Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

GIÁO TRÌNH ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 46 trang )

GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................... 3
PHẦN I: PHƯƠNG PHÁP ĐO BÓC KHỐI LUỢNG ............................................................ 4
CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH CỦA ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG ........ 4
1.1. Khái niệm về đo bóc khối lượng .............................................................................. 4
1.2. Ý nghĩa của việc đo bóc khối lượng......................................................................... 4
1.3. Mục đích của việc đo bóc khối lượng ...................................................................... 4
1.4. Những sai sót thường gặp và nguyên nhân dẫn đến sai sót ....................................... 5
1.4.1. Những sai sót thường gặp khi xác định khối lượng công tác xây dựng .................. 5
1.4.2. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai sót khối lượng xây dựng ........................ 5
CHƯƠNG II. NGUYÊN TẮC ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH..... 5
CHƯƠNG III. TRÌNH TỰ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH....................................................................................................... 7
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH:.................................................................................................................. 7
4.1. Công tác đất (đào, đắp):........................................................................................... 7
4.2. Công tác xây:........................................................................................................... 8
4.3. Công tác bê tông:..................................................................................................... 9
4.4. Công tác ván khuôn: ................................................................................................ 9
4.5. Công tác cốt thép:.................................................................................................... 9
4.6. Công tác cọc:......................................................................................................... 10
4.7. Công tác khoan...................................................................................................... 11
4.8. Công tác làm đường............................................................................................... 11
4.9. Công tác trát, láng ................................................................................................. 11
4.10. Công tác làm cửa : ............................................................................................... 12
4.11. Công tác lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình....................................................... 12
Phụ lục 1 : BẢNG TÍNH TOÁN, ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG CÔNG TRÌNH, HẠNG
MỤC CÔNG TRÌNH. .................................................................................................. 13
Phụ lục 2: BẢNG KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH................................. 16


PHẦN II – PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG ............................................... 18
CHƯƠNG I – KHÁI NIỆM VỀ DỰ TOÁN..................................................................... 18
1.1. Khái niệm.............................................................................................................. 18
1.2. Mục đích của dự toán ........................................................................................... 18
1.3. Vai trò của dự toán ............................................................................................... 18
1.4. Nguyên tắc xác định dự toán................................................................................. 18
1.5. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CẦN BIẾT KHI LẬP DỰ TOÁN ...................... 19
1.6. MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN TRANG BỊ ĐỂ BIẾT LẬP DỰ TOÁN ................... 19
1.7. CÁC NỘI DUNG CHI PHÍ CẦN XÁC ĐỊNH KHI LẬP DỰ TOÁN .................... 20
CHƯƠNG II. CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN .................................................... 21
2.1. LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG (GXD) ...................................................... 22
2.1.1. Khái niệm chi phí xây dựng (GXD)...................................................................... 22
2.2.2. Nội dung của chi phí xây dựng........................................................................... 22
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

1


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN
2.2.3. Các phương pháp xác định chi phí xây dựng...................................................... 22
2.2.4. Các dữ liệu cần thiết để xác định chi phí xây dựng: ........................................... 22
2.2.5. Các bước lập dự toán chi phí xây dựng (GXD) .................................................... 22
2.2. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ THIẾT BỊ (GTB) ................................................................. 27
2.2.1. Khái niệm chi phí thiết bị (GTB).......................................................................... 27
2.2.2. Nội dung của chi phí thiết bị .............................................................................. 27
2.3. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN (GQLDA)................................................ 28
2.3.1. Nội dung Chi phí quản lý dự án bao gồm:........................................................... 28
2.3.2. Cách xác định Chi phí QLDA ............................................................................. 28
2.4. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Gtv) ..................... 29
2.4.1. Phân loại hoạt động tư vấn:............................................................................... 29

2.4.2. Nội dung chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình:.......................................... 29
2.4.3. Các văn bản liên quan đến quản lý chi phí tư vấn:............................................. 29
2.4.4. Phương pháp xác định chi phí tư vấn................................................................. 30
2.5. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ KHÁC................................................................................ 34
2.5.1. Nội dung của Chi phí khác.................................................................................. 34
2.5.2. Cách xác định Chi phí khác ................................................................................ 34
2.6. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ DỰ PHÒNG (GDP).............................................................. 35
PHẦN III – BÀI TẬP ÁP DỤNG ........................................................................................ 37
CHƯƠNG I – ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG .......................................................................... 37
CHƯƠNG II – LẬP DỰ TOÁN....................................................................................... 38
CHƯƠNG III – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.................................................................... 40
BẢNG DANH MỤC CÁC TẬP ĐỊNH MỨC THƯỜNG DÙNG ........................................ 44
BẢNG DANH MỤC CÁC TẬP ĐƠN GIÁ THƯỜNG DÙNG............................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 46

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

2


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

LỜI NÓI ĐẦU
Nhờ tham gia trực tiếp vào công việc của nhiều công trình, dự án thuộc đủ
các loại hình trên phạm vi cả nước từ đó đúc rút được nhiều kinh nghiệm thực
tế. Kết hợp với các kiến thức thu hoạch được từ trao đổi, thảo luận với các đồng
nghiệp. Với nhiệt huyết nghề nghiệp, tôi thu xếp thời gian để soạn thảo một số
dòng này với mong muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là các học
viên lớp Đo bóc khối lượng và lập dự toán tại Trung tâm Kiểm định và Tư vấn
xây dựng - Đại học Hồng Đức một số kiến thức, kinh nghiệm mà tôi đã tích luỹ

được.
Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp các bạn sinh viên, các đồng nghiệp của
tôi có thể làm việc tốt hơn, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây
dựng công trình, chính là góp phần phát triển nền kinh tế, xây dựng quê hương
đất nước. Nhờ làm tốt công việc mà bạn củng cố vị trí công việc, nâng cao uy
tín, nâng cao thu nhập, giảm thời gian làm việc; tăng thời gian hưởng thụ cuộc
sống, thời gian dành cho người thân, bạn bè và cho nhiều điều có ý nghĩa khác
nữa.
Do phạm vi kiến thức thì rất rộng mà trình độ còn hạn chế, rất mong được
các bạn độc giả góp ý để lần ra mắt sau tài liệu này sẽ hoàn thiện hơn nữa. Mọi
góp ý xin gửi về địa chỉ email Hoặc
Xin chân thành cảm ơn!

