Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

câu hỏi ôn học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.58 KB, 6 trang )

CÂU HỎI ÔN THI HỌC SINH GIỎI
LỚP 10
Câu 1: 1/Tinh bột, xenlulozo, photpholipit, và protein, là các đại phân tử sinh học.
a/Chất nào không tìm thấy trong lục lạp?
b/Nêu công thức cấu tạo và vai trò của xenlulozo?
2/ Tại sao có giả thuyết rằng ti thể có nguồn gốc từ tb nhân sơ?
3/ Những phát biểu nào sau đây là đùng? Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
a/TB TV để trong dd nhược trương sẽ bị trương nước và bị vỡ ra.
b/Các tb có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các dấu chuẩn là pro bám màng.
c/tb bạch cầu ở người có khả năng thay đổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường.
d/Các vi ống và vi sợi là thành phần bền nhất của khung xương tb.
4/ a/otein được tổng hợp ở bào quan nào? Sau khi tổng hợp chúng sẽ được vận chuyển ra khỏi tb bằng
con đường nào?
b/Vì so nước đá nổi trong nước thường?
TL:
1/ a/Chất không tìm thấy trong lục lạp là xenlulozo
b/Công thức CT xenlulozo: (C6H10O5)n
-Tính chất: xenlulozo được cấu tạo từ hàng nghìn gốc β − D − glucozo liên kết với nhau bằng liên kết
β − 1, 4glucozit tạo nên cấu trúc mạch thẳng, rất bền vững khó bị thủy phân.
-Vai trò:
+Cấu tạo thành tb thực vật.
+ĐV ăn thực vật: là năng lượng cho cơ thể.
+Người và ĐV không tổng hợp được E xenlulaza nên không tiêu hóa được nhưng nó có tác dụng
điều hòa hệ thống tiêu hóa, làm giảm lượng mở, colesteron trong máu, tăng đào thải chất bả ra khỏi cơ
thể.
2/ Ti thể có nguồn gốc từ VK hiếu khí. Bằng chứng
-ADN ti thể giống ADN của VK: cấu tạo trần, dạng vòng.
-Riboxm ti thể giống riboxom của VK về kích thước, và thành phần rARN.
-Màng ngoài của ti thể giống màng tb nhân chuẩn. Màng trong tương ứng với màng sinh chất của VK bi
thực bào.
3/ a/ sai. Không bị phá vở vì có thành tb


b/sai. Dấu chuẩn là gai glicoprotein.
c/đúng.
d/Thành phần bền nhất là sợi trung gian.
4/ a/con đường vận chuyển protein ra khỏi tb :
-Protein được tổng hợp tại riboxom
-Lưới nội chất hạtthành túi tiếtgôngitúi bóngmàng sinh chất
b/Nước đá nổi trên nước thường vì :
-Sự hấp dẫn tỉnh điện giữa các phân tử nước tạo mối lk hidro yếu. LK này mạnh nhất khi nó nằm trên
đường thẳng qua trục O-H của phân tử nước bên cạnh và yếu hơn khi nó lệch trục này.
-Ở nước đá lk hidro bền vững, mật độ phân tử ít, khoảng trống giữa các phân tử lớn.
-Nước thường lk hidro yếu, mật độ phân tử lớn, khoảng trống giữa các phân tử nhỏ. Vậy nước đá có cấu
trúc thưa hơn và nổi trên nước thường.
Câu 2: 1/ a/Nêu có chế chung của quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp và hô hấp theo thuyết hóa
thẩm của Michell và vai trò của ATP được tạo ra trong quá trình này?
b/Ở chu trình C3, E nào có vai trò quang trọng nhất?vì sao? Hãy tính hiệu quả quang năng của chu trình
C3 (với 1 ATP = 7,3Kcal; 1 NADPH = 52,7 Kcal) (cho biết khi oxi hóa hoàn toàn 1 phân tử C6H12O6 tạo
ra 674 Kcal)
2/ Tại sao đồng hóa cacbon bằng phương thức quang hợp ở cây xanh có ưu thế hơn so với phương thức
hóa tổng hợp ở VSV?
TL:
1/ a/ Cơ chế chung :
-Thực hiện thông qua photphoryl hóa gắn gốc P vô cơ và ADP nhờ NL từ quá trình quang hóa (ở QH)
và oxi hóa (ở HH) để tạo ATP.


