Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

Biết tất cả mọi chuyện trong thiên hạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 238 trang )

Biết tất tật chuyện trong thiên hạ
NXB Lao Động, Trung tâm VHNN Đông Tây, 2007
In lần thứ ba. Khổ 14.5 x 20.5 cm. 503 trang
(Dịch từ tiếng Hán theo Tiểu học sinh thiên hạ sự toàn tri đạo.
Thiếu niên Nhi đồng Xuất bản xã, Tháng 3 năm 2001.)
Những người dịch : Nguyễn Thị Ngân Linh, Nguyễn Thị Hồng Hà
Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Nguyễn Thị Tố Mai.
Người hiệu đính : Nguyễn Thụy Ứng
Mục Lục
Lời người làm sách
Tại sao người Trung Quốc thời cổ coi Kì lân, Phượng hoàng, Rùa và Rồng là những
con vật tượng trưng cho điều tốt lành?
Tại sao trong tên gọi các công trình kiến trúc thời cổ thường có chữ "cửu” ?
Tại sao mặt tiền các kiến trúc cổ Trung Quốc thường có một đôi sư tử đá?
Tại sao phần mộ của các đế vương được gọi là lăng?
Tại sao ngày đầu năm gọi là "Nguyên đán"?
Tại sao đến tiết Thanh minh người ta phải đi tảo mộ?
Dịp tết Đoan ngọ tại sao người ta ăn bánh tét?
Tại sao đến rằm tháng Tám người ta ăn bánh Trung thu?
Tại sao tết Người Già và tết Trùng dương trùng hợp với nhau?
Tại sao ngày mồng tám tháng mườl Hai âm lịch được gọi là "Lạp bát tiết"?
Đêm cuối năm tại sao lại phải thức qua giao thừa?
Tại sao người miền Bắc Trung Quốc có phong tục ăn mằn thắn trong tết Nguyên
đán?
Đêm giao thừa, tại sao người lớn tặng tiền mừng tuổi cho trẻ con?
Năm mới đánh vỡ đồ vật có phải là điềm không may hay không?
Tục mùa xuân múa rồng và múa sư tử
Tại sao tết Nguyên tiêu còn gọi là "Tết Đèn"?
Tại sao vợ chồng kết hôn lần đầu gọi là "vợ chồng kết tóc”?
Đời xưa tại sao gọi các nhà giam là "ban phòng '?
"Thượng phương bảo kiếm” là cái gì?


Tại sao trong xã hội.phong kiến Trung Quốc đàn bà phải bó chân?
Tại sao trong các cuộc hôn nhân nhà mối được gọi là "Nguyệt lão"?
Tại sao trên ảnh cưới bao giờ chú rể cũng ở bên trái, còn cô dâu bên phải?
Tại sao sinh con lại phát quả trứng đỏ?
Tại sao phải cho con trẻ mặc áo trăm mảnh?
Tại sao trong đời sống thường mời "ông cậu” đến giải quyết các chuyện bất hoà?
Đeo nhẫn có phải chỉ vì muốn làm đẹp hay không?
Tại sao khi uống rượu người ta thích chạm cốc?
"Họ" do đâu mà có?
Do đâu mà có mười hai con giáp?
Tục xăm mình
Tại sao người Trung Quốc thích dùng màu đỏ để biểu thị chuyện vui ?
Trong lễ cưới tại sao phải dán những chữ Hỷ?
Tại sao nhiều người đem chữ "phúc" dán ngược?
Tại sao người Trung Quốc thường dùng số 5 và số 10 để nói lên sự viên mãn?


Tại sao khom lưng có thể trở thành một phương thức làm lễ chào?
Tại sao "túc hạ" là cách xưng hô kính trọng đối với bạn bè?
Tại sao gọi chủ nhân là "đông đạo chủ”?
Tại sao người ta gọi đùa kẻ trộm là "quân tử leo xà nhà"?
Tại sao lại gọi sáu mươi tuổi là "hoa giáp chi niên"?
Người ở Trung Quốc xưa đưa tin như thế nào?
Tại sao tin cấp tốc cũng được gọi là “tin lông gà"?
Đời xưa tình báo quân sự được truyền đi như thế nào?
Tại sao người liên tiếp đỗ ba kì thi được gọi là “Liên trúng tam nguyên"?
Miếu hội là gì?
"Bài phường” được dựng lên để làm gì?
Danh thiếp đã xuất hiện như thế nào?
Thiếp chúc Tết bắt đầu có từ bao giờ?

