nhanh sẽ được các
nhà đầu tư ưu tiên đầu tư vào và ngược lại.Vì thế lĩnh vực đầu tư vào cơ sở hạ
tầng không thu hút được nhiều vốn tư nhân mà chủ yếu là từ nguồn vốn nhà
nước.


4


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

-Các công trình cơ sở hạ tầng mang tính xã hội hoá cao có nhiều đặc
điểm giống với hàng hoá công cộng.Các công trình cơ sở hạ tầng được xây
dựng nên phục vụ cả chức năng sản xuất và đời sống.Ví dụ như các con
đường được nhà nước đầu tư không chỉ phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế
của đất nước mà còn phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân.
-Các công trình cơ sở hạ tầng mang tính đồng bộ,có quy mô lớn và
thường áp dụng các công nghệ hiện đại do đó công tác lâp quy hoạch là rất
quan trọng nếu không sẽ phải trả giá rất đắt.
-Các công trình cơ sở hạ tầng mang tính định hướng,nó là kết quả của
công tác quy hoạch cả một vùng lãnh thổ rộng lớn cho đến những khu vực có
diện tích nhỏ. Các công trình cơ sở hạ tầng dựa trên quy hoạch tổng thể kinh
tế xã hội của cả nước là bước cụ thể hoá của chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của một quốc gia theo các đặc điểm và điều kiện của từng vùng lãnh thổ.
-Ngoài ra nó cong mang tính địa phương và vùng sâu sắc,nước ta trải dài
từ bắc tới nam mỗi vùng lại có những đặc điểm địa lý,tài nguyên thiên
nhiên…khác nhau do đó mỗi vùng lại có thế mạnh riêng nên đầu tư cơ sở hạ
tầng để phục vụ các thế mạnh đấy cũng khác nhau ví dụ như nơi nào có nhiều
tài nguyên như than ở Quảng Ninh thì địa phương sẽ tập trung phát triển các
nhà máy than và các nhà máy nhiệt điện,hay ở các địa phuơng vùng cao như
Sơn La lại đầu tư vào các nhà máy thuỷ điện.
1.2. Vai trò của phát triển cơ sở hạ tầng.
Mang đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển nên nó cũng có đầy đủ
vai trò của hoạt động đầu tư phát triển:
-Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng tác động đến tổng cung và tổng
cầu.Trước hết làm tăng tổng cầu cho nền kinh tế bởi lẽ các hoạt động đầu tư

xây dựng cơ sở hạ tầng cũng cần phải dùng đến nguyên vật liệu như xi măng,
sắt thép….Theo thống kê của ngân hàng thế giới thì các hoạt động đầu tư

5


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

chiếm từ 24% đến 28% trong tổng cơ cấu đầu tư của tất cả các nước trên thế
giới. Đối với tổng cầu thì tác động này biểu hiện rõ trong ngắn hạn.
AD=C+I+G+X-M
Trong đó:

C: Tiêu dùng
I: Đầu tư
G:Tiêu dùng chính phủ
X: Xuất khẩu
M:Nhập khẩu

P

AD0

AD1

AS

Q
Việc tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ là cho I tăng đồng thời là cho
tổng cầu AD tăng và làm cho AD dich chuyển sang phải làm cho sản luợng

tăng lên
+Tác động đến tổng cung trong dài hạn.Tổng cung của nền kinh tế gồm
có hai nguồn chính là nguồn cung trong nước và cung từ nước ngoài.Khi các
công trình cơ sở hạ tầng hoàn thành sẽ khiến cho môi trường kinh doanh của
daonh nghiệp thuận lợi hơn,tiết kiệm chi phí,tăng năng suất lao động…từ đó
làm cho nguồn cung tăng lên.Hơn nữa khi xây dựng các công trình cơ sở hạ
tâng cũng gián tiếp làm gia tăng chất lượng nguồn nhân lực,nâng cao khả
năng công nghệ do đó đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng gián tiếp gia tăng
tổng cung cho nền kinh tế.

6


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

Cung trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất thể hiện qua
phương trình:
Q = F(K, L, R, T…)
Trong đó:
• K: Vốn đầu tư
• L: Lao động
• R: Tài nguyên
• T: Công nghệ
Qua phương trình trên ta thấy tăng vốn đầu tư (K) là nguyên nhân trực
tiếp làm gia tăng tổng cung trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Mặt khác, vốn đầu tư còn tác động tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực (L) hay đổi mới công nghệ (T)… cho nên đầu tư còn gián tiếp làm tăng
tổng cung của nền kinh tế.
-Đầu tư vào cơ sở hạ tầng tác đông tích cực đến tăng trưởng kinh tế.Cơ
sở hạ tầng vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng với tác động đến chất lượng

tăng trưởng.Các công trình cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư,tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp- hoá hiện đai hoá,nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
….do đó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng.Mối quan hệ giữa đầu tư
và tăng trưởng được biểu hiện qua công thức của hệ số ICOR:
ICOR = Vốn đầu tư tăng thêm/GDP tăng thêm
= Đầu tư trong kỳ/GDP tăng thêm
= Tỷ lệ vốn đầu tư trong GDP/Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Từ công thức trên cho thấy nếu như hệ số ICOR không đổi thì mức tăng
trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư.Theo một số nghiên cứu muốn giữ
tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thì tỉ lệ đầu tư phải chiếm trên 25% so với
GDP tuỳ thuộc vào ICOR của từng nước.Chính vì vậy đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng là rất quan trọng bởi lẽ nó là một trong những yếu tố quan trong để
thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
7


