Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân urê đến sự biến động thành phần loài ve giáp thuộc bộ oribatida (acari oribatida) ở đất trồng cây hành lá tại vườn sinh học khoa sinh KTNN, trường đại học sư phạm hà nội 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

HỨA THỊ HUÉ

N G H IÊ N C Ứ U Ả N H H Ư Ở N G C Ủ A PH Â N U RÊ Đ ÉN s ự


B IÉ N Đ Ộ N G T H À N H P H À N L O À I VE G IÁ P T H U Ộ C B ộ
O R IB A T ID A (A C A R I: O R IB A T ID A ) Ở Đ ẤT T R Ô N G CÂY
H À N H LÁ T Ạ I V Ư Ờ N SIN H H Ọ C K H O A SIN H - K T N N ,
T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C s ư PH Ạ M HÀ N Ộ I 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




C huyên ngành: Sỉnh thái học

HÀ NỘI, 2015






TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

H Ứ A T H Ị H UÉ



N G H IÊ N C Ứ U Ả N H H Ư Ở N G C Ủ A PH Â N U RÊ Đ ÉN s ự
B IỂ N Đ Ộ N G T H À N H P H Ầ N L O À I VE G IÁ P T H U Ộ C B ộ
O R IB A T ID A (A C A R I: O R IB A T ID A ) Ở Đ ẤT T R Ò N G CÂY
H À N H LÁ T Ạ I V Ư Ờ N SIN H H Ọ C K H O A SIN H - K T N N ,




7

T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C s ư PH Ạ M HÀ N Ộ I 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








C huyên ngành: Sỉnh thái học

Người hướng dẫn khoa học:
T S. Đ À O D U Y T R IN H

HÀ NỘI, 2015



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này, tôi nhận được
nhiều sự giúp đỡ quý báu của thầy cô, gia đình, bạn bè. Tôi xin bày tỏ tấm
lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới:
Ban Chủ nhiệm khoa, Ban quản lý vườn Sinh học khoa Sinh - KTNN
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Các thầy cô trong khoa luôn tận tụy dạy bảo, truyền đạt cho tôi những
kiến thức khoa học quý báu.
Tự đáy lòng mình, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn TS. Đào Duy
Trinh - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi tỏ lòng biết ơn chân thành tới các bạn trong nhóm nghiên cứu, gia đình
tôi, nơi mà tôi nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ, động viên để vượt qua mọi khó
khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Tác giả khoá luận

Hửa Thị Huế


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, các mẫu nghiên cứu đã được lấy tại vườn Sinh
học khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và được chúng
tôi thực hiện, phân tích mẫu đúng phương pháp như trong khóa luận đã đưa
ra. Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn chính
xác, trung thực, đúng thời gian. Các thông tin đã được trích dẫn trong khóa
luận là hoàn toàn chính xác, được lấy từ các tài liệu có nguồn gốc.

Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong khóa luận này.

Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Tác giả khoá luận

Hứa Thị Huế


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ VIÉT TẮT
Tầng đất có độ sâu từ 0 - 10(cm)

AI

Tầng đất có độ sâu từ 10 - 20(cm)

A2

Đất chưa bón phân

ĐCBP

Đất ban đầu



Đất trước bón phân

TBP

Thực nghiệm (đất có Urê)


TN

Đối chứng (đất không Urê)

ĐC

Độ đa dạng loài

H’

Độ đồng đều - Chỉ số Pielou

J’

Mật độ trung bình

MĐTB

Vườn Quốc gia

VQG

Khu công nghiệp

KCN

Nhà xuất bản

Nxb


Nghiên cứu sinh

NCS

Đại học Sư phạm Hà Nội 2

ĐHSPHN 2

Đại học Sư phạm Hà Nội

ĐHSPHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHQGHN

Giao thông vận tải

GTVT


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Địa điểm, tầng đất và số lượng mẫu thu ở khu vực nghiên
cứu..........................................................................................................

15


Bảng 3.1. So sánh tính đa dạng các Taxon Họ, giống, loài Oribatida ở
đất trồng hành lá bón phân và không bón phân U rê..........................

21

Bảng 3.2. Danh sách thành phần Họ, Giống, Loài Oribatida ở đất
trồng hành lá có phân, không phân Urê và ban đầu chưa bón
phân........................................................................................................

22

Bảng 3.3. Số lượng cá thế Oribatida xuất hiện theo các đợt lấy mẫu
tầng đất AI có phân, không phân Urê và đất ban đầu chưa bón
phân........................................................................................................

28

Bảng 3.4. Số lượng các thể Oribatida xuất hiện theo các đợt lấy mẫu
tầng đất A2 có phân, không phân Urê và đất ban đầu chưa bón
phân........................................................................................................

29

Bảng 3.5. Danh sách họ, giống, loài Oribatida phân bố theo dộ sâu của
đất trồng hành có phân, không phân Ưrê và đất ban đầu chưa bón phân
tại vườn Sinh học khoa Sinh - KTNN, trường ĐHSPHN 2...................

30


Bảng 3.6. Tỷ lệ Oribatida ưu thế trong các sinh cảnh có phân, không
phân Urê và đất ban đầu chưa bón phân ở đất trồng hành lá tại vườn
Sinh học khoa Sinh - KTNN, trường ĐHSPHN 2...................................

33

Bảng 3.7. Một số chỉ số định lượng của Oribatida ở đất trồng hành khi
chưa bón phân tại vườn Sinh học khoa Sinh - KTNN,..........................