Tại sao đêm giao thừa các bạn Nhật Bản thích đến chùa Hàn Sơn nghe tiếng
chuông?
Tại sao gọi những thỏi bột mì rán là "dầu cháo quẩy”?
Tại sao các món ăn quý thường gọi là sơn hào hải vị?
Tại sao khi bọn lưu manh đòi nộp tiền thì gọi là "gõ đòn tre"?
Tại sao dân tộc Tạng coi việc tặng "cáp đạt" là một lễ tiết cao quý?
Tại sao ngày tết đồng bào dân tộc Thái té nước vào nhau để chúc phúc?
Tại sao người phương Tây kị con số 13?
Tại sao người phương Tây kỉ niệm lễ Noel?
Tại sao người phương tây thích cử hành hôn lễ ở nhà thờ?
Tại sao khi đón tiếp khách quý, một số quốc gia phải tặng chiếc chìa khóa vàng?
Tại sao khi đón khách quý phải bắn 21 phát pháo lễ?
Tại sao quân nhân vào trong phòng thì phải bỏ mũ?
Tại sao khi tầu bè mới hạ thủy phải làm lễ đập chai rượu?
Tại sao các đầu bếp thường đội chiếc mũ cao mầu trắng?
Tại sạo khuy áo của đàn ông thì ở bên phải còn của đàn bà thì ở bên trái?
Tại sao trước các hiệu cắt tóc thưởng treo một trụ đèn ba màu?
Ông già Noel trong truyền thuyết là ai?
Tại sao trong lễ sinh nhật người ta phải thổi tắt nến?
Tại sao trong lễ truy điệu phải đeo băng đen?
Tại sao trên mũ của các binh sĩ hải quân có hai dải băng?
Tại sao người Nhật thích mặc kimono?
Tại sao phần sau tên gọi của các tầu thuyền Nhật Bản phần nhiều có thêm một chữ
"hoàn" (maru)?
Lễ hội Camavan do đâu mà có?
Người Tây Ban Nha đấu bò tót như thế nào?
Tại sao người Digan thích lang thang khắp các nơi trên những chiếc xe ngựa lớn có
mui?
Tại sao phụ nữ Ả rập hễ ra ngoài là phải dùng khăn đen che mặt?
Tại sao phụ nữ Ấn Độ thích điểm một nốt ruồi giữa hai hàng lông mày?

Chữ Hán là do ai sáng tạo?
Giáp cốt văn đã được phát hiện như thế nào?
Bốn thanh của tiếng Hán đã được phát hiện như thế nào?


Tự điển do đâu mà có?
Tại sao nói Đôn Hoàng là kho quý về nghệ thuật hang động của Trung Quốc?
Tại sao trên các bức bích họa ở Đôn Hoàng đặc biệt có những cảnh "phi thiên"?
"Văn phòng tứ bảo" là chỉ bốn vật gì?
Vì sao nghiên Đoan được coi là loại nghiên quý?
Tại sao ở Tây Hồ có đê họ Tô?
Tứ Thư, Ngũ Kinh là những sách gì?
Kinh Thi một bộ sách như thế nào?
Tại sao gọi nghệ thuật cao nhã là Dương Xuân Bạch Tuyết?
Tại sao khi nhờ người khác sửa chữa văn chương cho mình, lại gọi là "phủ chính"?
Tại sao kiêu ngạo tự mãn thì bị gọi là "Dạ lan tự đại”?
Tại sao chim xanh tượng trưng cho sứ giả?
Bài thơ bảy bước đã cứu mạng Tào Thực như thế nào?
Tại sao mắt xanh nói lên lòng khâm phục người khác còn mắt trắng lại nói lên sự
khinh ghét?
Tại sao "ô hô ai tai" thường dùng để chỉ người đã chết?
"Không vì năm đấu gạo mà gãy lưng” là chuyện thế nào?
Tại sao gọi những người phụ nữ có tài văn học là "Vịnh nhứ tài"?
"Giang Lang tài tận" là câu chuyện như thế nào?
Tại sao nét vẽ quan trọng nhất được gọi là "họa long điểm tinh”?
Tại sao khi đắn đo, nghiền ngẫm một điều gì lại nói là "thôi xao"?
Tại sao lại gọi chuyện đi thi bị trượt là "danh lạc Tôn Sơn"?
Tại sao nói Đường thi, Tống từ, Nguyên khúc đại biểu cho văn học cổ điển Trung
Quốc?
Tại sao thơ cổ phần lớn mỗi câu có bảy chữ hay năm chữ?

