Họ và tên : Nông Thị Lan
Giáo viên: Môn Sinh học
Trường THPT Nguyễn Duy Thì
Số tiết: 6 tiết
Đối tượng : Lớp 12
HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI MỘT SỐ
BÀI TẬP CỤ THÊ VỀ TÍNH SỐ KIỂU GIAO PHỐI
TỈ LỆ & SỐ KIỂU GEN – KIỂU HÌNH - GIAO TỬ TRONG QUẦN THỂ
Câu 1: Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: Gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; Gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm
sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai
gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
A. 45
B. 90
C. 15
D. 135
Giải:
Vì không xảy ra đột biến và số loại KG tối đa về cả hai gen đang xét có thể được tạo ra
trong quần thể nên ta cần tính cho trường hợp các gen phân li độc lập.
- Số alen của mỗi gen có thể lớn hơn hoặc bằng 2 nhưng trong KG luôn có mặt chỉ
2 trong số các alen đó.
- Nếu gọi số alen của gen là r thì số KGDH = Cr2 = r( r – 1)/2
- Số KGĐH luôn bằng số alen = r
- Số KG = số KGĐH + số KGDH = r +r( r – 1)/2 = r( r + 1)/2
* Với nhiều gen:
Do các gen PLĐL nên kết quả chung = tích các kết quả riêng
Vì vậy GV nên gợi ý cho HS lập bảng sau:
GEN
SỐ ALEN/GEN
SỐ KIỂU GEN
I
II
III
.
.
.
2
3
4
.
.
.
N
r
3
6
10
.
.
.
r( r + 1)/2
SỐ KG
HỢP
2
3
4
.
.
.
R
ĐỒNG
SỐ KG DỊ HỢP
1
3
6
.
.
.
r( r – 1)/2
( Lưu ý: thay vì tính r( r + 1)/2, có thể tính nhanh 1 + 2 + 3 +… +r )
Với phương pháp tính tổng quát như trên áp dụng vào bài toán này ta tính cho hai trường
hợp:
+ trường hợp với gen thứ nhất có 3 alen nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới
tính X với hai trường hợp có thể xảy ra:
Với cặp XX là cặp tương đồng ta tính toán như ở cặp NST thường: Số KG = số KGĐH
số KGDH = r +r( r – 1)/2 = r( r + 1)/2 = 3(3+1)/2 = 6
Với cặp NST giới tính XY không tương đồng ta chỉ có 3 KG ứng với gen có 3 alen
Vậy có tổng số: 9 KG ứng với gen thứ nhất có 3 alen được tạo ra
+ trường hợp với gen thứ hai có 5 alen nằm trên NST thường theo công thức tôi đưa ra ở
trên, ta có: Số KG = số KGĐH + số KGDH = r +r( r – 1)/2 = r( r + 1)/2 = 5(5+1)/2 = 15
Vậy kết quả cho hai loại gen trên có: 9 * 15 = 135 KG suy ra đáp án cần chọn là D. 135
Câu 2: Ở một loài sinh vật lưỡng bội, xét hai lôcut gen. Lôcut I nằm trên nhiễm sắc thể
thường có 2 alen; lôcut II nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X
có 2 alen. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu
loại kiểu gen về hai lôcut trên?
A. 10
B. 9
C. 15
D. 4
Hướng dẫn
- Lôcut I nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen → số kiểu gen = (r + 1)r/2 = 3
- Lôcut II nằm trên X không có alen tương ứng trên Ycó 2 alen → số kiểu gen = r + (r
+ 1)r/2 = 5
→ Số loại kiểu gen tối đa về hai lôcut trên = 3 x 5 = 15 (Đáp án C)
Câu 3: Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một lôcut có ba alen nằm trên
vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo
lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về lôcut trên trong quần thể là
A. 12.
B. 15.
C. 6.
D. 9.
Cách 1: => số loại NST X là 3, số loại NST Y là 3.
số loại KG XX là 3+3 C2=6, số loại kiểu gen XY là 3x3 =9=> Tổng số KG = 6+9
=15.
Cách 2:
Ở giới cái ta có một gen gồm 3 alen nên theo công thức
r(r + 1)
= 6.
2
Ở giới đực, vì nằm trên vùng tương đồng của X và Y do đó ta cũng theo công thức
r(r + 1)
+ 3 đổi vị trí trên Y và X = 9.
2
Số loại kiểu gen tối đa về lôcut gen trong quần thể này là 6 + 9 = 15.
Câu 4: Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: Gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; Gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm
sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai
gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
A. 15
B. 45
C. 90
D. 135
ct ính kiểu gen trên NST th ường thì có số kg l à : 5x(5+1)/2 = 15
gen trên NST giới tính là : 3x93+1)/2 +3 = 9
tổng số KG là 135 kiểu
Câu 5: Ở một loài động vật, xét hai lôcut gen trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới
tính X và Y, lôcut I có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Trên nhiễm sắc thể thường, xét lôcut III có
4 alen. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại
kiểu gen về ba lôcut trên?