Thanh Hóa, tháng 8 năm 2013
Tác giả

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

3


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

PHẦN I: PHƯƠNG PHÁP ĐO BÓC KHỐI LUỢNG
CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH CỦA ĐO BÓC KHỐI
LƯỢNG
1.1. Khái niệm về đo bóc khối lượng
Đo bóc khối lượng là xác định ra khối lượng các công tác xây dựng của công
trình, hạng mục công trình trước khi chúng được thi công. Do tính trước khối
lượng trước khi thực hiện công việc nên còn được gọi là tính tiên lượng hay đo

bóc tiên lượng.
Đo bóc khối lượng có thể được hiểu như sau: “Đo bóc khối lượng xây dựng
công trình, hạng mục công trình là việc xác định khối lượng công tác xây dựng
cụ thể được thực hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ sở
kích thước, số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi công), hoặc từ yêu cầu triển khai dự án và thi công xây
dựng, các chỉ dẫn có liên quan và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt
Nam”.
1.2. Ý nghĩa của việc đo bóc khối lượng
Khối lượng xây dựng là căn cứ quan trọng có tính chất quyết định đến việc
xác định giá trị dự toán và làm căn cứ quyết định đầu tư, chọn phương án đối
với chủ đầu tư và là căn cứ quyết định phương án dự thầu của nhà thầu.
Khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình được đo bóc là cơ sở
cho việc xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình và lập bảng khối lượng
mời thầu khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình được đo bóc là một cơ
sở cho việc kiểm soát chi phí, thanh quyết toán giá trị hợp đồng thi công xây
dựng công trình.
Việc tính đúng tính đủ khối lượng ban đầu công tác xây dựng là mối quan
tâm của những người tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng. Xác định khối
lượng công việc là một yêu cầu không thể thiếu đối với một dự án đầu tư xây
dựng và là một công việc nằm trong trình tự đầu tư và xây dựng.
1.3. Mục đích của việc đo bóc khối lượng
Mục đích cơ bản của việc đo bóc khối lượng là để xác định giá thành xây
dựng ứng với các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và giai đoạn kết
thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng thì khối lượng của công tác xây
dựng cũng được xác định tương ứng dựa trên bản vẽ thiết kế cơ sở, thiết kế bản
vẽ kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
Bản khối lượng là căn cứ chủ yếu để tính ra yêu cầu về kinh phí, vật tư, nhân
lực cho công trình.


TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

4


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

Đo bóc khối lượng là trọng tâm của công tác dự toán, đây là khâu khó khăn,
phức tạp và tốn nhiều thời gian nhưng lại rất dễ sai sót.
1.4. Những sai sót thường gặp và nguyên nhân dẫn đến sai sót
1.4.1. Những sai sót thường gặp khi xác định khối lượng công tác xây dựng
- Tính thiếu hoặc tính thừa khối lượng tính từ thiết kế
- Kể thiếu đầu việc hoặc thừa đầu việc
- Bỏ sót (không tính) khối lượng xây dựng. Ví dụ: Có bản vẽ bố trí điều hoà,
nhưng không tính khối lượng dẫn đến không lập dự toán mua sắm, lắp đặt điều
hoà cho công trình.
- Tính trùng lặp khối lượng xây dựng. Ví dụ: khi tính bê tông dầm xác định
chiều cao dầm hết cả chiều dày sàn không trừ đi khối lượng đã tính vào sàn.
- Phân tích công nghệ không phù hợp với công nghệ thi công xây dựng.
- Gộp chung khối lượng các loại kết cấu trong cùng một công tác không theo
yêu cầu kỹ thuật.
- Nhầm đơn vị đo, thứ nguyên khi tính toán.
Gợi ý: Lo lắng nhất của người làm công tác đo bóc khối lượng là bóc
thiếu hoặc kể thiếu đầu việc. Một cách khắc phục rất tốt là xin dự toán và bản vẽ
của một công trình và kiểm tra lại phần đo bóc khối lượng, hãy tìm hiểu xem các
con số ở đâu ra, thậm chí là phát hiện ra chỗ sai của họ.
1.4.2. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai sót khối lượng xây dựng
- Phương pháp đo bóc khối lượng của những người tham gia tính khác nhau.
- Do chất lượng của hồ sơ thiết kế chưa tốt, thiếu chi tiết, không khớp nhau,

thống kê không đầy đủ và thiếu rõ ràng.
- Do chưa thống nhất quy định về trình tự tính toán khối lượng của kết cấu
chi tiết;
- Do trình độ năng lực của người tham gia đo bóc khối lượng.
CHƯƠNG II. NGUYÊN TẮC ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH
1.1. Khối lượng xây dựng công trình phải được đo, đếm, tính toán theo trình
tự phù hợp với quy trình công nghệ, trình tự thi công xây dựng công trình. Khối
lượng đo bóc cần thể hiện được tính chất, kết cấu công trình, vật liệu chủ yếu sử
dụng và phương pháp thi công thích hợp đảm bảo đủ điều kiện để xác định được
chi phí xây dựng.
1.2. Tùy theo đặc điểm và tính chất từng loại công trình xây dựng, khối
lượng xây dựng đo bóc có thể phân định theo bộ phận công trình (như phần
ngầm (cốt 00 trở xuống), phần nổi (cốt 00 trở lên), phần hoàn thiện và phần xây
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

