Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Địa lí dân cư – hướng dẫn ôn luyện phần địa lí dân cư lớp 12 bằng phương pháp sử dụng “sơ đồ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.42 KB, 20 trang )

CHUN ĐỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ
HƯỚNG DẪN ƠN LUYỆN PHẦN ĐỊA LÍ DÂN CƯ LỚP 12 BẰNG
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ‘’SƠ ĐỒ’’
Tác giả thực hiện: Lê Thị Thuý Oanh - Trường THPT Vĩnh Yên
Đối tượng thực hiện:
- Học sinh lớp 12
- Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 6 tiết
I. Đặt vấn đề
Phần Địa lí dân cư trong chương trình Địa lí lớp 12 có 3 nội dung
theo chương trình Cơ bản, 4 nội dung theo chương trình Nâng cao. Theo
cấu trúc đề thi đại học, phần này tối thiểu được 1,0 điểm. Đây được đánh
giá là phần điểm rất “ngon ăn”. Tuy nhiên phần này lại có rất nhiều ý
nhỏ, học sinh dễ bỏ sót ý khi làm bài. Do đó tơi đã hướng dẫn học sinh sử
dụng “sơ đồ” thơng qua các từ khóa để ghi nhớ chi tiết nội dung phần
này. Thơng qua các từ khóa, việc ghi nhớ kiến thức sẽ trở nên dễ dàng
hơn, đồng thời phát huy được năng lực viết bài của các em.
II. Hệ thống kiến thức phần Địa lí dân cư (theo chương trình Cơ bản)
Nội dung1: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
1. Đơng dân, có nhiều thành phần dân tộc
a) Đông dân
- Dân động: theo số liệu thống kê năm 2006 dân số nước ta là 84,1
triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (Sau Inđônêxia và
Philippin), đứng thứ 13 trên thế giới trong tổng số trên 200 quốc gia và
vùng lãnh thổ
- Thuận lợi: Dân đông là thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế, đồng thời là nguồn nhân lực quan trọng để xây dựng bảo vệ
đất nước.
- Khó khăn: Trong điều kiện nước ta hiện nay dân đông là trở ngại
cho phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người
dân.
b) Nhiều thành phần dân tộc




- Việt Nam nằm ở vị trí thuận lợi nên nước ta có nhiều dân tộc: 54
dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Kinh (86,2%) các dân tộc khác chiếm
13,8% (Thái, Mường, Tày...)
- Ngồi ra cịn có 3,2 triệu người Việt Nam sinh sống ở nước ngồi
(Hoa Kỳ, Ơxtrâylia, Châu Âu, Nam Á...)
- Thuận lợi: các dân tộc ln đồn kết bên nhau, phát huy truyền
thống văn hoá, phong tục tập quán để phát triển và xây dựng đất nước
- Khó khăn: sự phát triển kinh tế xã hội của các dân tộc cịn có sự
chênh lệch. Nhà nước phải có các chính sách phát triển kinh tế - xã hội
cùng dân tộc ít người nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bảo
dân tộc.
2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
a) Dân số tăng nhanh
- Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt vào nửa cuối những năm 50
của thế kỷ XX nước ta trải qua quá trình bùng nổ dân số. Tuy nhiên bùng
nổ dân số giữa các giai đoạn, các vùng lãnh thổ và các dân tộc có sự khác
nhau.
Dân số
(triệu người)

Tỷ lệ tăng dân số
(%)

1921

15,6

1921-1926: 1,86


1960

30,2

1939-1943: 3,06

1990

66,2

1954-1960: 3,93

1999

76,3

1999-2002: 1,32

2006

84,1

2002-2005: 1,32

Năm

- Do thực hiện chính sách KHHGĐ nên tỷ lệ gia tăng dấn số nước
ta có xu hướng giảm nhưng cịn chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng
thêm hơn 1 triệu người