A. 570
B. 270
C. 210
D. 180
Giải: * Xét locus I và II:
Số loại NST X: 2 x 3 = 6
Số loại NST Y: 2 x 3 = 6
Số lại kiểu gen XX: 6 + C26 = 21, số loại kiểu gen XY = 6 x 6 = 36
Tổng số kiểu gen 2 lôcus là 21 + 36 = 57
* Xét locus 4: Tổng số kiểu gen: 4 + C24 = 10
* Tổng số kiểu gen: 10 x 57 = 570
Câu 6: Ở người, Gen A quy định mắt nhìn bình thường, Alen a quy định bệnh mù màu đỏ
và màu lục, Gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định bệnh máu khó đông.
Các gen này nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Gen D quy định
thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa về 3
locut nói trên trong quần thể người là:
A. 36
B. 39
C. 27
D. 42
ta có 2gen nằm trên NST gới tính sẽ có ct tính số kg tổ hợp là : x.y.(x+y)/2 +xy
trong trường hợp này mỗi gen có 2 aloen thay vào ta dc ! với gen trên NST giứo tính có :
4.(4+1)/2+4 = 14
gen trên NST thường là : a(a+1)/2 = 3
tổng số kiểu gen là : 14.3 = 42 => D
Câu 7: Ở một loài đông vật giới tính đực XY, cái XX . xét 4 gen, mỗi gen có 2 alen.
Gen 1, gen 2 nằm trên NST giới tính X, không có alen trên NST giới tính Y.
Gen 3, gen 4 cùng nằm trên 1 cặp NST thường.
Số loại KG có thể xuất hiện?
GIẢI.
- Gen 1, 2 nằm trên NST giới tính X mỗi gen gồm 2 alen, kh có alen tương ứng trên Y.
Gọi là 1 gen chung với số alen 2x2 = 4.
+ Với cặp NST XX: số loại KG : 4( 4+1)/2 =10
+ Với cặp NST XY : số loại KG : 4
Gen 3, 4 nằm trên NST thường mỗi gen gồm 2 alen, di truyền liên kết . coi là 1 gen với
số alen 2x2 = 4
+ số loại KG : 4( 4+1)/2 =10 Tổng số loại KG có thể xuất hiện : ( 10 + 4 ) x 10 = 140
A. 145.
B. 120.
C. 140.
D. 110.
Câu 8. Gen A nằm trên nhiễm sắc thể X có 5 alen, gen B nằm trên nhiễm sắc thể thường
có 2 alen, gen D nằm trên nhiễm sắc thể Y có 2 alen. Số kiểu gen tối đa trong quần thể về 3
gen này là
A. 75.
B. 90.
C. 135.
D. 100.
Theo quy luật PLĐL tính cho cặp NST giới tính và cặp NST thường, sau đó nhân với nhau.
- ở cặp NST giới tính:
+ Ở cá thể đồng giao tử XX – Chỉ chứa gen A: Số Kiểu gen là 5(5+1)/2= 15.
+ Ở cá thể dị giao tử XY - Chứa gen A và D: Số kiểu gen = Số alen NST X nhân với số
alen NST Y = 5 x 2 = 10
=> Ở cặp NST giwos tính có 15+ 10= 25 Kiểu gen.
- Ở cặp NST thường chứa gen B: Số Kiểu gen B = 2.(2+1)/2= 3.
Vậy số kiểu gen tối đa trong quẩn thể là: 25 x 3= 75.
Câu 9. Một quần thể ngẫu phối xét 3 locut gen: locut 1 có 3 alen nằm trên NST thường,
locut 2 có 3 alen nằm trên X đoạn không tương đồng trên Y. Locut 3 gồm 2 alen nằm trên
NST X đoạn tương đồng trên Y. Nếu chỉ xét 3 locut trên thì số kiểu giao phối khác nhau
trong quần thể là?
A. 2256
B. 9072
C. 9520
D. 2268
Giải
3.(3 + 1)
=6
2
Locut 1: số KG =
Locut 2 và 3
Xét giới XX: số KG =
3.2.(3.2 + 1)
= 21
2
Xét giới XY: số KG = 6x2=12
Vậy: Số KG 3 locut của giới XX = 6x21= 126
Số KG 3 locut của giới XY = 6x12= 72
=> số kiểu giao phối = KG XX xKG XY = 126x72 = 9072
Câu 10: Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A 1, A2, A3;
lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm
sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không
xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này
là:
A.18
B. 36
C.30
D. 27
Cách 1: Cả 2 alen A va B cùng nằm trên 1 NST X nên chúng ta xem tổ hợp 2 alen này là
một gen (gọi là gen M)… Khi dó gen M có số alen bằng tích số 2 alen của A và B=3x2=6
alen..
ở giới XX số KG sẽ là 6(6+1)/2=21 KG ( ADCT nhu NST thuong r(r+1)/2 trong do r là
số alen
- Ở giới XY
Số KG= r=Số alen=6.
