Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.95 KB, 2 trang )
THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH
Nhu cầu diễn đạt của chúng ta rất lớn và nếu chỉ với những bài học trước, chúng ta sẽ không thể diễn đạt một số ý như:
nói ai đó vừa mới làm gì, kể lại trải nghiệm của ta, thông báo ta đã bắt đầu làm và vẫn còn đang làm một việc gì đó,vv…
Nhưng không sao, học xong bài này, bạn sẽ đặt được những câu như vậy.
* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + HAVE/HAS + Động từ ở dạng quá khứ phân từ.
– Giải thích:
+ Nếu chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc là danh từ, ngữ danh từ số nhiều ta dùng HAVE
+ Nếu chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là danh từ, ngữ danh từ số ít, ta dùng HAS
+ Dạng quá khứ hoàn thành của một động từ đa số được tạo ra bằng cách thêm ED đằng sau dạng nguyên mẫu của động
từ đó.
WANT –> WANTED
NEED –> NEEDED
Tuy nhiên, thêm ED sau động từ cũng có những quy tắc cần biết:
1. Động từ tận cùng bằng E và có 1 phụ âm đứng trước E, ta chỉ cần thêm D ( DATE –> DATED, LIVE –>
LIVED…)
2. Động từ tận cùng bằng Y phải đổi Y thành I rồi mới thêm ED (TRY –> TRIED, CRY –> CRIED…)
3. Động từ tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm ngoài W và Y, ta viết phụ âm cuối đó thêm 1 lần nữa rồi mới
thêm ED (STOP –> STOPPED, TAP –>TAPPED, COMMIT –> COMMITTED…)
4. Tất cả những động từ khác không rơi vào trường hợp trên chỉ cần thêm ED bình thường.
+ CHÚ Ý: Có một số động từ có dạng quá khứ hoàn thành BẤT QUY TẮC, tức là chúng ta phải học thuộc lòng danh
sách những động từ đó vì cách chuyển chúng từ dạng nguyên mẫu sang dạng quá khứ hoàn thành không theo quy tắc nào
cả. Nếu bạn tham khảo Bảng Động Từ Bất Quy Tắc, dạng quá khứ hoàn thành của một động từ nằm ở cột thứ 3 (cột thứ
1 là dạng nguyên mẫu, cột thứ 2 là dạng quá khứ – ta sẽ học thì quá khứ ở bài sau- và cột thứ 3 là dạng quá khứ hoàn
thành). Thí dụ vài động từ bất quy tắc:
DO –> DID
GO –> GONE