38

Bảng 3.8. Một số chỉ số định lượng của Oribatida ở đất trồng hành lá có
phân và không phân Urê tại vườn Sinh học khoa Sinh - KTNN,........

39


DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 3.1. Cấu trúc loài ưu thế của Oribatidab ở đất mới trồng cây
hành lá khi chưa bón phân Urê tại vườn Sinh học khoa Sinh KTNN, trường ĐHSPHN 2 .....................................................................

35

Hình 3.2. Cấu trúc loài ưu thế của Oribatida ở đất có phân Urê tại
vườn Sinh học khoa Sinh - KTNN, trường ĐHSPHN 2 .......................

36


Hình 3.3. Cấu trúc loài ưu thế của Oribatida ở đất trồng không bón phân
Urê tại vườn Sinh học khoa Sinh - KTNN, trường ĐHSPHN 2...............

37

Hình 3.4. Mật độ trung bình của Oribatida ở 2 nền đất có và không
bón phân Ưrê.............................................................................................

41

Hình 3.5. Độ đa dạng H’ và độ đồng đều J’ ở hai bên nền đất có và
không có phân Urê...................................................................................

42


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐÀU...................................................................................................

1

CHƯƠNG 1. TỐNG QUAN TÀI L IỆ U .............................................

7

1.1. Cơ sử khoa học của đề tài..............................................................

7


1.2. Tình hình nghiên cún ve giáp (Acari: Oribatida) trên thế
giói..............................................................................................................

8

1.3. Tình hình nghiên cún Oribatida ử Việt Nam.............................

9

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIẺM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ử u ............................................

14

2.1. Đối tượng nghiên cún......................................................................

14

2.2. Thời gian nghiên cún.......................................................................

14

2.3. Địa điểm nghiên cún........................................................................

14

2.4. Phương pháp nghiên cún...............................................................

15


2.4.1. Ngoài thực địa.............................................................................

15

2.4.2. Trong phòng thí nghiệm............................................................

16

2.4.3. Xử lí số liệu.................................................................................

18

2.5. Một vài nét khái quát về khu vực nghiên cún............................

19

CHƯƠNG 3. KÉT QUẢ YÀ BÀN LUẬN..........................................

21

3.1. Thành phần loài Oribatida ở đất trồng hành lá có phân và
không phân Urê tại vườn Sinh học khoa Sinh - KTNN, trưòng
Đại học Sư phạm Hà Nội 2....................................................................

21

3.1.1. Danh sách thành phần Họ, Giống, Loài Oribatida ở đất trồng
hành lá có phân và không phân U rê .......................................................


21

3.1.2. Số lượng cá thể xuất hiện theo các đọt lấy mẫu ở tầng A l, A2
của đất có phân Urê, đất không phân Urê và đất ban đầu chưa bón phân
tại vườn Sinh học khoa Sinh - KTNN, trường ĐHSPHN 2..................

25


3.2. Đặc điểm phân bố của Oribatỉda theo độ sâu của đất trồng hành
có phân, không phân Urê và đất ban đầu chưa bón phân tạỉ vườn
Sinh học khoa Sinh - KTNN, trưòug ĐHSPHN 2.................................

30

3.3. Các loài Orỉbatỉda ưu thế ở đất trồng hành lá có phân, không
phân Urê và ban đầu chưa bón phân tại vườn Sinh học khoa Sinh KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2........................................

32

3.4. Ảnh hưỏng của phân Urê đến một số đặc điểm định lượng của
ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng cây hành lá tại vườn Sinh học
khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.......................

38

3.4.1. Ánh hưởng đến số lượng loài.....................................................

41


3.4.2. Ảnh hưởng đến mật độ trình độ trung bình............................

41

3.4.3. Ảnh hưởng đến độ đa dạng H’ và độ đồng đều J ’...................

42

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................

46

PHỤ LỤC


M Ở ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Tấc đất tấc vàng”, đất là một trong những tài sản vô cùng quý giá của
loài người. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh
vật cạn, là nơi đặt nền móng cho nền văn minh nhân loại với các công trình
xây dựng, các khu công nghiệp..., là nơi con người sử dụng tài nguyên đất
vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đế đảm bảo nguồn cung cấp lương thực
thực phẩm. Cùng với sự phát triển của xã hội diện tích nông nghiệp ngày càng
suy giảm. Vì thế cần phải có những biện pháp để tăng năng suất cây trồng, cải
thiện đất tốt hơn. Một trong những biện pháp hiệu quả nhất là bón phân cho
đất nông nghiệp. Đất trồng, sinh vật, phân bón hoá học, cây trồng luôn có mối

quan hệ chặt chẽ với nhau đặc biệt trong nền nông nghiệp hiện nay.
Bón phân có tác động rất lớn đến môi trường sống của con người và
các loài sinh vật, đến sự phát triển của hệ sinh thái. Bón phân là biện pháp kỹ
thuật có ảnh hưởng quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng,
hiệu quả và thu nhập của người sản xuất. Thực tiễn sản xuất ở nhiều nước trên
thế giới cũng như ở nước ta trong những năm qua đã chứng minh rằng, không
có phân bón đặc biệt là phân hoá học thì không thể đạt năng suất và sản lượng
cao. Phân bón ngoài hiệu ứng trực tiếp là tăng năng suất cây trồng, nó còn có
tác động rất lớn đến việc tạo ra nền đất thâm canh và có ảnh hưởng tương đối
lớn đến các loài sinh vật đất. Phân hóa học có vai trò không thể thiếu trong
nền nông nghiệp hiện nay. Tuy nhiên cần phải lựa chọn phân bón phù hợp
cho từng loại cây trồng [24].
Phân urê (CO(NH2)2) có 44 - 48% nitơ nguyên chất. Loại phân này
chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới.
Urê là loại phân có tỷ lệ nitơ cao nhất là loại phân bón phố biến và
được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Phân Urê thích hợp cho nhiều loại cây