Vậy số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là: 21+6 = 27 đáp án D
Cách 2:
+ Ta coi cặp NST XX là cặp NST tương đồng nên khi viết KG với các gen liên kết với cặp
NST XX sẽ giống với cặp NST thường nên ta có 21 loại KG tối đa khi xét hai lôcut: lôcut
một có 3 alen là A1, A2, A3; lôcut hai có 2 alen là B và b.ứng với trường hợp cặp XX là:
A1 B
,
A1 B
A2 B
,
A2 B
A1b
,
A1b
A2 b
,
A2 b
A1 B
A1b
A2 B
A2 b
A1 B
,
A2 B
A1 B
,
A3 B
A1b
,
A2 b
A1b
,
A3 b
A1 B
A2 b
A1 B
A3 b
A1b A1b A2 b
,
,
A2 B A3 B A3 B
A3 B A3 b A3 B
,
,
A3 B A3 b A3 b
A2 B A2 b A2 B
,
,
A3 B A3b A3 b
(Có thể viết các cặp gen liên kết với cặp XX: X BA X BA .....)
+ Với cặp XY là cặp không tương đồng nên có tối đa 6 loại KG khi xét hai lôcut: lôcut một
có 3 alen là A1, A2, A3; lôcut hai có 2 alen là B và b là:
X BA Y , X BA Y , X BA Y
X bA Y , X bA Y , X bA Y
→ Nếu không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong
quần thể này là:21 + 6 = 27 loại KG
→ đáp án là: D. 27
Câu 11: Ở người, gen qui định dạng tóc do 2 alen A và a trên nhiễm sắc thể thường qui
định ; bệnh máu khó đông do 2 alen M và m nằm trên nhiễm sắc thể X ở đoạn không tương
đồng với Y.Gen qui định nhóm máu do 3alen trên NST thường gồm : IA ; IB (đồng trội )
và IO (lặn).
Số kiểu gen và kiểu hình tối đa trong quần thể đối với 3 tính trạng trên :
A. 90 kiểu gen và 16 kiểu hình
B. 54 kiểu gen và 16 kiểu hình
C. 90 kiểu gen và 12 kiểu hình
D. 54 kiểu gen và 12 kiểu hình
Dạng tóc : số KG = 2(2+1)/2 = 3 và số KH =2
Bệnh máu khó đông : số KG= 2(2+1)/2 + 2= 5 và số KH = 2
Nhóm máu :số KG = 3(3+1)/2 = 6 và số KH = 4
Tích chung: số KG = 90 và số KH = 16
Câu 12: Gen thứ I có 3 alen, gen thứ II có 4 alen, cả 2 gen đều nằm trên NST thường khác
nhau
Quần thể ngẫu phối có bao nhiêu kiểu gen dị hợp về cả 2 gen trên?
A. 12
B. 15
C.18
D. 24
locus 1 có 6 kg và có 3 kg dị hợp, locus 1 có 10 kg và có 6 kg dị hợp → có 3.6=18 kg dị
hợp về cả 2 gen
Câu 13: Ở người, bệnh mù màu hồng lục do gen lặn trên NSTgiới tính X qui định,bạch
tạng do gen lặn nằm trên NST thường.Các nhóm máu do một gen gồm 3 alen nằm trên cặp
NST thường khác qui định.
Xác định:
a) Số kiểu gen nhiều nhất có thể có về 3 gen trên trong QT người?
A. 84
B. 90
C. 112
D. 72
b) Số kiểu giao phối nhiều nhất có thể là bao nhiêu?
A. 1478
B. 1944
C. 1548
D. 2420
a) [(2)(2+1)/2+(2)].[(2)(2+1)/2]. [(3)(3+1)/2] = 90
b) nam: số KG = 2.3.6 = 36
nữ: số KG = 3.3.6 = 54
số kiểu GP = 36.54 = 1944
Câu 14: Gen I có 3 alen, gen II có 4 alen , gen III có 5 alen. Biết gen I và II nằm trên X
không có alen trên Y và gen III nằm trên Y không có alen trên X. Số kiểu gen tối đa trong
quần thể
A. 154
B. 184
C. 138
D. 214
1
1
2
3
1
2
3
1
số Kg trên XX= 3.4(3.4+1) = 78
số Kg trên XY = 3.4.5 = 60
Tỏng số Kg = 78+60= 138
Câu 15: Số alen của gen I, II và III lần lượt là 3, 4 và 5.Biết các gen đều nằm trên NST
thường và không cùng nhóm liên kết. Xác định trong QT:
1/ Số kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen và dị hợp tất cả các gen lần lượt là:
A. 60 và 90
B. 120 và 180
C. 60 và 180
D. 30 và 60
2/ Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 2 cặp gen lần lượt là:
A. 240 và 270
B. 180 và 270
C. 290 và 370
D. 270 và 390
3/ Số kiểu gen dị hợp
A. 840
B. 690
`
C. 750
D. 660
Lập bảng như sau
GEN
I
II
III
.
.
.
n
SỐ ALEN/GEN
3
4
5
.
.
.
r
SỐ KIỂU GEN SỐ KG ĐỒNG HỢP
6
3
10
4
15
5
.
.
.
.
.
.
r( r + 1)/2
r
SỐ KG DỊ HỢP
3
6
10
.
.