Thơ Đường tất cả có bao nhiêu bài?
"Đường Tống bát đại gia" là những vị nào?
Tiếng Hán bắt đầu dùng các dấu chấm câu từ bao giờ?
Tôn Ngộ Không là "người" nước nào?
Trên mặt trăng thật có Thường Nga hay không?
Bát Tiên là tám vị>
Trong Tây Du Kí tại sao Ngọc hoàng Thượng đế lại phong Tôn Ngộ Không làm Bật
Mã Ôn?
Cái tên Trư Bát Giới do đâu mà có?
Chỗ ngồi của 108 vị tướng trên Lương Sơn Bạc được sắp xếp như thế nào?
Tại sao Khổng Tử được tôn là "Văn Thánh"
Tại sao Vương Hy Chi được tôn lên làm “Thư thánh"?
Tại sao người ta gọi nhà thơ lớn Lí Bạch là “tửu tiên”?
Tại sao Đỗ Phủ được tôn xưng là "Thi thánh"?
Tại sao nói Ngô Đạo Tử là "Họa thánh" trong lịch sử Trung Quốc?
Người Trung Quốc đời xưa uống trà từ bao giờ?
Tên gọi của thứ trà nổi tiếng "Thiết Quan Âm” đã do đâu mà có?
Người Trung Quốc bắt đầu hút thuốc từ bao giờ?
Tại sao Beethoven được tôn vinh là "Nhạc Thánh"?
Trên thế giới có bao nhiêu thứ tiếng?
Thế giới có bảy kì quan nào?


Tại sao Vạn Lí Trường Thành không được đưa vào "Bảy kì quan Thế giới”?
Tại sao người ta dùng tên vua Salomon để biểu thị trí thông minh của con người?
Tại sao gọi một hành vi giả dối là "cái hôn của Juda”?
Tại sao trong tiếng Anh có câu tục ngữ "Con mèo chín mạng”?
Tại sao tượng thần Vệ Nữ cụt tay trở thành bảo vật hiếm có trên thế giới?
Tại sao nhà điêu khắc Rôđanh tạc bức tượng Banzac không có tay?
Tại sao nói nước Pháp là quê hương của nghệ thuật điện ảnh?

Tại sao vũ ba lê lại phải dùng mũi bàn chân?
Tại sao giải thưởng Nobel trở thành giải thưởng cao quý nhất trên thế giới?
Thư viện lớn nhất thế giới ở đâu
Tại sao một số kỉ lục cao nhất trên thế giới được gọi là "Kỉ lục thế giới Guines” ?
Tại sao trong tiếng Nhật lại có nhiều chữ Hán đến như thế?
Trà đạo của Nhật Bản đã bắt nguồn và phát triển như thế nào?
“Tương thanh” từ đâu mà có?
Tại sao "tương thanh” có thể làm người ta bật cười?
Tuồng Trung Quốc bắt đầu có từ thời nào?
Tại sao nói Côn kịch là tổ tông xa xưa của tuồng Bắc Kinh?
Tuồng Bắc Kinh tại sao được gọi là quốc bảo?
Bốn vai sinh, đán, tịnh, sửu trong các vở tuồng diễn những gì?
Tại sao mọi diễn viên tuồng đều phải có mặt vẽ?
Tại sao trên sân khấu tuồng lại có những vai chạy hiệu?
Vành trăng khuyết trên trán Bao Công có hàm nghĩa như thế nào?
Tại sao nói Việt kịch diễn biến từ "Đích Đốc Ban"?
Tại sao đời xưa gọi các diễn viên tuồng Trung Quốc là "Lê Viên đệ tử”?
Tại sao lại gọi các diễn viên tuồng nghiệp dư là “phiếu hữu”?
Cái sọ của người vượn Bắc Kinh đã được phát hiện như thế nào?
Tam Hoàng Ngũ Đế là chuyện như thế nào?
Tại sao người Trung Quốc tự xưng là con cháu của Viêm Hoàng?
Tại sao các nhà quý tộc chủ nô đời Hán dùng người sống để bồi táng?
Tại sao Tần Thủy Hoàng được gọi là vị hoàng đế của muôn đời?
Tại sao TầnThủy Hoàng lại phải xây dựng Vạn Lí Trường Thành?
Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nhà nho là chuyện như thế nào?
Tại sao trong lăng mộ củ a Tần Thủy Hoàng lại có nhiều tượng người, ngựa đến như
thế?
Nàng Mạnh Khương có thật đã khóc đổ Trường Thành hay không?
Tại sao Tô Vũ chăn dê phải cầm một lá cờ "Tiết”?
Tại sao con rể của hoàng đế lại gọi là "phò mã"?