1


trồng nông nghiệp, hành lá là một trong những cây trồng ngắn ngày thích hợp
với loại phân này [24].
Nói đến hành lá là nói đến hương vị thân quen và đặc trưng của bếp
Việt. Hành lá như hương vị của quê hương từ những món ăn đậm đà bản sắc
dân tộc bởi đó là một trong những gia vị không thể thiếu, ngoài ra còn có rất
nhiều tác dụng khác tốt cho sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu trên thế
giới đã chứng minh hành không chỉ được sử dụng như gia vị mà còn là một
loại kháng sinh thực vật có nhiều ứng dụng trong y học [23].
+ Bảo vệ sức khoẻ cho tim
+ Tăng cường sức khoẻ cho dạ dày

+ Chống lại nhiều bệnh ung thư: Trong các nghiên cứu tại khu vực
Nam Âu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, ăn hành giảm được 84%
nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm miệng và họng, giảm được 88% nguy cơ ung
thư thực quản, 83% nguy cơ ung thư thanh quản và 25% nguy cơ ung thư vú,
73% nguy cơ ung thư buồng trứng, 73% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và
38% nguy cơ ung thư tế bào thận so với những người không ăn hoặc ăn rất ít
hành [23]. Ngoài ra hành lá còn có rất nhiều công dụng khác như:
+ Tăng cường sức khoẻ cho xương
+ Chống viêm nhiễm và hoạt động của vi khuẩn
+ Chống bệnh tiểu đường
+ Thải độc qua tuyến mồ hôi
+ Giãn mạch máu
+ Giúp ăn ngon miệng
+ Chống đông máu... [23].
Hành lá đã trở thành thực phẩm gần gũi và không thể thiếu đối với
người dân Việt Nam. Cây hành lá được trồng phổ biến và rộng rãi ở nhiều địa
phương trên cả nước. Vì thế cây hành lá trở thành một trong những đối tượng
để chúng tôi quan tâm và nghiên cứu.
2


Thế giới sinh vật đất vô cùng phong phú và bí ẩn. Hệ sinh vật đất cũng
là một trong những yếu tố quan trọng giúp cây trồng phát triển. Những sinh
vật đất tham gia tích cực trong sự phân hủy vật chất hữu cơ, trong chu trình
nitơ và trong quá trình tạo đất. Chúng tham gia vào quá trình phân hủy mùn
và cấu trúc đất bằng cách nghiền nát các hợp chất hữu cơ. Phân của chúng
dưới dạng viên đã bổ sung một diện tích bề mặt lớn trong quá trình phân hủy
và lại trở thành một phần trọn vẹn trong tang hữu cơ của đất, chúng đã có tác
động không nhỏ đến các phương thức canh tác đất nông nghiệp, điển hình là
Oribatida. Oribatida là một trong những đại diện chính của động vật chân

khớp bé phân bố ở khắp loại hình sinh cảnh. Trong đất trồng cây nông nghiệp
Oribatida tham gia tích cực vào hoạt động sống của đất, tạo đất, nhưng cũng
bị biến động về cấu trúc và thành phần khi có sự thay đổi hay tác động của
các chất lý hóa từ bên ngoài tới đất trồng.
Sinh vật đất Oribatida là sinh vật nhỏ bé có vai trò vô cùng quan trọng
trong tự nhiên với môi trường sống phong phú. Cây hành lá quen thuộc và
gẫn gũi với rất nhiều công dụng giúp cho chúng tôi nảy sinh ý tưởng khám
phá thêm về Oribatida ở đất trồng hành để từ đó có những kết luận khoa học
thiết thực.
Chúng tôi nghiên cứu cụ thể ảnh hưởng của phân Urê đến đặc điểm của
ve giáp: thành phần loài, sự phân bố, điều kiện thích nghi... Và sự biến động
của Oribatida trong quá trình sinh trưởng phát triển của hành lá. Qua đó, bổ
sung những dẫn liệu mới hình thành thêm mối quan hệ giữa ve giáp với cây
trồng nông nghiệp, với chế phẩm hóa học và vai trò chỉ thị của ve giáp trên hệ
sinh thái nông nghiệp. Trong thời gian gần đây ở Việt Nam đã có những
nghiên cứu về Oribatida, bọ nhảy trong mối quan hệ với các thành phần của
đất trồng. Tuy nhiên, những nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của phân Urê
đến nhóm động vật đất này ở đất trồng cây hành lá vẫn chưa được xác định.

