ĐẠIVÀ
HỌC
SƯ TẠO
PHẠMVĨNH
HÀ NỘI
2
SỞTRƯỜNG
GIÁO DỤC
ĐÀO
PHÚC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VĂN QUÁN
============***============
NGUYỄN BÁ HÙNG
CHUYÊN ĐỀ
THI ĐẠI HỌC
CAO THẠC
ĐẲNG
TÊN BỒI
ĐỀDƯỠNG
TÀIÔNLUẬN
VĂN
SĨ
MÔN SINH HỌC
CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
PHÂNĐỀ
LOẠI
VÀ PHƯƠNG
PHÁP GIẢI BÀI
Mã số 62 42 30
TẬP DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
NGƯỜI VIẾT CHUYÊN ĐỀ: NGUYỄN THỊ THU HẰNG
CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG THPT VĂN QUÁN
Vĩnh Phúc, tháng 03/2014
HÀ NỘI, năm 2010
1
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU............................................................................
1
1. Lí do chọn chuyên đề.......................................................................
1
2. Mục tiêu của chuyên đề....................................................................
1
3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................
1
4. Phạm vi chuyên đề……………………………………………….
1
PHẦN 2. NỘI DUNG………………….............................................
2
2.1. Hệ thống kiến thức sách giáo khoa sử dụng trong chuyên đề…...
2
2.1.1. Các đặc trưng của quần thể………...………………...........
2
2.1.2. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và tự thụ tinh..
2
2.1.3. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối…………………
2
2.2. Nội dung kiến thức sử dụng để bồi dưỡng học sinh……………..
3
2.2.1. Xác định tần số alen, tần số kiểu gen…………………….
2.2.2. Phân loại và phương pháp giải bài tập quần thể nội phối
(Tự thụ phấn)................................................................................
2.2.3. Phân loại và phương pháp giải bài tập quần thể ngẫu phối
3
2.2.4. Phân loại và phương pháp giải bài tập tính số kiểu gen và
kiểu giao phối tối đa trong quần thể..............................................
PHẦN 3. KẾT LUẬN……………..................................................
2
6
9
16
20
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn chuyên đề
Bài tập sinh học là một nội dung khó trong chương trình sinh học phổ
thông. Mặt khác kiến thức môn học lại khá trừu tượng, khi giải bài tập không
chỉ đơn thuần là kiến thức sinh học mà còn có cả những kiến thức vật lí, hóa
học đặc biệt là toán học khá nhiều. Bài tập đa dạng, kiến thức gồm nhiều
mảng nên nhiều học sinh cảm thấy rất khó khăn khi giải các bài tập sinh học.
Việc làm bài thi kiểm tra hiện nay theo yêu cầu của Bộ GD& ĐT đang thực
hiện là hình thức trắc nghiệm, câu hỏi không phải đơn thuần chỉ là nhận biết
kiến thức đã học ở sách giáo khoa mà có nhiều bài tập vận dụng đòi hỏi học
sinh phải trả lời nhanh, chính xác nên việc phân loại bài tập và hướng dẫn học
sinh giải bài tập là vô cùng cần thiết. Qua nhiều năm giảng dạy ôn thi tốt
nghiệp và ôn thi vào ĐH-CĐ tôi nhận thấy các bài tập phần di truyền học
quần thể tương đối khó và trừu tượng nên học sinh rất khó tiếp thu và khi đi
thi lại thường không đạt kết quả cao. Chính vì lí do đó tôi quyết định chọn
chuyên đề “Phân loại và phương pháp giải bài tập di truyền học quần thể”
nhằm phục vụ cho việc dạy và học phần kiến thức này trong trường THPT
Văn Quán.
2. Mục đích của chuyên đề
- Chuyên đề được hoàn thành sẽ là tư liệu giúp ích cho bản thân và các
đồng nghiệp phục vụ cho việc dạy học môn Sinh học ở phần kiến thức này.
- Là tài liệu tham khảo để học sinh học tốt hơn đối với phần kiến thức
này.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu qua đọc và tham khảo tài liệu sinh học
- Nghiên cứu thực tiễn qua giảng dạy tại trường THPT Văn Quán.
4. Phạm vi chuyên đề
- Phân loại và phương pháp giải bài tập di truyền học quần thể.
- Chuyên đề áp dụng cho học sinh lớp 12.
- Số tiết thực hiện chuyên đề: 15 tiết
PHẦN 2. NỘI DUNG
1
2.1. Hệ thống kiến thức sách giáo khoa sử dụng trong chuyên đề
2.1.1. Các đặc trưng của quần thể
a. Khái niệm
Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, chung sống trong một
khoảng không gian xác định, tồn tại qua thời gian nhất định, các cá thể giao
phối với nhau sinh ra thế hệ mới (quần thể giao phối). Trừ loài sinh sản vô
tính và trinh sinh không qua giao phối.
b. Đặc trưng của quần thể.
- Mỗi một quần thể có vốn gen đặc trưng. Vốn gen của quần thể, thể hiện
ở tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
+ Tần số alen: Tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen thuộc một
locut trong quần thể hay bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong
quần thể ở 1 thời điểm xác định.
+ Tần số kiểu gen: Tỉ lệ cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong
quần thể.
2.1.2. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và tự thụ tinh
a. Quần thể tự thụ phấn
- Khái niệm: Tự thụ phấn là sự thụ phấn xảy ra cùng cây nên tế bào sinh dục
đực và cái có cùng kiểu gen.
- Quần thể tự thụ phấn qua các thế hệ thì tần số alen không đổi, nhưng tần số
kiểu gen thay đổi theo hướng tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử, giảm dần
tần số kiểu gen dị hợp tử. Kết quả là quần thể phân hoá thành các dòng thuần
có kiểu gen khác nhau.
b. Giao phối cận huyết (Giao phối gần)
- Khái niệm: Giao phối giữa các cá thể cùng bố mẹ, hoặc giữa bố mẹ với con
cái của chúng.
