Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Thiết kế nhà máy sản xuất đường RS năng suất 5630 tấn míangày ( full bản vẽ )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.06 MB, 120 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

LỜI MỞ ĐẦU
Những ghi chép lịch sử về mía cho biết cây mía được phát hiện từ năm 510
trước Công nguyên. Đến giữa thế kỉ XVI, người Ấn Độ khám phá ra cách tạo tinh
thể đường từ cây mía.Và ở thời điểm đó đường được các nhà khám phá người Anh
gọi là’’ vàng trắng’’ không chỉ bởi nó mang lại vị ngọt của mật ong mà không cần
một con ong nào mà còn vì lợi nhuận khủng lồ mà nó mang lại [12].
Đến cuối thế kỉ XVIII, ngành sản xuất đường dần phát triển mạnh mẽ và
được cơ giới hóa nhiều hơn. Có thể nói, đường là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của
các ngành công nghệ thực phẩm và các ngành công nghiệp khác.
Việt Nam là quốc gia có truyền thống sản xuất đường mía từ lâu đời. Cùng
với sự phát triển của ngành đường trên thế giới, thì ngành đường ở nước ta cũng dần
phát triển.
Cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống của con người ngày càng cao,
nhu cầu sử dụng đường của con người cũng ngày càng tăng, đường từ sản xuất ở
quy mô nhỏ đã mở rộng thành quy mô công nghiệp và dần giữ một vị trí quan trọng
trong công nghiệp thế giới. Nhu cầu về đường không chỉ đáp ứng thị hiếu của người
tiêu dùng về mà còn có giá trị dinh dưỡng và một số mục đích khác (cung cấp
vitamin, kháng sinh, mức tiêu dung đường theo nhu cầu sinh học đối với cơ thể
người là 12g/kg thể trọng/ngày…) [12].
Năm 2015 thuế xuất-nhập khẩu đường là 0% (Hiệp định khu vực mậu dịch
tự do ASEAN-AFTA có hiệu lực). Vì vậy việc cần làm nhất của các doanh nghiệp
ngành mía đường là đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản xuất đầu tư vùng nguyên
liệu để có được mía chất lượng, năng suất cao, từ đó hạ giá thành từ khâu trồng trọt
đến khâu sản xuất. Đó chính là mục tiêu thúc đẩy sự vươn mình mạnh mẽ hơn nữa
của ngành mía đường để cạnh tranh với các sản phẩm đường nhập vào và với thị
trường đường thế giới [12].
Hiện nay cả nước ta có 40 nhà máy đường phân bố dọc theo khắp các tỉnh


thành theo các khu vực như sau:
Miền Bắc: 13 nhà máy, tổng công suất 27,350 TMN, chiếm 33%.

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

Miền Trung và Tây Nguyên:16 nhà máy, tổng công suất 24,450 TMN, chiếm
29,5%.
Miền Nam:15 nhà máy, tổng công suất 31,150TMN chiếm 37,5% [16].
Nhận thấy, Quảng Nam là địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên để
trồng và phát triển cây mía, là vùng nguyên liệu tốt để xây dựng nhà máy tại đây.
Thực tế thì trước đây cũng có nhà máy đường tại đây nhưng năm 2004 nhà máy đã
bị phá sản, nhưng theo thực tế không phải do thiếu nguyên liệu mía mà do tổ chức
bộ máy quản lí không chặt chẽ, có những ‘’hố đen’’ gây thất thoát và rút ruột mới
dẫn đến tình trạng nhà máy thiếu vốn để hoạt động dẫn đến phá sản. Hiện tại thì ở
Quảng Nam vẫn còn những vùng trồng mía để phục vụ cho các làng nghề làm mía
thủ công (Làng đường Bảo An) và cung cấp mía cho dịch vụ giải khát.
Do vậy, em quyết định chọn đề tài ‘’ Thiết kế nhà máy sản xuất đường RS
năng suất 5630 tấn mía/ngày’’
Nhà máy được xây dựng tại khu Công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc-Quảng
Nam.Với quy mô sản xuất trung bình thì em tin nhà máy sẽ xóa vết nhơ của ngành
mía đường Quảng Nam, đồng thời khôi phục ngành làm đường nơi đây, thúc đẩy
người dân trồng mía, mở rộng lại diện tích trồng mía canh tác, tận dụng các lợi thế
tự nhiên để cây mía phát triển cũng như thúc đẩy sự phát triển của kinh tế địa

phương.

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

CHƯƠNG 1
LẬP LUẬN KINH TẾ KĨ THUẬT
Đối với việc thiết kế một nhà máy, điều kiện tiên quyết ban đầu là chọn được
địa điểm để xây dựng nhà máy, vì nó quyết định sự sống còn của nhà máy. Đặc biệt
đối với nhà máy sản xuất đường thì tìm được địa điểm phù hợp là rất quan trọng. Vì
vậy, tôi chọn đặt nhà máy ở miền Trung, cụ thể là tại khu công nghiệp Điện NamĐiện Ngọc, với mục đích lớn là giải quyết lao động cho tỉnh Quảng Nam cũng như
các tỉnh lân cận, cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng. Muốn thiết lập được như
vậy cần nghiên cứu các đặc điểm sau của khu công nghiệp.
1.1 . Đặc điểm thiên nhiên và vị trí xây dựng [17]
Địa điểm xây dựng nhà máy phải phù hợp với quy hoạch và đảm bảo điều
kiện chung về phát triển kinh tế của địa phương.
Khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc là địa điểm có nhiều điều kiện thuận
lợi để xây dựng nhà máy, địa hình tương đối bằng phẳng và cao ráo, đồng thời có
nhiều yếu tố thuận lợi khác về nguồn cung cấp điện, nước, cơ sở hạ tầng, giao
thông…
- Khu công nghiệp thuộc địa phận xã Điện Nam và xã Điện Ngọc, huyện
Điện Bàn; nằm kề tỉnh lộ 607 nối Thành phố Đà Nẵng với phố cổ Hội An [Hình 1.1].
- Cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 20km, cảng Tiên Sa 29km về phía Bắc;
cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, khu lọc hóa dầu Dung Quất 100km.