3


Đe bổ sung thêm dẫn liệu mới cho nghiên cứu này, chúng tôi đã chọn đề
tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân Urê đến sự biến động về thành phần
loài ve giáp thuộc bộ Orỉbatida (Acari: Orìbatìda) ở đất trồng cây hành lá tại
vườn Sinh học khoa Sinh - KTNNy trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ”.
2. Mục đích nghiên cún
Xác định thành phần loài ve giáp Acari: Oribatida trong từng vùng sinh
cảnh và sự biến động của Oribatida ở đất có, không phân Urê và ở từng tầng
đất có độ sâu khác nhau.

So sánh, phân tích đặc điểm phân bố của ve giáp trong đất trồng cây
hành lá có và không có phân Urê.
Xác định được sự biến động thành phần loài ve giáp trong quá trình cây
hành lá sinh trưởng và phát triển.
Xác định được loài chiếm ưu thế và phổ biến trong đất trồng cây hành
lá có và không có phân Urê.
Bổ sung thêm loài mới vào thành phần loài của Oribatida từ các vùng
sinh cảnh nghiên cứu.
Xác định mật độ trung bình của Oribatida ở từng vùng sinh cảnh, tầng
đất khác nhau.
Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón Ưrê đến ve
giáp ở đất trồng hành, trên cơ sở phân tích sự thay đối giá trị các chỉ số định
lượng như: số lượng loài, cấu trúc thành phần, đa dạng thành phần loài, chỉ số
đa dạng loài (H’), chỉ số đồng đều (T). Từ đó phát hiện nhóm loài Oribatida
ưu thế, phổ biến, góp phần tìm hiểu vai trò chỉ thị sinh học của ve giáp và
mức độ ảnh hưởng của hoạt động nhân tác đến môi trường đất ở vườn sinh
học khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
3. Ý nghĩa
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đe tài nghiên cứu sự ảnh hưởng của phân Urê đến sự biến động thành
phần loài ve giáp thuộc bộ Oribatida ở đất trồng cây hành lá tại vườn Sinh học
4


khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, để cung cấp thông tin
cơ bản:
Sự phân bố theo chiều thẳng đứng hay còn là sự phân tầng của quần xã.
Do đặc tính sinh thái của mỗi loài sinh vật khác nhau trong quần xã không
giống nhau, nên tập họp các cá thể của mỗi loàỉ thường chiếm một tầng không
gian nhất định trong quần xã.

Đe tài cung cấp thêm bằng chứng về tính đa dạng sinh học của Oribatida.
Xác định số lượng và thành phần loài Oribatida ưu thế và phổ biến ở các môi
trường đất khác nhau có phân và không phân Ưrê.
Đe tài nghiên cứu những tác động của phân Urê đến đặc điểm phân bố và
định cư của ve giáp.
Đánh giá số lượng loài, cấu trúc thành phần, đa dạng thành phần loài, chỉ
số đa dạng loài (H’), chỉ số đồng đều (J’). Phát hiện nhóm loài Oribatida ưu
thế, phổ biến, góp phần tìm hiểu vai trò chỉ thị sinh học của ve giáp và mức
độ ảnh hưởng của hoạt động nhân tác đến môi trường đất ở vườn sinh học
khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu đầy đủ các nhóm động vật (trong đó có động vật đất)
góp phần cung cấp nhiều dữ liệu khoa học, phục vụ cho công tác dự báo,
kiểm soát, quản lí và khai thác bền vững tài nguyên môi trường đất.
Đánh giá được sự ảnh hưởng của phân hóa học Urê đến hệ sinh thái đất
từ đó có cơ sở để có các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng.
Sự biến động của các loài trong sinh cảnh khác nhau nói lên sự phong
phú của môi trường sống. Ánh hưởng của phân Urê đến sự biến động thành
phần của Oribatida. Oribatida có tiềm năng trở thành một trong những đại
diện có vai trò chỉ thị sinh học hiệu quả để từ đó có những biện pháp cải thiện
đất, bảo vệ môi trường và tăng năng suất cây trồng.

5


Ket quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tham khảo có giá trị, bổ sung
những dẫn liệu mới cho soạn thảo nội dung giáo trình giảng dạy thuộc ngành
sinh thái đất.
4. Điểm mới
Đề tài so sánh thành phần loài ve giáp thuộc bộ Oribatida (Acari:

Oribatida) ở đất trồng hành lá có và không có phân Urê để có những dẫn liệu
mới về sự ảnh hưởng của phân Urê đến sự biến động về thành phần loài ve
giáp thuộc bộ (Acari: Oribatida) ở đất trồng cây hành lá tại vườn Sinh học
khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

6


CHƯƠNG 1
TỐNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Sinh vật đất rất phong phú, đa dạng. Chúng có mối quan hệ mật thiết
với nhau và có vai trò to lớn trong việc cải tạo đất trồng trọt. Động vật đất góp
phần quan trọng trong quá trình hình thành đất, phân hủy rác thải (lá cây, xác
động vật chết...), làm tăng quá trình men hóa trong đất được diễn ra một cách
nhanh chóng từ đó làm tăng độ phì trong đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho
đất để bù lại những chất đã bị mất đi, cải tạo và bảo vệ môi trường đất. Từ đó
gián tiếp giúp thực vật phát triển mạnh mẽ.
Nghiên cứu động vật đất ở một số vùng sinh thái Việt Nam cho thấy
cấu trúc định tính (thành phần loài và nhóm phân loại) có liên quan chặt chẽ
với kiểu đất và những thay đổi điều kiện môi trường đất. Còn cấu trúc định
lượng (mật độ, sinh khối) lại được quy định bởi thảm phủ sinh vật và cây
trồng. Vì vậy, đặc điểm phân bố, thay đổi các nhóm động vật đất có liên quan
đến chế độ canh tác hay sử dụng các sản phẩm hóa chất trong sản xuất nông,
lâm nghiệp. Việc nghiên cứu và đánh giá động vật đất có ý nghĩa lớn trong
việc chỉ thị sinh học các diễn thế của hệ sinh thái và bảo vệ môi trường, góp
phần cải tạo đất bảo vệ và phục hồi tài nguyên môi trường, đảm bảo chất
lượng và cuộc sống cho nhân loại.
Bộ Oribatida (Acari: Oribatida) bao gồm những nhóm Oribatida đa dạng
và phong phú trong hệ sinh thái. Oribatida tham gia tích cực trong sự phân