- Cơ sở của việc cấm kết hôn gần: Hạn chế gen lặn có hại biểu hiện ra kiểu
hình ở thể đồng hợp.
2.1.3. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối
a. Khái niệm: Hiện tượng các cá thể có thể lựa chọn và giao phối với nhau
hoàn toàn ngẫu nhiên.
b. Kết quả:
+ Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
+ Duy trì tần số alen và thành phần kiểu gen ở trạng thái cân bằng.
c. Định luật Hardy-Weinberg.
2
- Nội dung: Trong quần thể lớn ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay
đổi tần số alen, thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ
thế hệ này sang thế hệ khác theo đẳng thức: p2(AA) +2pq(Aa) + q2(aa) = 1.
- Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hardy-Weinberg.
+ Quần thể có kích thước lớn.
+ Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
+ Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh
sản như nhau.
+ Đột biến không xảy ra hoặc xảy ra với tần số đột biến thuận bằng tần số
đột biến nghịch.
+ Quần thể được cách li di truyền với quần thể khác, không có biến động
di truyền và di nhập gen.
- Ý nghĩa: Khi quần thể ở trạng thái cân bằng, nếu biết tần số cá thể có kiểu
hình lặn, ta tính được tần số alen lặn, alen trội và thành phần kiểu gen của
quần thể và ngược lại.
Trong phần này tôi đưa ra dạng bài tập chung nhất cho cả 2 dạng quần
thể là dạng bài tập xác định tần số kiểu gen, tần số alen và cấu trúc di truyền.
2.2. Nội dung kiến thức sử dụng để bồi dưỡng học sinh (Các dạng bài tập
về di truyền quần thể)
2.2.1. Xác định tần số alen, tần số kiểu gen
a. Lý thuyết
+ Tần số mỗi alen = số lượng alen đó/ tổng số alen của gen đó trong
quần thể tại một thời điểm xác định.
+ Tần số một loại kiểu gen = số cá thể có kiểu gen đó/ tổng số cá thể
trong quần thể.
Xét 1 gen gồm 2 alen, alen trội (A) và alen lặn (a), gen này nằm trên nhiễm
sắc thể thường. Khi đó, trong quần thể có 3 kiểu gen khác nhau là AA, Aa, aa.
Gọi N là tổng số cá thể của quần thể
D là số cá thể mang kiểu gen AA
H là số cá thể mang kiểu gen Aa
R là số cá thể mang kiểu gen aa
Khi đó N = D + H + R
Gọi
d là tần số của kiểu gen AA → d = D/N
h là tần số của kiểu gen Aa → h = H/N
r là tần số của kiểu gen aa → r = R/N ⇒ (d + h + r = 1)
3
→ Cấu trúc di truyền của quần thể là
d AA : h Aa : r aa
Gọi p là tần số của alen A
q là tần số của alen a (p + q = 1)
Ta có:
p=
2D + H
h
=d+ ;
2N
2
q=
2R + H
h
= r + = 1- p
2
2N
b. Bài tập mẫu
Bài 1: Xét quần thể gồm 1000 cá thể, trong đó có 500 cá thể có kiểu gen AA,
200 cá thể có kiểu gen Aa, số còn lại có kiểu gen aa .
a. Tính tần số các alen A và a của quần thể.
b. Tính tần số các kiểu gen của quần thể, từ đó suy ra cấu trúc di truyền của
quần thể.
Giải:
a. Ta có
Số cá thể có kiểu gen aa = 1000 – (500 + 200) = 300
Tổng số alen trong quần thể = 2 × 1000 = 2000
Tần số alen A =
2 × 500 + 200
= 0, 6
2 ×1000
Tần số alen a =
2 × 300 + 200
= 0, 4 (hoặc tần số alen a = 1 – 0,6 = 0,4)
2 ×1000
b. Tần số các kiểu gen
- Tần số kiểu gen AA =
500
= 0,5
1000
- Tần số kiểu gen Aa =
200
= 0,2
1000
- Tần số kiểu gen aa =
300
= 0,3 hoặc tần số kiểu gen aa = 1 – (0,5 + 0,2) =
1000
0,3
=> Cấu trúc di truyền của quần thể là 0,5 AA : 0,2 Aa : 0,3 aa
Bài 2: Một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa
Tính tần số các alen A, a của quần thể
Giải
Ta có: Tần số alen A = 0,7 +
Tần số alen a = 0,1 +
0, 2
= 0,8
2
0, 2
= 0,2
2
Bài 3: Một quần thể sóc gồm 1050 sóc lông nâu đồng hợp tử, 150 sóc lông
nâu dị hợp tử và 300 sóc lông trắng.
4
Biết tính trạng màu lông do một gen gồm hai alen quy định.
Tính tần số các kiểu gen và tần số các alen trong quần thể.
Giải:
Ta có tổng số sóc trong quần thể = 1050 + 150 + 300 = 1500
Quy ước: A: lông nâu
a: lông trắng
Tần số các kiểu gen được xác định như sau
1050
150
300
AA +
Aa +
aa = 1
1500
1500
1500
Hay 0,7 AA + 0,1 Aa + 0,2 aa = 1
Từ đó suy ra: Tần số các kiểu gen AA, Aa và aa lần lượt là 0,7, 0,1 và 0,2
Tần số alen A = 0,7 +
Tần số alen a = 0,2 +
0,1
= 0,75
2
0,1
= 0,25
2
Bài 4: Một quần thể bao gồm 120 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu
gen Aa, 680 cá thể có kiểu gen aa. Tần số alen A và a trong quần thể trên lần
lượt là:
A.0,265 và 0,735
B.0,27 và 0,73
C.0,25 và 0,75
D.0,3 và 0,7
Giải: Tổng số cá thể trong quần thể: 120 + 400 + 680 = 1200
Tần số kiểu gen AA =
120
= 0,1
1200
Tần số kiểu gen Aa =
400
= 0,33
1200
Tần số kiểu gen aa =
Vậy: pA = 0,1 +
680
= 0,57
1200
0,33
= 0,265; qa = 1 – 0,265 = 0,735 → chọn A
2
c. Bài tập áp dụng
Bài 1: Ở bò tính trạng có sừng (A) là trội hoàn toàn so với tính trạng không
sừng (a). Một quần thể bò đực trạng thái cân bằng di truyền có 192 con có
sừng và 108 con không sừng. Hãy tính tần số tương đối của alen A và a?