5


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

dựng khác) hoặc theo hạng mục công trình. Khối lượng xây dựng đo bóc của bộ
phận công trình hoặc hạng mục công trình được phân thành công tác xây dựng
và công tác lắp đặt.
1.3. Các thuyết minh, ghi chú hoặc chỉ dẫn liên quan tới quá trình đo bóc cần
nêu rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và đúng quy phạm, phù hợp với hồ sơ thiết kế
công trình xây dựng. Khi tính toán những công việc cần diễn giải thì phải có
diễn giải cụ thể như độ cong vòm, tính chất của các chất liệu (gỗ, bê tông, kim
loại...), điều kiện thi công (trên cao, độ sâu, trên cạn, dưới nước...).
1.4. Các kích thước đo bóc được ghi theo thứ tự chiều dài, chiều rộng, chiều

cao (hoặc chiều sâu); khi không theo thứ tự này phải diễn giải cụ thể.
1.5. Các ký hiệu dùng trong Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình,
hạng mục công trình phải phù hợp với ký hiệu đã thể hiện trong bản vẽ thiết kế.
Các khối lượng lấy theo thống kê của thiết kế thì phải ghi rõ lấy theo số liệu
thống kê của thiết kế và chỉ rõ số hiệu của bản vẽ thiết kế có thống kê đó.
1.6. Đơn vị tính: Tuỳ theo yêu cầu quản lý và thiết kế được thể hiện, mỗi một
khối lượng xây dựng sẽ được xác định theo một đơn vị đo phù hợp có tính tới sự
phù hợp với đơn vị đo của công tác xây dựng đó trong hệ thống định mức dự
toán xây dựng công trình. Đơn vị đo theo thể tích là m3; theo diện tích là m2;
theo chiều dài là m; theo số lượng là cái, bộ, đơn vị ...; theo trọng lượng là tấn,
kg...
Trường hợp sử dụng đơn vị tính khác với đơn vị tính thông dụng ( Inch,
Foot, Square foot… ) thì phải có thuyết minh bổ sung và quy đổi về đơn vị tính
thông dụng nói trên. (1 Foot (ft) = 12 Inch, Square foot (ft2))
Cảnh báo: Việc nhầm lẫn đơn vị tính làm ảnh hưởng rất lớn đến giá trị
dự toán xây dựng công trình, giá trị thanh quyết toán, chi phí đầu tư xây dựng
công trình.
1.7. Mã hiệu công tác trong Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình,
hạng mục công trình phải phù hợp với hệ mã hiệu thống nhất trong hệ thống
định mức dự toán xây dựng công trình hiện hành.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

6


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

CHƯƠNG III. TRÌNH TỰ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐO BÓC KHỐI
LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.1. Nghiên cứu, kiểm tra nắm vững các thông tin trong bản vẽ thiết kế và tài
liệu chỉ dẫn kèm theo. Trường hợp cần thiết yêu cầu nhà thiết kế giải thích rõ
các vấn đề có liên quan đến đo bóc khối lượng xây dựng công trình.
2.2. Lập Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình
(Phụ lục 1). Bảng tính toán này phải phù hợp với bản vẽ thiết kế, trình tự thi
công xây dựng công trình, thể hiện được đầy đủ khối lượng xây dựng công trình
và chỉ rõ được vị trí các bộ phận công trình, công tác xây dựng thuộc công trình.
Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình cần lập
theo trình tự từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên theo trình tự thi công ( Phần
ngầm, phần nổi, phần hoàn thiện, lắp đặt).
2.3. Thực hiện đo bóc khối lượng xây dựng công trình theo Bảng tính toán,
đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình.
2.4. Tổng hợp các khối lượng xây dựng đã đo bóc vào Bảng khối lượng xây
dựng công trình (Phụ lục 2) sau khi khối lượng đo bóc đã được xử lý theo
nguyên tắc làm tròn các trị số.
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH:
Tuỳ theo yêu cầu, chỉ dẫn từ thiết kế mà bộ phận công trình như hướng dẫn
trong mục 1.2 nói trên, có thể gồm một số hoặc toàn bộ các nhóm loại công tác
xây dựng và lắp đặt như sau:
4.1. Công tác đất (đào, đắp):
- Các loại công tác thường gặp là đào móng (tường, cột), đào kênh mương,
đường ống, cống, rãnh, nền đường, đắp trả móng....
- Đơn vị tính:
+ Đào và đắp đất công trình bằng thủ công: đơn vị tính là m3
+ Đào và đắp đất công trình bằng máy: đơn vị tính là 100m3
- Quy cách
+ Phương tiện thi công: Đào, đắp bằng thủ công hay bằng máy
+ Cấp đất: Tùy mức độ khó hoặc dễ thi công mà phân ra thành 4 cấp
(1,2,3,4; xem ở bộ định mức dự toán)

+ Kích thước móng đào: Chiều rộng, chiều sâu; hệ số đầm nén (đối với
công tác đắp đất, cát) tùy theo tính chất công việc được quy định cụ thể trong
định mức dự toán.
- Phương pháp tính:

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

7


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

+ Đào đắp đất có thành thẳng đứng:
V (đào, đắp) = SxH (m3)
Trong đó: S là diện tích đáy móng (m2)
H là chiều sâu hố móng (m)
+ Đào đắp đất có thành vát taluy:
V (đào, đắp) = 1/2h (S1+S2) (m3)
Trong đó: S1, S2 là diện tích đáy trên và đáy dưới (S1 // S2)
h là khoảng cách giữa hai đáy (m)
+ Móng chiều dài theo tuyến:
V = L/2 (S1+S2)
Trong đó: V là khối lượng (đào, đắp) trên đoạn từ MC1 đến MC2
S1, S2 là diện tích (đào, đắp) tại MC1 và MC2
L là chiều dài từ MC1 đến MC2
+ Công tác lấp móng :
Tính chính xác : Vlấp = Vđào - Vct
Trong đó : Vlấp khối lượng đất lấp móng
Vđào khối lượng đất đào
Vct Khối lượng công trình chiếm chỗ (khối xây, bê tông,…)