-Thông qua chuỗi vận chuyển điện tử và H+ qua màng: tạo ra sự chênh lệch nồng độ ion H+ hai bên
màng tạo ra điện thế màng. Đây là động lực kích thích bơm ion H+ hoạt động và H+ được bơm qua màng
đi qua phức hệ ATP sintetaza kích động chúng tổng hợp ATP từ ADP và P vô cơ.
-Ở QH thực hiện tại màng tilacoit và cứ 3 ion H+ qua màng sẽ tổng hợp 1 ATP. Ở HH thực hiện tại
màng trong ti thể và cư 2 H+ qua màng sẽ tổng hợp được 1 ATP.

*Vai trò ATP:
-Ở QH: cung cấp ATP cho giai đoạn khử APG  AlPG và giai đoạn hồi phục chất nhận Ri-1,5DP
-Ở HH: sinh tổng hợp các chất; vận chuyển các chất; co cơ, dẫn chuyền xung thần kinh,…
b/E quan trọng nhất là: E Ribuloz 1,5 DP cacboxylaza vì: E này quyết định tốc độ và chiều hướng của
chu trình. Nó quyết định phản ứng đầu tiên, phản ứng cacboxy hóa Ri-1,5DP.
2/ Hiệu quả NL chu trình C3:
-Để tổng hợp 1 phân tử C6H12O6, chu trình phải sử dụng 12 NADPH, 18 ATP tương đương với 746
Kcal.Vì 12 NADPH x 52,7 Kcal + 18 ATP x 7,3 Kcal = 746 Kcal.
-1 phân tử C6H12O6 với trữ lượng NL là 764 Kcal
 Hiệu quả: (674/764 Kcal)x 100% = 88%
+QH ở cây xanh sử dụng hidro tử H20 rất dồi dào còn hóa năng hợp ở VSV sử dụng hidro từ chất vô cơ
có hidro với liều lượng hạn chế.
+QH ở cây xanh nhận NL từ ánh sáng mặt trời là nguồn NL vô hạn, còn hóa năng hợp ở VSV nhận NL
từ các phản ứng oxi hóa rất ít.
Câu 3: 1/Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong 1 tb của một quá trình phân bào (a: hàm lượng
ADN trong 1 tb).
Hàm luong AD N

4a

2a
a

I

II

III

IV


V

VI

Thoi gian

a/Đây là quá trình phân bào gì?
b/Xác định các giai đoạn tương ứng : I, II, III, IV, V, VI trong sơ đồ?
2/ Nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian của quá trình phân bào? Em có nhận xét gì về kì trung gian
của các loại tb sau: tb VK, TB hồng cầu, TB thần kinh, tb ung thư?
3/ 10 tb sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp một số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp
2480 NST đơn, tất cả các tb con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi mt tb cung cấp thêm 2560 NST đơn.
Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra
trong giảm phân. Hãy xác định:
a/Bộ NST 2n của loài và tên loài đó?
b/TB sinh dục sơ khai là đực hay cái?giải thích?
TL:
1/ Đây là quá trình giảm phân
-I là pha G1
-II là pha S, G2.
-III là kì đầu 1, giữa 1, sau 1.
-IV là kì cuối 1
-V là kì đầu 2, giữa 2, sau 2
-VI là kì cuối 2
2/ Đặc điểm kì trung gian :


-Pha G1 : gia tăng tbc, hình thành các bào quan, tổng hợp các ARN và các protein chuẩn bị các tiền chất
cho sự tổng hợp ADN. Thời gian G1 rất khác nhau ở các loại tb. Cuối pha này có điểm kiểm soát R tb