A. A : a = 0,6 : 0,4
C. A : a = 0,8 : 0,2
B. A : a = 0,4 : 0,6
D. A : a = 0,2 : 0,8
5
Bài 2: Trong quần thể Hacđi – Vanbec, có hai alen A và a trong đó có 4%
kiểu gen aa. Tần số tương đối của alen A và a trong quần thể đó là ?
A. A = 0,92; a = 0,08
B. A = 0,8; a = 0,2
C. A = 0,96; a = 0,04
D. A = 0,84; a = 0,16
Bài 3: Trong một quần thể có tỉ lệ phân bố các kiểu gen là : 0,36 AA + 0,48
Aa + 0,16 aa. Tần số tương đối của các alen ở thế hệ tiếp theo là?
A. A = 0,7; a = 0,3
B. A = 0,6; a = 0,4
C. A = 0,65; a = 0,35
D. A = 0,5; a = 0,5
Bài 4: Mỗi quần thể có 1050 cá thể mang AA, 150 cá thể mang Aa và 300 cá
thể mang aa. Tỉ lệ kiểu gen của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng là?
A. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa
B. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa
C. 0,5625AA : 0,375Aa : 0,0625aa D. 0,36AA : 0,16Aa : 0,48aa
2.2.2. Phân loại và phương pháp giải bài tập quần thể nội phối (Tự thụ
phấn)
2.2.2.1. Bài tập với một gen có 2 alen
a. Lý thuyết
- Nếu thế hệ P là 100% Aa thì thành phần kiểu gen của quần thể sau
n thế hệ tự thụ phấn là :
n
1
+ Tần số kiểu gen AA = aa = ( 1 − ÷ )/2
2
n
1
+ Tần số kiểu gen Aa = ÷
2
- Một quần thể có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là: xAA + yAa + zaa
=1 qua n thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của quần thể ở Fn là:
n
1
Aa = y. ÷
2
n
1
aa= z + y. ( 1 − ÷ )/2
2
n
1
AA = x + y. ( 1 − ÷ )/2
2
b. Bài tập mẫu
Bài 1: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát đều có kiểu gen Aa. Tính
theo lí thuyết tỉ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc
là:
A.46,8750 %
B.48,4375 %
C.43,7500%
D.37,5000 %
Giải
Tỉ lệ kiểu gen AA = ((1 – (1/2)5) : 2) = 31/ 64 = 48,4375 % → Chọn B
6
Bài 2: Một quần thể có 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa. Xác định cấu trúc di truyền
của quần thể trên qua 3 thế hệ tự phối.
A.0,57AA : 0,06Aa : 0,37aa
B.0,7AA : 0,2Aa ; 0,1aa
C.0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa
D.0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
Giải
Tỉ lệ kiểu gen Aa qua 3 thế hệ tự phối = (1/2)3 x 0,48 = 0,06. Tỉ lệ kiểu gen AA =
0,36 + (0,48 – 0,06)/2 = 0,36 + 0,21 = 0,57.
Tỉ lệ kiểu gen aa = 0, 16 + 0,21 = 0,37.
Vậy qua 3 thế hệ tự phối quần thể trên có cấu trúc di truyền là: 0,57AA :
0,06Aa : 0,37aa → Chọn A
Bài 3: Nếu ở P tần số các kiểu gen của quần thể là: 20%AA :50%Aa :30%aa,
thì sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tần số kiểu gen: AA :Aa :aa sẽ là :
A. 51,875 % AA : 6, 25 % Aa : 41,875 % aa
B. 57, 250 % AA : 6,25 % Aa : 36,50 %aa
C. 41,875 % AA : 6,25 % Aa : 51,875 % aa
D. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa
Giải :
Tần số kiểu gen Aa = (1/2)3 x 0,5 = 0,0625 = 6,25 %
Tần số kiểu gen AA = 0,2 + (( 0,5 - 0,0625) /2 ) = 0,41875 = 41,875 %
Tần số kiểu gen aa = 0,3 + (( 0,5 - 0,0625 )/2) = 0,51875 = 51,875 %
→ Chọn C
Bài 4*: Một quần thể xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp Bb bằng 60%. Sau một
số thế hệ tự phối liên tiếp, tỉ lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự
phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên là bao nhiêu?
A. n = 1 ; B. n = 2
C. n = 3
D. n = 4
Bài 5*: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát:
0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết cá thể có kiểu gen aa không có khả năng
sinh sản. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen thu được ở F1 là:
A.0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa
B.0,7AA : 0,2Aa ; 0,1aa
C.0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa
D.0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
c. Bài tập áp dụng
Bài 1*: Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là 0,3 BB + 0,4 Bb + 0,3
bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ thể đồng hợp chiếm 95%
A. n = 1
B. n = 2
C. n = 3
D. n = 4
7
Bài 2*: Xét quần thể tự thụ phấn có thành phần KG ở thế hệ P là: 0,3 BB +
0,3 Bb + 0,4 bb = 1. Các cá thể bb không có khả năng sinh sản, thì thành phần
kiểu gen F1 như thế nào?
A.0,25AA + 0,15Aa + 0,60aa = 1
B.0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1
C.0,625AA + 0,25Aa + 0,125 aa = 1
D.0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1
Bài 3: Xét một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 25% AA : 50%
Aa : 25% aa. Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở
thế hệ F2 là
A. 12,5%.
B. 25%.
C. 75%.
D. 87,5%.
Bài 4*: Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp
trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá
thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho
biết trước khi xảy ra quá trình tự phối. Tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần
thể trên?
A. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn.
B. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn.
C. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn.
D. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn.