Tính gần đúng : Vlấp = 1/3 Vđào
4.2. Công tác xây:
- Các loại công tác thường gặp là xây móng, xây tường, xây rãnh,....
- Đơn vị tính: m3
- Quy cách
+ Bộ phận xây: móng, tường, trụ,...
+ Vị trí (chiều cao) xây: <4m, <16m, <50m, >50m
+ Chiều dày khối xây: <33cm, <60cm, >60cm...
+ Vật liệu xây: Đá, gạch
+ Loại vữa và mác vữa: Vữa XM hay vữa tam hợp, mác M25,50,75...
- Phương pháp tính:
+ Lấy chiều dài nhân chiều cao nhân chiều dày khối xây;
+ Cách tính nhanh đặt thừa số chung chiều dày và chiều cao khối xây;
+ Trừ đi khối lượng phần trống và phần giao với các bộ phận khác ta được
khối lượng của khối xây cần tính toán.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

8


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

4.3. Công tác bê tông:
- Đơn vị tính: m3
- Quy cách
+ Loại bê tông: Bê tông gạch vỡ, đá dăm, sỏi, (đường kính hạt cốt liệu: đá
1x2, 2x4, 4x6...); bê tông có hay không có cốt thép.
+ Số hiệu (mác) bê tông: Mác 100, 150, 200, 300...
+ Loại cấu kiện: Móng, cột, dầm, sàn, tường,...

+ Vị trí cấu kiện: cao <4m, <16m, <50m, >50m.
+ Phương thức thi công: Đổ tại chỗ, đúc sẵn, bê tông trộn hay thương
phẩm...
- Phương pháp tính:
+ Lấy chiều dài nhân chiều rộng nhân chiều cao khối bê tông;
+ Không trừ các kết cấu kim loại dạng lập thể, cốt thép, dây buộc, các chi
tiết tương tự và phải trừ đi các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông
và chỗ giao nhau được tính một lần;
+ Đối với các cấu kiện đúc sẵn: Khối lượng = số cấu kiện x khối lượng
một cấu kiện.
4.4. Công tác ván khuôn:
- Đơn vị tính: trong công tác đổ bê tông là 100m2
- Quy cách
+ Ván khuôn cho công tác: đổ tại chỗ, đổ cấu kiện đúc sẵn...
+ Loại ván khuôn: thép, gỗ, gỗ dán...
+ Loại kết cấu: Móng, cột, dầm, sàn, tường,...
+ Điều kiện thi công, vị trí thi công
- Phương pháp tính:
+ Lấy bằng diện tích bề mặt bê tông cần sử dụng ván khuôn;
+ Đối với các cấu kiện bê tông có các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông
có diện tích >1m2 hoặc chỗ giao nhau giữa móng và dầm, cột với tường, dầm
với dầm, dầm với cột, dầm và cột với sàn, đầu tấm đan ngàm tường...được tính
một lần.
4.5. Công tác cốt thép:
- Trong xây dựng thép được dùng ở các dạng sau :
+ Cốt thép trong kết cấu BTCT: thường dùng thép tròn (có gờ hoặc không
có gờ)

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG


9


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

+ Kết cấu thép: Cột, dàn, vì kèo, dầm... thường dùng thép hình (U,L,I...)
hoặc thép bản, cũng có thể dùng théo tròn.
- Đơn vị tính: tấn
- Quy cách:
+ Loại thép: CT1, CT2, CT3; thép tròn trơn hoặc có gờ;
+ Đường kính: đối với thép tròn (D≤10, D≤18, D>18); kích thước đối với
thép hình.
+ Loại cấu kiện: móng, cột, dầm, sàn, lanh tô, cầu thang...
+ Vị trí cấu kiện: h≤4m, h≤16m, h≤50m, h>50m,
- Phương pháp tính:
+ Tính cho thép trong kết cấu BTCT: Sử dụng bảng thống kê cốt thép
trong bản vẽ thiết kế hoặc có thể tự tính bằng cách tính ra chiều dài thép nhân
với bảng trọng lượng đơn vị có sẵn.
+ Tính cho kết cấu thép: Tính ra chiều dài (hoặc diện tích của từng thanh
thép). Dùng bảng trọng lượng đơn vị có sẵn để tính hoặc có thể tính ra thể tích
cốt thép nhân với khối lượng riêng của thép là D=7,85T/m3.
- Chiều dày lớp bảo vệ cốt thép:
Trong trường hợp bản vẽ không ghi chiều dày lớp bảo vệ thì sử dụng quy
phạm về lớp bê tông bảo vệ cốt thép như sau:
Sàn, tường: chiều dày ≤100mm, thì chiều dày lớp bảo vệ abv=10mm;
chiều dày >100mm, thì chiều dày lớp bảo vệ abv=15mm.
Cột, dầm: có đường kính cốt thép D≤20 thì abv=20mm
có đường kính cốt thép D>20 thì abv=25mm
có đường kính cốt thép D>25 thì abv=30mm
4.6. Công tác cọc:

- Các công trình thường sử dụng các loại cọc sau : Cọc tre (ở miền Nam
thường sử dụng cọc cừ tràm thay thế), cọc gỗ, cọc BTCT, cọc ván thép…
- Đơn vị tính: 100m.
- Phương pháp tính: Diện tích x mật độ cọc x chiều dài 1 cọc
- Đóng cọc bằng thủ công:
+ Loại cọc, mật độ cọc (số cọc đóng trên 1m2);
+ Kích thước cọc (chiều dài, đường kính, tiết diện);
+ Cấp đất: đất cấp I, cấp II,…
+ Biện pháp thi công: đóng thủ công hay bằng máy…
- Đóng cọc bằng máy:
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