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

Ngoài ra, như đã nói ở trên thì đầu tư còn tác động tới cả chất lượng tăng
trưởng kinh tế. Trên góc độ phân tích đa nhân tố, vai trò của đầu tư đối với
tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua biểu thức:
g = Di + Dl + TFP
Trong đó:
• g: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
• Di: Đóng góp của đầu tư vào tăng trưởng GDP
• Dl: Đóng góp của lạo động vào tăng trưởng GDP
• TFP: Đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng
GDP
-Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu

kinh tế.Cơ cầu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế
có liên quan chặt chẽ với nhau được biểu hiện cả về mặt chất và lượng tuỳ
thuộc vào mục tiêu phát triển của từng nền kinh tế.Hay chuyển dịch cơ cấu
kinh tế là sự thay đổi ty trọng của bộ phận cấu thành nền kinh tế,sự dịch
chuyển cơ cấu kinh tế khi có sự phát triển không đồng đều về qui mô tốc độ
giữa các ngành các vùng.Mỗi một thời kì nền kinh tế lại có những mục tiêu
phát triển khác nhau được thể hiện qua các chính sách của đảng và chính
phủ,bằng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch
phù hợp với qui luật làm cân đối giữa các ngành trong nền kinh tế,phát huy
nội lực của các vùng.Ví dụ như trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang
tăng trưởng cao trong nhiều năm thì nhà nước đang cố gắng phát triển công
nghệ cao để tao ra môt cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững của nền
kinh tế như cho xây dựng khu công nghệ cao láng hoà lạc,xây dựng các công
trình như nhà máy lọc dầu Dung Quất áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế
giới. Đảng và chính phủ cũng có những chính sách phát triển các vùng,khu
vực phù hợp dựa vào các thế mạnh của mỗi nơi như cho xây dựng các khu
công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư vào khai thác các thế mạnh của các
địa phương,
8


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

-Hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng tác động đến sự phát triển của
khoa học công nghệ. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với các nước đang
phát triển như Việt Nam với nền tảng công nghệ kem xa so với các nước phát
triển trên thế giới.Việc đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là yếu tố quyết
định thu hút các nhà đầu tư vào Việt Nam đặc biệt là các nhà đầu tư ở các
nước phát triển,những thứ mà các nhà đầu tư này mang đến Việt Nam không
chỉ là tiền mà còn là các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đây là một trong

những biện pháp tốt nhất để thu hẹp khoảng cách về trình độ với các nước
phát triển .Hơn nữa khi các công nghệ này đến Việt Nam nó cũng có tác dụng
nâng cao trình độ của nguồn nhân lực nước ta,khi đó chính nguồn nhân lực
này sẽ cớ điều kiện để nghiên cứu các công nghệ phù hợp với điều kiện của
đất nước dựa trên những kiến thức thu được khi được tiếp xúc với các công
nghệ tiên tiến.Thêm nữa việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng như khu công nghệ cao
láng Hoà Lạc sẽ tạo môi trường thuận lợ cho các nhà khoa học Việt Nam có
môi trường thuận lợi để tập trung nghiên cứu tránh phụ thuộc quá nhiều vào
nước ngoài.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng có những vai trò riêng của nó:
-Cơ sở hạ tầng là nền tảng cho các ngành khác phát triển.Thực vậy bất kì
một ngành kinh tế nào cũng cần phải có được hạ tầng kĩ thuật ổn định thì mới
có thể phát triển được.Ví dụ như một dự án công nghiệp thì cơ sở hạ tầng là
một vấn đề cốt yếu,cơ sở hạ tầng ở đây được xem xét dưới nhiều vấn để như
nguồn năng lượng mà đặc biệt là điện năng với nhiều yêu cầu đòi hỏi:Nguồn
cung cấp cà cung cấp với khối lượng ổn định, ít gây ô nhiễm môi trường và
có tính kinh tế cao.Hay vấn đề cũng phải quan tâm là nhu cầu vận tải và hệ
thống giao thông,với một hệ thống giao thông thuận lợi sẽ là giảm đáng kể chi
phí sản xuất của doanh nghiệp từ đó lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng lên.
-Cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định
đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài FDI.Một quốc gia có cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ rất khó có thể
9


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

thu hút được vốn đầu tư do đó để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này cần phải
nâng cấp cơ sở hạ tầng . Ở Việt Nam trong thời gian qua vốn FDI đang ngày
càng tăng .

-Xuất phát từ chính đặc điểm của nó,các công trình cơ sở hạ tầng mang
vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống nhân dân đặc biệt là những
vùng sâu vùng xa với điều kiện cơ sở hạ tầng hết sức khó khăn,thường là
không có hoặc có nhưng cũng rất đơn sơ xuống cấp. Ở các tỉnh miền núi nơi
mà cách xa các khu đô thị đông đúc thì nhiều người dân không có điện để
dùng, không có nước sạch, nhiều em nhỏ muốn đi học phải đi bộ mấy cây số
đường đất nên rất cần các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng.Với các công
trình như đường giao thông nối liền các khu vực vùng sâu vùng xa sẽ tạo điều
kiện để mọi người giao lưu với nhau nâng cao đời sống tinh thần,tham gia các
hoạt động văn hóa chung của đất nước từ đó khuyến khích họ hăng say làm
việc đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia.Từ đó giúp cho
chương trình xoá đói giảm nghèo của quốc gia đạt được hiệu quả cao.Thành
tựu rõ rệt của chương trình xoá đói giảm nghèo thể hiện ở tỉ lệ từ năm 1995
đến nay,số sộ nghèo trong tổng số hộ dân trên cả nước đã giảm từ 20% xuống
còn 11%; bình quân từ năm 2001 đến năm 2005 nước ta giảm mỗi năm
khoảng 300000 hộ nghèo,trong 6 tháng đầu năm 2006 nước ta đã giảm được
164000 hộ và có rất nhiều điểm sáng trong công tác xoá đói giảm nghèo như
ở huyện Nam Đông(Thừa Thiên Huế) trước đây được coi là vùng đất khó của
tỉnh bởi địa bàn trên núi ,xa xôi,cách trở.Huyện có 12 xã -thi trấn thì có tới 7
xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 1628/4145 hộ ,tỷ lệ hộ
nghèo lên tới 35.4% ( năm2001).Nhưng đến năm 2005 Nam Đồng dường như
mang một bộ mặt mới những con đường trải bê tông thẳng băng giúp huyện
gần với thành phố Huế hơn,trường học,trạm y tế cũng được xây mới khang
trang sạch đẹp.Năm 2005 huyện chỉ còn 10% hộ nghèo và đã chính thức xin
rút khỏi chương trình 135.