- Hậu quả của gia tăng dân số nhanh:
+ Đối với sự phát triển kinh tế: nhìn chung gtds chưa phù hợp với
tốc tăng trưởng kinh tế: nếu dân số tăng 1% thì kinh tế phải tăng từ 3-4%,
lương thực phải tăng ít nhất là 4%. Trong điều kiện nền dân số nước ta còn


chậm phát triển dân số đông và mức gia tăng như hiện nay là vẫn cao ảnh
hưởng -> tăng trưởng kinh tế.
+ Đối với chất lượng cuộc sống: Dân số tăng nhanh ảnh hưởng rõ
rệt đến chất lượng cuộc sống, cộng đồng cũng chính sách của từng thành
viên trong xã hội. Dân số tăng nhanh thu nhập bình quân theo đầu người
thấp, mức sống giảm, việc tăng y tế, văn hố, giáo dục... gặp nhiều khó
khăn
+ Đối với tài ngun, mơi trường: dân số tăng nhanh địi hỏi phải
tác động mạnh vào các nguồn TNTN để tạo ra những sản phẩm cần thiết
cho sản xuất và đời sống của con người. Hậu quả là các TNTN đang có
nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng (TN rừng, khoáng sản, nước...). Mặt
khác dân số, nhanh dẫn đến không gian cư trú ngày càng chật hẹp, môi
trường bị ô nhiễm.
b) Cơ cấu dân số trẻ
- Theo số liệu thống kê năm 2005: 0-14 tuổi chiếm 27%, 15-59
chiếm: 64,0% từ trên 60 tuổi: chiếm 9%.
- Cơ cấu dân số nước ta đã thay đổi theo xu hướng già đi: trong độ
tuổi lao động và trên độ tuổi lao động có xu hướng tăng dần về tỉ trọng.
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào và nguồn dự trữ là lớn, lao
động trẻ năng động, sáng tạo, nhanh tiếp thu những KH- KT mới.
- Khó khăn: vấn đề việc làm cho lao động mới bổ sung
3. Phân bố dân cư chưa hợp lí
Mật độ dân số ở nước ta: 254 người/km 2 (2006) nhưng phân bố
chưa hợp lý giữa các vùng

a) Giữa đồng bằng với trung du miền núi
- Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, trong khi diện tích chỉ
chiếm 25% diện tích lãnh thổ, mật độ dân số cao, (ĐBSH mật độ 1225
người/km2, ĐBSCL: 429 người/km2, DHNTB: 200 người/km2 )
- Miền núi tập trung khoảng 25% dân số (chiếm 3/4 diện tích lãnh
thổ) mật độ dân số thấp: Tây Bắc: 69 người/km 2, Tây Nguyên: 89
người/km2
b) Giữa thành thị với nông thôn


- Cho đến nay năm 2005: 73,1%, dân số sống ở nông thôn; 26,9%
đân số sống ở thành thị.
- Tỷ lệ dân ở thành thị và dân nông thôn đang có sự chuyển dịch
theo hướng giảm nơng thơn, tăng thành thị. Đây là sự chuyển động theo
hướng tốt phù hợp với quá trình CNH- HĐH đất nước.
c) Trong nội bộ từng vùng
- Giữa các đồng bằng: ĐBSH có mật độ dân số cao hơn ĐBSCL do
nước ta mở rộng lãnh thổ về phía nam.
- Giữa các vùng núi: Đơng Bắc có mật độ dan số cao hơn Tây Bắc
* Nguyên nhân phân bố dân cư chưa hợp lí:
Ở đồng bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất, nước, địa hình...)
lại là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống, nền kinh tế tăng nhanh,
quá trình CNH - HĐH diễn ra mạnh nên dân cư tập trung đông đốc hơn
miền núi. Đồng thời do lịch sử khai thác lãnh thổ nước ta về phía nam
nên đb miền Bắc có mật độ dân số cao hơn đồng bằng phía Nam, đồng
bằng duyên hải miền Trung.
* Hậu quả phân bố dân cư chưa hợp lí
Dân số phân bố chưa hợp lý làm cho lãng phí nguồn lao động nơi
thừa, nơi thiếu. Ở TDMN nơi có nhiều tài ngun về rừng, khống sản,
khả năng to lớn về cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc nhưng dân cư

thưa thớt thiếu lao động, nhất là lao động có trình độ gây khó khăn cho khai
thác tài nguyên và bảo vệ đất nước. Ở đồng bằng nhất là các thành phố dân
cư và lao động đông, tăng nhanh gây sức ép mạnh mẽ lên môi trường tài
nguyên, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, làm nảy sinh nhiều vấn đề
nhất là vấn đề việc làm.
4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu nguồn lao
động nước ta
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy
mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch
hố gia đình.
- Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố
dân cư, lao động giữa các vùng.


- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu
thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. .
- Đưa xuất khẩu lao động thành 1 chương trình lớn có giải pháp
mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi
mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tay nghề
cao, có tác phong công nghiệp.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi,
phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối
đa nguồn lao động ở đất nước.

Nội dung 2: Lao động và việc làm
1. Nguồn lao động
a) Thế mạnh
+ Số lượng: Nước ta có nguồn lao động dồi đào, năm 2005, số dân
hoạt động kinh tế của nước ta: 42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số,
đồng thời mỗi năm lại bổ sung thêm trên 1 triệu lao động mới.

+ Chất lượng: người lao động Việt Nam cần cù, sáng tạo, có kinh
nghiệm sản xuất, phương pháp được tích luỹ qua nhiều thế hệ đặc biệt là
trong Nông - lâm nghiệp - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Chất lượng người lao động ngày càng được nâng cao: số người có
trình độ KHKT, trình độ cao đẳng, đại học ngày càng tăng (đã qua đào
tạo chiếm 25% dân số, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học và
trên đại học chiếm 5,3%) .
+ Phân bố: Lực lượng lao động có kỹ thuật tập chung ở ĐBSH,
ĐNB, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh..., đó là
điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp địi hỏi trình độ
cao
b) Tuy nhiên, nguồn lao động còn nhiều hạn chế


+ Thừa lao động, thiếu việc làm.
+ Do nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp nên nguồn lao động
thiếu tác phong công nghiệp. Đội ngũ công nhân lành nghề, lực lượng lao
động có trình độ cao vẫn cịn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, công
nhân kỹ thuật lành nghề.
+ Phân bố lao động không đều, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng
bằng, đô thị gây lãng phí nguồn lao động sử dụng và khai thác tài nguyên gặp
nhiều khó khăn.
+ Chất lượng lao động ở các vùng khơng đều.
+ Nhìn chung, năng suất lao động xã hội ngày càng tăng song còn
thấp so với thế giới nên phần lớn lao động có thu nhập thấp làm chậm q
trình chuyển biến, phân cơng lao động xã hội. Quỹ thời gian lao động còn
nhiều trong nơng nghiệp và các xí nghiệp quốc doanh chưa được sử dụng
triệt để.
2. Cơ cấu lao động
a) Cơ cấu lao động theo ngành

Do tác động của cuộc cách mạng KH-KT và quá trình Đổi mới nền
kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.: giảm tỷ lệ
lao động trong KVI, tăng tỷ lệ lao động trong khu vực II và khu vực III.
Tuy nhiên, sự thay đổi này cịn chậm. Tính đến năm 2005, khu vực I:
57,3%, Khu vực II: 18,27%; khu vực II: 24,5% (vượt qua khu vực II)
b) Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
Phần lớn lao động tập trung ở khu vực ngoài Nhà nước. Năm 2005:
khu vực ngoài Nhà nước 88,9%; khu vực Nhà nước: 9,5%; khu vực có
vốn đầu tư nước ngồi: 1,6%
Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi:
Khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước tăng giảm khơng đều, khu
vực có vốn đầu tư nước ngồi tăng nhanh. Điều này phù hợp với xu thế
trong của nền kinh tế nhiều thành phần trong cơ chế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
b) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn


Phần lớn lao động tập trung ở nông thôn, chiếm 75%; thành thị chỉ
chiếm 25% (2005). Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nơng thơn đang có xu
hướng giảm, tỉ lệ lao động ở khu vực thành thị có xu hướng tăng, phù hợp
với quá trình CNH- HĐH đất nước.
c) Hạn chế
- Năng suất lao động thấp.
- Phần lớn lao động có thu nhập thấp.
- Phân cơng lao động xã hội còn chậm chuyển biến
- Chưa sử dụng hết thời gian lao động
3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm
a) Vấn đề việc làm
Hiện nay dân số nước ta đông (2006: 84,1 triệu người) số người
trong độ tuổi lao động là 64%, trong đó số người hoạt động kinh tế:

51,2%. Hằng năm bổ sung thêm trên 1 triệu người lao động mới nên mặc
dù đa dạng hoá các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ để tạo
thêm gần 1 triệu việc làm mới trong mỗi năm. nhưng tình trạng thất
nghiệp và thiếu lao động vẫn cịn gay gắt: tính trung bình cả nước tỷ lệ
thất nghiệp: 2,1%, thiếu việc làm 8,1%. ở khu vực thành thị, tỷ lệ thất
nghiệp lf 5,3%, thiếu việc làm 4,5%, ở nông thôn: tỷ lệ thất nghiệp: 1,1%,
thiếu việc làm 9,3%

b) Hướng giải quyết việc làm:
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách
nhằm giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng sau:
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất (nghề truyền
thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...) chú ý thích đáng đến hoạt
động của các ngành dịch vụ.


- Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài,
mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu
- Mở rộng, đa dạng hố các loại hình đào tạo các cấp, các ngành
nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những
cơng việc và tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.
Nội dung 3: Đơ thi hóa
1. Đặc điểm
a) Q trình đơ thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đơ thị hóa thấp
- Thế kỉ III trước công nguyên: thành Cổ Loa kinh đô của nhà nước
Âu Lạc được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta.
- Thời phong kiến, một số đơ thị hình thành ở những nơi có vị trí
địa lý thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự (Thế kỉ

XI: thành Thăng Long, XVI - XVIII: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố
Hiến)
- Thời Pháp thuộc hệ thống đô thị có quy mơ nhỏ với chức năng
hành chính, qn sự. Những năm 30 của thế kỷ XX một số đơ thị được
hình thành như Hà Nội, Hải Phịng, Nam Định.
- Từ 8/1945 -> 1954: qua trình đơ thị hóa khơng có sự thay đổi
nhiều
- Từ 1954 - 1975, đơ thị phát triển có sự khác nhau giữa miền Bắc
và miền Nam: miền Nam ĐTH như một biện pháp dồn dân phục vụ chiến
tranh, có một số đơ thị nằm ở vị trí chiến lược quan trọng: Sài Gịn, Đà
Nẵng, Biên Hoà. Ở Miền Bắc ĐTH gắn với CNH (Hà Nội, Hải Phịng,
Thái Ngun, Nam Định, Việt Trì...)
- Từ 1965 - 1972: các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình ĐTH
chững lại.
- Từ 1975 đến nay: Quá trình đơ thị hố có sự chuyển biến tích
cực, tốc độ ĐTH nhanh. Tuy nhiên cơ sở hạ tần vẫn còn thấp sp với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Có một số đơ thị lớn: TP Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ...
b) Tỷ lệ dân thành thị tăng


Năm 1990, dân thành thị: 12,9 triệu người chiếm 19,5% dân số cả
nước. Từ đó đến nay số dân đơ thị liên tục tăng. Đến năm 2005: dân số
thành thị 22,3 triệu người chiếm 26,9%. Tuy nhiên, tỷ lệ dân thành thị
của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực.
c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
- Năm 2006, cả nước có 689 đơ thị, tập trung nhiều nhất là Trung
du miền núi Bắc Bộ và ít đơ thị nhất là Đơng Nam Bộ.
- Số dân đô thị đông nhất ở Đông Nam Bộ và thấp nhất ở Tây
Nguyên.