.
r( r – 1)/2
1) Số Kg đồng hợp tất cả các gen = 3.4.5 =60 ; Số Kg dị hợp tất cả các gen = 3.6.10 =180
2) Số Kg đồng hợp 2 căp, dị hợp 1 cặp = (3.4.10+4.5.3+3.5.6) =270
Số Kg dị hợp 2 cặp, đồng hợp 1 cặp = (3.6.5+6.10.3+3.10.4) =390
3) Số KG dị hợp = (6.10.15) – (3.4.5) = 840
Câu 16: Số alen tương ứng của gen I, II, III và IV lần lượt là 2, 3, 4 và 5. Gen I và II cùng
nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y, gen III và IV cùng nằm trên một cặp
NST thường.
Số kiểu gen tối đa trong QT:
A. 181
B. 187
C. 5670
D. 237
[2.3(2.3+1)/2 + 2.3][4.5(4.5+1)/2] = 5670
TỈ LỆ & SỐ KIỂU GEN – KIỂU HÌNH- GIAO TỬ
Câu 1: Cho P : AaBB x AAbb. Kiểu gen ở con lai được tự đa bội hóa thành (4n) là :
A. AAAaBBbb
B. AaaaBBbb
C. AAAaBBBB và Aaaabbbb
D. AAaaBBbb và AAAABBbb
Tách riêng từng cặp ta có AABb và AaBb→ đa bội= AAaaBBbb và AAAABBbb
Câu 2: Ở người, gen qui định dạng tóc do 2 alen A và a trên nhiễm sắc thể thường qui
định ; bệnh máu khó đông do 2 alen M và m nằm trên nhiễm sắc thể X ở đoạn không tương
đồng với Y.Gen qui định nhóm máu do 3alen trên NST thường gồm : IA ; IB (đồng trội )
và IO(lặn).
Số kiểu gen và kiểu hình tối đa trong quần thể đối với 3 tính trạng trên :
A.90 kiểu gen và 16 kiểu hình B.54 kiểu gen và 16 kiểu hình C.90 kiểu gen và 12 kiểu
hình D.54 kiểu gen và 12 kiểu hình
Dạng tóc : số KG = 2(2+1)/2 = 3 và số KH =2
Bệnh máu khó đông : số KG= 2(2+1)/2 + 2= 5 và số KH = 2
Nhóm máu :số KG = 3(3+1)/2 = 6 và số KH = 4
Tích chung: số KG = 90 và số KH = 16
Câu 3: Gen thứ I có 3 alen, gen thứ II có 4 alen, cả 2 gen đều nằm trên NST thường khác
nhau
Quần thể ngẫu phối có bao nhiêu kiểu gen dị hợp về cả 2 gen trên?
A. 12
B. 15
C.18
D. 24
locus 1 có 6 kg và có 3 kg dị hợp, locus 1 có 10 kg và có 6 kg dị hợp → có 3.6=18 kg dị
hợp về cả 2 gen
Câu 4: Các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn, phép lai: AaBbDdEe x AaBbDdEe cho
thế hệ sau với kiểu hình gồm 3 tính trạng trội 1 lặn với tỉ lệ:
A. 27/128.
B. 27/64.
C. 27/256
D. 81/256
3
1
(3/4) (1/4).C 4 = 27/64
Câu 5: Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng
giao phấn với ngô hạt trắng thu được F 1 có 962 hạt trắng, 241 hạt vàng và 80 hạt đỏ. Tính
theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở F1 , đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là
A. 3/8
B. 1/8
C. 1/6
D. 3/16
tương tác theo tỉ lệ 12/3/1: trong số 12 trắng có 2 kg đồng hợp(AABB và AAbb) chiếm
2/12=1/6
Câu 6: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính
trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh ×
AaBbDdHh sẽcho số cá thể mang kiểu gen có 2 cặp đồng hợp trội và 2 cặp dị hợp chiếm tỉ
lệ
A. 3/32.
B. 9/64.
C. 81/256.
D. 27/64.
2
2 2
(1/4) (1/2) C 4 = 3/32
Câu 7: Lai hai giống ngô đồng hợp tử, khác nhau về 6 cặp gen, mỗi cặp gen quy định một
cặp tính trạng, các cặp phân li độc lập nhau đã thu được F 1 có 1 kiểu hình. Khi tạp giao
F1với nhau, tính theo lí thuyết, ở F2 có tổng số kiểu gen và số kiểu gen đồng hợp tử về cả 6
gen nêu trên là
A. 729 và 32
B. 729 và 64
C. 243 và 64
D. 243 và 32
6
6
F1 có 6 cặp dị hợp→ số KG = 3 = 729 và số KH = 2 = 64
Câu 8: Để cải tạo giống lợn Móng cái, người ta dùng đực ngoại Đại bạch lai với Móng cái
liên tiếp qua 4 thế hệ. Tỉ lệ máu Đại bạch / Móng cái ở con lai đời F4 là :
A. 7/1
B. 8/1
C. 15/1
D. 16/1
4
MC = 1/2 = 1/16 - ĐB = 15/16 → ĐB/MC = 15/1
Câu 9: Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locus gồm 3 alen: C (cánh
đen)> cg ( cánh xám) > c (cánh trắng). Trong đợt điều tra một quần thể bướm lớn sống ở
Cuarto, người ta xác định được tần số alen sau: C=0,5; cg = 0,4; c = 0,1. Quần thể này tuân
theo định luật Hacdy- Vanbeg. Quần thể này có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 75% cánh đen: 24% cánh xám: 1% cánh trắng.