10


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục


Chính vì vậy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng có vai trò quan trong trong
con đường phát triển bền của một quốc gia đặc biệt với Việt Nam với mục
tiêu phát triển bền vững định hướng xã hội chủ nghĩa thì đầu tư vào cơ sở lại
càng quan trọng.Do đó đảng và nhà nước cần có những chính sách,quy hoạch
cụ thể lâu dài để giúp cho cơ sở hạ tầng ở Việt Nam ngày càng được cải
thiện,giúp cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và đều đặn , đời sống của người
dân không ngừng được nâng cao.
1.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
1.3.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước.
*Nguồn vốn nhà nước.
Đây là nguồn vốn quan trọng nhất và cũng là nhiều nhất cho đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng bởi lẽ cơ sở hạ tầng không phải là lĩnh vực hấp dẫn với các
nhà đầu tư do đầu tư vào cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn lớn ,thời gian thu hồi vốn
chậm.Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà
nước,nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư
phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
-Nguồn vốn ngân sách nhà nước: đây là nguồn chi của ngân sách cho
đàu tư phát triển được trích từ các khảo thu NSNN. Đó chính là nguồn vốn
đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc
gia.Trong những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì quy
mô tổng ngân sách nhà nước không ngừng gia tăng nhờ được mở rộng từ
nhiều nguồn thu khác nhau(huy động qua thuế,phí,bán tài nguyên…)Cùng với
mức thu tăng thì mức chi cũng sẽ tăng lên trong đó chi cho đầu tư phát triển
bình quân 30.2% tổng chi ngân sách nhà nước.
-Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Nguồn vốn này
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế xã
hội.Nó có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể vao cấp vốn trực tiếp của

11



Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

nhà nước ,việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụng sẽ khuyến khich phát triển
các vùng kinh tế khó khăn giải quyết các vấn đề về xoá đói giảm nghèo.
-Nguồn vốn đầu tư phát triên từ các doanh nghiệp nhà nước: đây là thành
phần chủ đạo trong các nguồn vốn phát triển vì các doanh nghiệp nhà nước
giữ một lượng vốn khá lớn lại có một số thuận lợi hơn các doanh nghiệp tư
nhân như đuợc nhà nước bảo trợ hay có thể xin khai thác tài nguyên dễ dàng
hơn…
*Nguồn vốn của dân cư và tư nhân.
Nguồn vốn này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng ở Việt Nam do đang được nhà nước có các chính sách ưu đãi và
khuyến khích khi đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng như giảm thuế,cho vay
vốn với mức lãi suất ưu đãi…Việc gia tăng nguồn vốn tư nhân cho đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng sẽ giúp cho nguồn vốn nhà nước giảm đáng kể gánh
nặng để phục vụ các mục tiêu phát triển khác,hơn nữa lại tận dụng được
nguồn vốn tư nhân đang rất lớn nhưng laij chưa được sử dụng triệt để vào đầu
tư phát triển,theo ước tính của bộ kế hoạch đầu tư thì tiết kiệm trong dân cư
và dân doanh chiếm bình quân khoảng 15% GDP.
1.3.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích luỹ của cá
nhân,các daonh nghiệp,các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể
huy động được vào quá trình phát đầu tư phát triển.Nó bao gồm các nguồn
vốn như: vốn tài trợ phát triẻn chính thức ODF gồm vốn viện trợ phát triển
chính thức ODA và các nguồn tài trợ khác,nguồn tín dụng từ các ngân hàng
thương mại quốc tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và nguồn huy động
vốn qua thị trường quốc tế.
Trong các nguồn vốn trên thì nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức

ODA là nguồn vốn chiếm tỉ trọng cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất.
Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài
cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển trong đó có Việt
12


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

Nam; ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài cùng khối
lượng vay lớn thì trong ODA còn có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất
25%.Chính vì vậy mà chính phủ Việt Nam đã định hướng sử dụng nguồn vốn
ODA ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng như phát triển lĩnh vực giao thông
vận tải ,phát triển hệ thống mạng lưới truyền tải và phân phối điện,nâng cấp
hệ thống đê điều thủy lợi ….
Ngoài ra các nguồn vốn nước ngoài khác cũng đang ngày càng được
khuyến khích hơn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khi mà Việt Nam đã
chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO cũng
như đang có được mối quan hệ tốt đẹp với nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc
biệt là nguốn vốn FDI đang ngày càng tăng :tính từ năm 1988 đến giữa năm
2007 phạm vi cả nước đã có hàng nghìn dự án được cấp phép với tổng số vốn
đăng kí là hơn 75 tỷ triệu USD; trong giai đoạn năm 2001-2006 vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài chiếm trung bình khảon 16.2% tổng vốn đầu tư xã hội.

13


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
ở Việt Nam trong thời gian qua.