vượt qua R thì mới đi vào pha S, tb nào không vượt qua thì đi vào quá trình biệt quá.
-Pha S: nhân đôi ADN và nhân đôi NST, nhân đôi trung tử, tổng hợp nhiều hợp chất cao phân tử từ các
hợp chất nhiều năng lượng.
-Pha G2 : tiếp tục tổng hợp protein, hình thành thoi phân bào.
-TBVK : phân chia kiểu trực phân nên không kì trung gian.
-TB hồng cầu : không nhân, nên không có khả năng phân chia nên không có kì trung gian.
-TB thần kinh : kì trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể.
-TB ung thư : kì trung gian rất ngắn.
3/
2n(2x − 1)10 = 2480
a/Ta có : 2n.2 x.10 = 2560
⇒ 2n = 8
TB ruồi giấm
b/ xác định giới tính :
Số lần NP của tb sinh dục sơ khai :
2n.2 x.10 = 2560
⇒ 2x = 32 ⇒ x = 5
Số tb sinh ra là 320
Số giao tử tham gia thụ tinh : 128 x 100/10 = 1280
Số giao tử hình thành từ mỗi tb sinh giao tử : 1280/320 = 4  con đực
Câu 4: 1/VK lam tổng hợp CHC của mình từ nguồn cacbon nào? Kiểu dd của chúng là gì?
2/ Vì sao VSV kị khí chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxi không khí?
3/ Nêu ứng dụng của VSV trong đời sống?
TL
1/ VK lam có khả năng quang tự dưỡng, sử dụng nguồn NL cacbon của CO2
VK lam có khả năng cố định N2 tự do (N2  NH3)
2/ Chúng không có E catalaza và 1 số E khác do đó không thể loại được các sản phẩm oxi độc hại cho tb
như H202, các ion superoxit
3/ Ứng dụng:
-Xử lí nước thải, rác thải.

-Sản xuất sinh phối (giàu protein, vietamin, enzim,...)
-Làm thuốc
-Làm thức ăn bổ sung cho người và gia súc
-Cung cấp oxi.
Câu 5: 1/ Gọt 1 củ khoai tây rồi cắt làm đôi, khoát bỏ phần ruột tạo hai cốc A và B. Đặt hai cốc vào đĩa
petri.
- Lấy 1 củ khoai tây khác có kích thước tương tự đem đun trong nước sôi 5 phút. Gọt vỏ và cắt đôi. Khoát
ruột và làm thành cốc C. Đặt đĩa C vào đĩa petri.
- Cho nước cất vào đĩa petri.
- Rót dd đường đậm đặc vào cốc B và C. Đánh dấu nước dd bằng kim ghim.
- Để yên 3 cốc trong 24 giờ.
a/Mức dd trong cốc B, C thay đổi như thế nào? Tại sao?
b/Trong cốc A có nước không? Tại sao?
2/ a/Nêu cơ chất, tác nhân, sản phẩm, PT phản ứng của quá trình lên men rượu?
b/Tại sao thực tế, quá trình lên men rượu thường phải giữ nhiệt độ ổn định? pH thích hợp cho quá trình
lên men rượu là bao nhiêu? Tăng pH > 7 được không? Tại sao?
TL
1/ a/Mức dd đường trong cốc B tăng vì:
-TB sống có tính chọn lọc.
-Thế nước trong đĩa petri cao hơn trong dd đường trong cốc B  nước qua củ khoai vào cốc B bằng
cách thẩm thấu  mực nước dd đường cốc B tăng.


b/DD đường cốc C hạ xuống vì: TB trong cốc C chết do đun sôi  tấm tự do  đường khuếch tán ra
ngoài  dd đường cốc C hạ xuống.
c/Trong cốc A không thấy nước  sự thẩm thấu không xảy ra vì không có sự chênh lệch nồng độ giữa
hai môi trường.
2/
a/ Cơ chất: tinh bột, đường glucozo
-Tác nhân: nấm men có trong nấm men rượu, có thể có 1 số loại nấm mốc, vi khuẩn

-Sản phẩm: về mặt lid thuyết có etanol 48,6%, CO2 46,6%, glixerol 33,3%; axit sucxinic 0,6%; sinh
khối tb 1,2% so với lượng glucozo sử dụng.
Nấm mốc

-Phương trình:
(C6H10O5)n + H2O



nC6H12O6

Nấm men rượu
C6H12O6

C2H5OH + CO2 + Q
b/Nhiệt độ cao giảm hiệu suất sinh rượu
-pH : 4 – 4,5
-Không. Nếu pH lớn hơn 7 sẽ tạo glixeron là chủ yếu.
Đề
Câu 1: Thành phần hóa học của tb
Hãy gọi tên các liên kết giữa các aa trong phân tử protein, các đường đơn trong cacbohidrat, giữa các
phân tử nước, giữa các bazo nito trong ADN, giữa enzim và cơ chất, giữa hoocmon và thụ quan màng.
Đặc điểm và vai trò của các liên kết này trong tb sống.
Câu 2: Cấu trúc tb
1/Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của màng trong, chất nền của ti thể?
2/Giải thích nguồn gốc bào quan chuyển hóa quan năng thành hóa năng trong các hợp chất hữu cơ?
3/Phân biệt các loại nối kết giữa các tb cạnh nhau trong cơ thể đa bào?
Câu 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
1/Enzim xúc tác các phản ứng hóa học xảy ra dể dàng trong điều kiện bình thường phù hợp với sự sống
bằng cách giảm năng lượng hoạt hóa các phản ứng hóa học. Vậy năng lượng hoạt hóa là gì? Cơ chế giẩm