Vương Chiêu Quân vì sao bị gả cho chúa Hung Nô?
Tại sạo các đài phong hỏa thời xưa có thể truyền tin báo động?
Tại sao nói Tư Mã Thiên là ông tổ của ngành sử học Trung Quốc?
Có thật đã xẩy ra những chuyện "Thuyền cỏ mượn tên" và "Kế thành không” hay
không?
Trung Quốc có tất cả bao nhiêu hoàng đế?
Tại sao hoàng đế chết lại nói là "băng hà"?
Tại sao đế vương các thời đại đều phải đến núi Thái Sơn để tế trời đất?


Tại sao trong xã hội phong kiến ngôi vị đế vương chỉ truyền cho con trai không
truyền cho con gái?
Tể tướng làm những việc gì?
Thái giám là gì?
Tại sao đời xưa văn võ bá quan vào triều kiến hoàng đế phải hô ba lần "vạn tuế”?
Tại sao đời xưa khi đại thần vào triều, trong tay phải cầm "hốt”?
Tại sao hình ảnh "Gió mát lộng trong hai tay áo" được dùng đế nói về quan thanh
liêm?
Tại sao đời xưa gọi các sách ghi chép sử là "hãn thanh”?
Đời xưa ở Trung Quốc có cảnh sát hay không?
Các thầy thuốc tại sao được gọi là đại phu?
Tại sao nhà nho đỗ tứ tài được gọi là tướng công?
Tứ đại mỹ nhân thời cổ Trung Quốc là những ai?
Tại sao Hoa Mộc Lan thay cha tòng quân . lại phải ăn mặc giả trai?
Tại sao tấm bia trên mộ Võ Tắc Thiên không có chữ?
Tại sao người ta nhổ vào bức tượng Tần Cối quỳ ở miếu Nhạc Vương?
Tại sao gọi Thành Cát Tư Hãn là "Nhất Đại Thiên Kiêu”?
Tại sao hiện nay tìm không thấy lăng mộ các hoàng đế triều Nguyên?
Chu Nguyên Chương đã làm thế nào để trở thành một hoàng đế khai quốc?
Lí Tự Thành tại sao xưng là Sấm Vương?