- Tổng diện tích quy hoạch 418 ha, giai đoạn I: 145 ha.

Hình 1.1. Sơ đồ liên hệ vùng KCN Điện Nam – Điện Ngọc [14]
SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

- Giao thông: Đường trục chính rộng 51m, dài 300 m; đường 15 m dài 5.000
m; đường 10,5 m dài 4.300 m.
- Thông tin liên lạc: Có tổng đài 3.000 số giai đoạn I được phủ sóng toàn
quốc và quốc tế.
- Hệ thống thanh toán tài chính, hải quan và các dịch vụ khác được thiết lập
trong KCN để phục vụ thanh toán tài chính toàn quốc, quốc tế và các dịch vụ phục
vụ tại chỗ.
- Đặc điểm thiên nhiên của tỉnh Quảng Nam:
+ Hướng gió chính: Hướng gió chủ đạo ở Quảng Nam là hướng đông nam,
vận tốc trung bình 3m/s.
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm 25,6 0C, trong đó tháng 6 và tháng 7 là nóng
nhất có nhiệt độ 29 – 30oC, độ ẩm trung bình 82%.
Việc xây dựng nhà máy phải phù hợp với hướng gió, bộ phận bụi khói, lò
hơi, nhà vệ sinh cần bố trí theo hướng gió chính.
1.2 . Nguồn cung cấp nguyên liệu
Quảng Nam có điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình với 2 mùa là mùa khô
và mùa mưa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm ít biến động, ít chịu ảnh hưởng bởi các
đợt không khí lạnh của miền Bắc.Với diện tích 1.040.6 nghìn ha, tỉnh Quảng Nam

có 9 loại đất khác nhau và quan trọng nhất là đất phù sa hạ lưu các con sông, là
vùng đất cực kì thuận lợi để trồng và phát triển cây mía.
Mía sẽ được thu mua ở các vùng nguyên liệu chính ở Xã Nông Sơn, xã Hòa
Bắc-Hòa Vang (vì điều kiện thổ nhưỡng ở đây chỉ phù hợp để trồng cây mía), và
các huyện lân cận như Phú Ninh, Hiệp Đức, Duy Xuyên sẽ đảm bảo cung cấp được
nguyên liệu cho nhà máy hoạt động.
Việc đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu là điều kiện tiên quyết để đảm
bảo nhà máy đi vào hoạt động, duy trì và phát triển sản xuất.
1.3. Giao thông vận tải
Giao thông vận tải của nhà máy khá thuận lợi, nằm kề tỉnh lộ 607 nối thành
phố Đà Nẵng với phố cổ Hội An. Đây là điều kiện rất thuận lợi để vận chuyển
nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm, máy móc thiết bị cả đường bộ và đường thủy.
SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

1.4. Nguồn cung cấp nước
Tuỳ theo mục đích sử dụng mà từng loại nước phải đảm bảo chỉ tiêu hoá lý,
sinh học nhất định.
Nhà máy sử dụng nước chủ yếu lấy từ sông Cẩm Lệ, nhà máy nước cầu đỏ,
hệ thống nước ngầm. Ta cần phải xử lý trước khi đưa vào sản xuất tuỳ theo mục
đích sử dụng. Nước trong sản xuất có các dạng sau:
+ Nước lọc trong: nước qua lắng được đưa đi lọc để loại triệt để các tạp chất mà quá
trình lắng không loại được.
+ Nước sau lọc trong đem làm mềm qua cột trao đổi ion để khử độ cứng rồi cung

cấp cho lò hơi.
Yêu cầu đặt ra cho vấn đề thoát nước của nhà máy chế biến thực phẩm rất cấp
bách. Trong KCN có nhà máy nước công suất 5.000 m3/ngày đêm cung cấp cho các
nhà máy. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cũng được thiết kế khá hoàn
chỉnh.
1.5. Xử lí nước thải
Ô nhiễm môi trường đang là mối lo lắng của toàn xã hội. Vì là nhà máy có
nước thải chứa nhiều chất hữu cơ nên phải đặt công tác xử lý nước thải là một trong
những mối quan tâm hàng đầu, để góp phần làm cho môi trường trong xanh, sạch
đẹp. Nước thải của nhà máy phải tập trung lại và xử lý trước khi xả ra sông theo
đường cống riêng. Trong quá trình xử lý, rác rưởi đem đi xử lý định kỳ. Còn bùn
lắng được đem ủ yếm khí và phơi để làm phân bón vi sinh.
1.6. Nguồn cung cấp điện
Trong nhà máy đường, điện được cấp cho các thiết bị, động cơ, máy móc, máy
bơm, cấp cho hoạt động của lò hơi và cho sinh hoạt của công nhân, vì vậy lượng điện
tiêu thụ rất lớn.
Sử dụng từ hệ thống lưới điện quốc gia 500KV truyền tải về nhà máy bằng
đường dây 110KV. Tại chân nhà máy có Trạm biến áp 40 MVA (110/22), mạng
điện 22 KV trong nhà máy. Để đề phòng mất điện nhà máy sử dụng máy phát điện dự
phòng.