năng lượng hoạt hóa của các phản ứng hóa học khi có enzim xúc tác.
2/Theo công ước quốc tế, enzim được phân thành những nhóm nào và tác dụng đặc trưng của mỗi nhóm?
3/Trong hô hấp tb, ATP được sản sinh nhiều nhất ở ở giai đoạn nào và hãy nêu cơ chế tổng hợp ATP?
Câu 4: Phân bào
1/Cơ chế nào đã đảm bảo bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính được ổn định qua các thế hệ?
2/Vinblastin, vincrictin là những chất có trong cây dừa cạn được dùng chữa bệnh ung thư. Các chất này
có vai trò là ức chế sự nhân lên của tb ung thư. Hãy nêu cơ chế tác dụng của chúng lên tb ung thư?
Câu 5:Sinh học VSV
1/Nội bào tử là gì? Đây có phải là hình thức sinh sản của vsv không? Vì sao ? Nêu cấu tạo một bào tử và
cho biết phương pháp tiêu diệt bào tử vk có hiệu quả ?
2/Tại sao vk gây viêm loét dạ dày có thể sống được ở điều kiện pH rất thấp ( 2-3) ?
Câu 6:Thực hành
1/Trình bày nguyên liệu, phương pháp tiến hành muối cà chua rau cải. Hãy quan sát, giải thích cơ sở khoa
học của hiện tượng.
2/Tại sao khi muối dưa người ta dùng dung dịch muối, đường và một ít nước dưa cũ rồi nén chặt nguyên
liệu cho ngập nước ? Nếu dưa để lâu sẽ có hiện tượng gì ? vì sao ?
TL
Câu 1:
Các aa nối với nhau bằng lk peptit
Các phân tử đường nối với nhau bằng lk glicozit
Các phân tử nước, các bazo nitric nối với nhau bằng lk hidro
E và cơ chât, hoocmon và thụ quan màng nối với nhau bằng lk hidro, lk ion, lk Vande van
Các lk peptit, glicozit là loại lk cộng hóa trị bền vững, nhờ đó các phân tử, phức hợp phân tử cũng như
cấu tạo của tb được ổn định và bền vững trong mt luôn thay đổi.


LK hidro, lk ion, lk Vande van là những lk yếu dễ tạo thành đồng thời cũng dễ phá vỡ vì thế chúng tạo
nên tính mềm dẻo, linh động trong cấu trúc sống.
Câu 2:
1.Đặc điểm cấu tạo phù hợp màng trong, chất nền ti thể

Màng trong ăn sâu vào trong chất nền tạo nên các mào làm tăng diện tích bề mặt của màng, chứa nhiều
enzim hô hấp và hệ dẫn chuyền electronchuỗi chuyền electron hô hấp.
Màng trong ti thể có nhiều loại protein thực hiện các chức năng khác nhau như:
Phức hợp của dãy chuyền electron
Phức hợp ATP – sinteteza có chức năng tổng hợp ATP
Protein màng và protein kênh vận chuyển các ion (Na+, K+, Ca+, H+)
Protein vận chuyển chủ động các chất từ xoang gian màng vào trong chất nền ti thể (ATP, ADP,
+
H , piruvat, axit béo, nucleotit,…)
Chất nền ti thể chứa nhiều thành phần khác nhau và có vai trò quan trong đối với ti thể:
Các enzim oxi hóa axit piruvic thành axetil – coenzimA
Các enzim của chi trình Crep
Các E tổng hợp axit béo
Riboxom. ADN, ARN, giúp ti thể tổng hợp 1 số loại protein cần thiết cho riêng mình.
2.Giải thích nguồn gốc bào quan chuyển hóa quang năng thành nl hóa học:
Lục lạp hình thành do kết quả sự cộng sinh của một loài vk lam trong tb nhân thực, giải thích vì:
Màng ngoài của lục lạp tương ứng với màng của bóng màng thực bào. Màng trong tương ứng với
màng sinh chất của tb vk bị thực bào.
ADN của lục lạp tương ứng ADN của vk lam đó là phân tử dạng vòng, trần không chứa histon
Trong lục lạp có đủ các loại ARN, riboxm nên có thể tổng hợp 1 số protein cho mình. Riboxom
của lục lạp giống riboxom của vk có hằng số lắng 70S.
3.Phân biệt các loại nối kết giữa các tb cạnh nhau: có 3 dạng nối kết
-Cầu nối giàng bào (hay nối kết thông thương)
+Kiểu nối kết mà hai tb cạnh nhau có màng sinh chất xếp sát nhau đến nổi không phân biệt hai màng,
khoảng gian bào hẹp 2-3nm. Cầu nối được hình thành tạo kênh thông thương nhờ sự lk các protein
connecxin ở màng trong của hai tb.
+Hai tb cạnh nhau trao đổi chất trực tiếp và nhanh chống nhờ cầu nối gian bào.
-Cầu nối sinh chất
+Màng sinh chất và thành xenlulozo của tb TV có những biến đổi hình thành cầu sinh chất để đảm bảo
sự lk và trao đổi chất của các tb cạnh nhau.