hủy vật chất hữu cơ, trong chu trình nitơ và trong quá trình tạo đất. Oribatida
rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường sống. Oribatida như sinh vật
chỉ thị để đánh giá chất lượng hệ sinh thái, hầu hết chúng sống trong tầng hữu
cơ của lóp đất màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng. Oribatida có mật độ quần thể
lớn, có thể đạt tới vài trăm nghìn cá thế trong một m2 đất, thành phần loài đa

7


dạng, nên việc phát hiện đầy đủ nhóm động vật này sẽ góp phần đánh giá đặc
điểm khu hệ và tính chất địa động vật [3].
Do đó, việc nghiên cứu phân tích sự thay đổi các đặc trưng định lượng
của Oribatida (số lượng loài, mật độ, chỉ số đa dạng H ’, chỉ số đồng đều JT)
theo dạng sinh cảnh, theo môi trường đất có tác động từ hoạt động nông
nghiệp lần đầu tiên được áp dụng ở vườn Sinh học khoa Sinh - KTNN, trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 làm cơ sở khoa học chỉ ra những tác động tích cực
cũng như tiêu cực của con người, các nhân tố môi trường, các chế phấm hóa
học đến hệ sinh vật đất.
1.2. Tình hình nghiên cún ve giáp (Acari: Oribatida) trên thế giói
Trong khoảng 20 năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu của Oribatida
đã diễn ra mạnh mẽ và nhiều kết quả được công bố. Trên cơ sở các kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác, cùng với kết quả nghiên cứu của riêng mình.
Schatz, 2002 một chuyên gia Oribatida người Thụy Sĩ đã tổng hợp và công bố
bản mục lục các loài Oribatida đã biết ở khu vực Trung Châu Mỹ. Danh sách
gồm 543 loài Oribatida thuộc 87 họ. Ngoài ra, ông còn liệt kê số lượng
Oribatida đã được thu thập ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng thuộc
Trung Mỹ như: Cuba (225 loài), Jamaica (28 loài), Dominica (21 loài)...
(Schatz, 2002) [22]. Hiện tại 498 loài Oribatida đã được ghi nhận (gồm 300
loài đã xác định tên, 198 loài còn ở dạng sp., cf...). số lượng loài Oribatida
của Trung Mỹ, bao gồm cả Mexico là 978 loài Schatz, 2002) [22].

Năm 2004, Karasawa đã nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribatida ở đất
treo và các nhân tố vô sinh, hữu sinh gây nên sự đa dạng của chúng. Theo tác
giả, Oribatida là một nhóm chân khớp chiếm ưu thế về số lượng trong đất
treo. Từ sinh cảnh này thu được không ít hơn 50 loài. Độ đa dạng loài
Oribatida ở đất treo có thể thấp hơn so với khu hệ Oribatida ở đất rừng
(Karasawa, 2004) [21].

8


Chính hoạt động sống của các nhóm động vật đất cho thấy chúng đã
tham gia tích cực vào quá trình cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu cho đất, góp
phần tham gia vào các quá trình sinh học của đất hoàn thành chu trình tuần
hoàn vật chất trong tự nhiên. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò chỉ
thị sinh học của Oribatida theo các hướng: chỉ thị cho chất lượng đất, chỉ thị
cho thuốc trừ sâu, phân bón... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, chỉ thị cho
môi trường đô thị...
Sử dụng những đặc trưng ở mức độ cá thể ở Oribatida như sinh vật chỉ
thị cho việc đánh giá chất lượng đất vẫn ở giai đoạn khởi đầu. Trong 15 năm
gần đây, đã có nhiều nghiên cứu về phản ứng sinh thái và sinh sản của các
loài Oribatida đối với những biến đổi của môi trường. Thí dụ, các công trình
của Hagvar et al., 1980; Hagvar et a i, 198la, 198lb; Wannier, 1988; Siepel,
1990; Denneman et a l, 1991; Van Straalen et ai., 1997... [20].
1.3. Tình hình nghiên cún Oribatida ỏ’ Việt Nam
Từ sau 1975, các tác giả trong nước bắt đầu có các nghiên cứu độc lập
về Oribatida. Đầu tiên là công trình nghiên cứu của Vũ Quang Mạnh (1980)
về thành phần, phân bố và số lượng của các nhóm Microarthropoda ở một số
kiểu hệ sinh thái đồng bằng sông Hồng và rừng nhiệt đới. Trong công trình
này, tác giả cũng đã nghiên cứu về ảnh hưởng của một số nhân tố tự nhiên
chính đã ảnh hưởng tới sự phân bố và sự biến động số lượng của hai nhóm