B. 75% cánh đen : 15% cánh xám : 10% cánh trắng.
C. 25% cánh đen : 50% cánh xám : 25% cánh trắng.
D. 74% cánh đen : 25% cánh xám : 1% cánh trắng.
gọi p,q,r lần lượt là tần số alen C, cg , c
CTDT của QT: p2CC + q2cgcg + r2cc + 2pqCcg + 2 qr cgc+ 2prCc = 1
→75% cánh đen: 24% cánh xám: 1% cánh trắng
Câu 10: Các gen PLĐL, các gen tác động riêng rẽ và mỗi gen qui định một tính trạng.
Phép lai AaBbDd x AAbbDd cho đời sau:
1/ Tỉ lệ cây đồng hợp:
A. 1/4
B. 1/8
C. 3/16
D. 5/32
2/ Câu 10 Tỉ lệ cây dị hợp:
A. 3/4
`B. 13/16
C. 7/8
D. 27/32
3/ Câu 10 Số kiểu gen và kiểu hình lần lượt:
A. 8 kiểu gen và 8 kiểu hình B. 8 kiểu gen và 4 kiểu hình C. 12 kiểu gen và 8 kiểu
hình D. 12 kiểu gen và 4 kiểu hình
Tách riêng từng cặp và tính tích chung
1/ (1/2)3 = 1/8
2/ 1-1/8 = 7/8
3/ 2x2x3= 12 KG và 1.2.2 = 4KH
Câu 11 : Đem lai cặp bố mẹ đều dị hợp về 3 cặp gen AaBbDd, xác suất thu được kiểu gen
đồng hợp ở đời con là:
A. 1/64.
B. 1/16.
C. 2/64.
D. 1/8.
3
Tách riêng, mỗi cặp cho tỉ lệ đồng hợp =1/2 → 3 cặp dồng hợp = 1/2 = 1/8
Câu 12: Ở người, xét 3 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, các gen 2 và 3
mỗi gen đều có 2 alen nằm trên NST X (không có alen trên Y), các gen trên X liên kết
hoàn toàn với nhau.Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các lôcut trên trong quần thể người
là
A. 30
B. 15
C. 84
D. 42
- Số KG trên NST thường = 3(3+1)/2 = 6
- Vì các gen LKHT nên cho dù trên NST có nhiều alen nhưng vì không có HV nên giống
trường hợp 1 gen có 2 alen trên NST thường →Số KG trên NST giới tính = 2(2+1)/2+2 = 5
→ Số Kg với 3 locus = 6.5 = 30
Câu 13: Với phép lai giữa các kiểu gen AabbDd và AaBbDd xác suất thu được kiểu hình
A-B-D- là:
A. 12,5%
B. 37,5%
C. 28,125%
D. 56,25%
A-B-D- = 3/4.1/2.3/4 = 28,125%
Câu 14: Cây ba nhiễm (thể ba ) có kiểu gen AaaBb giảm phân bình thường. Tính theo lí
thuyết tỷ lệloại giao tử mang gen AB được tạo ra là:
A. 1/12
B. 1/8
C. 1/4
D. 1/6
Aaa cho giao tử : 1A:2a:2Aa:1aa→A=1/6
Bb cho giao tử : 1B:1b
→ tỉ lệ giao tử AB = 1/6.1/2=1/12
Câu 15: Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông ở người đều do alen lặn nằm trên NST giới
tính X ,không có alen tương ứng trên Y. Bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên NST
thường qui định.
1/ Số kiểu gen tối đa trong quần thể người đối với 2 gen gây bệnh máu khó đông và mù
màu là:
A. 8
B. 10
C. 12
D. 14
2/ Số kiểu gen tối đa trong quần thể người đối với 3 gen nói trên là:
A. 42
B. 36
C. 30
D. 28
1) [2.2(2.2+1)/2 +2.2 ] = 14
2) [2.2(2.2+1)/2 +2.2 ][2(2+1)/2]= 42
Câu 16: Ở người gen a: qui định mù màu; A: bình thường trên NST X không có alen trên
NST Y. Gen quy định nhóm máu có 3 alen IA, IB,IO. Số kiểu gen tối đa có thể có ở người về
các gen này là:
A. 27
B. 30
C. 9
D. 18
Số Kg với bệnh mù màu = 5, số KG với nhóm máu = 6→ Số KG cung = 5.6 = 30
Câu 17: Với 3 cặp gen dị hợp Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST thường khác nhau. Khi cá
thể này tự thụ phấn thì số loại kiểu gen dị hợp tối đa có thể có ở thể hệ sau là:
A. 27
B. 19
C. 16
D. 8
3
Số Kg = 3 = 27
Số Kg đồng hợp = 23 = 8
→Số KG dị hợp = 27-8=19
Câu 18: Gen I,II và III có số alen lần lượt là 2,3 và 4.Tính số kiểu gen tối đa có thể có
trong quần thể ở các trường hợp:
1/ 3 gen trên nằm trên 3 cặp NST thường.