+Qua cầu sinh chất hai tb trao đổi chất trực tiếp cho nhau
- Nối kết vững chắc (thể dây chằng): Kiểu nối kết có sự biến đổi hình dạng của màng sinh chất, có sự
tham gia của protein lk và hệ vi sợi giúp tăng cường sự kết nối giữa các tb về mặt cơ học mà không có sự
trao đổi chất qua phần nối kết này.
Câu 3:
1.E xúc tác các phản ứng hóa học xảy ra dễ dàng trong điều kiện bình thường phù hợp với sự sống bằng
cách giảm năng lượng hoạt hóa các phản ứng hóa học
Năng lượng hoạt hóa là năng lượng cần thiết cho một phản ứng hóa học bắt đầu.
E có thể làm giảm NL hoạt hóa các chất tham gia phản ứng bằng các cơ chế sau:
+ Gắn các cơ chất vào trung tâm hoạt động, định hướng sau cho chúng dễ dàng phản ứng với
nhau.
+ Tại trung tâm hoạt động cơ gắn kết tạm thời với cơ chất, dưới tác dụng của E các mối lk nhất
định của cơ chất được kéo căng hoặc vặn xoắn làm chúng dễ bị phá vỡ để hình thành những lk mới.
+ Với cấu trúc đặc thù của vùng trung tâm hoạt động của E do những nhóm R của nhiều aa đã tạo
ra vi môi trường có độ pH thấp hơn so với pH trong tb chất nên E chuyền H+ cho cơ chất làm tăng khả
năng phản ứng của cơ chất.
2.E được chia thành các nhóm:
- Oxireductaza: các E xúc tác cho các phản ứng oxi hóa khử.
- Tranferaza: các E xúc tác cho các phản ứng chuyển nhóm nhỏ từ sơ chất này sang cơ chất khác
- Hidrolaza: các E xúc tác cho các phản ứng thủy phân
- Liaza: các E xúc tác cho các phản ứng phân cắt các chất không cần nước, loại nước tạo lk đôi hoặc kết
hợp nước vào lk đôi.
- Izomeraza: các E xúc tác cho các phản ứng đồng phân hóa


- Ligaza: các E xúc tác cho các phản ứng tổng hợp các chất có sử dụng ATP.
3.Chuỗi chuyền e hô hấp là giai đoạn tạo nhiều ATP nhất.
ATP được tổng hợp theo cơ chế hóa thẩm là:
- Sự chuyền e qua chuỗi chuyền e đã tạo lực để bơm H+ từ chất nền qua màng trong ti thể vào xoang
gian bào  tạo gradien H+ hai bên của màng trong, tức tạo điện thế màng