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH


1.7. Nguồn cung cấp hơi
Hơi được sử dụng chủ yếu trong quá trình sản xuất sẽ được cung cấp từ lò
hơi riêng của nhà máy. Trong quá trình sản xuất để tiết kiệm hơi ta lấy hơi thứ từ
các thiết bị bốc hơi cung cấp cho các thiết bị kế tiếp, gia nhiệt, nấu đường, cô đặc,
sấy.v.v
1.8. Nguồn cung cấp nhiên liệu
Trong nhà máy lò hơi là nơi cần nhiên liệu nhiều nhất. Nhằm giảm bớt vốn
đầu tư, tăng hiệu suất tổng thu hồi nhà máy dùng bã mía làm nhiên liệu đốt lò hơi.
Thời kì không có bã mía dùng nhiên liệu khác như dầu FO, củi đốt. Còn để bôi trơn
cho các thiết bị khác ta dùng dầu bôi trơn. Dầu FO, dầu bôi trơn, xăng dầu cho các
phương tiện vận chuyển được đặt mua tại các công ty xăng dầu địa phương gần nhà
máy.
1.9. Nguồn nhân lực
Đội ngũ kĩ sư sẽ được tuyển chọn từ trường các kĩ sư tương lai của ngành
Công Nghệ Thực Phẩm-Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, từ trường Cao Đẳng
Lương Thực –Thực Phẩm, lực lượng nòng cốt sẽ được đào tạo chuyên sâu hơn và
có thể áp dụng chính sách thu hút nhân tài với những đãi ngộ để thu hút nhân lực và
được lấy từ các trường Đại học khác của TP Đà Nẵng và Đại học Quảng Nam. Đội
ngũ công nhân phổ thông sẽ giúp giải quyết vấn đề việc làm cho người dân nơi đây
và các tỉnh lân cận
1.10. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc là khu công nghiệp lớn, có hệ
thống đường xá mở rộng, giao thông thuận lợi cho vận chuyển nguyên liệu, hàng
hóa dễ dàng.
Nhà máy sản xuất đường sẽ giải quyết được nhu cầu tiêu thụ và sử dụng
đường làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác như bánh kẹo, các loại bánh
truyển thống, nước giải khát…cũng như nhu cầu tiêu thụ hàng ngày của người dân
trong vùng và vùng lân cận
Khu công nghiệp nằm ở vị trí cầu nối giữa 2 phố thị là Trung tâm thành phố
Đà Nẵng và Thành phố Hội An, sẽ là 2 thị trường tiêu thụ lớn.

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

1.11. Hợp tác hóa
Việc hợp tác hóa giữa các nhà máy sản xuất khác tại KCN Điện Nam – Điện
Ngọc với các nhà máy ở trong KCN cũng như ở các tỉnh, thành phố khác sẽ thuận
lợi cho việc đầu tư trang thiết bị, máy móc, phát triển nâng cấp, cải tiến kỹ thuật của
nhà máy đồng thời qua sự hợp tác này sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng chung
những công trình giao thông vận tải, cung cấp điện, nước…
Ngoài ra, liên hợp hóa còn có tác dụng nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao
hiệu quả sử dụng nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm.
Kết luận: Qua thăm dò và nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên cũng như cơ sở hạ
tầng, nguồn nhân lực… cho ta thấy việc xây dựng nhà máy đường tại khu công
nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, Quảng Nam là hoàn toàn khả thi. Qua đó tạo công
ăn việc làm cho công nhân giải quyết vấn đề lao động dư thừa, nâng cao đời sống
nhân dân, đồng thời góp phần phát triển kinh tế khu vực miền trung nói riêng cũng
như cả nước nói chung.

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số danh từ thường dùng trong nhà máy đường [3]
1. Đường khử (Reducing sugar RS): Tức là đường không thể kết tinh như
glucoza, fructoza…cho biết mức độ chuyển hóa của mật chè. Đường khử càng cao
thì nguyên liệu càng xấu, khó kết, kết lâu, hạt nhỏ, vì đường khử cao làm mật dẻo,
đối lưu và kết tinh kém. Khi cây mía còn non tỉ lệ RS cao và mía càng già tỉ lệ RS
càng giảm. Thường khi mía chín, tỉ lệ RS chỉ còn trên dưới 1% [3, tr6].
2. Đường thô: là một loại đường saccaroza được dùng làm nguyên liệu để
sản xuất đường tinh luyện. Chất lượng đường thô phụ thuộc vào tình hình nguyên
liệu mía, trình độ kỹ thuật của mỗi nước [3, tr7].
3. Đường RE (Refined sugar extra): Là đường tinh luyện, là đường
saccaroza được tinh chế và kết tinh, là sản phẩm đường cao cấp, được sản xuất trực
tiếp từ mía, từ đường thô hoặc từ các nguyên liệu khác. Đường tinh luyện được
dùng làm nguyên liệu cho các sản phẩm cao cấp của Công nghệ thực phẩm [3, tr7].
4. Đường RS (Refined sugar, white sugar): Đường trắng, đường trắng đồn
điền hay đường trắng trực tiếp. Phần lớn các nhà máy đường hiện đại của nước ta
sản xuất các loại đường này như: Lam Sơn, Quảng Ngãi, Bình Định…
Một số hình ảnh sản phẩm đường RS của một số nhà máy đường [3, tr9]

Hình 2.1 Hình ảnh các sản phẩm đường kính trắng RS lưu hành trên thị
trường

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

8



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

3.2. Tổng quan về cây mía
2.2.1. Thành phần hóa học chính của mía [3, tr12]
Thành phần hóa học của cây mía thay đổi tùy thuộc theo điều kiện đất đai,
phương pháp canh tác và giống mía…v…v..
Thành phần hóa học chính của cây mía gồm:

Trong đó: Nước chiếm khoảng 70 – 75%, đường khử chiếm 0,3 – 2%, hàm
lượng xơ chiếm 9 – 14%, các chất phi đường khác chiếm 1 – 3%, sacaroza chiếm
10 – 16%.
2.2.2. Đường sacaroza
Là thành phần quan trọng nhất của mía, là sản phẩm của ngành công nghiệp
sản xuất đường, là một disaccarit có công thức C12H22O11. Trọng lượng phân tử của
sacaroza là 342,3 đvC.
Sacaroza được cấu tạo từ hai đường đơn là α, d – glucoza và β, d – fructoza.
Công thức của sacaroza được biểu diễn như sau:

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH


Sacaroza có tính ức chế rất mạnh trong việc tổng hợp vitamin B1 trong cơ
thể. Dùng đường quá nhiều không có lợi, nhất là đối với người lao động nặng, vì
nếu bổ sung vitamin B1 không đủ khi chuyển hóa gluxit sinh ứa lactac dễ tăng mệt
mỏi. Ngoài ra nếu ăn nhiều đường thì lượng máu trong đường tăng đột ngột đến 200
– 400 mg% (giới hạn là 80 – 120 mg%) tế bào tủy sẽ không tạo đủ lượng insulin để
chuyển hóa đường glucoza thành glucogen dự trữ ở gan và cơ, thận sẽ làm việc quá
tải và đường sẽ theo nước giải ra ngoài.
2.2.2.1. Tính chất lý học của sacaroza
Sacaroza tinh khiết tồn tại ở dạng tinh thể, trong suốt, không màu, khối
lượng riêng là 1,5879g/cm3, nhiệt độ nóng chảy 186–1880C, khối lượng phân tử là
342,3 đvC.
Độ hòa tan:
+ Đường rất dễ tan trong nước và độ hòa tan tăng khi nhiệt độ tăng.
+ Phụ thuộc vào các chất không đường có trong dung dịch đường.
+ Không tan trong dầu hỏa, clorofom, CCl4, CS2, benzen, tecpen, ancol và
glixerin khan. Trong dung dịch ancol có nước, đường sacaroza hòa tan ít. Đường
sacaroza còn hòa tan giới hạn trong anilin, piridin, etyl axetat, amyl axetat, phenol.

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

Bảng 2.1. Độ hòa tan của đường sacaroza trong nước [3, tr14]
Nhiệt độ, 0C
0

10
20
30
40
50

Độ hòa tan
g sacaroza/100g nước
179,20
190,50
203,90
219,50
238,10
260,10

Nhiệt độ, 0C
60
70
80
90
100

Độ hòa tan
g sacaroza/100g nước
287,36
302,50
362,20
415,70
487,20


Độ nhớt: Độ nhớt của dung dịch đường tăng theo chiều tăng nồng độ và
giảm theo chiều tăng nhiệt độ.
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ đến độ nhớt dung dịch đường
[3, tr16]
Độ nhớt, 10-2N.s/m2
200C
400C
600C
700C
20
1,96
1,19
0,81
0,59
40
6,21
3,29
0,91
1,32
60
58,93
21,19
9,69
5,22
70
485,00
114,80
39,10
16,90
Độ ngọt: Nếu lấy độ ngọt của đường sacaroza là 100 để so sánh thì: lactoza


Nồng độ

(16), maltoza (32), glucoza (74), fructoza (173).
Tính chất khúc xạ của dung dịch đường: Nồng độ dung dịch đường càng
lớn thì chiết xuất càng lớn. Lợi dụng tính chất này người ta chế tạo ra dụng cụ để đo
nồng độ chất khô trong dung dịch đường có tên là chiết quang kế hay khúc xạ kế.
Tính chất quay cực của đường sacaroza: Dung dịch đường có tính quay
phải, độ quay cực riêng rất ít phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ. Do đó rất thuận
tiện cho việc xác định đường bằng phương pháp phân cực. Trị số quay cực trung
bình là +66,50
2
[ α ] 20
D = 66,469 + 0,00870×C – 0,000235×C (C: nồng độ của sacaroza trong 100ml)

Nhiệt dung riêng (C): NDR trung bình của sacaroza từ 22 – 510C là 0,3019.
C = 4,18× (0,2387 + 0,00173×t) [kJ/kg độ]

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

2.2.1.2. Tính chất hóa học của đường sacaroza
Tác dụng của axit: Dưới tác dụng của axit, sacaroza bị thủy phân thành
glucoza và fructoza theo phản ứng:


Tác dụng của kiềm:
+ Phân tử đường sacaroza không có nhóm hydroxyl glucozit nên không có
tính khử. Khi tác dụng với kiềm hoặc kiềm thổ, sacaroza sẽ tạo thành sacarat. Trong
sacarat, hydro của nhóm hydroxyl được thay thế bởi kim loại. Như vậy trong môi
trường này, có thể coi sacaroza như một axit yếu. Phản ứng tạo thành sacarat phụ
thuộc vào: nồng độ của dung dịch, lượng kiềm sử dụng và lượng sacaroza.
+ Trong dung dịch đậm đặc và dư kiềm, sacaroza sẽ tạo nhiều sacarat:
C12H22O11