Quân nhà Thanh đã vào cửa ải như thế nào?
Tại sao gọi việc Từ Hy Thái Hậu nắm chính quyền là "Buông rèm nhiếp chính"?
Tại sao Lâm Tắc Từ phải tiêu hủy thuốc phiện?
Tại sao dưới triều nhà Thanh, đàn ông đều để bím tóc?
Đỉnh đái và Hoa linh của các quan nhà Thanh có ý nghĩa ra sao?
Tại sao Cố Cung có cái tên là Tử Cấm Thành?
Trong Cố Cung có bao
Tại sao bên trong Cố Cung có rất ít cây?
Dân tộc Hán đã hình thành như thế nào?
Tại sao cuốn Bách gia tính được mở đầu bằng bốn họ Triệu, Tiền, Tôn, Lí?
Trong lịch sử, Đài Loan đã được quy về Trung Quốc như thế nào?
Tại sao ở nước ngoài các khu người Hoa tập trung được gọi là "Phố người nhà
Đường"?
Làm thế nào phân biệt Hoa kiều, Hoa nhân và Hoa duệ? Trên báo chí chúng ta
thường gặp ba từ Hoa kiều, Hoa nhân và Hoa duệ, nhưng cuối cùng thì những con
người mà ba từ này đại biểu có gì khác nhau không?
Tại sao liên quân Anh, Pháp đốt vườn Viên Minh?
Tại sao trước kia Thượng Hải được gọi là "Nơi vui chơi của các nhà mạo hiểm"?
Tại sao trận Oateclo trở thành điều tượng trưng cho thất bại trong cuộc đời con
người?
Tại sao người châu Âu đời xưa thích dùng quyết đấu để giải quyết tranh chấp?
Trong thế kỉ XVII, XVIII tại sao người châu Âu kéo nhau sang châu Mỹ để di dân
hay lập thuộc địa?
Tại sao nói rằng người da đỏ từ châu Á kéo sang châu Mỹ?
Ai đã tổ chức đạo quân thường trực đầu tiên trên thế giới?
Tại sao coi chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình?


Tại sao các hoàng đế của nước Nga được gọi là Sa hoàng?
Từ phát xít do đâu mà có?

Trong thời kì nước Đức chịu quyền thống trị của Hitler, cái hình chữ "Vạn" ở đâu
cũng có, nó không những tượng trưng cho nền thống trị chuyên chế phát xít của
nước Đức theo đảng Quốc Xã, mà còn tạo ra những nỗi đau khổ vô tận cho nhân dân
Do Thái, cũng như nhân dân tất cả các nước bị nước Đức Quốc Xã xâm lược.
Tại sao quốc kì nước Mỹ có 50 ngôi sao?
Tại sao Nhà Trắng tượng trưng cho chính phủ Mỹ?
Tại sao tổng thống Mỹ bốn năm được bầu một lần?
Tổng thống Mỹ có phải là do nhân dân Mỹ trực tiếp bầu ra hay không?
Tại sao tổng thống Mỹ cũng có thể bị bãi miễn?
Tại sao nước Mỹ chỉ có Quốc Vụ viện. không có Bộ Ngoại giao?
Tại sao trong quân đội Mỹ không có hàm nguyên soái?
Tại sao nước Mỹ còn được gọi là Chú Sam?
Quyền lực của tổng thống lớn hơn hay quyền lực của thủ tướng lớn hơn?
Tại sao Australia có tám thủ tướng?
Nữ hoàng nước Anh có quyền quyết định chính sách hay không?
Tại sao quốc vương nước Anh cũng là nguyên thủ tối cao của các nước Canada,
Australia?
Tại sao các quan chức ngoại giao phạm pháp ở ngước ngoài có thể không bị xử tội?
Tại sao có một số hội nghị ngoại giao gọi là hội nghị bàn tròn?
Tại sao việc thành lập chính quyền mới của một quốc gia phải được các nước trên
thế giới công nhận?
Bồi thẩm đoàn ở một số quốc gia phương Tây là gì?
Trước khi được trao trả về Trung Quốc, tại sao quan toà ở Hồng Kông đội mũ trắng
khi xử án?
Tại sao sau lưng áo đại bào mầu đen của các đại luật sư nước Anh có một cái túi
nhỏ?
Tại sao luật sư phải biện hộ cả cho những tội nhân cực kì tàn ác?
Trong cuộc Cách mạng Pháp, tại sao phải dùng máy chém để thi hành án tử hình?
Người ta đã bắt đầu dùng vết ngón tay để phá án từ bao giờ?
Tại sao ở nước Anh xe đi bên trái đường?