Trước đổi mới năm 1986, nền kinh tế nước ta là 1 nền kinh tế bao cấp,
phát triển trì trệ, bị bao vây cấm vận, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
nhưng sau hơn 20 năm đổi mới, với các chính sách đúng đắn của đảng và
chính phủ đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư nền kinh tế nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn: nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân của 10 năm (1990-2000) đạt 7,5% trong đó năm 2000 so với
năm 1990 GDP tăng gấp 2 lần,và GDP bình quân năm năm tăng gần 7,5%,
GDP năm 2007 tăng 8,48% so với năm 2006, cơ sở vật chất kĩ thuật được
tăng cường đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, cơ cấu kinh tế có
sự dịch chuyển đáng kể, đã huy động được nhiều hơn các nguồn lực để phát
triển: theo chỉ số HDI (chỉ số phát triển con người thì năm nay Việt Nam đã
vươn lên được 4 bậc trong bảng xếp hang 177 nước, đứng thứ 105 với chỉ số
HDI=0,733. Để có được những thành tựu như vậy là nhờ một phần quan trọng
vào chiến lược đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nhà nước trong thời gian
qua;các số liệu thống kê cho thấy tổng mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt
Nam trong thời gian qua luôn giữ vững mức 10% (đây là một con số khác cao
so với chuẩn quốc tế).Tuy nhiên so sánh với các nước tiên tiến khác trong khu
vực thì cơ sở hạ tầng của nước ta vẫn chỉ ở mức trung bình đặc biệt là hạ tầng
giao thông và cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề cần quan
tâm.Lĩnh vực cơ sở hạ tầng là rất rộng nên bài viết sẽ chỉ trình bày những hạ
tầng kĩ thuật cơ bản của Việt Nam phục vụ trực tiếp đến khả năng phát triển
kinh tế của đất nước cũng như phục vụ nâng cao đời sống người dân.
2.1. Hệ thống giao thông vận tải.
Việt Nam là quốc gia rất được ưu đãi,nằm trên bán đảo Đông Dương với
diện tích vào khoảng 330991 km2, đất nước hình chữ S trải dài từ bắc tới nam
14


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục


với đường bờ biển dài 3260km cùng với đủ loại địa hình đồi núi, đồng
bằng ,mạng lưới kênh rạch chằng chịt …nên có khả năng phát triển đầy đủ
các loại hình giao thông phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.Nếu như ở miền
bắc giao thông chủ yếu để giao lưu buôn bán văn hoá giữa các tỉnh là đường
bộ thì ở một số tỉnh miền nam nhất là các tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long thì đường thủy đóng vai trò rất quan trọng.Không chỉ có hệ thống
đường bộ và đường thuỷ,ngày nay Việt Nam còn rất phát triển với hệ thống
đường sắt và đường hàng không.Hệ thống đường sắt đã có và phát triển từ lâu
đóng góp quan trọng vào phát triển chung của đất nước mà đặc biệt nó là cầu
nối quan trọng giữa 2 miền nam bắc khi đường hàng không chưa phát
triển.Trong khi đó hệ thống sân bay và đường hàng không ở Việt Nam đang
ngày càng hoàn chỉnh là chiếc cầu nối quan trọng giữa Việt Nam và các nước
trên thế giới,tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư và giao lưu
văn hoá giữa các vùng lãnh thổ.
Có thể nói hệ thống giao thông vận tải đóng một vai trò rất quan trọng
trong sự phát triển của bất cứ một quốc gia nào,và ở Việt Nam cũng vậy nó
đóng vai trò như là huyết mạch của nền kinh tế và của xã hội.Tuy nhiên cùng
với sự phát triển của nền kinh tế,sự xuất hiện của nhiều phương tiện giao
thông và nhu cầu đi lại ngày càng gia tăng của người dân thì hệ thống hạ tầng
giao thông nước ta đã bộc lộ nhiều hạn chế không đáp ứng đủ yêu cầu đặt ra
như tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra,các con đường cao tốc hư hỏng gây
ra tai nạn giao thông…Theo nhận định của bộ kế hoạch đầu tư thì hệ thống
kết cấu hạ tầng giao thông củaViệt Nam có quy mô nhỏ bé ,hầu hết chưa đáp
ứng được yêu cầu kĩ thuật lại không mang tính đồng bộ.Dự đoán thì tổng nhu
cầu vốn đầu tư phát triển cho một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông thiết
yếu từ nay đến năm 2020 ước tính vào khoảng 67.57 USD.
*Hệ thống đường bộ.
Việt Nam có trên 220000 km đường bộ trong đó có trên 17400km đường
quốc lộ và có khoảng 570km đường quốc lộ có 4 làn đường trở lên,mật độ
15



Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

đường bộ trên 100 km2 là 16.16 km. Đây không phải là con số thấp so với các
nước trong khu vực.Nhìn chung thì đường bộ đã phát huy được vai trò của nó
trong hệ thống cơ sở hạ tầng:vận chuyển đường bộ chiếm hơn 70% khối
lượng hàng hoá và hơn 80% vận chuyển hành khách tuy nhiên nó vẫn chưa
thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nền kinh tế và của xã hội khi mà Việt Nam
đang tăng trưởng nhanh và đều trong vài năm trở lại đây,hơn nữa cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thì đời sống của người dân cũng tăng lên từ đó số
phương tiện giao thông cũng tăng lên đặc biệt là ô tô:trung bình ở thành phố
Hồ Chí Minh có khoảng 100 ô tô và 1000 xe máy đăng ký mới.
Hệ thống giao thông đường bộ nước ta vẫn chậm phát triển,vừa thiếu lại
vừa yếu.Hầu hết các con đường chưa đạt tiêu chuẩn kĩ thuật,chưa có đường
cao tốc đạt chuẩn: một số đường cao tốc đạt tiêu chuẩn Việt Nam như Nội
Bài,Nam Thăng Long…nhưng chỉ tương ứng với tiêu chuẩn loại
B(Expressway) so với tiêu chuẩn quốc tế.Hệ thống đường giao thông đô thị
cũng nhỏ bé hay xảy ra tình trạng ùn tắc.Hiện 1km đường bộ của Việt Nam
phải gánh 227.4 phương tiện giao thông cơ giới,tỷ lệ đường được rải là rất
thấp:60% đối với đường quốc lộ và 30% đối với đường tỉnh lộ.Hàng năm số
lượng người chết do tai nạn giao thông gấp 4 lần sự kiện 11/9 ở Mỹ,số bị
thương tương đương 8 lần, đây là những con số cực kì nghiêm trọng.
Hệ thống cầu, hầm và thông tin tín hiệu lạc hậu không đồng bộ.Theo báo
cáo của cục đường bộ Việt Nam và các sở giao thông địa phương thì còn tới
hàng trăm cây cầu yếu các loại trên các tuyến đường của cả nước.Cầu yếu
xuất hiện nhiều nhất ở Quốc lộ 1A và giao thông Nam Bộ, đây thực sự là các
điểm đen trong hệ thống giao thông đường bộ.Tổng chiều dài cầu trên quốc lộ
là 118 km trong đó có khoảng 800 cây cầu cần thay thế và sửa chữa với chiều
dài khoảng 37km.

Thực trạng trên cho thấy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ là rất
quan trọng,chính vì vậy chính phủ cần có các chính sách huy động vốn thich
hợp để có điều kiện nâng cấp và xây dựng hệ thống đường bộ.
16


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

*Hệ thống đường sắt.
Mạng lưới đường sắt Việt Nam với tổng chiều dài 2600 km nối liền các
khu dân cư,trung tâm văn hoá nông nghiệp và công nghiệp trừ khu vực đồng
bằng sông Cửu Long: trong đó riêng tuyến Hà Nội –Sài Gòn dài 1726 km
chiếm 2/3 tổng số,Hà Nội-Lào Cai dài 230 km,Hà Nội-Hải Phòng dài 100km.
Đường sắt Việt Nam cũng nối liền với Trung Quốc qua 2 tuyến là tuyến đi
Vân Nam qua Lào Cai và nối liền tỉnh Quảng Tây qua Lạng Sơn.Và đường
sắt Việt Nam cũng đang có tiềm năng phát triển mở ra các nước như
Lào,Campuchia,Thái Lan…Với một cơ sở vật chất như vậy thì hệ thống
đường sắt đã đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế đặc
biệt là nhu cầu đi lại của người dân do giá thành của đường sắt rẻ lại an toàn.
Tuy nhiên do hệ thống đường sắt chủ yếu được xây dựng từ thời
Pháp,thời gian sử dụng đã rất lâu lại còn bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và các
loại hao mòn …nên dù đã được duy tu,sửa chữa nhiều nhưng hiện nay hệ
thống đường sắt của Việt Nam đã bị xuống cấp nặng nề: nền đường yếu ,một
số nơi bị sạt lở gây nguy hiểm nghiêm trọng.
Hệ thống cầu,hầm và hệ thống thông tin liên lạc cũng không đồng
bộ.Toàn tuyến có tất cả 1790 cầu đường sắt với chiều dài 45.368m và 31 cầu
chung đường sắt-đường bộ dài 11753m trong đó tổng chiều dài cầu trên tuyến
Hà Nội-Hồ Chí Minh là 36056 mchiếm tỷ lệ 63% tổng chiều dài trên đường
sắt.Có 180 cầu dầm thép tạm thời 18084m chiếm 31% tổng chiều dài
cầu.Tổng chiều dài các cầu bê tông là 13274m trong đó 9179m trên tuyến Hà

Nội-Hồ Chí Minh.Có 5128 cống với tổng chiều dài là 80850m và có 39 hầm
với chiều dài là 11512m.Hầu hết kết cấu hạ tầng đã xuống cấp nghiêm
trọng:các cây cầu đặc biệt là các cây cầu bằng sắt đã bị gỉ từ lâu,các mối hàn
đã bị lỏng có thế sập bất cứ lúc nào,cống và các đường hầm đã xây dựng lâu
khi mà kĩ thuật còn lạc hậu giờ không còn đáp ứng được yêu cầu.Về hệ thống
thông tin của đường sắt Việt Nam được sử dụng các máy tải 1kênh,3 kênh,12

17


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

kênh được sản xuất tại Hungari giữa những năm 1972 và 1979.Hệ thống dây
trần được sử dụng trong việc truyền tải đường dài.
Thực trạng trên cho thấy vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đường sắt
chưa được quan tâm,từ đó không phát huy hết được vai trò của hệ thống
đường sắt. Đứng trước thực trạng đó đòi hỏi nhà nước cần có những chính
sách thích hợp đầu tư nâng cấp sửa chữa đồng bộ hệ thống đường sắt.
*Hệ thống đường thuỷ.
Vận tải thuỷ nội địa của Việt Nam được nhân dân ta sử dụng lâu đời do
được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông hồ, đường ven biển rất phong phú
với khoảng 2630 sông,kênh,hồ với tổng chiều dài 41000km;3200km đường
biển;112 cửa sông và vịnh kín.Các sông chủ yếu tập trung ở hai vùng đồng
bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.Mật độ sông kênh trên toàn
quốc là 0.127 km/km2 và 0.59 km/1000 dân.Mạng lưới sông kênh ở Việt
Nam có mật độ lớn chảy qua hầu hết các tỉnh thành phố tạo thành các trục
đường giao thông đường thủy rất thuận lợi.Theo kết quả điều tra sơ bộ,tổng
chiều dài các tuyến vận tải thuỷ có thể khai thác là 17000km trong đó có gần
9000km phương tiện có trọng tải trên 100 tấn có thể đi lại được.
Tuy gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư,cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn

nhưng trong những năm gần đây sản lượng hàng hoá và hành khách vận tải
bằng đường thuỷ nội địa luôn tăng đều,riêng vận tải hàng hoá hàng năm tăng
bình quân 9.4% và đạt tỷ trọng 25-30% tổng sản lượng vận tải của toàn
nghành giao thông vận tải,và chỉ đứng sau đường bộ.Năm 2002 toàn nghành
vận chuyển trên 40 triệu tấn hàng hoá.
Thực trạng ngành đường thuỷ cũng đang gặp nhiều khó khăn.Ví dụ điển
hình là ở đồng bằng sông Cửu Long nơi mà hoạt động giao thông bằng đường
thuỷ sầm uất nhất cả nước.Trong khi tỷ lệ hàng hoá được vận chuyển bằng
đường thuỷ của cả nước là 34.5% thì ở ĐBSCL là 66%,tỷ lệ vận chuyển hành
khách của cả nước là 15.3% thì ở ĐBSCL là 32%.Thế nhưng giao thông ở
đây vẫn rất tạm bợ.Theo thống kê của công ty cổ phần tư vấn thiết kế cảng kỹ
18


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

thuật biển (một trong những tư vấn hàng đầu về đường thuỷ-biển Việt Nam)
thì ở ĐBSCL có đến gần 20% cảng thuỷ nội địa và hơn 35% bến thuỷ nội địa
chưa đủ tiêu chuẩn được cấp phép hoạt động,hầu hết các cảng thuỷ nội địa
phục vụ cho tàu sông có quy mô phù hợp với vai trò của một cảng sông tổng
hợp cấp tỉnh.Phương tiện vận tải cũng trong tình trạng nghèo nàn:số phương
tiện vận tải có tải trọng trên 300 tấn chỉ chiếm 6.5%,loại từ 100 tấn đến 300
tấn chiếm 15%,laọi 50 tấn đến 100 tấn chiếm 25 % còn lại là các loại dưới 50
tấn.Việc đóng mới các phương tiện vận tải còn tuỳ tiện mang tính tự phát các
công nghệ tiên tiến hầu như không được áp dụng…Mặc dù trong những năm
gần đây các công trình đường biển đã được đầu tư mở rộng và nâng cấp nhiều
song vẫn không đáp ứng được nhu cầu vận tải hang hoá qua đường hàng
hải.Hiện trạng Việt Nam chưa có cảng nước sâu vì vậy việc vận chuyển hàng
xuất nhập khẩu bằng tàu lớn phải trung chuyển qua cảng nước ngoài do đó
đẩy chi phí lên cao làm giảm khả năng cạnh tranh hành hoá,gây tổn thất cho

nền kinh tế.Phần lớn các cảng ở Việt Nam đều có quy mô nhỏ bé,tiêu chuẩn
kĩ thuật lạc hậu do đó không thể tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn.Bên cạnh
đó hệ thống thông tin đường thuỷ và quan sát ven biển cũng không đồng bộ.
Nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống đường thuỷ là rất lớn chính vì vậy cần
có những kế hoạch lâu dài và cụ thể tránh tình trạng đầu tư tràn lan không có
trọng điểm,nên áp dụng các công nghệ tiên tiến của nước ngoài để chế tạo các
phương tiện vận tải.
*Đường hàng không.
Vận tải hàng không chiếm ưu thế trong vận tải hành khách quốc tế và là
phương thức vận tải nội địa quan trọng. Đặc biệt khi Việt Nam chính thức là
thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì đường hang không là
cầu nối để Việt Nam phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá với các nước trên
thế giới.Vì vậy đầu tư cải thiên chất lượng đường hàng không là yếu tố vô
cùng quan trọng và mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay.Lưu lượng
vận tải hành khách qua 2 sân bay lớn nhất Việt Nam(Nội Bài và Tân Sơn
19


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

Nhất) hàng năm tăng khoảng 20-25% đã đóng góp rất nhiều vào hệ thống
giao thống vận tải nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.
Nhưng hiện nay dù đã được đầu tư nhiều nhưng nhìn chung so với các
nước trên thế giới thì ngành hàng không của Việt Nam vẫn còn phải nỗ lực
nhiều. Ở Việt Nam có hơn 20 sân bay nhưng chỉ có 3 sân bay được coi là lớn
là sân bay Nội Bài,Tân Sơn Nhất và sân bay Đà Nẵng còn hầu hết các sân bay
đều có quy mô nhỏ bé,kích thước đường băng ngắn và hẹp.
Không chỉ có thế tình trạng thiếu máy bay cũng đang xảy ra ở Việt
Nam.Các hãng hàng không trong nước than trời về việc không có máy bay để
thuê,thiếu máy bay nên Pacific Airlines đành tạm gác việc mở thêm một số