+

NaOH

HOH +

NaC 12H21O11

+ Khi tác dụng với vôi, ta sẽ thu được các phức sacarat như sau:
C12H22O11.CaO.H2O:

monocanxi sacarat

C12H22O11.2CaO.2H2O:

dicanxi sacarat

C12H22O11.3CaO.3H2O:

tricanxi sacarat


+ Hai dạng monocanxi sacarat và dicanxi sacarat dễ hòa tan trong nước trong
khi đó dạng tricanxi sacarat rất ít hòa tan trong nước nên phản ứng tạo thành
tricanxi sacarat được ứng dụng để lấy đường sacaroza ra khỏi rỉ đường của củ cải
đường.
+ Trong môi trường kiềm ở nhiệt độ cao hoặc nếu kiềm đậm đặc thì không
cần nhiệt độ cao, sacaroza bị phân hủy thành glucoza, fructoza, lactoza, axit hữu cơ
và các tạp chất có màu vàng, vàng nâu. Môi trường có pH càng lớn thì đường
sacaroza bị phân hủy càng nhiều. Ở nhiệt độ sôi (trong một giờ) và pH = 8 – 9,
sacaroza chỉ bị phân hủy 0,5%. Nếu cũng ở nhiệt độ trên nhưng với pH = 12 thì sự
phân hủy đó tăng 0,5%.
Phản ứng tạo caramen:

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

Dưới tác dụng của nhiệt độ cao (160 – 180), sacaroza mất nước tạo thành
caramen còn gọi là đường mất nước có màu từ vàng đến đen. Tùy theo nhiệt độ
khác nhau cho các loại caramen khác nhau; đường mất 10% nước gọi là
caramenlan; mất 15% nước gọi là caramenlen; mất 25% nước gọi là caramenlin,
cuối cùng sẽ tạo thành humin (C 12H8O4)n. Phản ứng tạo caramen làm tăng độ màu
của dung dịch đường non, đường thành phẩm và màu này khi bị tinh thể đường hấp
phụ thì khó tách ra khỏi.
Phản ứng chuyển hóa và oxy hóa bới enzym:

+ Dưới tác dụng của enzym invertaza, đường sacaroza sẽ chuyển thành
glucoza và fructoza.
+ Dưới tác dụng một phức hệ enzym của vi sinh vật mà đặc biệt là nấm men,
glucoza và fructoza sẽ bị oxy hóa khử thành các sản phẩm khác nhau như rượu, axit
acetic, axit lactic,...
2.2.3. Các chất không đường
Trong ngành đường, người ta gọi tất cả những chất có trong nước mía trừ
sacaroza là những chất không đường, kể cả glucoza và fructoza. Các chất không
đường trong nước mía có thể chia như sau:
+ Chất không đường không chứa nitơ
+ Chất không đường chứa nitơ
+ Chất màu
+ Chất không đường vô cơ
2.3. Cơ sở lý thuyết của quá trình làm sạch [3, tr42]
2.3.1. Tác dụng của pH
Nước mía hỗn hợp có pH = 5 – 5,5. Trong quá trình làm sạch, sự biến dổi
của pH có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất làm sạch. Việc thay đổi pH có tác dụng:
ngưng kết các chất keo, làm chuyển hóa và phân hủy đường sacaroza, làm phân hủy
đường khử, tách các loại chất không đường.

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

2.3.2. Tác dụng của nhiệt độ

Khống chế tốt nhiệt độ sẽ có tác dụng: loại bớt khí trong nước, thúc đẩy các
phản ứng hóa học, diệt trùng, hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật, giảm tỷ trọng
nước mía, ngưng tụ chất keo, tăng nhanh tốc độ lắng.
2.3.3. Tác dụng của chất điện ly
2.3.3.1. Vôi
- Trung hòa các axit hữu cơ và vô cơ.
- Tạo các điểm đẳng điện để ngưng kết các chất keo.
- Làm trơ phản ứng axit của NMHH ngăn ngừa sự chuyển hóa đường.
- Kết tủa và ngưng tụ các chất không đường.
- Phân hủy một số chất không đường, đặc biệt đường chuyển hóa amit.
- Tạo kết tủa kéo theo những chất lơ lửng, chất không đường khác lắng theo.
- Sát trùng nước mía.
2.3.3.2. SO2
- Tạo kết tủa CaSO3 có tính hấp phụ.
- Làm giảm độ kiềm, độ nhớt của dung dịch.
- Tẩy màu và ngăn ngừa sự tạo màu.
- Làm cho CaSO3 kết tủa tạo thành chất tan.
2.3.3.3. CO2
Khí CO2 được tạo thành từ lò vôi, trước khi phản ứng CO 2 cần được hòa tan
trong nước.
Tác dụng của CO2 đối với quá tình làm sạch nước mía là: tạo kết tủa với vôi,
phân hủy muối sacarat canxi.
2.3.3.4. P2O5
Hàm lượng phốt phát trong mía là yếu tố quan trọng. Bản thân cây mía chứa
một lượng P2O5 nhất định.
Tác dụng của P2O5 là: kết hợp với vôi tạo thành Ca 3(PO4)2, kết tủa này có tỷ
trọng lớn nên có khả năng hấp thụ chất keo và chất màu cùng kết tủa.