10


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

+ Loại cọc: Cọc gỗ, cọc BTCT, cọc ống BTCT, cọc ván thép, cọc ống
thép, cọc thép hình…);
+ Đóng cọc trên mặt đất hay trên mặt nước;
+ Cách đóng: có cọc dẫn hay không có cọc dẫn;
+ Phương tiện: đóng bằng máy, đóng bằng tàu đóng cọc, trọng lượng búa;
+ Cách thức: đóng cọc hay ép cọc.
4.7. Công tác khoan
- Đơn vị tính: m.
- Phương pháp tính: bằng chiều sâu từ mặt đất đến đáy mũi khoan
- Quy cách:
+ Đường kính lỗ khoan;
+ Chiều sâu khoan
+ Cấp đất, đá: cấp I, cấp II,…

+ Điều kiện khoan: trên cạn hay dưới nước, nước ngọt, nước mặn,...
+ Phương pháp khoan: khoan thẳng, khoan xiên...
+ Thiết bị khoan: khoan xoay, khoan guồng xoắn, khoan lắc...
+ Kỹ thuật sử dụng bảo vệ thành lỗ khoan: ống vách, bentonit...
4.8. Công tác làm đường
Công tác làm đường gồm nền đường, mặt đường, công tác xây dựng khác…
- Nền đường: đào, đắp đất (cát) nền đường – xem phần công tác đất
- Mặt đường:
+ Đơn vị tính: 100m2
+ Loại kết cấu đường: bê tông xi măng, át phan, láng nhựa, cấp phối...
+ Chiều dày từng lớp kết cấu
- Các công tác xây, bê tông, cốt thép…thuộc công tác làm đường, khi đo bóc
như hướng dẫn về đo bóc khối lượng công tác xây (mục 3.2), công tác bê tông
(mục 3.3) và công tác cốt thép (mục 3.5) nói trên.
4.9. Công tác trát, láng
Là công việc thuộc về công tác hoàn thiện
- Đơn vị tính: m2 (trát, láng), m (trát gờ, phào, chỉ, hèm cửa).
- Quy cách:
+ Cấu kiện được trát, láng: Móng, tường, trần, cột...; có đánh màu hoặc
không đánh màu
+ Chiều cao (vị trí) trát, láng: cao <4m hay cao> 4m.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

11


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

+ Loại vữa, mác vữa.

+ Chiều dài lớp trát, láng.
- Phương pháp tính:
+ Tính theo diện tích mặt cấu kiện, bộ phận được trát, láng.
+ Các cấu kiện có nhiều mặt (ô văng, cầu thang) cần phân biệt mặt trên,
mặt dưới...
+ Khi tính cần trừ đi diện tích ô trống, diện tích các cấu kiện khác chiếm
chỗ.
4.10. Công tác làm cửa :
- Đơn vị tính: m2 đối với cánh cửa, m đối với khuôn cửa
- Quy cách:
+ Loại cánh cửa: Cửa đi, cửa sổ, cửa đơn, cửa kép, cửa có khuôn, cửa
không có khuôn...
+ Loại vật liệu: Cửa sắt, cửa gỗ, cửa nhôm kính,...
+ Loại vữa, mác vữa.
+ Chiều dài lớp trát, láng.
- Phương pháp tính:
+ Tính theo diện tích cửa bằng chiều cao nhân chiều rộng.
4.11. Công tác lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình.
Khối lượng lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình như cấp điện, nước, thông
gió, cấp nhiệt,... được đo bóc, phân loại trong hồ sơ thiết kế.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

12


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

Phụ lục 1 : BẢNG TÍNH TOÁN, ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH.


STT


HIỆU
BẢN
VẼ


HIỆU
CÔNG
TÁC

(A)

(B)

(C)

I

II

SỐ BỘ
ĐƠN
DANH MỤC CÔNG TÁC
PHẬN
VỊ
ĐO BÓC
GIỐNG
TÍNH

NHAU

(D)
PHẦN NGẦM
Công tác đào móng cột bằng
thủ công, đất cấp 2.
...................................
Công tác đắp nền móng
………………………
Công tác xây tường thẳng
chiều dày >33 cm, cao <4m.
...................................
Công tác bê tông móng
chiều rộng móng tiết diện >
0,1m2, chiều cao < 16m.
...................................
Công tác ván khuôn móng
cột
..................................
Công tác cốt thép móng
.................................

(E)

(1)

KÍCH THƯỚC

Dài


Rộng

Cao
(sâu)

(2)

(3)

(4)

KHỐI
LƯỢNG
MỘT BỘ
PHẬN

KHỐI
LƯỢNG
TOÀN
BỘ

GHI CHÚ

(5)=
2*3*4

(6)=1*5

(F)


M3

M3
M3

M3

M2

Tấn

PHẦN NỔI
Công tác xây tường thẳng M3
dày <33cm, cao < 16m
...................................

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

13


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN
Đổ bê tông cột tiết diện M3
<0,1m2, cao < 16m
...................................
Công tác ván khuôn sàn mái M2
..................................
Cốt thép dầm, giằng, đường Tấn
kính <18mm , cao <16m
.................................

III

PHẦN HOÀN THIỆN
Trát tường ngoài dày 1,5cm
...................................
Lát đá hoa cương nền, tiết
diện đá < 0,25m2
...................................
Láng nền sàn không đánh
màu, dày 2,0cm
...................................
ốp tường khu vệ sinh bằng
gach men sứ kích thước
300x300
..................................
Lợp mái ngói 22v/m2, chiều
cao <16m
.................................

M2
M2

M2

M2

M2

IV


PHẦN
XÂY
DỰNG
KHÁC
Rải thảm mặt đường bờ tụng M2
nhựa hạt mịn, chiều dày mặt
đường đó lốn ộp 5cm
......................................
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

14


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN
Các công trình phụ trợ
Nhà bảo vệ
Tường rào

..........