Giáo viên có quyển kiểm tra thư của học sinh hay không?
Tại sao chưa được đồng ý mà đưa ảnh người khác lên báo là phạm pháp?
Bản quyền tác giả là gì?
Tại sao người Do Thái lưu lạc khắp nơi trên thế giới?
Tại sao bọn Quốc xã muốn tiêu diệt dân tộc Do Thái?
Người Ixraen có phải là người Do Thái không?
Âm mưu Munich là chuyện như thế nào?
Tại sao người ta thích giơ ngón tay thành chữ V để biểu thị thắng lợi?
Tại sao lăng Trung Sơn không có văn bia?
Tại sao các sĩ quan quân đội Nhật chiến bại phải mổ bụng tự sát?
Nhật Bản nằm ở phương Đông của thế giới, nhưng tại sao lại được gọi là một quốc
gia phương Tây?
Tại sao vĩ tuyến 38 trở thành đường phân giới giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc?
Tại sao nói 36 kế, bỏ chạy là thượng sách?


"Chiến tranh lạnh" là gì?
Năm ngôi sao trên quốc kì Trung Quốc có ý nghĩa gì?
Giơnevơ
Hội Chữ thập đỏ là một tổ chức như thế nào?
Thế giới có bao nhiêu dân tộc?
Trung Quốc có bao nhiêu dân tộc?
Tại sao năm 1997 Hồng Kông được trả về cho Trung Quốc?
Tại sao ở Ma Cao các sòng bạc rất phát đạt?
Tại sao những người buôn bán lại được gọi là "thương nhân”?
Tại sao thời kì thượng cổ người ta dùng vỏ sò, vỏ ốc làm tiền?
Tại sao người xưa gọi đồng tiền là “khổng phương huynh"?
Tại sao con đường thông thương cổ đại được gọi là "Con đường Tơ lụa"?
Tại sao tiền thù lao viết sách lại gọi là "nhuận bút"?
"Thất thập nhị hàng” là như thế nào?

Tại sao giấy bạc lại được gọi là "sao phiếu"?
Tại sao khi buôn bán phải kí hợp đồng?
"Chợ Bọ chét" là thế nào?
Chỉ số Đao Giônx do đâu mà có?
Có phải Lỗ Ban phu nhân đã phát minh cái dù không?
Tại sao hòm thư ở Trung Quốc có màu lục?
Tại sao gửi thư lại phải dán tem?
Tại sao con tem ở Anh không đề tên nước?
Tại sao quanh con tem có răng cưa?
Bộ tem đầu tiên của Trung Quốc đã được phát hành từ hồi nào?
Tại sao một số tem có giá rất cao?
Tô giới là gì?
Tại sao trong các dịp lễ long trọng và triển lãm lớn thường có nghi thức cắt băng?
Tại sao các khách sạn phân cấp theo số sao?
Bán đấu giá là chuyện như thế nào?
Tại sao việc xuất nhập cảnh phải qua kiểm tra hải quan?
Tại sao khi yêu cầu cấp cứu lại phát tín hiệu SOS?
Tại sao trên máy bay phải có “hộp đen"?
Tại sao các tàu nước ngoài vào hải cảng phải treo cờ màu vàng?
Tại sao các nước phương Tây phân biệt hai tầng lớp "cổ áo xanh" và "cổ áo trắng"?
Tại sao người ta dùng ba tiếng "cá mực xào" để chỉ những người bị sa thải đuổi
việc?
Thẻ tín dụng do đâu mà có?
Tại sao số hiệu của các máy bay chở khách hãng Panam đều đặt theo kiểu "7x7"?
Tại sao gọi sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia đang phát triển là "hợp tác Nam
Nam”?
Tại sao các thành phố và địa khu miền duyên hải Trung Quốc có kinh tế và văn hóa
phát triển hơn trong nội địa?
Tại sao người ta thích đi mua hàng ở siêu thị?
Ơclit đã dùng phương pháp gì để đo chiều cao của kim tự tháp?

Uaycơna tại sao tìm ra thuyết "lục địa trôi"?
Tại sao Gaox mới 10 tuổi đã tìm ra rất nhanh đáp án bài toán "1+2+3... +100"?