Acari và Collembola ở đất.
Năm 2010, các tác giả Đào Duy Trinh, Trịnh Thị Thu, Vũ Quang Mạnh
đã đưa ra các dẫn liệu về thành phần loài, đặc điểm phân bố và địa động vật
khu hệ Oribatida ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Ghi nhận được 103
loài thuộc 48 giống, 28 họ, số loài giảm dần theo độ cao và theo thứ tự: rừng
tự nhiên —►trảng cỏ cây bụi —►rừng nhân tác —►đất canh tác —►vườn quanh
nhà. Đặc điểm phân bố và địa động vật khu hệ Oribatida ở Vườn Quốc gia
Xuân Son thể hiện rõ yếu tố Ấn Độ - Mã Lai [19].
9


Năm 2012, các tác giả Đào Duy Trinh,Trần Thị Ngà, Hoàng Thị Hiền,
Nguyễn Thị Thảo, Hà Trọng Hiến đã nghiên cứu sự tương đồng thành phần
loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại khu công nghiệp Tân Trường - Hải Dương
và phụ cận nhằm giúp xác định những loài gần gũi nhau và có những loài chỉ
xuất hiện ở một sinh cảnh. Từ đó giải thích nguyên nhân, ảnh hưởng tại sao
phải dựa vào nhiều yếu tố sinh thái học của khu vực nghiên cứu [16].
Năm 2012, các tác giả Đào Duy Trinh, Vũ Quang Mạnh đã nghiên cứu
cấu trúc quần xã Oribatida theo mùa ở hệ sinh thái đất rừng Vườn Quốc gia
Xuân Sơn, Phú Thọ. số loài giảm đi theo thứ tự mùa khô —►mùa mưa thể
hiện rõ nhất ở sinh cảnh rừng tự nhiên [11].
Năm 2013, Đào Duy Trinh, Vũ Quang Mạnh nghiên cứu đánh giá vai
trò chỉ thị sinh học của quần xã Oribatida trong hệ sinh thái đất ở VQG Xuân
Sơn, Phú Thọ: Có 3 loài Oribatida ưu thế chung cho VQG Xuân Sơn, Phú
Thọ: Oppỉella nova, Perxylopates brevỉsetus và Xylobates monodactylus. Các
loài Oribatida un thế, đặc trưng cho sinh cảnh rừng thân gỗ (RTN và RNT):
Liodes theleproctu; Pelorỉbates gressỉttỉ; Papỉlacarus acỉculatus. Các loài
Oribatida ưu thế, đặc trung cho sinh cảnh ĐCT: Eremobelba capỉtata;
Oppiabỉcarinata; Arcoppia arcualis. Khi chuyển từ môi trường đất mang tính
tự nhiên nhiều hơn tính nhân tác (RTN và TCCB) với tập hợp các loài

Oribatida ưu thế: Xỵỉobates monodactylus; Liodes theleproctus; Pelorỉbates
gressỉttỉ; Oppỉa kuhneltỉ sang môi trường đất mang tính nhân tác nhiều hơn
tính tự nhiên (RNT, VQN, ĐCT), tập hợp các loài Oribatida ưu thế cũ sẽ được
thay thế bởi tập hợp các loài Oribatida ưu thế mới, bao gồm: Scheloribates
leavỉgatus; Pergalumna altera; Eremobelba capỉtata; Arcoppỉa arcualỉs;
Xylobates lophotrichus; Epỉlohmannia cylỉndrica; Dolỉcheremaeus ỉnaequalis
và Oppia bỉcarỉnata [17].
Năm 2013, Đào Duy Trinh, Dương Minh Huệ, Vũ Quang Mạnh,
Nghiên cứu biến động cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của nhóm động vật
10


chân khớp bé (Microarthropoda) tại khu công nghiệp xi măng Tiên Sơn và
phụ cận ứ ng Hòa Hà Nội: Nhóm phân loại Acari luôn chiếm ưu thế về số
lượng ở tất cả các sinh cảnh, gặp nhiều nhất là ở sinh cảnh đất tại khu công
nghiệp. Ngược lại, nhóm phân loại Collembola chiếm ưu thế ít hơn thường
hay gặp ở sinh cảnh đất vườn cạnh khu công nghiệp và đất ruộng cách khu
công nghiệp 1 km theo hướng Nam. Trong nhóm phân loại Acari, o là nhóm
chiếm ưu thế ở các sinh cảnh nghiên cứu và có mặt ở cả 2 tầng đất, Ư chỉ xuất
hiện duy nhất ở tầng Ai của khu công nghiệp, AỶ thấy xuất hiện ở tất cả các
sinh cảnh của khu vực nghiên cứu với số lượng không lớn. Ở tầng Ai nhóm G
đều có mặt còn ở tầng A2 chỉ có duy nhất ở sinh cảnh khu công nghiệp. Trong
nhóm phân loại Collembola, p và E là 2 nhóm có mặt ở tất cả các sinh cảnh
nghiên cứu và có mặt ở cả 2 tầng đất. Nhóm phân loại s xuất hiện với số
lượng rất thấp và hầu như chỉ gặp ở tầng đất Ai của sinh cảnh đất ở vườn và
mộng còn ở tầng A2 không thấy có ở sinh cảnh đất tại khu công nghiệp [15].
Năm 2014, Đào Kim Thương, Vàng Thị Anh Thư, Bùi Thúy Hường,
Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Thu Anh nghiên cứu KCN Khai Quang, Lập
Thạch và Quang Minh cho thấy có 105 loài Oribatida trong đó 10 loài chưa
định được tên và sự phân bố ở các sinh cảnh đều không đồng đều. Chúng chủ