2.2.2.2. Bài tập với hai gen và mỗi gen có 2 alen
a. Lý thuyết
Để làm được loại bài này học sinh cần nhớ rõ tỉ lệ các sơ đồ tự thụ phấn
của các kiểu gen:
+ AaBb x AaBb → 1AABB : 1 aabb : 1 AAbb : 1aaBB : 2Aabb :
2AaBB : 2aaBb : 2AABb : 4AaBb
+ Aabb x Aabb → 1AAbb : 2Aabb : 2aabb
+ aaBb x aaBb → 1aaBB : 2aaBb : 2aabb
+ AABb x AABb → 1AABB : 2AABb : 2Aabb
+ AaBB x AaBB → 1aaBB : 2AaBB : 2AABB
b. Bài tập mẫu
Bài 1:
Cho cấu trúc di truyền của quần thể như sau: 0,4 AABb: 0,4 AaBb: 0,2 aabb.
Người ta tiến hành cho quá trình trên tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ. Tỉ lệ
cơ thể mang hai cặp gen đồng hợp trội là
A.
B.
C.
D.
Giải:
- AABb x AABb → AABB = 0,4 x 1(AA) x [1/2(1-1/23)] BB = 7/40
8
- AaBb x AaBb→ AABB = 0,4 x [1/2(1-1/23)] (AA) x [1/2(1-1/23)] BB
=49/640
→ Tổng tỉ lệ kiểu gen 2 cặp đồng hợp trội khi cho tự thụ phấn 3 thế hệ :
7/40+49/640 = 161/640
2.2.3. Phân loại và phương pháp giải bài tập quần thể ngẫu phối
2.2.3.1. Định luật Hácđi – Vanbec cho gen nằm trên NST thường
* Trường hợp1. Một gen có 2 alen
a. Lý thuyết
- Với một gen có hai alen (A, a) thì thành phần kiểu của quần thể ở trạng thái
cân bằng di truyền là: p2AA + 2pqAa + q2aa =1
- Trường hợp đặc biệt:
+ Quần thể đồng nhất một kiểu gen 100% AA hay 100% aa thì luôn đạt trạng
thái cân bằng di truyền
+ Quần thể chỉ có AA và Aa hay aa và Aa thì chưa đạt trạng thái cân bằng di
truyền
- Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối :
+ Các cá thể giao phối tự do với nhau.
+ Quần thể giao phối đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
+ Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp đa dạng và phong phú là nguồn nguyên liệu của
tiến hoá và chọn giống
b. Bài tập mẫu
Bài 1: Gen BB quy định hoa đỏ, Bb quy định hoa hồng, bb quy định hoa
trắng. Một quần thể có 300 cá thể đỏ, 400 cá thể hoa hồng và 300 cá thể hoa
trắng tiến hành giao phấn ngẫu nhiên. Nếu không có sự tác động của các nhân
tố tiến hóa thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F1 là
A) 0,25 BB+0,50Bb+0,25bb=1.
B) 0,36 BB+0,48Bb+0,16bb=1
C) 0,81 BB+0,18Bb+0,01bb=1.
D) 0,49 BB+0,42Bb+0,09bb=1
Giải: - Tổng số cá thể trong quần thể ở P: 300 + 400 + 300 = 1000
Tần số kiểu gen BB = 300/1000 = 0,3;
Tần số kiểu gen Bb = 400/1000 = 0,4
Tần số kiểu gen bb = 300/1000 = 0,3 => pA = 0,3 + 0,4 / 2 = 0, 5 ;
qa = 0,3 + 0,4 / 2 = 0, 5
- Vậy thành phần kiểu gen của quần thể ở F 1 là: 0,25 BB + 0,50Bb +
0,25bb = 1. → chọn A
9
Bài 2*: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Ở huyện A
có 106 người, có 100 người bị bệnh bạch tạng. Xác suất bắt gặp người bình
thường có kiểu gen dị hợp là:
A.1,98.
B. 0,198.
C. 0,0198.
D. 0,00198
Giải: Gọi a là gen lặn gây bệnh bạch tạng → KG aa: người bị bệnh bạch tạng
Ta có : q2aa = 100 / 1000.000 → qa = 1/100 = 0,01
Mà : pA + qa = 1 → pA = 1- qa = 1 – 0,01 = 0,99
2pqAa = 2 x 0,01 x 0,99 = 0,0198 → chọn C
Bài 3: Biết alen A quy định lông xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định
lông trắng, các alen nằm trên NST thường. Một quần thể chuột ở thế hệ xuất
phát có 1020 chuột lông xám đồng hợp, 510 chuột có kiểu gen dị hợp. Khi
quần thể đạt trạng thái cân bằng có 3600 cá thể.
Sử dụng dữ kiện trên trả lời các câu hỏi a) và b) sau đây:
a) Tần số tương đối của mỗi alen là:
A. A: a = 1/6 : 5/6
B. A: a = 5/6 : 1/6
C. A: a = 4/6 : 2/6
D A: a = 0,7 : 0,3
b) Số lượng chuột ở từng kiểu gen đạt trạng thái cân bằng:
A. AA = 1000; Aa = 2500; aa = 100
B. AA = 1000; Aa = 100; aa = 2500
C. AA = 2500; Aa = 100; aa = 1000
D. AA = 2500; Aa = 1000; aa = 100
Giải: a) Tần số tương đối của mỗi alen là:
Tổng số cá thể chuột trong quần thể ở thế hệ xuất phát: 1020 + 510 = 1530
→ Tần số kiểu gen AA = 1020/1530 = 2/3;
Tần số kiểu gen Aa = 510/1530 = 1/3
Vậy: Thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 2/3 AA + 1/3 Aa = 1.