A. 124
B. 156
C. 180
D. 192
2/ Gen I và II cùng nằm trên một cặp NST thường,gen III nằm trên cặp NST thường khác
A. 156
B. 184
C. 210
D. 242
3/ Gen I và II cùng nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y,gen III nằm trên cặp
NST thường.
A. 210
B. 270
C. 190
D. 186
1/ [(2)(2+1)/2].[(3)(3+1)/2]. [(4)(4+1)/2] = 180
2/ [(2.3)(2.3+1)/2].[(4)(4+1)/2]= 210
3/ [(2.3)(2.3+1)/2+(2.3)].[(4)(4+1)/2] = 270
Câu 19: Ở người, bệnh mù màu hồng lục do gen lặn trên NSTgiới tính X qui định,bạch
tạng do gen lặn nằm trên NST thường.Các nhóm máu do một gen gồm 3 alen nằm trên cặp
NST thường khác qui định. Xác định:
a) Số kiểu gen nhiều nhất có thể có về 3 gen trên trong QT người?
A. 84
B. 90
C. 112
D. 72
b) Số kiểu giao phối nhiều nhất có thể là bao nhiêu?
A. 1478
B. 1944
C. 1548
D. 2420
a) [(2)(2+1)/2+(2)].[(2)(2+1)/2]. [(3)(3+1)/2] = 90
b) nam: số KG = 2.3.6 = 36
nữ: số KG = 3.3.6 = 54
số kiểu GP = 36.54 = 1944
Câu 20: Trong 1 quần thể, số cá thể mang kiểu hình lặn (do gen a quy định) chiếm tỉ lệ 1%
và quần thể đang ở trạng thái cân bằng. Tỉ lệ kiểu gen Aa trong quần thể là:
A. 72%
B. 81%
C. 18%
D. 54%
q = 0,1 ; p = 0,9 =>2pq = 18%
Câu 21: Xác định tỉ lệ mỗi loại giao tử bình thường được sinh ra từ các cây đa bội :
1/ Tỉ lệ giao tử: BBB/BBb/Bbb/bbb sinh ra từ kiểu gen BBBbbb à:
A. 1/9/9/1
B. 1/3/3/1
C. 1/4/4/1
D. 3/7/7/3
2/ Tỉ lệ giao tử BBb/Bbb/bbb sinh ra từ kiểu gen BBbbbb là:
A. 1/5/1
B. 1/3/1
C. 3/8/3
D. 2/5/2
3/ Tỉ lệ giao tử BBBB/BBBb/BBbb sinh ra từ kiểu gen BBBBBBbb là:
A. 1/5/1
B. 3/10/3
C. 1/9/1
D. 3/8/3
1) BBBbbb:
2) BBbbbb:
3) BBBBBBbb
3
2
1
4
C3
BBB = 1
C 2 C 4 BBb = 4 =1
C6
BBBB = 15 =3
2
1
1
2
3
1
C 3 C 3 BBb = 9
C 2 C 4 Bbb = 12 =3
C 6 C 2 BBBb = 40 =8
1
2
3
C 3 C 3 Bbb = 9
C4
bbb = 4 =1
C26 C22 BBbb = 5=3
C33
bbb = 1
Câu 22: Số alen tương ứng của gen I, II, III và IV lần lượt là 2, 3, 4 và 5. Gen I và II cùng
nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y, gen III và IV cùng nằm trên một cặp
NST thường.
Số kiểu gen tối đa trong QT:
A. 181
B. 187
C. 5670
D. 237
[2.3(2.3+1)/2 + 2.3][4.5(4.5+1)/2] = 5670
Câu 23: Có 2 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá trình
GP hoàn toàn bình thường, không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất
có thể
A. 1 và 16
B. 2 và 4
C. 1 và 8
D. 2 và 16
Mỗi tế bào GP cho 2 loại giao tử→2 tb GP cho ít nhất 2 loại, nhiều nhất 2.2 = 4 loại
Câu 24: Ở một loài thực vật,chiều cao cây do 5 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự
có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 210cm
với cây thấp nhất sau đó cho F1 giao phấn :
1/ Chiều cao trung bình và tỉ lệ nhóm cây có chiều cao trung bình ở F2 :
A. 185 cm và 121/256
B. 185 cm và 108/256
C. 185 cm và
63/256
D. 180 cm và 126/256
2/ Câu 24 Số kiểu hình và tỉ lệ cây cao 190cm ở F2 là
A. 10 kiểu hình ; tỉ lệ 126/512
B. 11 kiểu hình ; tỉ lệ 126/512
C. 10 kiểu hình ; tỉ lệ 105/512
D. 11 kiểu hình ; tỉ lệ 105/512
F1 gồm 5 cặp dị hợp
1/chiều cao TB = 210-(5x5) = 185cm
tỉ lệ = C510 /210 = 63/256
2/ có 11 KH tương ứng với KG có từ không có alen trội đến có 10 alen trội
Cây cao 190cm có 6 gen trội → tỉ lệ C610 /210=105/512
Câu 25: Phép lai AaBbDd x AABbdd cho tỉ lệ kiểu hình gồm 2 tính trạng trội, 1lặn bằng
A. 3/8
B. 5/8
C. 9/16
D. 1/2
Aa x AA→ 1 trội : 0 lặn (1)
Bb x Bb →3/4 trội : 1/4 lặn (2)
Dd x dd →1/2 trội : 1/2 lặn (3)
KH 2 trội + 1 lặn gồm 2 trường hợp:
- (1) và (2) trội ,(3) lặn→XS =1.3/4.1/2 = 3/8
- (1) và (3) trội ,(2) lặn→XS =1.1/2.1/4 = 1/8
XS chung = 3/8+1/8 = 1/2