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A


14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

2.4. Cơ sở lý thuyết của quá trình kết tinh đường
Nguyên lý chung của quá trình nấu đường là sử dụng nguồn nhiệt từ hơi thứ
của hiệu cô đặc một và một phần hơi đốt thông qua các nồi nấu đường ở chế độ
chân không tách nước từ mật chè, đưa dung dịch đến độ quá bão hoà để thực hiện
quá trình kết tinh đường nhằm tạo ra sản phẩm cần thu nhận là các tinh thể đường.
Quá trình kết tinh được chia thành hai giai đoạn [3, tr69].
 Sự tạo mầm tinh thể: Khi đường hoà tan trong nước tạo thành dumg dịch
đường, các phân tử đường phân bố đều trong không gian của phân tử nước và
chuyển đông hổn độn không ngừng tạo thành một dung dịch đồng nhất. Ở một nhiệt
độ nhất định khi dung dịch đạt tới trạng thái quá bão hoà thì các phân tử đường sẽ
điền đầy ổn định vào khắp không gian của phân tử nước kết hợp với các phân tử
nước tạo thành trạng thái cân bằng. Khi số lượng phân tử đường tăng lên vượt quá
số lượng phân tử đường ở trạng thái bão hoà tạo thành trạng thái quá bão hoà thì sự
cân bằng bị phá vỡ. Khi nồng độ dung dịch đường đạt tới trạng thái quá bão hoà
khởi tinh, lúc này các phân tử đường xích lại gần nhau, cơ hội va chạm tăng lên vận
tốc chuyển động giảm xuống, đến khi lực hút giữa các phân tử lớn hơn lực đẩy thì
một số phân tử đường kết hợp với nhau tạo thành tinh thể kết tinh rất nhỏ tách khỏi
dung dịch. Tinh thể mới xuất hiện gọi là mầm tinh thể.


Sự lớn lên của mầm tinh thể: Khi nhân tinh thể xuất hiện mà dung

dịch đường vẫn ở trạng thái quá bão hoà thấp thì những phân tử đường ở gần mầm

tinh thể không ngừng bị bề mặt tinh thể hút vào lắng chìm vào bề mặt tinh thể làm
cho tinh thể lớn dần lên. Khi đó do số lượng phân tử đường dư ở gần bề mặt tinh thể
giảm xuống nhưng số lượng phân tử đường ở xa mầm tinh thể vẫn còn cao làm xuất
hiện hai vùng nồng độ.
+ Khu vực nồng độ thấp là lớp dung dịch không chuyển động xung quanh bề
mặt tinh thể có bề dày d, có nồng độ C0. Đó là dung dịch bão hoà hoặc chưa quá bão
hoà.
+ Khu vục có nồng độ cao là lớp dung dịch cách bề mặt tinh thể một khoảng
cách d, có nông độ C. Đó là dung dịch quá bão hoà. Do chênh lệch nồng độ C > C 0
nên các phân tử đường không ngừng được khuếch tán từ lớp dung dịch có nồng độ
SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

cao sang lớp dung dịch có nồng độ thấp đến bề mặt tinh thể làm cho tinh thể lớn
lên. Khi đó dung dịch sát bề mặt tinh thể có nồng độ C 0 và quá trình cứ tiếp tục như
vậy làm cho tinh thể không ngừng lớn lên.
2.5. Cơ sở của chế độ nấu đường [3, tr76]
Dựa vào độ tinh khiết của mật chè sau công đoạn làm sạch. Theo lý thuyết
nếu AP <80% thì nấu hai hệ, AP > 80% thì nấu ba hệ, AP > 85% thì nấu bốn hệ
hoặc ba hệ rưỡi.
Dựa vào yêu cầu chất lượng của sản phẩm. Nếu yêu cầu chất lượng thành
phẩm cao thì nấu đường non có chất lượng cao.
Dựa vào tình độ thao tác của công nhân và tình hình thiết bị của nhà máy.
Nếu tình độ công nhân cao, thiết bị tốt thì có thể nấu nhiều hệ.

Các giai đoạn của quá tình nấu đường là: cô đặc đầu, tạo mầm tinh thể, nuôi
tinh thể và cô đặc cuối.

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

CHƯƠNG 3
CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
3.1. Chọn phương pháp sản xuất:
Chọn phương pháp công nghệ tối ưu nhất là một trong những bước quan
trọng được đặt lên hàng đầu, để giải quyết được hai vấn đề
• Phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất
• Cho được chất lượng sản phẩm tốt
Ngày nay, công nghệ sản xuất mía đường đã có nhiều phương pháp sản xuất
khác nhau nhằm đáp ứng được các yêu cầu sản xuất khác nhau cho từng loại sản
phẩm với chất lượng được cải tiến và dần hoàn chỉnh. Vậy, dưới những phân tích cụ
thể sau để em chọn được phương pháp sản xuất phù hợp cho nhà máy của mình.
3.1.1. Công đoạn lấy nước mía
Để lấy nước mía ra khỏi cây mía, hiện nay trong công nghiệp đường người ta
sử dụng hai phương pháp:


Ép.




Khuếch tán.

Nguyên
lí chung

Ưu điểm

Nhược
điểm

Phương pháp ép
Dưới tác dụng cơ học, làm xé và ép
dập cây mía nhằm phá vỡ các tế bào
và giải phóng nước mía

• Đơn giản, dễ thao tác
• Nước mía thu được không bị
loãng nên tiết kiệm hơi cho quá trình
cô đặc, rút ngắn thời gian bốc hơi.
• Hệ thống máy ép cồng kềnh, tốn
nhiều năng lượng để vận hành, chi
phí bảo dưỡng và thay thế phụ tùng
cao.
• Hiệu suất ép thấp, chỉ đạt tối da

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

Phương pháp khuếch tán

Ngâm mía vào nước hoặc dung dịch
có nồng độ đường thấp hơn nồng độ
đường của mía, do sự chênh lệch
nồng độ đường được khuếch tán từ
mía ra dung dịch
• Hiệu suất lấy nước mía cao, đạt
98-99%
• Tiêu hao năng lượng cho hệ
khuếch tán ít hơn máy ép
• Vốn đầu tư thấp hơn.
• Tiết kiệm lao động, điện, nhiệt.
• Tốn nhiên liệu cho quá trình bốc
hơi.
• Tăng nồng độ chất không đường
trong nước mía hỗn hợp, do đó tăng
tổn thất đường trong mật cuối.
17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