Tần số tương đối của mỗi alen là:
pA = 2/3 + (1/3 : 2) = 5 / 6 ; qa = 0 + (1/3 : 2) = 1 / 6 → chọn B
b) Kết quả ngẫu phối giữa các cá thể ở thế hệ P:
P: (5/6A : 1/6 a) x (5/6A : 1/6 a) = 25AA : 10Aa : 1aa (hay kẻ ô
pennett )
Vậy: Số lượng chuột ở từng kiểu gen đạt trạng thái cân bằng:
Kiểu gen AA = (25 : 36) x 3600 = 2500
Kiểu gen Aa = (10 : 36) x 3600 = 1000
10
Kiểu gen aa = (1 : 36) x 3600 = 100
→ chọn D
c. Bài tập tự giải
Bài 1: Đàn bò có thành phần kiểu gen đạt cân bằng, với tần số tương đối của
alen quy định lông đen là 0,6. Tần số tương đối của alen quy định lông vàng
là 0,4. Tỉ lệ kiểu hình của đàn bò này như thế nào?
A. 84% bò lông đen, 16% bò lông vàng.
B. 16% bò lông đen, 84% bò lông vàng.
C. 75% bò lông đen, 25% bò lông vàng.
D. 99% bò lông đen, 1% bò lông vàng.
Bài 2: Quần thể giao phấn có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng, có
hoa đỏ chiếm 84%. Thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào (B quy
định hoa đỏ trội hoàn toàn so b quy định hoa trắng)?
A. 0,16 BB + 0,48 Bb + 0,36 bb = 1. B. 0,36 BB + 0,48 Bb + 0,16 bb = 1.
C. 0,25 BB + 0,50 Bb + 0,25 bb = 1. D. 0,64 BB + 0,32 Bb + 0,04 bb = 1.
Bài 3: Trong một quần thể gia súc cân bằng có 20,25% số cá thể lông dài, số
còn lại có lông ngắn. Biết A: lông ngắn, a : lông dài. Nếu xảy ra sự giao
phối tự do trong quần thể, thì sang thế hệ tiếp theo, tỉ lệ của số cá thể có
lông ngắn là ?
A. 79,75%
B. 20,25%
C. 75%
D. 25%
Bài 4: Trong một quần thể, thấy số cá thể có kiểu hình lá nguyên chiếm 64%,
còn lại là số cá thể có lá chẻ. Biết quần thể đang ở trạng thái cân bằng và gen
A: lá nguyên trội hoàn toàn so với a: lá chẻ. Tỉ lệ giữa giao tử A / giao tử a
trong quần thể là ?
A. 0,66
B. 0,72
C. 0,81
D. 0,92
Bài 5: Cho biết các quần thể có tỷ lệ các kiểu gen như sau :
Quần thể 1: 36% AA + 48% Aa + 16% aa
Quần thể 2 : 45% AA + 40% Aa + 15% aa
Quần thể 3 : 49% AA + 42% Aa + 9% aa
Quần thể 4 : 42,25% AA + 45,5% Aa + 12,5% aa
Quần thể 5 : 56,25% AA + 37,5% Aa + 6,25% aa
Quần thể 6 : 56% AA + 32% Aa + 12% aa
Quần thể nào đạt trạng thái cân bằng theo Hacđi – Vanbec?
A.1,3,5
B.1,4,6
C.4,5,6
D.2,4,6
Trường hợp2. Một gen có 3 alen
11
a. Lý thuyết
- Xét trường hợp một gen có 3 alen kí hiệu: A 1 , A2 , A3 với các tần số tương
đối tương ứng là: p, q, r, trong đó p + q + r =1. Cấu trúc di truyền của quần
thể cân bằng là:
(pA1 + qA2 + rA3) 2 = 1. Khai triển ra ta có biểu thức
p2 A1A1 + q2 A2A2 + r2 A3A3 + 2pq A1A2 + 2pr A1A3 + 2qr A2A3 .
b. Bài tập mẫu
Bài 1: Các alen qui định nhóm máu người là IA, IB, i ( gọi tắt là A, B, O ) có
các tần số tương đối tương ứng là p, q, r. Cấu trúc chung của quần thể là
p2 AA + q2 BB + r2 OO + 2pq AB + 2pr AO + 2qr BO
Giả thuyết trong 1 quần thể người, tần số tương đối của các nhóm máu là A=
0.36, B= 0.23, O= 0.33
Khi tính toán cấu trúc quần thể nói trên theo định luật Hacdi- Vanbec, những
số liệu về kiểu gen, kiểu hình có thể dược viết dưới dạng sau :
Kiểu hình
A
B
AB
O
Kiểu gen
AA + AO
BB + BO
AB
OO
2
2
Tần số lí thuyết
p + 2pr
q + 2qr
2pq
r2
Tần số thực tế
0.36
0.23
0.08
0.33
Tần số tương đối của các alen có thể xác định như sau :
r2 = 0.33 → r = 0.5744
q2 + 2qr + r2 = 0.23 + 0.33 = 0.56 → (q + r )2 = 0.56
→q + r = 0.7483 →q = 0.7483 – 0.5744 = 0.1739
Cũng tương tự : p2 + 2pr + r2 = 0.69 → (p + r )2 = 0.69
→ p + r = 0.8307 → p = 0.8307 – 0.5744 = 0.2563
Bài 2*: Trong quần thể người nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm
21%. Hai vợ chồng cùng có nhóm máu B. Tính xác suất họ sinh con trai đầu
lòng có nhóm máu B?
A. 45/98.
B. 45/49.
C. 3/16
D.
47/49.
Giải: Ta tính được tần số alen tương ứng là I A = 0,5, IB= 0,3, IO = 0,2. Tần số
nhóm máu B là 0,21. Xác suất một người có nhóm máu B có kiểu gen I BIO là:
2pr/(q2 + 2qr) = 0,12/0,21 = 4/7. Vậy xác suất cặp vợ chồng này sinh con đầu
lòng có máu O là: 4/7.4/7.1/4= 4/49.
Vậy xác suất họ sinh con trai đầu lòng có nhóm máu A là (1- 4/49).1/2 =
45/98.