yếu tập trung nhiều ở sinh cảnh đất trong KCN 65 loài (61,9% tống số loài) và
vườn quanh nhà cạnh KCN 66 loài (62,86% tổng số loài) tổng số loài, sinh
cảnh ruộng cách KCN 1 km bắt gặp 44 loài (41,9% tổng số loài) [9].
Năm 2014, Đào Duy Trinh, Tạ Mạnh Cường nghiên cứu vai trò chỉ thị
của bộ Oribatida ở đai cao trên 700m VQG Tam Đảo: Trong 2 đai cao ghi
nhận 12 loài ưu thế trong các tầng sâu của hệ sinh thái đất, trong đó có 5 loài
ưu thế chung cho tầng đất ở cả 2 đai cao là Perxylobates vietnamensis,
Sphodrocepheus tuberculatus, Eremella vestỉta, Pelorỉbates pseudoporosus,
Phyllhermannia sỉmỉlis, còn lại chỉ un thế cho một đai cao. Đai cao 700 900m và Đai cao 900 - 1252m, ghi nhận được 15 loài và 16 loài thuộc bộ
11


Oribatida ưu thế chung cho cả 4 tầng phân bố. Các chỉ số định lượng của
Oribatida (Số loài, MĐTB, H ’, J ’) có sự khác biệt giữa 2 đai cao: Đai cao 700
- 900m (S=17; Sl=73; MĐTTB= 4520; H’= 3,2277; J’= 0,904); Đai cao 900 1252m (S=19; Sl=90; MĐTTB= 5480; H ’= 2,348; J’= 0,8162) [12].
Năm 2014, Đào Duy Trinh, Hứa Thị Huế, Nông Thị Kiều Hoa, Phạm
Văn Ngọc, Trần Văn Vinh, Vũ Quang Mạnh, nghiên cứu sự biến động thành
phần loài thuộc bộ Ve giáp ở KCN Phúc Yên - Vĩnh Phúc và phụ cận đã phát
hiện được 39 loài Ve giáp (A cari: Oribatida), thuộc 18 họ và 29 giống. Trong
đó sinh cảnh khu công nghiệp có số lượng loài nhiều nhất 29 loài (chiếm
56,9% so với tổng số loài), tiếp theo đến Vườn quanh nhà 12 loài (chiếm
23,5% so với tổng số loài) và cuối cùng sinh cảnh ruộng 10 loài (chiếm 19,6%
so với tổng số loài). Trong 39 loài có 3 loài bắt gặp ở cả 3 sinh cảnh đó là:
Dolỉcheremaeuslỉneoỉatus Balogh et Mahunka, 1967; Schelorỉbates latỉpes
(C. L. Koch, 1841); Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840). Trong từng
sinh cảnh có sự phân bố khác nhau, số loài phân bố theo từng sinh cảnh giảm
từ khu công nghiệp (29 loài) > Vườn quanh nhà (12 loài) > Ruộng canh tác
(10 loài). Đã xác định được 17 loài ưu thế, trong đó có 7 loài ưu thế ở sinh
cảnh Vườn quanh nhà, 5 loài ưu thế ở sinh cảnh Khu công nghiệp, 9 loài ưu
thế ở sinh cảnh Ruộng canh tác. KCN các chỉ số sinh học lớn nhất so với các

sinh cảnh VQN và RCT: N=212; s=29; H’= 2.508 [14].
Ảnh hưởng của phân hóa học đến Oribatida, Collembola là khá lớn. Với
liều lượng bón phân khác nhau thì có các tác động khác nhau. Đã có những
nghiên cứu về ảnh hưởng của phân hóa học đến bọ nhảy Collembola như
công trình “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ từ rạ được xử lý với
vi sinh vật đến nhóm động vật chân khớp bé tại một số huyện của tỉnh Nam
Định” đã đưa ra kết luận phân hữu cơ có ảnh hưởng đến sự phát triển của loài
bọ nhảy, thể hiện ở các điểm sau: tăng số lượng loài, tăng mật độ trung bình,
tăng mức độ đa dạng, đảm bảo sự phát triển của quần thể [10].
12


Ở Việt Nam, việc nghiên cứu ve giáp trên đất nông nghiệp có phân hóa
học còn rải rác, chưa có kết quả hoàn thiện, chưa tập trung đánh giá được đặc
điểm sinh học và sự ảnh hưởng của phân bón đến môi trường sống của ve
giáp. Với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân Urê đến sự biến động về
thành phần loài ve giáp thuộc bộ Orỉbatỉda (Acari: Oribatida) ở đất trồng
cây hành lá tại vườn Sinh học khoa Sinh - KTNN, trường đại học Sư phạm
Hà Nội 2 ”, chúng tôi nghiên cứu sự biến động thành phần loài ve giáp trong
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hành lá cùng với ảnh hưởng của
phân Urê đến đặc điểm của ve giáp: thành phần loài, sự phân bố, điều kiện
thích nghi... Qua đó, bổ sung những dẫn liệu mới hình thành thêm mối quan
hệ giữa ve giáp với cây trồng ngắn ngày với chế phấm hóa học và vai trò chỉ
thị của ve giáp trên hệ sinh thái đất nông nghiệp hiện nay.

