Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tổng quan về ampli lớp a, lớp b, lớp ab, lớp d

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.41 KB, 2 trang )

TÌM HIỂU VỀ AMPLY
I/ Định nghĩa về Amply:
+ Amplifier hay tên gọi khác là Amply là một thiết bị quan trọng không thể thiếu trong
những hệ thống nghe nhìn.
+ Amplifier hay Amply có thể hiểu một cách đơn giản là thiết bị có tác dụng để khuếch
đại tín hiệu điện, nghĩa là khi có một tín hiệu điện vào, thiết bị amply sẽ khuếch đại tín
hiệu đó lên và sau khi sử lý đưa ra thiết bị phát (loa, tai nghe).
- Thiết bị amply sử dụng để làm gì? Trong thực tế là có rất nhiều thiết bị khi sản xuất đã
được tích hợp sẵn Amply bên trong chúng ta thường không để ý hoặc chưa biết, chẳng
hạn có thể kể tới như tivi hay laptop chúng ta vẫn thường thấy hằng ngày, chúng đều
được tích hợp sẵn Amply bên trong. Một sự thật rằng, nếu không có amply thì loa
(hoặc tai nghe) của bạn không kêu được!

II/ Các loại amply phổ biến:
Amply rất phong phú về chủng loại, dựa vào chức năng của mỗi loại mà người ta gọi
tên thiết bị amply đấy cho dễ nhớ. Tính tới thời điểm hiện tại có 5 dạng phổ biến, cơ
bản nhất của amply:
- Pre-amply – Amply tiền khuyếch đại: Amply tiền khuếch đại có nhiệm vụ khuếch đại
tín hiệu nhỏ từ nguồn phát (đầu CD, đầu đĩa than, DAC…) lên mức tín hiệu cao hơn
trước khi tín hiệu đấy được đưa vào Amply công suất.
- Power Amply – Amly khuếch đại công suất: Amply khuếch đại công suất có tác dụng
khuếch đại tín hiệu ở mức vừa từ Amply tiền khuếch đại nhắc tới ở trên tới mức tín
hiệu lớn ra và xuất ra loa âm thanh với chất lượng tốt hơn rất nhiều đầu vào.
- Integrated Amply: Amply tích hợp sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu khối tiền khuếch
đại và khối khuếch đại công suất chung trong một thiết bị mà không tách biệt thành hai
bộ phận là Pre-amply hay Power Amply chúng ta nhắc tới ở trên.
- Dual mono Amply – amly độc lập song song: Đây là một dạng Amply tích hợp, có
thiết kế có kết cấu đối xứng và độc lập cho hai kênh trái và phải. Mỗi kênh đều có riêng
một hệ thống Amply, 2 kênh có hệ thống hoàn toàn giống nhau. Chúng ta có thể liên
tưởng rằng chúng giống như đường ray xe lửa vậy, chúng có 2 ray chạy song song với
nhay và điều dĩ nhiên là 2 ray này đều đồng nhất về vật liệu cũng như thiết kế.


- Monoblock Amply: Thiết kế này có 2 khối amply tách biệt cho mỗi kênh trái – phải.
Nếu như Dual mono Amly nói trên thiết kế đồng nhất một vỏ máy thì Monoblock Amly
hoàn toàn trái ngược nó được thiết kế 2 máy tách biệt, chạy riêng biệt cho từng kênh.
Monoblock Amly khá cồng kềnh, so với Dual Môn Amply nó thiếu tính năng động hơn,
nhưng chúng ta lại có một thiết kế độc đáo cho hệ thống nghe của mình.

III/ Một số thông số chính:
Công suất.
Công suất ampli phát ra tính theo đơn vị RMS. Cần phân biệt với công suất đỉnh PMPO
lớn hơn rất nhiều với công suất hoạt động của ampli (một số nhà sản xuất quảng cáo
công suất PMPO rất lớn lên tới hàng nghìn W nhưng thực tế công suất hiệu dụng lại rất
thấp).
Độ lợi công suất (Gain)
Tỷ số tính theo hàm logarit giữa công suất đầu vào và công suất đầu ra của ampli có
đơn vị là dB. Độ lợi thể hiện khả năng khuyếch đại của ampli.
Đáp ứng tần số (Frequency Response).


Khoảng tần số tín hiệu đầu vào mà ampli hoạt động ổn định tuyến tính. Thông thường
các ampli tốt có đáp ứng tần số trong từ 20Hz đến 20kHz là khoảng âm thanh tai người
có thể cảm nhận được. Đáp ứng tần số càng "phẳng" sẽ thể hiện khả năng tái tạo âm
thanh càng tốt.
Hiệu suất (Efficiency).
Khả năng đưa ra công suất âm thanh theo công suất đầu vào của ampli. Khi cung cấp
công suất điện cho ampli, chỉ một phần được khuyếch đại ra công suất âm thanh. Các
ampli có thiết kế nguyên lý classA có hiệu suất thấp từ 10% đến 25% (điều đó có nghĩa
khi bạn cung cấp 100W điện tới ampli chỉ có 25W công suất âm thanh được phát ra),
class AB có hiệu suất 35 đến 50%, class D có hiệu suất 85-90%.
Méo hài tổng (THD).
So sánh tổng hài các tần số giữa tín hiệu đầu vào và âm thanh đầu ra sau khi qua

ampli. Các hài bậc cao sẽ gây méo và làm giảm tính trung thực của âm thanh vì vậy
THD càng thấp thì ampli càng tái tạo âm thanh trung thực, thông thường THD phải nhỏ
hơn 0,5%.
Trở kháng ra (Output Impedance).
Trở kháng ra của ngõ ampli ra loa. Khi ghép nối ampli phải cùng trở kháng của loa,
thông thường khi trở kháng loa giảm một nửa thì công suất ampli cần tăng gấp đôi nếu
ghép nối lệch trở kháng.

IV/ Hiệu suất của Amply:
Ampli class A:
Có hiệu suất vào khoảng 15% - 20%, tức là tiêu thụ 100W điện chỉ đưa ra công suất
ra loa tối đa là 20W, 80% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy
rất nóng. Bù lại class A có độ méo cực nhỏ và âm thanh tự nhiên nhất.
Ampli class B:
Có hiệu suất vào khoảng 70 – 80%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra
loa tối đa 80W, 20% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất
mát. Nhưng class B có độ méo lớn và âm thanh không hay nên ít được dùng trong các
mạch audio cao cấp.
Ampli class AB:
Có hiệu suất vào khoảng 45 – 60%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra
loa tối đa được 60W. Class AB là chế độ trung gian giữa class A và class B, công suất
ra lớn hơn class A và độ máo nhỏ hơn class B. Class AB hiên được dùng trong hầu hết
các
ampli
bán
trên
thị
trường.
Ampli class D:
Amply công suất lớp khuếch đại class D: Ampli class D đạt hiệu suất rất cao, trên

80% và có thể đạt tới 97% ở mức đỉnh. Điều này có nghĩa khi chúng ta cấp điện năng
100W thì công suất âm thanh có được là 97W. Vì vậy lượng tổn hao trên tầng khuếch
đại là cực ít (trong trường hợp này là 3W), điều này lý giải tại sao với class D thì không
cần lượng nhôm tản nhiệt quá lớn, trọng lượng máy nhẹ.



×