- Lực điện thế màng tạo nên dòng H+ từ xoang gian bào màng xuyên qua phức hệ ATP – sintetaza hoạt
động tổng hợp ATP từ ADP và P vô cơ có trong chất nền.
Câu 4: Phân bào
1/Cơ chế đảm bảo bộ NST loài ss hữu tính ổn định:
Sự vận động của NST trong 3 quá trình: giảm phân, thụ tinh và nguyên phân.
- Giảm phân: gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần nên số lượng NST trong
giao tử giảm đi phân nữa so với bộ NST 2n của loài, đây là cơ chế tạo ra các giao tử đơn bội n
- Thụ tinh: sự kết hợp giữa giao tử đực (n) và giao tử cái (n) tạo thành hợp tử (2n), đây là cơ chế phục
hồi bộ NST 2n đặc trưng của loài.
- Nguyên phân: làm gia tăng số lượng tb giúp cơ thể SV lớn lên nhưng vẫn đảm bảo bộ NST trong mỗi
tb giống như hợp tử điều đó giúp cơ thể sinh trưởng phát triển bình thường.
2/Một số chất như Vinblastin, vincrictin trong cây dừa cạn được dùng chữa bệnh ung thư. Các chất này có
vai trò là ức chế sự nhân lên của tb ung thư. Cơ chế tác động của chúng lên tb ung thư như sau:
- Thoi phân bào được hình thành từ các vi ống, mỗi vi ống lại được tạo thành từ sự trùng hợp các dimer
tubulin.
- Các phân tử Vinblastin, vincrictin này đã lk chặt với phân tử tubulin và cản sự trùng hợp tubulin 
thoi phân bào không được hình thành nên đã cản trở sự phân chia của tb ung thư.
Câu 5:Sinh học VSV
1/- Nội bào tử là loại bào tử được hình thành trong tb vi khuẩn.
- Đây không phải là hình thức ss của VK vì mỗi tb VK chỉ tạo một nội bào tử. Đây chính là hình thức
bảo vệ tb vượt qua những điều kiện bất lợi của mt: chất dinh dưỡng cạn kiệt, nhiệt độ cao, chất độc hại,...
- Cấu tạo nội bào tử từ ngoài vào trong gồm các lớp sau:
+ Lớp màng ngoài: cấu trúc xốp, cách nhiệt, thành phần chủ yếu là lipoprotein, khó thấm.
+ Lớp áo: chủ yếu là protein và 1 ít là photpholipoprotein, có tính đề kháng cao với lizoxom, proteaza,
chất hoạt động bề mặt.
+ Lớp vỏ bào tử: có chứa canxidipicolinat giúp bào tử bền nhiệt và chịu nhiệt cao.
+ Lõi bào tử: có thành bào tử, màng bào tử, bào tử chất, vùng nhân bào tử.
Lõi bào tử chứ E không hoạt động, phản ứng sinh hóa không xảy ra, trao đổi chất cực thấp.
- Phương pháp tiêu diệt bào tử có hiệu quả: khử trùng các dụng cụ mổ xẻ, vật liệu nuôi cấy... bằng:
+ Sấy khô trong tủ sấy ở 1650C – 1700C trong 2 giờ.

+ Hấp ướt bằng nồi hấp áp lực ở 1200C trong 20 – 30 phút.
2/Tại sao vk gây viêm loét dạ dày có thể sống được ở điều kiện pH rất thấp ( 2-3) vì: VK này có khả năng
tiết ra Na2CO3, E ureaza phân giải ure thành NH4+ để nâng cao pH chỗ chúng sống...
Câu 6:Thực hành
1/- Nguyên liệu : rau cải (hoặc các loại rau, củ, quả khác), muối, đường,....
- Phương pháp tiến hành:
+ Rửa sạch rau cải, cắt nhỏ 3-4cm (hoặc để cả cây), phơi chỗ nắng nhẹ hoặc râm để rau se mặt.
+ Cho rau vào bình hay vại, pha nước muối 5 – 6 %, cho thêm vài thìa cà phê đường hòa tan rồi đổ
ngập nước rau cải, nén chặt, đậy kín và để nơi ấm 28 – 300C.
- Quan sát hiện tượng: sau 2,3 ngày thấy màu xanh rau chuyển sang màu vàng và dưa cải có vị chua nhẹ
và thơm.
- Giải thích hiện tượng: trong điều kiện kị khí, VK lactic đã phân giải đường trong rau cải thành axit
lactic. Dưa ăn ngon nhất khi có 5 – 10 mg axit lactic / 1ml nước dưa.
Glucozo (C6H10O6)  axit lactic (CH3CHOHCOOH) + Q
+ Dung dung dịch muối, đường để muối rau nhằm tạo áp suất thẩm thấu rút nước và đường trong rau
quả cho VK lactic sử dụng, ức chế sự phát triển của VK lên men thối, cung cấp thêm đường cho VK.
+



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×