2. Mạng lưới đô thị
- Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại: Loại đặc biệt (Hà Nội,
TP Hồ Chi Minh), Loại 1,2,3,4,5.
- Năm 2007: có 5 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, TP
Hồ Chi Minh, Hải Phịng, Cần Thơ, Đà Nẵng), các đơ thị trực thuộc tỉnh.
3. Ảnh hưởng cuả đơ thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội:
- ĐTH có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
nước ta.
- Các đơ thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đơ thị
đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP CN - XD, 87% GDP dịch vụ
và 80% ngân sách Nhà nước.
- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình
độ chun mơn kỹ thuật, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút
đối với đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo ra động lực cho sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
- Các đơ thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao
động
- Tuy nhiên, quá trình ĐTH cũng gây những hậu quả như: vấn đề ô
nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội... cần phải có kế hoạch khắc
phục.


III. Các dạng bài tập đặc trưng và phương pháp làm bài
1. Các dạng bài tập đặc trưng
a) Dạng bài trình bày, phân tích
Trình bày một hay nhiều đặc điểm trong dân cư (dân số, lao động, việc
làm)
Ví dụ: Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta.

Đây là dạng bài tập khơng khó chỉ u cầu học sinh nắm được kiến
thức cơ bản
b) Dạng bài chứng minh
Chứng minh một hay nhiều đặc điểm của dân cư
Ví dụ: Chứng minh dân số nước ta tăng nhanh.
Dạng bài tập này ngoài yêu cầu học sinh nắm chắc kiến thức, thì
học sinh phải ghi nhớ số liệu để chứng minh.
c) Dạng bài so sánh
Ví dụ: So sánh mạng lưới đơ thị của Đồng bằng Sông Hồng và
Đồng bằng Sông Cửu Long.
Trong phần địa lí dân cư dạng bài này ít gặp. Đây là một dạng bài
tương đối khó địi hỏi học sinh ngồi nắm chắc kiến thức cịn phải biết
vận dụng kiến thức để tìm ra sự giống nhau và khác nhau.
d) Dạng bài giải thích
Ví dụ: Giải thích tại sao tỉ lệ dân thành thị nước ta có xu hướng
tăng?
Đây là dạng bài tập khó nhưng lại thường xuyên gặp trong phần địa
lí dân cư, điểm cho câu hỏi này từ 0,25 điểm đến 0,5 điểm. Nên khi giáo
viên dạy đến vấn đề gì của dân cư cũng nên hỏi học sinh “Nguyên nhân
vì sao”.
2. Phương pháp đặc thù
- Giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết.
- Cung cấp cho học sinh những dạng bài và hướng dẫn học sinh
cách làm từng dạng bài tập.


- Sử dụng “sơ đồ” thơng qua các từ khóa khi làm bài để học sinh
khơng bỏ sót ý.

IV. Bài tập mẫu theo từng dạng bài

1. Dạng bài trình bày, phân tích
Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.
- Thế mạnh:
+ Số lượng: Nước ta có nguồn lao động dồi dào, năm 2005, số dân
hoạt động kinh tế của nước ta: 42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số,
đồng thời mỗi năm lại bổ sung thêm trên 1 triệu lao động mới.
+ Chất lượng: người lao động Việt Nam cần cù, sáng tạo, có kinh
nghiệm sản xuất, phương pháp được tích luỹ qua nhiều thế hệ đặc biệt là
trong nông - lâm nghiệp - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Chất lượng người lao động ngày càng được nâng cao: số người có
trình độ khoa học - kĩ thuật, trình độ cao đẳng, đại học ngày càng tăng (đã
qua đào tạo chiếm 25% dân số, trong đó lao động có trình độ cao đẳng,
đại học và trên đại học: 5,3% .
+ Phân bố: Lực lượng lao động có kỹ thuật tập chung ở Đồng bằng
Sơng Hồng, Đông Nam Bộ, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh..., đó là điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ, cơng nghiệp
địi hỏi trình độ cao
- Tuy nhiên, nguồn lao động còn nhiều hạn chế:
+ Thừa lao động, thiếu việc làm.
+ Do nước ta đi lên từ 1 nền nông nghiệp nên nguồn lao động thiếu
tác phong công nghiệp. Đội ngũ công nhân lành nghề, lực lượng lao động
có trình độ cao vẫn cịn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân
kỹ thuật lành nghề.
+ Phân bố lao động không đều, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng
bằng, đô thị gây lãng phí nguồn lao động sử dụng và khai thác tài nguyên
gặp nhiều khó khăn.