97%
• Vốn đầu tư cao
• Tổng hiệu suất thu hồi đường thấp
Kết luận: Trong hai phương pháp trên thì phương pháp khuếch tán có nhiều ưu
điểm nổi trội hơn, nhưng trong điều kiện các nhà máy đường ở nước ta hiện nay thì
phương pháp ép phù hợp hơn do dễ vận hành, phù hợp với trình độ công nhân. Vì
vậy, em chọn phương pháp ép để lấy nước mía

3.1.2. Công đoạn làm sạch nước mía:
Phương pháp gia
vôi
• Quản lí thao tác
đơn giản, dễ thực
Ưu

hiện

Phương pháp

Phương pháp sunfit hóa
cacbonat hóa
• Sản phẩm có chất • Tiêu hao ít hóa chất hơn
• Thiết bị tương đối đơn
lượng tốt
• Hiệu suất thu hồi
cao
• Đường bảo quản

điểm

được lâu, ít biến
• Hiệu suất thu hồi
thấp
• Chất lượng đường

màu
• Quy trình công
nghệ phức tạp, tốn


Nhược

thu được không cao,

kém, vốn đầu tư lớn
• Yêu cầu kĩ thuật

điểm

độ tinh khiết không

cao

giản
• Dễ vận hành, vốn đầu tư
thấp
• Cho chất lượng đường
tốt
• Dế bị biến màu
• Hàm lượng chất không
đường tăng lên sau làm
sạch
• Hàm lượng can-xi trong
nước mía nhiều ảnh hưởng

cao
• Dễ bị biến màu

tới sự đóng cặn trong thiết


bị bốc hơi
Phù hợp để sản xuất Phù hợp để sản xuất Phù hợp tối ưu để sản xuất
đường thô

đường RE

đường RS

Kết luận: Với những ưu điểm nổi bật của phương pháp như vậy kết hợp với
điều kiện sản xuất của nhà máy, vốn đầu tư trang thiết bị kĩ thuật. Thao tác vận
hành các máy móc thiết bị phù hợp với trình độ công nhân, không đòi hỏi quá cao
về trình độ chuyên môn cũng như quản lí thao tác vận hành. Hơn nữa, với thị
trường tiêu thụ chủ yếu là khu vực Miền Trung- Tây Nguyên, thời gian lưu trữ kho
SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

18


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

không quá dài dể đường có thể bị biến màu, ảnh hưởng tới chất lượng cũng như mĩ
quan tiêu dùng. Vậy chọn phương pháp sunfit hóa để làm sạch nước mía là phù
hợp nhất.
3.1.3. Công đoạn nấu đường:
Nhiệm vụ của nấu đường là tách nước từ mật chè, đưa dung dịch đến quá
bão hòa. Sản phẩm nhận được sau khi nấu gọi là đường non, gồm tinh thể đường và mật
cái.

Có hai phương pháp nấu đường là nấu gián đoạn và nấu liên tục.
Phương pháp
Nấu liên tục
Nấu gián đoạn
Ưu điểm
• Dùng cho sản xuất đường thô • Thiết bị hoạt động đơn giản
và đường trắng
hơn
• Thời gian nấu ngắn, tăng năng • Dễ khống chế
suất lên đến 25%
• Dễ thao tác và kiểm soát chất
• An toàn về hơi, tổn thất đường
lượng từng nồi nấu
thấp, dễ tự động hóa, tiết kiệm • Yêu cầu trình độ công nhân
công nhân, thao tác không cần
không quá cao
công nhân c stay nghề cao
• Không đòi hỏi các yêu cầu
• Chỉ tiêu kĩ thuật như áp suất,
nghiêm ngặt về khống chế
nhiệt độ, lượng hơi…khống
lượng đường vào và tốc độ
chế đều, không xảy ra thay đổi
cho nhân tinh thể
đột ngột
• Cho chất lượng đường tốt hơn
Nhược điểm • Thiết bị phức tạp, khó thao tác, • Số lượng thiết bị nhiều hơn
đòi hỏi các thiết bị, dụng cụ
gây tốn diện tích, tốn nhân
kiểm tra đồng bộ

công vận hành
• Chất lượng đường chưa tốt
• Thời gian nấu lâu hơn
• Cần phải tính toán chi tiết tốc
độ cho nhân tinh thể và thiết
lập được tỉ lệ giữa kiacsh thước
tinh thể giống và tinh thể sản
phẩm
• Đòi hỏi tốc độ cho nguyên liệu
phải ổn định
Kết luận: Tuy vẫn còn một vài nhược điểm, nhưng tính ứng dụng của phương pháp
nấu gián đoạn cao hơn trong điều kiện sản xuất thực tế và qui mô của nhà máy. Vì
vậy em lựa chọn phương pháp nấu gián đoạn.
Chọn chế độ nấu đường:

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

Mục đích của chế độ nấu đường: bảo đảm chất lượng đường thành phẩm,
tăng hiệu suất thu hồi đường, giảm tổn thất, cân bằng nguyên liệu và bán thành
phẩm.
Cơ sở đặt chế độ nấu đường: dựa vào độ tinh khiết mật chè sau khi làm sạch,
dựa vào yêu cầu chất lượng sản phẩm, dựa vào trình độ thao tác của công nhân và
tình hình thiết bị.