12
c. Bài tập tự giải
Bài 1: Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền có tỷ lệ các nhóm
máu như sau: Nhóm A = 0,4; nhóm B = 0,27; nhóm AB = 0,24; nhóm O =
0,09. Vậy tần số tương đối của các alen quy định các nhóm máu (A, B , O) là?
A. 0,4 ; 0,3 ; 0,3
B. 0,3 ; 0,3 ; 0,4
C. 0,1 ; 0,5 ; 0,4
D. 0,2 ; 0,4 ; 0,4
Bài 2: Sự di tryền nhóm máu A, B, AB, O ở người do 3 alen I A, IB, I0 chi
phối . Giả thiết trong một quần thể người tỷ lệ phân bố kiểu gen ở các nhóm
máu là : 0,36 I0I0 + 0,23 IBI0 + 0,08 IAI0 + 0,33 I0I0 = 1. Tần số tương đối của
mỗi alen là ?
A.IA: IB : I0 = 0,22 : 0,625 : 0,155
B.IA: IB : I0 = 0,22 : 0,155 : 0,625
C.IA: IB : I0 = 0,155 : 0,22 : 0,625
D.IA: IB : I0 = 0,155 : 0,625 : 0,22
Bài 3: Ở người gen IA quy định nhóm máu A, gen IB quy định nhóm máu B,
kiểu gen I0I0 quy định nhóm máu O. Một quần thể người nhóm máu B chiếm
tỷ lệ 27,94%, nhóm máu A chiếm 19,46%, nhóm máu AB chiếm tỷ lệ 4,25%.
Tần số tương đối của các alen IA, IB, I0 trong quần thể này là ?
A.IA = 0,13; IB = 0,69 ; I0 = 0,18B. IA = 0,69; IB = 0,13 I0 = 0,18
C.IA = 0,13; IB = 0,18 I0 = 0,69
D. IA = 0,18; IB = 0,13 I0 = 0,69
Bài 4*: Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen I A, IB và IO quy định. Trong
quần thể cân bằng di truyền có 36% số người mang nhóm máu O,45% số
người mang nhóm A. Vợ có nhóm máu A lấy chồng có nhóm máu B không
có quan hệ họ hàng với nhau
1/ Xác suất để họ sinh con máu O:
A. 11,11%
B. 16,24%
C. 18,46%
D.
21,54%
2/ Nếu họ sinh đứa con đầu là trai máu O thì khả năng để sinh đứa con thứ 2
là gái có nhóm máu khác bố và mẹ mình là
A. 44,44%
B. 35,77%
C. 42%
D. 25%
2.2.3.2. Định luật Hácđi – Vanbec cho gen nằm trên NST X không có alen
tương ứng trên NST Y
a. Lý thuyết
- Xét trường hợp gen có 2 alen A và a nằm trên NST X không có alen trên Y,
trong quần thể giao phối có các kiểu gen:
♀: Có 3 kiểu gen: XAXA; XAXa ; XaXa
13
♂: Có 2 kiểu gen: XAY; XaY.
Đối với 1 locus trên NST giới tính X có 2 alen sẽ có 5 kiểu gen: X A X A , X A X a
, X a X a , X AY , X aY
Các cá thể cái có 2 alen trên NST X vì vậy khi xét trong phạm vi giới cái thì
tần số các kiểu gen X A X A , X A X a , X a X a được tính giống trường hợp các alen
trên NST thường, có nghĩa là tần số các kiểu gen ở trạng thía cân bằng Hacdi
– Vanbec là:
p2 X A X A + 2pq X A X a + q2 X a X a = 1.
Các cá thể đực chỉ có 1 alen trên X nên tần số các kiểu gen ở giới đực p X AY +
q X aY =1. (Khi xét chỉ trong phạm vi giới đực). Vì tỉ lệ đực : cái là 1: 1 nên tỉ
lệ các kiểu gen trên mỗi giới tính phải giảm đi một nửa khi xết trong phạm vi
toàn bộ quần thể, vì vậy ở trạng thái cân bằng quần thể Hacdi – Vanbec, công
thức tính kiểu gen liên quan đến locus gen trên NST trên NST X ( vùng không
tương đồng) gồm 2 alen là:
0.5p2 X A X A + pq X A X a + 0.5q2 X a X a + 0.5p X AY + 0.5q X aY = 1.
b. Bài tập mẫu
Bài 1: Một quần thể người gồm 20000 người, có 4 nữ bị máu khó đông. Hãy
xác định số nam bị máu khó đông. Biết quần thể này ở trạng thái cân bằng,
gen gây bệnh là gen lặn nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng
(tỷ lệ nam nữ 1:1).
Giải:
Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Quy ước
XA quy định kiểu hình bình thường, X a quy định kiểu hình máu khó đông. Tỷ
lệ nam : nữ ở người xấp xỉ 1:1, tính theo lý thuyết số nữ trong quần thể này là
10000 người, số nam 10000 người.
Vì quần thể ở trạng thái cân bằng, tần số tương đố các alen ở giới đực và giới
cái giống nhau nên cấu trúc di truyền của giới nữ có dạng:
p2 XAXA+2pq XAXa +q2 XaXa = 1.
Tỷ lệ nữ giới bị bệnh trong quần thể là: 4/10000 → q2 XaXa = 4/10000 → q =
0,02; p = 0,98.
14
Tần số tương đối các alen ở giới nam là: q = 0,02; p = 0,98
XaY = 0,02
tỷ lệ kiểu hình máu khó đông ở nam giới = 0,02
tỷ lệ kiểu gen
số nam giới
bị bệnh máu khó đông trong quần thể là: 0,02. 10000 = 200 (người)
Bài 2:
Trong một hòn đảo biệt lập có 5800 người sống, trong đó có 2800 nam giới.
Trong số này có 196 nam bị mù màu xanh đỏ. Kiểu mù màu này do 1 alen lặn
m nằm trên NST giới tính X. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng đến sự thích
nghi của cá thể. Khả năng có ít nhất 1 phụ nữ của hòn đảo này bị mù màu
xanh đỏ là bao nhiêu?