M2
sàn
M2
tường
M2

Vườn hoa, cây cảnh
................................
Lắp đặt trụ cứu hoả đường Cỏi
kớnh 150mm.

……………………
Lắp đặt công tơ điện 1 pha Cỏi
vào bảng đã có sẵn
............................
Lắp đặt chậu rửa 2 vòi
Bộ
.......................................

Ghi chú :
-Danh mục công tác ở cột (D) có thể xác định theo Hạng mục công trình và khối lượng các công tác xây dựng, lắp đặt của Hạng
mục công trình.
- Đối với khối lượng công tác lắp đặt, khối lượng thiết bị xác định theo cái hoặc theo trọng lượng (tấn, kg) thì cột (2),(3) và (4)
không sử dụng.
- Cột (F) dành cho các ghi chú đặc biệt cần thuyết minh làm rõ hơn về các đặc điểm cần lưu ý khi thực hiện đo bóc.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

15


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

Phụ lục 2: BẢNG KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

STT
(A)
I

II



HIỆU
CÔNG
TÁC
(B)

KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC
XÂY DỰNG

ĐƠN VỊ
TÍNH

KHỐI LƯỢNG

GHI CHÚ

(C)
PHẦN NGẦM

(D)

(1)

(E)

Công tác đào móng cột
bằng thủ công, đất cấp 2.
Công tác đào, đắp đất.
...................................
Công tác đắp nền móng

..................................
Công tác xây tường thẳng
chiều dày >33 cm, cao
<4m
……………………...
Công tác bê tông móng
chiều rộng móng tiết diện
> 0,1m2, chiều cao < 16m
Công tác bê tông
...................................
Công tác ván khuôn móng
cột
..................................
Công tác cốt thép móng
.................................

M3

M3

M3

M2

Tấn

PHẦN NỔI

Công tác xây tường thẳng
dày <33cm, cao < 16m

...................................
Đổ bê tông cột tiết diện
<0,1m2, cao < 16m
...................................
Công tác ván khuôn sàn
mái
..................................
Cốt thép dầm, giằng,
đường kính <18mm , cao
<16m Công tác cốt thép
.................................
III

M3

M3

M3

M2

Tấn

PHẦN HOÀN THIỆN

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

16



GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

Trát tường ngoài
dày
1,5cm
...................................
Lát đá hoa cương nền, tiết
diện đá < 0,25m2Lát
...................................
Láng nền sàn không đánh
màu, dày 2,0cm
...................................
ốp tường khu vệ sinh bằng
gach men sứ kích thước
300x300
..................................
Lợp mái ngói 22v/m2,
chiều cao <16m
.................................
IV

M2

M2

M2

M2

M2


PHẦN XÂY DỰNG KHÁC

Rải thảm mặt đường bê
M2
tông nhựa hạt mịn, chiều
dày mặt đường đã lèn ép
5cm
......................................
Các công trình phụ trợ
Nhà bảo vệ
M2 sàn
Tường rào
M2tường
Vườn hoa, cây cảnh
M2
................................
Lắp đặt trụ cứu hoả đường
Cái
kính 150mm.
……………………
Lắp đặt công tơ điện 1 pha
Cái
vào bảng đã có sẵn
............................
Lắp đặt chậu rửa 2 vòi
Bộ
.......................................

Ghi chú:

-Danh mục công tác xây dựng ở cột (C) có thể giữ nguyên như kết cấu ở
bảng theo Phụ lục 1 hoặc có thể sắp xếp lại tùy theo mục đích sử dụng .
-Khối lượng ghi ở cột (1) là khối lượng đã đo bóc thể hiện ở cột (6) Bảng
Phụ lục 1 và đã được xử lí làm tròn các trị số.
- Cột (E) dành cho các ghi chú đặc biệt cần thuyết minh làm rõ hơn về các
đặc điểm cần lưu ý khi áp giá, xác định chi phí.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

17


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

PHẦN II – PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG
CHƯƠNG I – KHÁI NIỆM VỀ DỰ TOÁN
1.1. Khái niệm
- Dự kiến tính toán giá trị công trình trước khi thi công xây dựng công trình.
Xác định (dự đoán) giá trị công trình của sản phẩm xây dựng từ bản vẽ thiết kế
và các số liệu định mức, đơn giá, báo giá vật liệu, dịch vụ... có liên quan.
- Dự toán xây dựng công trình (gọi tắt là dự toán) được lập cho từng công
trình, hạng mục công trình xây dựng.
- Dự toán hiện được lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2010/TT-BXD
ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng.
1.2. Mục đích của dự toán
- Giúp chủ đầu tư dự kiến số tiền sẽ phải chi để có được công trình hoặc
hạng mục công trình mà mình mong muốn.
- Xác định một căn cứ để xét chọn nhà thầu, thương thảo ký kết hợp đồng.
- Tìm ra một căn cứ để phê duyệt vốn đầu tư.
- Sử dụng làm căn cứ để thẩm tra, quyết toán.