đường bay nội địa mới và VietNam Airlines cũng đang lo kế hoạch mở đường
bay thẳng tới Mỹ gặp nhiều ảnh hưởng.
2.2. Hạ tầng điện và viễn thông.
*Hạ tầng điện.
Điện đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con
người cũng như trong quá trình phát triển kinh tế:
Trước hết điện là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.Các công
nghệ sản xuất của toàn cầu theo hướng tự động hoá,giảm thiểu tối đa lao động
của con người đặc biệt là các công việc nguy hiểm. Để thực hiện được điều đó
thì cần phải có những máy móc hiện đại mà để chạy được các máy móc này
thì cần phải có nguồn năng lượng để chạy chúng đặc biệt là năng lượng điện
vì hầu hết các máy móc được sản xuất được chạy trên công nghệ điện.
Điện cũng giúp đẩy nhanh tiến bộ khoa học hiện đại.Không có điện thì
không có đủ điều kiện để các nhà khoa học có thể nghiên cứu phát minh ra
các công nghệ hiện đại,không có điện thì nhu cầu của xã hội cũng thấp sẽ
không tạo ra động lực thúc đẩy cách mạng công nghệ.
Điện chính là nguồn năng lượng quan trọng nhất trong cuộc sống hàng
ngày của con người.Thiếu điện thì cuộc sống của con người sẽ mất đi một

20


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

khoảng thời gian đáng kể trong một ngày,không có điện thì các máy móc
phương tiện giải trí như tivi,máy tính…cũng không thể hoạt động từ đó làm
giảm văn minh trong cuộc sống của con người.
Vì một lẽ đó mà xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng đóng một vị trí hàng
đầu trong chiến lược phát triển của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới.Hơn
nữa các hạ tầng điện cũng có những tác dụng đối với các ngành khác:ví dụ

như các công trình thủy điện: không chỉ là nơi sản xuất và cung cấp điện mà
nó còn có vai trò như chống lũ trong mùa mưa;cấp nước cho nông-công
nghiệp,dân sinh đặc biệt là ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp,chống
hạn và đẩy mặn trong mùa khô,góp phần mở rộng khu du lịch sinh thái và
nuôi trồng thuỷ sản…..
Thực tế thì cơ sở hạ tầng điện đã đóng góp rất nhiều trong nỗ lực phát
triển của nước ta trong thời gian qua.Tính đến tháng 8 năm 2008,sản lượng
điện cung cấp cho nền kinh tế quốc dân là 43.59 tỷ KWh trong đó phục vụ
cho công nghiệp xây dựng là 50.47%,phục vụ cho đời sống dân cư là
40.12%.Cơ sở hạ tầng truyền tải điện cũng tương đối đầy đủ,tính đến tháng 3
năm 2008 thì số huyện có điện lưới quốc gia là 540/540 đạt tỷ lệ 100%,số xã
có điện lưới quốc gia là 8843/9102(97.15%),số hộ có điện luới quốc gia là
13111133/14008358(93.6%).
Thế nhưng mặc dù đã được nhà nước quan tâm và tích cực đầu tư nhưng
trong thực tế hạ tầng điện của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu không thể
giải quyết trong một thời gian ngắn:
Cơ sở hạ tầng điện yếu là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả
năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Theo báo cáo hàng năm của tổ chức xúc
tiến thương mại và đầu tư Nhật Bản(JETRO) về môi trường đầu tư Việt Nam
thì các nhà đầu tư luôn quan ngại về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đặc biệt là hạ
tầng điện.Rõ ràng hạ tầng điện của Việt Nam không theo kịp đà phát triển của
nền kinh tế:khi mà nền kinh tế đang nỗ lực thu hút khoảng 12 tỷ USD vốn
FDI trong năm nay cùng với số lượng doanh nghiệp trong nước gia tăng
21


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

nhanh chóng trong thời gian gần đây khi luật doanh nghiệp thông thoáng hơn
thì nhu cầu điện ngày càng gia tăng dẫn tới tình trạng thiếu điện, đó còn chưa

kể nhu cầu điện sinh hạot cũng gia tăng khi mà dân số cũng như mức sống
của người dân ngày càng cao.Theo ông Trần Đình Thiên,phó viện trưởng viện
kinh tế Việt Nam đã nhắc tới bài học kinh nghiệm to lớn của Trung Quốc
trong quá trình phát triển: ”Cứ một tuần mà mất điện vài tiếng đồng hồ thì các
doanh nghiệp nước ngoài chạy hết.Doanh nghiệp trong nước không chạy
được thì…chết.Việt Nam đang trong giai đoạn thiếu điện gay gắt,và đó là rủi
ro thuộc nhóm lớn nhất của môi trường kinh doanh”.Việc thiếu điện như
trong thời gian qua đã lại hậu quả to lớn:theo ông Hoàng Trung Hải-bộ trưởng
bộ công nghiệp cho biết với mức thiếu lên đến 6-7 triệu KWh điện như các
tỉnh miền Bắc vừa qua thì thiệt hại kinh tế sẽ vào khoảng 3-3.5 triệu
USD/ngày(khoảng 43-54 tỷ đồng).Cách tính như vậy theo một số nhà kinh tế
là chung chung và không bao quát được hậu quả,theo ông Trần Viết Ngãi-chủ
tịch hiệp hội đầu tư xây dựng năng lượng,thiệt hại do thiếu điện gây ra không
tính được bằng tiền.Với một nước đang phát triển như Việt Nam khi ngành
công nghiệp đóng góp 40%GDP của cả nước,chỉ cần mất một giờ điện mức
thiệt hại cũng có thể vượt quá con số 1000 tỷ đồng.
Cơ sở hạ tầng truyền tải điện của Việt Nam cũng tương đối lạc hậu.Hầu
hết các đường truyền tải chưa được ngầm mà để lộ trên đường. Điều này gây
ra rất nhiều bất tiện,gây mất mĩ quan đô thị,mạng lưới điện của ảnh hưởng
đến an toàn của của những người đi đường đặc biệt là trong lúc trời mưa
bão….Ngay cả một đô thị lớn như Hà Nội,thủ đô của đất nước thì cũng chỉ
mới ngầm hoá được 41% mạng lưới và chủ yếu tập trung ở các quận trung
tâm.
Với đà tăng trưởng 8.5% mà quốc hội đặt ra thì mức tăng trưởng điện
cần đạt được là 17% thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đầu tư
vào hạ tầng điện cần một lượng vốn rất lớn và thời gian thu hồi vốn dài vì vậy
cần có những chính sách thích hợp để thu hút nguồn vốn vào lĩnh vực
22



Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

này.Nếu có thể xoá bỏ tình trạng cung cấp điện độc quyền ở Việt Nam hiện
nay,khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân và nứơc ngoài đầu tư xây dựng
các nhà máy sản xuất điện.
*Hạ tầng viễn thông.
Trong thời đại công nghệ số thì hạ tầng viễn thông đóng một vai trò cực
kì quan trọng,nếu như hạ tầng giao thông là huyết mạch của nền kinh tế và
đời sống thì hạ tầng giao thông cũng đóng vai trò quan trọng không kém.Nó
giúp cho khoảng cách không gian và thời gian được thu hẹp,tiết kiệm rất
nhiều tiền bạc cho nền kinh tế và xã hội.Nó cũng là điều kiện nâng cao đời
sống của con người, đẩy mạng các tiến bộ khao học công nghệ,giúp cho nền
kinh tế vận hành một cách đều đặn….
“Việt Nam đã có một mạng viễn thông rất tốt” đó là phát biểu của ông
Micheal A.Calvano Trưởng đại diện của ITU khu vực châu Á Thái Bình
Dương.Bước đầu cơ sở hạ tầng Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể nếu
biết rằng 15 năm trước thì viễn thông Việt Nam mới ở giai đoạn bắt đầu phát
triển.Nhờ có mạng viễn thông mà Việt Nam nhanh chóng tăng cường hợp tác
quốc tế,thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt với mạng Internet phát triển
nhanh chóng không chỉ là cầu nối quan trong giữa Việt Nam với các nước
trên thế giới mà nó còn là cơ sở để phát triển con người Việt,số lượng người
sử dụng mạng Internet ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng.Nếu như năm 1998
số lượng thuê mới là 0.02 triệu và hầu như khái niệm Internet ở Việt Nam vẫn
còn khá xa vời thì chỉ chưa đầy 10 năm con số đã tăng lên nhiều lần với 5.21
triệu thuê bao và Internet đã trở thành công cụ đắc lực đối với sự phát triển
của Việt Nam.

23



Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

Biểu đồ tăng trưởng theo thuê bao.

Biểu đồ tăng trưởng theo số người sử dụng.
Theo như phát biểu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”Phát triển viễn
thông ở Việt Nam là một mục tiêu ưu tiên cao của chính phủ Việt Nam.Chính
phủ Việt Nam quyết tâm đưa xã hội Việt Nam phát triển theo hướng xã hội
thông tin.Phát triển hạ tầng băng thông rộng và mobile rộng khắp sẽ tạo điều
kiện cho người dân Việt Nam có thể được sử dụng Internet để tăng năng suất
lao động,phát triển kinh tế xã hội”.một bước tiến đáng kể với công nghệ thông
tin của VIệt Nam năm 2008 là các chỉ số đều tăng qua ngưỡng 3.0 đưa Việt
Nam vào tốp giữa dưới của bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu.Nhưng gây
ấn tượng nhất là chỉ số chính phủ điện tử tăng 16 bậc so với năm 2005” Đây

24


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

là thành quả thực sự đối với Việt Nam” đó là lời phát biểu của tiến sĩ
Tùng,ngừoi trựuc tiếp tổng hợp các chỉ tiêu này.
Tuy nhiên cơ sở hạ tầng cảu Việt Nam vẫn cần phải đầu tư hơn nữa để
có thể theo kịp với các nước trong khu vực cũng như cải thiện môi trường đầu
tư của Việt Nam,nhìn chung hạ tầng viễ thông của Việt Nam lạc hậu 10-20
năm so với các nước trong khu vực.Cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn thiếu
và chưa đồng bộ trong đó có mạng di động.Nhiều sở bưu chính viễn thông
của các tỉnh đã bắt buộc các doanh nghiệp phải sử dung chung cơ sở hạ tầng
như nhà trạm, cột ăng ten…Doanh nghiệp nào đặt trạm BTS sau phải đàm
phán phán thoả thuận với doanh nghiệp đã có sẵn cơ sở hạ tầng để thuê lại.

Điều đó đã dẫn đến chi phí sử dụng viễn thông của Việt Nam vào loại đắt
nhất thế giới :90% khách hàng bị gián đoạn liên lạc không dưới 3 lần/3
tháng,45% số khách hàng hơn 10 ngày mới được lắp đặt điện thoại…Không
chỉ có vậy mạng viễn thông dù đã tương đối đầy đủ dịch vụ nhưng lại tập
trung ở đô thị ,các tính vùng sâu vùng xa vẫn chưa có.Mạng cung cấp viễn
thông vẫn bố trí chưa có hệ thống tồn tại nhiều hệ khác nhau, đường truyền
chủ yếu là các dây dẫn lộ trên đường gây mất mỹ quan…
Đặc biệt khi Việt Nam đang trên đường xây dựng chính phủ điện tử thì
vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là rất quan trọng,với các
tiêu chuẩn cần đạt được:
+ Tính tuân theo chuẩn:Hệ thống các chuẩn cần thiết về hệ thống công
nghệ cần theo những quy chuẩn nhất định và các tiêu chuẩn ngay cả người
dùng cũng phải tuân theo.
+ Đạt tới một sự ổn định cao: đây là yếu tố rất quan trọng đối với bất kì
hệ thống thông tin nào.Dù là các sản phẩm phần cứng hay phần mềm, được
mua trong nước hay của nước ngoài thi phải đảm bảo được sự ổn định cần
thiết.

25


×