Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tìm hiểu về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.49 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời mở đầu
Bảo hiểm xã hội ở nước ta là một trong những chính sách lớn của Đảng
và Nhà nước đối với người lao động. Vì vậy ngay từ những ngày đầu khi mới
thành lập Nước, chế độ chính sách bảo hiểm xã hội đã được ban hành và do
điều kiện đấu tranh giải phóng dân tộc, điều kiện kinh tế, xã hội đã từng bước
được thực hiện đối với công nhân viên chức khu vực Nhà nước. Trong quá
trình thực hiện, chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội không ngừng được bổ
sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước nhằm đảm
bảo quyền lợi đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Từ sau Đại
hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển sang hoạt động theo
cơ chế kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, với cơ chế này, nhiều
vấn đề về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội trước đây không còn phù hợp.
Bộ Luật lao động được Quốc hội thông qua năm 1994 có hiệu lực thi hành từ
1/1/1995, trong đó chế độ chính sách bảo hiểm xã hội cũng được quy định
trong Chương XII bộ Luật này và có liên quan đến một số điều ở các chương
khác. Để thể chế các quy định trong Bộ Luật lao động, năm 1995 Chính phủ
đã ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định số 12/CP, Nghị
định số 45/CP quy định cụ thể về đối tượng tham gia, mức đóng góp, điều
kiện để được hưởng, mức hưởng đối với từng chế độ, đồng thời quy định hình
thành Quỹ bảo hiểm xã hội và giao cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất
quản lý
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mục lục
I. Lời mở đầu
II. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội
1. Vị trí và chức năng
2. Hệ thống tổ chức
2.1. Ở Trung ương là Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
2.2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương


2.3 Bảo hiểm Xã hội huyện
3. Hiệu lực thi hành
4.Trách nhiệm thi hành
III. Các giai đoạn phát triển cơ bản của BHXH Việt Nam
1. Giai đoạn 1: Thời kỳ trước khi có Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội
(trước 1961)
2. Giai đoạn 2: Thời kỳ thực hiện điều lệ bảo hiểm xã hội tạm thời (từ
1961 đến 12/1994)
3. Giai đoạn 3: Thời kỳ từ 1/1995 đến nay
4. Quan điểm của Chính phủ trong việc phát triển thị trường BHXH
IV. Kết luận
V. Tài liệu tham khảo
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
II. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội
1.Vị trí và chức năng
1.1. Vị trí
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ
chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội
tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi
chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là
bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây
gọi chung là bảo hiểm y tế) theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế, của
Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế.
1.2. Chức năng
Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho ngưới lao động tham gia

BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất
đi việc làm.
Thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham
gia BHXH.
Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất; nâng
cao năng suất lao động cá nhân và xã hội.
Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động và giữa
người lao động với xã hội.
2. Hệ thống tổ chức
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc,
tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, gồm có:
2.1. Ở Trung ương là Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
2.1.1 Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ở Trung ương
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1. Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
2. Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.
3. Ban Thu.
4. Ban Chi.
5. Ban Cấp sổ, thẻ.
6. Ban Tuyên truyền.
7. Ban Hợp tác quốc tế.
8. Ban Kiểm tra.
9. Ban Thi đua - Khen thưởng.
10. Ban Kế hoạch - Tài chính.
11. Ban Tổ chức cán bộ.
12. Văn phòng.
13. Viện Khoa học bảo hiểm xã hội.
14. Trung tâm Thông tin.
15. Trung tâm Lưu trữ.

16. Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội.
17. Báo Bảo hiểm Xã hội.
18. Tạp chí Bảo hiểm Xã hội.
2.2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm Xã hội tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm Xã hội tỉnh)
trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
1. Bảo hiểm Xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và
trụ sở riêng; có các phòng chức năng trực thuộc.
2. Tổng Giám đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên
chế, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc và quy định
kinh phí hoạt động của Bảo hiểm Xã hội tỉnh. Số lượng Phó Giám đốc Bảo
hiểm Xã hội tỉnh không quá 03 người.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3. Tổng Giám đốc quyết định thành lập, giải thể Bảo hiểm Xã hội tỉnh
trong trường hợp có quyết định sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính cấp tỉnh
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng trực thuộc Bảo hiểm Xã hội tỉnh theo tiêu
chuẩn chức danh và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ do Tổng Giám
đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành.
5. Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng
cán bộ, công chức, viên chức, tài chính, tài sản thuộc phạm vi Bảo hiểm Xã
hội tỉnh quản lý theo phân cấp của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
2.3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Bảo hiểm Xã hội
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm Xã
hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm Xã hội tỉnh.
2.3 Bảo hiểm Xã hội huyện
1. Bảo hiểm Xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản
và trụ sở riêng.

2. Tổng Giám đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, biên chế và quy định
kinh phí hoạt động của Bảo hiểm Xã hội huyện; quyết định thành lập, giải thể
Bảo hiểm Xã hội huyện trong trường hợp có quyết định sáp nhập, chia tách
đơn vị hành chính cấp huyện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
3. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công
báo và thay thế Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2002
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
4.Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu trách
nhiệm thi hành Nghị định này.
III. Các giai đoạn phát triển cơ bản của BHXH Việt Nam
1. Giai đoạn 1: Thời kỳ trước khi có Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội
(trước 1961)
Ngay từ khi thành lập chính quyền nhân dân và suốt trong thời kỳ kháng
chiến, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, song Chính phủ đã luôn
chăm lo cải thiện đời sống của nhân dân lao động nói chung và riêng đối với
công nhân, viên chức Nhà nước. Ngoài việc ban hành chế độ tiền lương,
Chính phủ đã ban hành các chế độ phụ cấp, trợ cấp xã hội mà thực chất là các
chế độ BHXH như: trợ cấp ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, trợ cấp già yếu,
trợ cấp cho cá nhân và gia đình công nhân, viên chức khi chết và xây dựng
các khu an dưỡng, điều dưỡng, bệnh viện, nhà trẻ…Về mặt luật pháp được
thể hiện trong các văn bản sau:
- Sắc lệnh số 29/SL ngày 13/3/1947 của Chính phủ.
- Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chính phủ về quy chế công chức.

- Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 của Chính phủ về quy chế công nhân.
Các văn bản này đã quy định những nội dung có tính nguyên tắc về bảo hiểm
xã hội, song do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, trong kháng chiến và kinh
tế khó khăn nên Nhà nước chưa nghiên cứu chi tiết và thực hiện được đầy đủ
các quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho công nhân viên chức, mà các chế độ chủ
yếu mang tính cung cấp, bình quân với tinh thần đồng cam cộng khổ. Về nội
dung chưa thống nhất giữa khu vực hành chính và sản xuất, giữa công nhân
kháng chiến và công nhân sản xuất dân dụng, các khoản chi về bảo hiểm xã
hội lẫn với tiền lương, chính sách đãi ngộ mà chưa xây dựng theo nguyên tắc
hưởng theo lao động là nguyên tắc cơ bản về phân phối XHCN, ngoài ra các
văn bản lại chưa hoàn thiện và đồng bộ, ảnh hưởng đến việc tổ chức thực
hiện. Một số vấn đề quan trọng, cấp thiết đến đời sống của đông đảo công
6

×