13


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIẺM, THỜI GIAN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

2.1. Đối tưọng nghiên cún
Các loài Oribatida (Acari: Oribatida) thuộc ngành chân khóp
(Arthropoda), phân ngành chân khớp có kìm (Chelicerata), lớp hình nhện
(Arachnida), phân lóp Oribatida (Acari).
2.2. Thòi gian nghiên cửu
Từ ngày 12 tháng 02 năm 2014 đến ngày 12 tháng 4 năm 2014. Tiến
hành lấy mẫu theo 8 đợt:
2

đợt ngày 12 tháng 02 năm 2014 và ngày 01 tháng 03 năm 2014 lấy

mẫu đất ban đầu, và mẫu đất trước khi trồng hành lá.
6 đợt còn lại lấy mẫu theo thời gian, cứ 7 ngày tiến hành lấy mẫu 1 lần
cho đến khi thu hoạch.
Mau thu từ thực địa được đưa về phòng thí nghiệm Động vật học, trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 để xử lý.
2.3. Địa điểm nghiên cún
Chúng tôi tiến hành lấy mẫu thực địa ở đất trồng hành lá tại vườn Sinh
học khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Với 8 đợt lấy
mẫu ở ô đất trồng hành có phân Urê và ô đất trồng hành không có phân Urê.
Tổng số mẫu thu được là 140 mẫu.

14


Bảng 2.1. Địa điểm, tầng đất và số lượng mẫu thu ở khu vực nghiên cún
ĐCBP
STT


Ngày lấy mẫu

TN

AI

A2

ĐC

AI

A2

AI

A2

1

12/02/2014

5

5

2

01/03/2014


5

5

3

07/03/2014

5

5

5

5

4

14/03/2014

5

5

5

5

5


21/03/2014

5

5

5

5

6

28/03/2014

5

5

5

5

7

05/04/2014

5

5


5

5

8

12/04/2014

5

5

5

5

30

30

30

30

*7
FT1 Á l

10


10

Tông
u 10

Ghi chú:
AI

Tầng đất có độ sâu O-lO(cm)

ĐCBP

A2

Tầng đất có độ sâu 10-20(cm)

TN

Thực nghiệm (đất có Urê)

ĐC

Đối chứng (đất không Urê)

Đất chưa bón phân

2.4. Phương pháp nghiên cún
2.4.1. Ngoài thực địa
Kỹ thuật trồng hành lá:
Chuẩn bị đất: Xới đất, phơi ải đất 1 tuần trước khi trồng hành lá.

Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng

X

cây cách cây: 20

X

10 cm.

Phân bón: Phân Urê. Cách bón phân: Hòa nước, tưới bằng thùng vòi
hoa sen.
Tưới phân đầu tiên khi hành hồi xanh (khoảng 7 ngày sau trồng), 7 ngày
tưới phân 1 lần. Thời gian ngừng tưới phân là 7 ngày trước khi thu hoạch.
15


Chăm sóc: Chú ý làm cỏ kịp thời, không để cỏ phát triển, tưới đủ ẩm để
cây sinh trưởng tốt.
Cách thu mẫu:
Khi ra ngoài thực địa thu mẫu định lượng theo phương pháp chuẩn
Ghilarov, 1975 [3].
Cách lấy mẫu chia làm hai tầng A I: từ 0 - 10(cm) và A2: từ 10 - 20(cm).
Kích thước của mỗi mẫu là 5x5x10 cm. Diện tích bề mặt tương ứng là 25cm2.
Ngày 12/02/2014 tiến hành lấy mẫu đất ở vùng đất tự nhiên (đất ban
đầu) số lượng 10 mẫu ở 2 tầng đất A l: 0 - 10(cm), A2: 10 - 20(cm). Sau đó
lấy mẫu số lượng 10 mẫu ở 2 ô đất trồng hành được 1 tuần khi đất chưa được
chăm sóc (chưa có phân Urê).
Lấy mẫu tại vườn sinh học tại 2 ô đất trồng hành có phân và không phân
Urê: mỗi ô đất lấy 10 mẫu ở 2 tầng A I, A2 sau 1 tuần.

Các mẫu định lượng của đất được thu lặp lại 8 lần ở mỗi tầng tại mỗi
sinh cảnh nghiên cứu. Tất cả các mẫu sau khi thu ở thực địa đều được cho
ngay vào túi nilon riêng, có ghi các thông số cần thiết (ngày, tháng lấy mẫu,
sinh cảnh, tầng phân bố...) rồi buộc chặt lại và để vào thùng vận chuyển
[8],[11],[13],[16].
2.4.2. Trong phòng thí nghiệm
Mầu sau khi lấy ở thực địa được đưa về phòng thí nghiệm động vật học
của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 để xử lý. Tách động vật ra khỏi đất
theo phương pháp phễu lọc “ Berlese - Tullgren”, dựa theo tập tính hướng đất
dương và hướng sáng âm của động vật đất, trong thời gian 7 ngày 7 đêm.
Mau đất trong phễu lọc ra sẽ khô dần, sau đó Microarthropoda sẽ chui sâu dần
xuống lớp đất phía dưới, qua lưới lọc và rơi xuống đáy phễu, vào ống nghiệm
có đựng dung dịch định hình là formon 4% [3].

16


×