+ Chất lượng lao động ở các vùng không đều.
+ Nhìn chung, năng suất lao động xã hội ngày càng tăng song còn

thấp so với thế giới nên phần lớn lao động có thu nhập thấp làm chậm q
trình chuyển biến, phân công lao động xã hội. Quỹ thời gian lao động cịn
nhiều trong nơng nghiệp và các xí nghiệp quốc doanh chưa được sử dụng
triệt để.

2. Dạng bài chứng minh
Chứng minh rằng dân số nước ta tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
* Dân số tăng nhanh:
- Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt vào những năm 50 của thế kỷ
XX nước ta trải qua quá trình bùng nổ dân số. Tuy nhiên giữa các giai
đoạn, các vùng lãnh thổ và các dân tộc có sự khác nhau.
Dân số

Tỷ lệ tăng dân số

(triệu người)

(%)

1921

15,6

1921-1926: 1,86

1960

30,2

1939-1943: 3,06


1990

66,2

1954-1960: 3,93

1999

76,3

1999-2002: 1,32

2006

84,1

2002-2005: 1,32

Năm

- Do chính sách kế hoạch hóa gia đình tỷ lệ gia tăng dấn số nước ta
có xu hướng giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng
thêm hơn 1 triệu người
* Cơ cấu dân số trẻ:
- Theo số liệu thống kê năm 2005: 0-14 tuổi chiếm 27%, 15-59
chiếm: 64,07% từ trên 60 tuổi: 9%.
- Một nước có cơ cấu dân số trẻ là từ 0-14 tuổi chiếm >35%, từ 1559: 55%, trên 60 tuổi dưới 10%, mặc dù nhóm 0-14 tuổi chiếm dưới



35%trong khi đó nhóm trên 60 tuổi ở nước ta chiếm 9% (dưới 10%) nên
nước ta có cơ cấu dân số trẻ.
- Cơ cấu dân số nước ta đã thay đổi theo xu hướng già đi tuy nhiên
trong độ tuổi lao động và dưới tuổi lao động còn chiếm tỷ lệ lớn.
3. Dạng bài so sánh
So sánh mạng lưới đô thị giữa Đồng bằng Sông Hồng và Đồng
bằng Sông Cửu Long.
* Giống nhau:
- Đây là 2 vùng có mạng lưới đô thị dày đặc của nước ta do dân
đông và q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh.
- Phân bố đô không đều khắp đồng bằng
- Quy mô các đô thị khơng bằng nhau
- Các đơ thị có chức năng tổng hợp
* Khác nhau:
Tiêu chí

Đồng bằng Sơng Hồng

Đồng bằng Sơng Cửu Long.

Số lượng

- Có số lượng đơ thị ít hơn

Có số lượng đô thị nhiều hơn

Dân số

- Đồng bằng Sông Hồng có dân - Dân số thấp hơn và mật độ
số đông hơn và mật độ dân số dân số thưa thớt hơn Đồng

cao hơn Đồng bằng Sông Cửu bằng Sông Hồng (Đồng bằng
Long (Đồng bằng Sông Hồng Sông
1225 người/km2)

Cửu

Long

429

người/km2)

LS hình

- Có lịch sử hình thành sớm - Hình thành muộn hơn đbsh

thành

hơn đơ thị ở đbscl

Quy mơ

- Có một số đô thị và quy mô - Quy mô ĐT nhỏ hơn
lớn: Hà Nội, Hải Phịng (Hà
Nội là đơ thị đặc biệt, trực
thuộc trung ương)

Phân bố

- Mạng lưới đô thị dày, đồng - ĐBSCL tập trung ở ven Sông

đều hơn vì có lịch sử khai thác Tiền, Sơng Hậu: Vĩnh Long,


lâu đời hơn

Cần Thơ, Châu Đốc. Trong khi
đó vùng bán đảo Cà Mau,
mạng lưới ĐT thưa thớt

Chức năng:

- Có chức năng hành chính,

- Chủ yếu mang chức năng

trung tâm cơng nghiệp. Ngoài

kinh tế (chủ yếu là chế biến và

ra Hà Nội là thủ đô của cả

sản xuất hàng tiêu dùng, lương

nước, Hải Phịng là cửa ngõ

thực, thực phẩm

XNK của phía Bắc

tầng


sở

hạ - Tốt và đồng bộ hơn do được

- Cơ sở hạ tầng kém phát triển

ht sớm (GTVT, thông tin liên

phát triển do hình thành muộn

lạc, điện nước)

và kinh tế kém phát triển hơn.