1.3. Vai trò của dự toán
- Là tài liệu quan trọng gắn liền với thiết kế cho biết chi phí xây dựng
công trình.
- Là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư, cấp phát
vốn vay.
- Là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu lập kế hoạch cho chính mình:
- Là căn cứ xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng khi đấu thầu;
- Là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh quyết toán khi chỉ định
thầu.
- Là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh lựa
chọncác phương án thiết kế xây dựng.
1.4. Nguyên tắc xác định dự toán
- Tính đúng, tính đủ, không trùng lặp chi phí, các nội dung chi phí phù hợp
và tuân thủ theo các quy định (công trình sử dụng vốn nhà nước).
- Lập theo mặt bằng giá tại thời điểm lập dự toán.
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

18


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

- Có nội dung công việc là có chi phí (quan trọng là người lập dự toán biết
tính toán và đưa chi phí đó vào đâu và đủ căn cứ để bảo vệ).
1.5. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CẦN BIẾT KHI LẬP DỰ TOÁN
- Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Chương III. Dự toán xây dựng công trình
Điều 8. Nội dung dự toán công trình
Điều 9. Lập dự toán công trình

Điều 10. Thẩm tra, phê duyêt dự toán công trình
Điều 11. Điều chỉnh dự toán công trình
- Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Mục 2. Dự toán xây dựng công trình: Nội dung & Phương pháp lập
Mục III.1.2 Quản lý dự toán xây dựng công trình
- Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng về
hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công.
- Quyết định số 957/2009/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
- Các văn bản công bố định mức, đơn giá của Bộ Xây dựng, Bộ có xây dựng
chuyên ngành (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Bộ Thông tin truyền thông, UBND...) xem bảng danh mục
các định mức ở cuối tài liệu.
- Văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán của địa phương nơi có công
trình đang lập dự toán.
- Các văn bản khác có liên quan.
1.6. MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN TRANG BỊ ĐỂ BIẾT LẬP DỰ TOÁN
Bạn tự đối chiếu bản thân để xem mình còn thiếu mảng kiến thức nào sau
đây thì nên tập trung bổ sung:
- Phải biết đọc bản vẽ, bóc khối lượng.
- Tự học hoặc đã học qua một khoá huấn luyện về lập dự toán.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

19


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN


- Nắm bắt và có đầy đủ các tài liệu cần thiết để lập dự toán (các văn bản, định
mức, số liệu giá cả, chi phí, tiêu chuẩn…), đặc biệt là hiểu biết về định mức dự
toán.
- Đã học qua hoặc biết về kỹ thuật thi công: Hiểu biết về kỹ thuật thi công
xây dựng sẽ rất thuận lợi cho việc đo bóc khối lượng, lập dự toán. Bạn có thể
tìm đọc các tài liệu về kỹ thuật thi công, biện pháp thi công, công nghệ thi
công...
- Nếu đã từng thi công thực tế thì việc lập dự toán sẽ thuận lợi và chính xác
hơn.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm như Dự toán GXD, Excel: Công việc lập
dự toán thường phải tính toán, xử lý lượng số liệu rất lớn, đòi hỏi bạn phải thành
thạo các phần mềm này để hoàn thành các bản dự toán đạt chất lượng và tiến độ
đề ra.
- Nếu làm việc với các bản dự toán có yếu tố nước ngoài, bạn cần phải biết
thêm ngoại ngữ (tiếng Anh – cho các bản dự toán song ngữ).
1.7. CÁC NỘI DUNG CHI PHÍ CẦN XÁC ĐỊNH KHI LẬP DỰ TOÁN
Dự toán xây dựng công trình bao gồm 6 khoản mục chi phí
1) Chi phí xây dựng (GXD)
2) Chi phí thiết bị (GTB)
3) Chi phí quản lý dự án (GQLDA)
4) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)
5) Chi phí khác (GK)
6) Chi phí dự phòng (GDP)
Công thức xác định giá trị dự toán xây dựng công trình (GXDCT):
GXDCT = GXD + G TB + GQLDA + GTV + G K + GDP
Công thức trên được thể hiện trong bảng tính THKP của phần mềm Dự toán
xây dựng như G8, Acit, Eta,… rất tường minh (hoặc chúng ta tổng hợp trong
một file Excel) như sau:

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG


20


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

Hình 2.1. VD Bảng Tổng hợp dự toán công trình

Lưu ý: Nhiều người nhầm lẫn rằng xác định được GXD là lập xong dự
toán. Phải xác định cho đủ 6 khoản mục nói trên mới hình thành một bản dự
toán xây dựng công trình hoàn chỉnh (dự trù cho đủ các loại chi phí phải bỏ ra
để có được công trình).
CHƯƠNG II. CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN
Có rất nhiều phương pháp để lập dự toán, hiện ở Việt Nam phổ biến các
phương pháp sau:
1) Phương pháp xác định theo khối lượng và đơn giá;
2) Phương pháp xác định theo tỷ lệ %;
3) Phương pháp xác định trên cơ sở công trình tương tự, sử dụng suất xây
dựng công trình trong suất vốn đầu tư;
4) Phương pháp xác định bằng tạm tính;
5) Phương pháp xác định dự toán bằng cách kết hợp các phương pháp trên.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

21


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

Mách bạn: Tuỳ theo nội dung chi phí mà ta lựa chọn phương pháp phù

hợp khi lập dự toán. Đối với dự án có nhiều công trình, mỗi công trình có thể sử
dụng một trong các phương pháp nói trên để lập dự toán.
2.1. LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG (GXD)
2.1.1. Khái niệm chi phí xây dựng (GXD)
Chi phí xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình là toàn bộ chi phí cho
phần xây dựng các kết cấu nâng đỡ bao che của công trình, là chi phí mà chủ
đầu tư dự kiến phải trả cho nhà thầu thi công xây dựng.
2.2.2. Nội dung của chi phí xây dựng
Lập dự toán chi phí xây dựng là đi xác định tổng giá trị của các chi phí sau:
a) Chi phí trực tiếp (T)
b) Chi phí chung (C)
c) Thu nhập chịu thuế tính trước (TL)
d) Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
e) Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (G XDNT).
2.2.3. Các phương pháp xác định chi phí xây dựng
- Đối với công trình chính để xác định chi phí xây dựng thường sử dụng
phương pháp xác định theo khối lượng và đơn giá;
- Đối với công trình phụ trợ thi công thường sử dụng phương pháp xác định
theo tỷ lệ %;
2.2.4. Các dữ liệu cần thiết để xác định chi phí xây dựng:
- Khối lượng công việc thi công xây dựng: Xác định qua việc đo bóc khối
lượng từ bản vẽ thiết kế.
- Đơn giá xây dựng công trình được xác định (chiết tính) qua các số liệu sau:
Định mức dự toán, Giá vật liệu đến hiện trường xây dựng tại thời điểm lập dự
toán, Giá nhân công (tiền công), Giá ca máy và thiết bị thi công và văn bản
hướng dẫn điều chỉnh (nếu có).
2.2.5. Các bước lập dự toán chi phí xây dựng (GXD)
a, Xác định chi phí trực tiếp (T)
Bước 1. Nhập số liệu vào bảng khối lượng để tính khối lượng các công việc cần
thực hiện theo các bản vẽ thiết kế và các tài liệu chỉ dẫn kèm theo.


TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

22


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

Bước 2. Chiết tính đơn giá:
Để chiết tính đơn giá bạn cần 4 yếu tố: 1) Định mức, 2) Giá vật liệu, 3) Giá
nhân công, 4) Giá ca máy. Xác định 4 yếu tố này bằng cách:
- Lựa chọn định mức phù hợp với các đầu công việc ở bước 1
- Xác định giá vật liệu: Tính bảng giá vật liệu đến hiện trường.
- Xác định giá nhân công: Tính bảng lương nhân công.
- Xác định giá ca máy: Tính bảng giá ca máy và thiết bị thi công.
(Nếu dùng đơn giá địa phương thì có thể bạn không phải làm bước này, với
mỗi mã hiệu định mức ta đều có đơn giá VL, NC, MTC):
Bước 3. Tính bảng dự toán
Dùng các số liệu ở trên để tính chi phí vật liệu (A), chi phí nhân công (B), chi
phí máy (C).
Bước 4. Lập bảng tổng hợp và chênh lệch vật tư
Nếu sử dụng đơn giá địa phương thì dùng bảng này để bù chênh lệch vật tư.
Nếu sử dụng đơn giá công trình thì dùng bảng này để nhập giá vật liệu sử dụng
để chiết tính đơn giá.
Bước 5. Lập bảng tổng hợp kinh phí:
Chi phí trực tiếp (T)= VL+NC+MTC + Chi phí trực tiếp khác
Chi phí trực tiếp khác: là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực
tiếp việc thi công xây dựng công trình như: Di chuyển lực lượng lao động trong
nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, chi phí bơm nước vét
bùn, chi phí thí nghiệm vật liệu.

Chi phí trực tiếp khác được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí
vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công tuỳ theo đặc điểm, tính chất của
từng loại công trình như hướng dẫn tại Bảng 2.1 dưới đây:
BẢNG 2.1: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TRỰC TIẾP KHÁC
Đơn vị tính: %
STT
1

Loại công trình

Trực tiếp
phí khác

Công trình dân dụng
Trong đô thị

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

2,5

23


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

2

Ngoài đô thị

2


Công trình công nghiệp

2

Riêng công tác xây dựng trong hầm lò, hầm thuỷ điện
3

2

Công trình giao thông
Riêng công tác xây dựng trong đường hầm giao thông

4

Công trình thuỷ lợi

5

Công trình hạ tầng kỹ thuật

6,5

6,5
2

Trong đô thị

2


Ngoài đô thị

1,5

(Đối với công trình xây dựng có nhiều hạng mục công trình thì các hạng mục
công trình có công năng riêng biệt được áp dụng định mức tỷ lệ chi phí trực tiếp
khác theo loại công trình phù hợp).
b, Xác định chi phí chung (C)
Chi phí chung bao gồm: Chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành
sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại
công trường và một số chi phí khác
Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc
bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối
với từng loại công trình như hướng dẫn tại Bảng 2.2
c, Xác định thu nhập chịu thuế tính trước (TL)
Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí
trực tiếp và chi phí chung theo quy định đối với từng loại công trình như hướng
dẫn tại Bảng 2.2
Bảng 2.2. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG, THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

Đơn vị tính: %
CHI PHÍ CHUNG

STT

1

LOẠI CÔNG TRÌNH

THU NHẬP

CHỊU
THUẾ
TRÊN CHI TRÊN CHI
TÍNH
PHÍ TRỰC PHÍ NHÂN
TRƯỚC
TIẾP
CÔNG

Công trình dân dụng

6,5

Riêng công trình tu bổ, phục hồi
di tích lịch sử, văn hoá

10,0

5,5

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

24


GIÁO TRÌNH: ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

2

3


4

Công trình công nghiệp

5,5

Riêng công trình xây dựng
đường hầm, hầm lò

7,0

Công trình giao thông

5,5

6,0

Riêng công tác duy tu sửa chữa
thường xuyên đường bộ, đường
sắt, đường thuỷ nội địa, hệ thống
báo hiệu hàng hải và đường thuỷ
nội địa

66,0

Riêng công trình hầm giao thông

7,0


Công trình thuỷ lợi

5,5
5,5

Riêng đào, đắp đất công trình
thuỷ lợi bằng thủ công

5

Công trình hạ tầng kỹ thuật

6

Công tắc lắp đặt thiết bị công
nghệ trong các công trình xây
dựng, công tác xây lắp đường
dây, công tác thí nghiệm hiệu
chỉnh điện đường dây và trạm
biến áp, công tác thí nghiệm vật
liệu, cấu kiện và kết cấu xây
dựng

6,0

51,0
5,0

5,5


65,0

6,0

- Đối với công trình xây dựng có nhiều hạng mục công trình thì các hạng
mục công trình có công năng riêng biệt được áp dụng định mức tỷ lệ chi phí
chung và thu nhập chịu thuế tính trước theo loại công trình phù hợp.
- Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, hải đảo thì định
mức tỷ lệ chi phí chung sẽ được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 do chủ đầu
tư quyết định tuỳ điều kiện cụ thể của công trình
d, Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)
Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng áp dụng theo quy định hiện hành
e, Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (GXDNT)
Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng tỷ lệ
2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước đối với
các công trình đi theo tuyến như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG

25


×