Câu 28: 5 gen cùng nằm trên một cặp NST thường và liên kết không hoàn toàn, mỗi gen
đều có 2 alen. Cho rằng trình tự các gen trong nhóm liên kết không đổi, số loại kiểu gen và
giao tử nhiều nhất có thể được sinh ra từ các gen trên đối với loài
A.110 kiểu gen và 18 loại giao tử
B. 110 kiểu gen và 32 loại giao tử
C. 528 kiểu gen và 18 loại giao tử
D. 528 kiểu gen và 32 loại giao tử
6 6
số KG = 2 (2 +1)/2 = 528
số loại gt =2n = 32 (công thức đúng như các cặp gen dị hợp PLĐL)
Câu 29: Ở một loài thực vật,hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh nhưng noãn (n+1)
vẫn thụ tinh bình thường.Cho giao phấn 2 cây thể 3 : Aaa X Aaa
1/ Số KG ở F1 là:
A. 6
B. 7
C. 2
D. 16
2/ Những kiểu gen nào ở F1 đều chiếm tỉ lệ 1/9?
A.aaa;Aa
B.AA;Aaa
C.Aa;AAa
D. aaa;AAa
3/ Những KG nào ở F1 đều chiếm tỉ lệ 2/9?
A. AA; aa; aaa
B. Aa, aa
C. AA; Aaa
D. aa; Aaa
♀Aaa: cho gt có khả năng thụ: 1A, 2a, 2Aa, 1aa
♂ Aaa: cho gt có khả năng thụ: 1A, 2a
1) tổ hợp các gt sẽ cho 6 loại KG
2) aaa;AAa
3) Aa, aa
Câu 30: Cho giao phấn cây tứ bội AAaa với cây lưỡng bội Aa.
1/ Tỉ lệ KH lặn ở F1 là: A. 1/4
B. 1/6
C. 1/12
D. 1/36
2/ Tỉ lệ KG đồng hợp ở F1 là: A. 1/4
B. 1/3
C. 1/6
D. 1/12
3/ Tỉ lệ KG AAa và Aaa ở F1 lần lượt là: A. 4/12 và 4/12
B. 5/12 và 5/12
C. 4/12
và 5/12
D. 5/12 và 4/12
Câu 31: Ở cà chua alen A qui định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với a qui định quả màu
vàng. Người ta cho giao phấn các cây tứ bội và lưỡng bội với nhau,quá trình giảm phân
bình thường.
1/ Các phép lai cho tỉ lệ KH quả màu vàng = 1/12 là:
A. AAaa x Aa ; Aaaa x Aa
B. AAaa x Aaaa ; AAaa x Aa
C. AAaa x Aa ; AAaa x AAaa
D. Aaaa x Aa x AAaa x AAaa
2/ Các phép lai cho tỉ lệ KH quả màu vàng= 1/2 là:
A. Aaaa x Aaaa ; AAaa x Aa
B. Aaaa x Aa ; aaaa x Aaaa
C. Aaaa x aa ; aaaa x Aaaa
D. Aaaa x aa ; AAaa x Aaaa
Câu 32: Các gen phân li độc lập, phép lai AaBbDdEE x AabbDdEe cho tỉ lệ kiểu hình
gồm:
a) 1 trội và 3 lặn:
A. 1/32
B. 2/32
C. 3/32
D. 4/32
b) 3 trội và 1 lặn: A. 13/32
B. 18/32
C. 15/32
D. 21/32
Vì tỉ lệ trội/ lặn ở các cặp tt không như nhau nên phải tính tổng của XS riêng từng cặp:
* cặp 1: Aa x Aa→3/4 trội ;1/4 lặn
* cặp 2: Bb x bb→1/2 trội ;1/2 lặn
* cặp 3: Dd x Dd→3/4 trội ;1/4 lặn
* cặp 4: EE x Ee→ 1 trội ; 0 lặn
KH tổ
hợptổ hợp TỈ LỆ RIÊNG
TỈ LỆ CHUNG
TRỘI
LẶN
4 T 1,2,3,4 0
3/41/2.3/4.1 = 9/32
9/32
3T + 4,1,2
3
1.3/4.1/2.1/4 = 3/32
1L
15/32
4,1,3 2
1.3/4.3/4.1/2 =9/32
4,2,3 1
1.1/2.3/4.1/4 =3/32
2T + 4,1
2,3
1.3/4.1/2.1/4 = 3/32
2L
7/32
4,2
1,3
1.1/2.1/4.1/4 = 1/32
4,3
1,2
1.3/4.1/4.1/2 = 3/32
1T + 4
1,2,3
1.1/4.1/2.1/4 = 1/32
1/32
3L
Câu 33: Quan hệ trội, lặn của các alen ở mỗi gen như sau: gen I : A1=A2> A3 ; gen II:
B1>B2>B3>B4; gen III: C1=C2=C3=C4>C5. Gen I và II cùng nằm trên một cặp NST
thường, gen III nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y. Số kiểu gen và kiểu hình
nhiều nhất có thể có trong quần thể với 3 locus nói trên
A. 1.560 KG và 88 KH
B. 560 KG và 88 KH
C. 1.560 KG và 176 KH
D.560 KG và 176 KH
- trên NST thường: số kg =(3.4)(3.4+1)/2 =78 ; số kh = 4x4 = 16
- trên NST giới tính: XX: số kg =15
XY: số kg = 5
→tổng số kg = 15+5 = 20; số kh = 5+C24 = 11
Vậy tổng số KG = 78x20 = 1560;
tổng số KH = 16x11 = 176
Câu 34: Ở ruồi giấm, màu sắc của thân, chiều dài của cánh và màu sắc của mắt đều do một
gen gồm 2 alen quy định. Biết rằng gen quy định màu sắc thân và gen quy định chiều dài
cánh cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc
thể giới tính. Số kiểu gen tối đa có trong quần thể khi chỉ xét đến 3 cặp gen này là