Trong sản xuất đường hiện nay, người ta thường sử dụng các chế độ nấu
đường: nấu 2 hệ, 3 hệ, 4 hệ. Đối với chế độ nấu 2 hệ, thường áp dụng cho nấu
đường thô và mật chè có độ tinh khiết thấp, lượng đường trong mật cuối cao gây tổn
thất. Chế độ nấu 4 hệ giảm được tổn thất đường nhưng dây chuyền công nghệ phức
tạp, tốn nhiều thiết bị nấu. Ở đây ta chọn chế độ nấu 3 hệ là phù hợp nhất vì AP
>80%, giảm tổn thất đường và thiết bị cũng không quá phức tạp.
Kết luận: Sử dụng phương pháp nấu gián đoạn và chọn chế độ nấu 3 hệ là
phù hợp với nhà máy nhất.
3.2. Quy trình công nghệ sản xuất đường RS theo phương pháp sunfit hóa

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

20


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

Lấy
nước
mía

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

23


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

3.3. Thuyết minh quy trình công nghệ
3.3.1. Lấy nước mía
- Vận chuyển, tiếp nhận (Cân, cẩu mía, băng chuyền): Mía thu hoạch ở
vùng nguyên liệu, vận chuyển chủ yếu bằng xe tải về nhà máy sẽ đi qua hệ thống
khoan lấy mẫu để kiểm tra chữ đường (CCS: Commercial Canc Sugar) và qua hệ
thống cân để xác định khối lượng nhằm xác định giá thu mua. Chữ đường của mía
dao động chủ yếu từ 8 – 13. Sau đó mía được cẩu từ xe xuống bãi để chờ sản xuất.
Khi sản xuất mía được cẩu đưa xuống bàn lùa. Trên bàn lùa người ta gắn trục khỏa
bằng có tác dụng điều tiết lượng mía xuống băng tải một cách điều đặn.
- Xử lý sơ bộ (băm và đánh tơi): Phá vỡ cấu trúc vỏ, thân cây mía và tế

bào mía, tạo điều kiện tốt cho quá trình ép được dễ dàng hơn, nâng cao năng suất ép
và hiệu suất ép. Mía từ bàn lùa đổ xuống băng chuyền và được đưa vào hệ thống xử
lý. Tại máy băm số 1 (đặt cuối băng chuyền nằm ngang) chuyển động cùng chiều
với băng chuyền, đưa đến máy băm số 2 (đặt ở đầu băng chuyền nằm nghiêng) cũng
chuyển động cùng chiều với băng chuyền. Máy đánh tơi kiểu búa làm cho mía được
xé nhỏ thành dạng sợi nhỏ sau đó mía được băng chuyền đưa đến máy tách kim
loại.
- Ép mía: Tách lượng nước trong cây mía đến mức tối đa cho phép, đạt hiệu
suất và năng suất cao. Sử dụng băng tải đưa mía đến máy ép. Bã mía từ máy ép này
đến máy ép khác nhờ băng tải cào đặt nghiêng 45 0. Lượng bã sau khi ra khỏi bộ ép
cuối cùng có W≤ 50% (độ ẩm), Pol ≤ 2% (hàm lượng đường sacaroza đo một lần
bằng phân cực kế) sẽ được đưa qua lò hơi sau khi thu hồi bã mịn. Nước mía hỗn
hợp thu được có Bx = 13 ÷ 15%, pH = 5 ÷ 5,5, AP = 76 -78% được bơm qua sàng
lọc cong và sau đó bơm lên thùng chứa nước mía hỗn hợp.
3.3.2. Làm sạch nước mía
3.3.2.1. Gia vôi sơ bộ
Công đoạn này nhằm trung hoà nước mía hỗn hợp, ngăn ngừa sự chuyển hoá
đường, kết tủa và đông tụ một số keo, ức chế sự phát triển của vi sinh vật do tác
dụng của ion Ca2+ đối với chất nguyên sinh tế bào vi sinh vật. Gia vôi sơ bộ có nồng

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A

24


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD:PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

độ sữa vôi 8÷100Be, lượng P2O5 cần bổ sung vào nước mía: 300÷400 ppm, độ pH

của nước mía sau khi gia vôi sơ bộ: 6,2÷6,6.
Thiết bị: Thân hình trụ có lắp mô tơ cánh khuấy.

Hình 3.1. Thiết bị gia vôi sơ bộ
3.3.2.2. Gia nhiệt 1
Đưa nhiệt độ nước mía hỗn hợp lên 55 ÷
600C nhằm tách một phần không khí trong nước
mía để giảm sự tạo bọt, làm mất nước một số keo
ưa nước tăng nhanh quá trình ngưng tụ keo, tăng
cường vận tốc phản ứng vì hiệu suất hấp thụ SO 2
vào nước mía tốt nhất là ở 75oC. Để kết tủa
CaSO3 và CaSO4 được hoàn toàn hơn vì ở nhiệt
độ cao sự hòa tan của các muối này giảm, đồng
thời giảm sự tạo thành Ca(HSO3)2 hòa tan nên

Hình 3.2. Thiết bị gia nhiệt
giảm được sự đóng cặn trong thiết bị bốc hơi và truyền nhiệt, hạn chế quá trình phát
triển của vi sinh vật.
Thiết bị gia nhiệt: Sử dụng thiết bị gia nhiệt ống chùm thẳng đứng, hơi gia
nhiệt là hơi thứ. Nước mía đi trong ống truyền nhiệt. Hơi đốt đi ngoài ống truyền
nhiệt, nước ngưng được tháo ở đáy thiết bị.
3.3.2.3. Thông SO2 lần 1 và gia vôi trung hoà
- Thông SO2 lần 1: Tạo kết tủa CaSO 3 mà CaSO3 có khả năng hấp thụ các
chất không đường, chất màu, làm cho chúng kết tủa theo.
Ca(OH)2 + H2SO3

CaSO3 + 2H2O

SVTH: Lê Thị Minh – Lớp: 09H2A


25


×