A. 1 – 0,99513000
B. 0,073000
C. (0,07 x 5800)3000
D. 3000 x 0,0056 x 0,99442999
Giải:
Vì đây là đảo biệt lập nên cấu trúc di truyền của quần thể này đang ở trạng
thái cân bằng. XM là gen quy kiểu hình bình thường, Xm là gen quy định bệnh
mù màu đỏ lục, cấu trúc di truyền quần thể này có dạng:
Giới cái: p2 XMXM+2pq XMXm +q2 XmXm = 1
Giới đực: p XMY+q XmY
+ Nam mù màu có kiểu gen XmY chiếm tỷ lệ
q = 0,07
XaXa = 0,0049
Xác suất để 1
Xác suất để 1 người nữ bị bệnh là 0,0049
q2
người nữ không bị bệnh là 1 – 0,0049 = 0,9951.
Số lượng nữ trên đảo là 5800-2800=3000
Xác suất để cả 3000 người nữ không bị bệnh là (0,9951)3000.
Vì biến cố có ít nhất 1 người nữ bị bệnh là biến cố đối của biến cố cả 3000
người nữ đều không bị bệnh
1 – 0,99513000
Xác suất để có ít nhất 1 người nữ bị bệnh là:
Đáp án đúng: A
c. Bài tập tự giải
Bài 1: Ở mèo gen D nằm trên phần không tương đồng của nhiễm sắc thể X
quy định màu lông đen, gen lặn a quy định màu lông vàng hung, khi trong
kiểu gen có cả D và d sẽ biểu hiện màu lông tam thể. Trong một quần thể mèo
15
có 10% mèo đực lông đen và 40% mèo đực lông vàng hung, số còn lại là mèo
cái. Tỉ lệ mèo có màu tam thể theo định luật Hácdi-Van béc là bao nhiêu?
A. 16%
B. 2%
C. 32%
D.
8%
Bài 2:
Ở người bệnh mù màu do một gen lặn nằm trên nhiễm thể X gây ra. Cho biết
trong một quần thể người tần số nam bị mù màu là 0,08. Tỉ lệ 3 loại kiểu gen
ở nữ trong quần thể đó là bao nhiêu ?
A.XAXA = 0,8464, XAXa = 0,1472, XaXa = 0,0064
B.XAXA = 0,4846, XAXa = 0,1742, XaXa = 0,0604
C.XAXA = 0,4468, XAXa = 0,12742, XaXa = 0,6004
D.XAXA = 0,8644, XAXa = 0,2147, XaXa = 0,4006
Bài 3: Một quần thể người trên một hòn đảo có 100 phụ nữ và 100 người đàn
ông trong đó có 4 người đàn ông bị bệnh máu khó đông. Biết rằng bệnh máu
khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y, quần thể
ở trạng thái cân bằng di truyền. Tần số phụ nữ bình thường nhưng mang gen
gây bệnh là
A. 0.0384.
B. 0.0768.
C. 0.2408.
D. 0.1204.
2.2.4. Phân loại và phương pháp giải bài tập tính số kiểu gen và kiểu giao
phối tối đa trong quần thể
2.2.4.1. Lý thyết
a. Trường hợp gen nằm trên NST thường, phân li độc lập
Để xác định tổng số kiểu gen, số kiểu gen đồng hợp, kiểu gen dị hợp
trong trường hợp nhiều cặp gen phân li độc lập mỗi gen có 2 hoặc nhiều alen,
giáo viên cần phải cho học sinh thấy rõ:
* Với mỗi gen
Phân tích và chứng minh số kiểu gen dị hợp, số kiểu gen đồng hợp, số kiểu
gen của mỗi gen, chỉ ra mối quan hệ giữa 3 yếu tố đó với nhau và với số alen
của mỗi gen:
- Số alen của mỗi gen có thể lớn hơn hoặc bằng 2 nhưng trong kiểu gen
luôn có mặt chỉ 2 trong số các alen đó.
- Nếu gọi số alen của gen là r thì số kiểu gen dị hợp = Cr2 = r( r – 1)/2
- Số kiểu gen đồng hợp luôn bằng số alen = r
16
- Số KG tối đa trong quần thể đối với một gen có r alen = số KG đồng
hợp + số kiểu gen dị hợp = r +r( r – 1)/2 = r( r + 1)/2
* Với nhiều gen
Do các gen phân li độc lập nên kết quả chung = tích các kết quả riêng
Vì vậy Giáo viên nên gợi ý cho Học sinh lập bảng sau:
GEN
SỐ KIỂU
GEN
3
6
10
SỐ KG ĐỒNG
HỢP
2
3
4
SỐ KG DỊ HỢP
I
II
III
SỐ
ALEN/GEN
2
3
4
N
r
r( r + 1)/2
r
r( r – 1)/2
1
3
6
( Lưu ý: thay vì tính r( r + 1)/2, có thể tính nhanh 1 + 2 + 3 +… +r )
b. Trường hợp gen nằm trên NST giới tính X (không có alen tương ứng trên
Y)
* Trên giới XX = r( r + 1)/2 (Vì cặp NST tương đồng nên giống như
trên NST thường)
* Trên giới XY = r ( vì alen chỉ có trên X,không có trên Y)
Vậy tổng số KG tối đa trong QT = r( r + 1)/2 + r
c. Nếu chỉ có gen nằm trên nhiễm sắc thể Y không có alen tương ứng nằm
trên X
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể đối với 1 gen = r
Nếu trường hợp trên X và Y đều có alen tương ứng(nằm trên đoạn tương
đồng) thì số kiểu gen tính theo công thức: r.(3r + 1)/2
2.2.4.2. Bài tập mẫu
- Trường hợp gen nằm trên nhiễm sắc thể thường khác nhau
Bài 1: Gen I, II và III có số alen lần lượt là 2, 3 và 4. Tính số kiểu gen tối đa có
thể có trong quần thể ở các trường hợp:
1/ 3 gen trên nằm trên 3 cặp NST thường.
A. 124
B. 156
C. 180
D.