4. Dạng bài giải thích:
Tại sao vấn đề việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước
ta hiện nay nhất là các đô thị.
Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay, vì:
- Hiện nay dân số nước ta đông (2006: 84,1 triệu người) số người
trong độ tuổi lao động là 64%, trong đó số người hoạt động kinh tế:
51,2%. Hằng năm bổ sung thêm trên 1 triệu người lao động mới.
- Mặc dù sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế, các ngành sản
xuất, dịch vụ để tạo thêm gần 1 triệu việc làm mới trong mỗi năm. nhưng
tình trạng thất nghiệp và thiếu lao động vẫn cịn gay gắt: tính trung bình
cả nước tỷ lệ thất nghiệp: 2,1%, thiếu việc làm 8,1%. Ở khu vực thành
thị, tỷ lệ thất nghiệp là 5,3%, thiếu việc làm 4,5%, ở nông thôn: tỷ lệ thất
nghiệp: 1,1%, thiếu việc làm 9,3%
V. Sử dụng “sơ đồ” thông qua các từ khóa trong ơn thi đại học
Sau khi cung cấp kiến thức cơ bản, các dạng bài thường gặp trong

đề thi. Giáo viên sử dụng “sơ đồ” thông qua các từ khóa hướng dẫn học
sinh làm các câu hỏi.
Nội dung1: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư


Câu 1: Chứng minh rằng dân số nước ta đông, nhiều thành phần dân
tộc. Ảnh hưởng của dân số đông, nhiều thành phần dân tộc đến sự
phát triển kinh tế - xã hội?
* Chứng minh
- Dân số đơng:

Số lượng
Vị trí so với khu vực và thế giới

- Nhiều thành phần dân tộc:

Số lượng dân tộc
Người Việt sinh sống ở nước ngồi

* Ảnh hưởng của dân đơng, nhiều thành phần dân tộc:
Kinh tế
Chất lượng
Môi trường, tài nguyên
Câu 2. Nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của việc tăng dân số nhanh
ở nước ta?
* Nguyên nhân:

Tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử ổn định ở mức thấp
Số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn
Tâm lí xã hội


* Biểu hiện:

Tăng về quy mơ
Tăng về tốc độ
Hiện nay gia tăng dân số có xu hướng giảm

* Tác động:

Giảm tốc độ phát triển kinh tế
Giảm chất lượng cuộc sống
Suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường

Câu 3: Chứng minh nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang biến đổi
nhanh chóng theo xu hướng già hóa. Ảnh hưởng của cơ cấu dân số trẻ
dến sự phát triển kinh tế - xã hội?
* Chứng minh cơ cấu dân số trẻ: Cơ cấu dân số năm 2005:
0 -14 tuổi


15 -59 tuổi
Từ 60 tuổi trở lên
* Dân số nước ta có xu hướng già hóa (1990 - 2005):
0 - 14 tuổi: giảm dần về tỉ trọng
5 - 59 tuổi: tăng dần về tỉ trọng
Từ 60 tuổi trở lên: tăng dần về tỉ trọng
* Ảnh hưởng:

Tích cực:


Tạo ra nguồn lao động dồi dào
Lao động trẻ năng động, sáng tạo

Tiêu cực: Thiếu việc làm cho lao động mới bổ
xung
Câu 4: Chứng minh dân số nước ta phân bố không đều và chưa hợp lí.
Nguyên nhân làm cho dân cư nước ta phân bố khơng đều và chưa hợp
lí. Ảnh hưởng của phân bố dân cư đến sự phát triển kinh tế - xã hội?
* Chứng minh dân cư phân bố không đều và chưa hợp lí
Giữa đồng bằng với trung du, miền núi
Giữa thành thị với nông thôn
Ngay trong một vùng
* Ngun nhân:
kinh tế