A. 27.
B. 30.
C. 45.
D. 50.
số KG tối đa của 2 locus trên NST thường = [(2.2)(2.2+1)]/2= 10
số Kg trên NST giới tính = [(2)(2+1)]/2 + 2 = 5
→ tổng số KG tối đa trên 3 locus = 10.5 =50
Câu 35: Các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Cho giao phối 2 cơ thể có
KG AaBb và aaBb với nhau, sau đó cho F1 tạp giao.
a) Nếu không phân biệt cơ thể làm bố(mẹ) thì số kiểu giao phối ở F1 là A. 36
B.
15
C.21
D. 45
b) Tỉ lệ kiểu gen AaBB ở F2 là A. 1/16
B. 1/8
C. 3/32
D. 3/16
c) Tỉ lệ kiểu gen aabb và AaBb ở F2 lần lượt là A. 1/8 và 3/16 B. 9/64 và 3/16
C.
1/8 và 1/4
D. 9/64 và 1/4
d) Tỉ lệ kiều hình A-B- ở F2 là
A. 21/64
B. 18/64
C. 14/64
D. 27/64
e) Tỉ lệ kiểu hình A-bb và aaB- ở F2 lần lượt là A. 9/64 và 21/64 B. 7/64 và 21/64 C.
9/64 và 27/64 D. 7/64 và 27/64
P: AaBb x aaBb
Xét riêng từng cặp gen: Aa x aa →F1 có 2KG: 1/2Aa ; 1/2aa (KH: 1/2A- , 1/2aa)
Bb x Bb→ F1 có 3KG: 1/4BB, 2/4Bb, 1/4bb (KH: 3/4B-, 1/4bb)
F1: (1/2Aa ; 1/2aa )(1/4BB, 2/4Bb, 1/4bb)
→ Khi F1 tạp giao, tần số alen :
A = 1/4, a = 3/4 → F2: 1/16AA, 3/8Aa, 9/16aa
B = 1/2, b = 1/2→ F2: 1/4BB, 1/2Bb, 1/4bb
a) số Kg = 3.2(3.2+1)/2 = 21
b) Tỉ lệ kiểu gen AaBB ở F2 = 3/8.1/4 = 3/32
c) Tỉ lệ kiểu gen aabb và AaBb ở F2 lần lượt = 9/16.1/4 và 3/8.1/2 = 9/64 và 3/16
d) Tỉ lệ kiều hình A-B- ở F2 = 7/16.3/4 = 21/64
e) Tỉ lệ kiểu hình A-bb và aaB- ở F2 lần lượt = 7/16.1/4 và 9/16.3/4 = 7/64 và 27/64
Câu 36: Gen I có 3 alen, gen II có 5 alen, 2 gen đều nằm trên X không có alen trên Y. Gen
III có 4 alen nằm trên Y không có alen trên X. Số loại giao tử và số kiểu gen nhiều nhất có
thể có trong quần thể:
A. 12 loại giao tử và 34 loại kiểu gen
B. 24 loại giao tử và 48 loại kiểu gen
C. 32 loại giao tử và 60 loại kiểu gen
D. 19 loại giao tử và 180 loại kiểu gen
- số loại gt = 3.5+4 = 19
- số loại kg = 3.5(3.5+1)/2 + (3.5.4) = 180
Trên đây là một số bài tập tôi sưu tầm từ đồng nghiệp để hướng dẫn học sinh giải khi
ôn tập xong phần Các quy luật di truyền và Di truyền học quần thể. Trong quá trình soạn
thảo không tránh được những sai sót kính mong sự góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng
nghiệp.
Bình Xuyên, ngày10 tháng 3 năm 2014
Giáo viên
Nông Thị Lan