192
2/ Gen I và II cùng nằm trên một cặp NST thường, gen III nằm trên cặp NST
thường khác: A. 156
B. 184
C. 210
D.
242
17
Bài 2: Ở người, gen qui định dạng tóc do 2 alen A và a trên nhiễm sắc thể
thường qui định; bệnh máu khó đông do 2 alen M và m nằm trên nhiễm sắc
thể X ở đoạn không tương đồng với Y. Gen qui định nhóm máu do 3alen: I A ;
IB (đồng trội) và IO (lặn). Số kiểu gen và kiểu hình tối đa trong quần thể đối
với 3 tính trạng trên :
A. 90 kiểu gen và 16 kiểu hình
B. 54 kiểu gen và 16 kiểu hình
C. 90 kiểu gen và 12 kiểu hình
D. 54 kiểu gen và 12 kiểu hình
- Trường hợp gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính
X
Bài 1*: Ở người gen a: qui định mù màu; A: bình thường trên NST X không
có alen trên NST Y. Gen quy định nhóm máu có 3 alen I A, IB,IO. Số kiểu gen
tối đa có thể có ở người về các gen này là:
A. 27
B. 30
C. 9
D. 18
Bài 2*: Số alen của gen I, II và III lần lượt là 3, 4 và 5. Biết các gen đều nằm
trên NST thường và không cùng nhóm liên kết. Xác định trong quần thể:
a. Số kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen và dị hợp tất cả các gen lần lượt là:
A. 60 và 90
B. 120 và 180
C. 60 và 180
D. 30 và 60
b. Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 2 cặp gen lần lượt là:
A. 240 và 270
B. 180 và 270
C. 290 và 370
D. 270 và 390
c. Số kiểu gen dị hợp :
A. 840
B. 690
C. 750
D. 660
Giải:
a. Số kiểu gen đồng hợp tất cả các gen = 3.4.5 =60 ; Số Kg dị hợp tất cả các
gen = 3.6.10 =180
b. Số kiểu gen đồng hợp 2 cặp, dị hợp 1 cặp = (3.4.10+4.5.3+3.5.6) =270
Số kiểu gen dị hợp 2 cặp, đồng hợp 1 cặp = (3.6.5+6.10.3+3.10.4) =390
c. Số kiểu gen dị hợp = (6.10.15) – (3.4.5) = 840
Bài 3*: Gen I có 3 alen, gen II có 4 alen, gen III có 5 alen. Biết gen I và II
nằm trên X không có alen trên Y và gen III nằm trên Y không có alen trên X.
Số kiểu gen tối đa trong quần thể
A. 154
B. 184
C. 138
D. 214
Giải: Số kiểu gen trên XX= 3.4(3.4+1) = 78, số kiểu gen trên XY = 3.4.5 =
60. Tổng số kiểu gen = 78+60= 138
18
Bài 4*: Số alen tương ứng của gen I, II, III và IV lần lượt là 2, 3, 4 và 5. Gen I
và II cùng nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y, gen IV và V
cùng nằm trên một cặp NST thường. Số kiểu gen tối đa trong quần thể:
A. 181
B. 187
C. 231
D.
237
- Bài tập về gen hai hay nhiều gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể
Bài 1*: Ở người gen A Quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định
bệnh mù màu đỏ và lục; gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định
bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên NST giới tính X không có alen tương
ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm
trên NST thường. Số kiểu gen tối đa về 3 locut trên trong quần thể người là:
A. 42
B.36
C.39
D.27
Giải :
Cách 1: Các gen (AaBb) nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng
trên Y: có 14 KG
Số KG nằm trên Y là 4 : XABY, XabY, XAbY, XaBY
Số KG nằm trên X là 10: XABXAB, XaB XaB , XAB XaB, XABXAb, XaB
Xab , XAb Xab, XAbXAb, Xab Xab , XAB Xab, XAb XaB
Gen nằm trên NST thường (D và d) có: (2(2+1) : 2 )1 = 3 KG
Vậy: quần thể Người có số loại kiểu gen tối đa về 3 locut trên là: 14 x 3 = 42
→ Chọn A
Cách 2: Các gen (AaBb) nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng
trên Y : Số alen của hai gen là : 2.2=4
- Số kiểu gen trên NST gới tính X là : (4+1).4 /2= 10
- Số kiểu gen trên NST Y=4. Vậy số kiểu gen tối đa trên cặp XY =10+4=14
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 14.3=42
Bài 2*: Ở người, xét 3 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, các
gen 2 và 3 mỗi gen đều có 2 alen nằm trên NST X (không có alen trên Y).
Các gen trên X liên kết hoàn toàn với nhau. Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa
về các lôcut trên trong quần thể người là
A. 30
B. 15
C. 84
D. 42
19
PHẦN 3. KẾT LUẬN
Qua 5 năm thực hiện giảng dạy và hướng dẫn học sinh ôn thi tốt
nghiệp, Đại học – Cao đẳng, tôi nhận thấy trong việc hướng dẫn học sinh giải
các bài tập di truyền nếu giáo viên đã phân dạng và xây dựng phương pháp
giải chung cho từng dạng thì sẽ thuận lợi cho giáo viên khi dạy tiết giải bài
tập nhờ đó tiết dạy có tính chủ động và tạo hứng thú cho học sinh hơn.
Học sinh sau khi đã tiếp cận với dạng bài tập và phương pháp giải mỗi
dạng bài tập thì sẽ tự tin và lập luận chặt chẽ không bỏ bước giải, nhờ đó hiệu
quả bài giải cao hơn.
Chuyên đề này tuy đã hệ thống nhiều dạng bài tập di truyền học quần
thể nhưng chưa phải là đầy đủ, còn một số dạng bài tập tương đối phức tạp
nữa, chuyên đề này cần được phát triển trong nhiều năm nữa để hoàn thiện.
Rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lập Thạch, ngày 05 tháng 03 năm 2014
Xét duyệt của TTCM
Người viết
Nguyễn Thị Thu Hằng
20