Trình độ phát triển kinh tế và tính chất của nền
Điều kiện tự nhiên
Lịch sử khai thác lãnh thổ

* Ảnh hưởng:

Đồng bằng thừa lao động, thiếu việc làm
Miền núi thiếu lao động
Hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội

Câu 5: Tại sao dân số đang là một vấn đề đang được quan tâm hàng
đầu ở nước ta hiện nay?
Dân số đang là một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu ở nước ta hiện
nay, vì:
Dân số nước ta tăng nhanh



Dân số nước ta đông lại tăng tương đối nhanh làm cho
quy mô
dân số nước ta càng thêm lớn
Tốc độ gia tăng dân số chưa phù hợp với tăng trưởng
kinh tế
Dân số gây sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội và môi trường.
Nội dung 2: Lao động và việc làm
Câu 1. Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta.
Số lượng:

Đông
Mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

Chất lượng:

Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong

sản xuất
Chất lượng người lao động ngày càng
được
nâng lên
Phân bố: Khơng đều
Câu 2. Chứng minh rằng nước ta có tiềm năng lớn về lao động, nhưng
chưa được sử dụng hợp lí
Nước ta có tiềm năng lớn về lao động:
Chưa được sử dụng hợp lí:


Số lượng

Chất lượng
Trong các ngành kinh tế bất

hợp lí
Trong các thành phần kinh
tế
Năng suất lao động cịn
thấp

Câu 3 Giải thích vì sao việc làm đang là vấn đề găy gắt iử nước ta hiên
nay?


Việc làm là vấn đề găy gắt vì:
Nguồn bổ xung lao động hàng năm lớn
Tỉ lệ thất nghiệp cao:

Trung bình cả nước
Nơng thơn
Thành thị

Nội dung 3: Đơ thi hóa
Câu 1. Nêu đặc điểm của q trình đơ thị hóa ở nước ta. Vì sao q
trình đơ thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp
* Đặc điểm:
Diễn ra chậm chạp, trình độ đơ thị hóa thấp:
thị thấp


Tỉ lệ dân thành

Cơ sở hạ tầng
của các đô
thị ở mức thấp.
Tỉ lệ dân thành thị tăng:

Số người
Tỉ lệ

Phân bố đô thị không đều theo vùng:

Số đơ thị cả nước
Vùng nhiều đơ thị

nhất
Vùng ít đơ thị nhất
* Q trình đơ thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, vì
Xuất phát thấp của nền kinh tế
Chiến tranh tàn phá
Cơng nghiệp hóa diễn ra chậm
Câu 2. Ảnh hưởng của ĐTH đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước
ta
Tích cực:

Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đóng góp lớn vào nền kinh tế


Tiêu thu hàng hóa lớn, cơ sở vật kĩ thuật

hiện đại,
thu hút đầu tư
Tạo ra việc làm
Tiêu cực:

Môi trường

Nhà ở….
Câu 3. So sánh mạng lưới đô thị giữa Đồng bằng Sông Hồng và Đồng
bằng Sông Cửu Long
- Giống nhau:
Số lượng
Quy mô
Phân bố
Chức năng
- Khác nhau:

Số lượng
Quy mô
Phân bố
Chức năng…

VI. Các bài tập tự giải
Câu 1. Tại sao chúng ta phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát
triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc ít người?
Câu 2. Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta hiện nay đã giảm nhưng
quy mơ dân số vẫn tiếp tục tăng? Cho ví dụ minh họa.
Câu 3. Trình bày đặc điểm nguồn lao động ở nước ta hiện nay. Đặc điểm
đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 4. Trình bày mạng lưới đơ thị ở nước ta.

Câu 5. Chứng minh rằng quá trình đơ thị hóa ở nước ta diên ra chậm
chạp, trình độ đơ thị hóa thấp.
Câu 6. Tại sao tỉ lệ dân thành thị của nước ta có xu hướng tăng?

Kính mong sự tham khảo và chia sẻ của đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!




×