Tại sao Galile phát hiện được định luật rơi tự do?
Tại sao giáo hoàng La Mã phải sửa lại án xử sai đối với Galilê?
Tại sao nói "muốn tháo chuông thì nhờ người buộc chuông”?
Dãy núi Himalaya đứng yên hay vận.động?
Tại sao nói trong điều kiện nhất định, việc xấu có thể biến thành việc tốt, mà việc tốt
cũng có thể biến thành việc xấu?
Tại sao nhân loại có tín ngưỡng tôn giáo?
Đạo giáo đã nảy sinh như thế nào?
Khi đi mua hàng, tại sao người Trung Quốc nói "mua đông tây" chứ không nói "mua
nam bắc"?
Ngôi chùa thờ Phật đầu tiên của Trung Quốc nằm ở chỗ nào?
Chùa và miếu có như nhau hay không?
Tại sao tường các cung điện và đền miếu có màu đỏ?
"Tứ đại Thiên vương" trong đạo Phật là những ai?
Tại sao Bồ Tát Quan Thế Âm có khi là nam có khi là nữ?
Chùa miếu là nơi tín đồ đạo Phật tiến hành các hoạt động tôn giáo.
"Nam mô A Di Đà Phật" có nghĩa gì?
Tại sao các hòa thượng phải cạo trọc đầu và châm hương động?
Tại sao các hòa thượng vừa tụng kinh vừa gõ mõ?
Đạo giáo và Phật giáo có ảnh hưởng thế nào đối với văn hóa thời cổ ở Trung Quốc?
Nói đến phong thủy thì có hợp l
Bát quái là gì?
Tam giáo cửu lưu là gì?
Tại sao ở một số vùng, trước nhà hay đầu phố phải đặt một tảng đá?
Người Trung Quốc xưa thờ những vị thần nào?
Jesus có thật hay không?

Đạo Cơ Đốc du nhập Trung Quốc từ hồi nào?
Cây thánh giá của đạo Cơ Đốc có ý nghĩa thế nào?
Tại sao ở Trung Quốc ngày Chủ nhật lại gọi là "Lễ bái nhật"?
Đạo Ixlam được truyền vào Trung Quốc từ hồi nào?
Tây Thiên trong câu chuyện Đường Tam Tạng đi lấy kinh ở đâu?
Hoa Quả Sơn vả Hỏa Diệm Sơn trong Tây Du Kí là ở đâu?
Chân trời góc biển là ở đâu?
Trong truyện Ngu Công chuyển núi, quả núi nào đã bị di chuyển?
Ngũ Nhạc chỉ những vùng núi nào?
Vạn Lí Trường Thành có đúng là dài một vạn dặm hay không?
"Đào Nguyên ngoài cõi thế” là ở chỗ nào?
Sáu cố đô lớn của Trưng Quốc là những thành phố nào?
Tại sao trong tên gọi nhiều thành phố Trung Quốc có chữ "châu”?
Tại sao các ngõ và phố nhỏ ở Bắc Kinh được gọi là "hổ đồng". Còn ở Thượng Hải
thì gọi là "lí lộng"?
Tại sao nói Bắc Kinh là một thành phố có tính chất đối xứng?
Tại sao Thượng Hải là "Thân Thành” lại gọi tắt là "Hỗ"?
Tại sao vùng Nội Mông có rất nhiều "hạo đặc"?
Tại sao người châu Âu gọi Trung Quốc là "China"?


Tại sao bốn nền văn minh lớn thời cổ đều xuất hiện gần lưu vực những con sông
lớn?
Tại sao thủ đô Hy Lạp lấy tên một nữ thần?
Đảo Robinson trong Robinson phiêu lưu ký ở đâu?
Tại sao châu Mỹ mà Christophe Colomb phát hiện lại được gọi là Tây Ấn Độ?
Trung Đông là chỉ những nơi nào?
Vatican là nơi nào?
Tại sao Philadelphia được gọi là "nơi ra đời của nước Mỹ"?
Tại sao nói Đại hội Thế vận Olimpic là ngày hội thể thao quan trọng nhất trên thế

giới?
Tại sao Thế vận hội Olimpic được luân phiên cử hành tại các thành phố lớn trên thế
giới?
Đại hội thể dục thể thao long trọng có quy mô lớn nhất trên thế giới là Thế vận hội
Olimpic.
Tại sao trong lễ khai mạc Thế vận hội Olimpic có thủ tục chạy tiếp sức và châm
đuốc?
Tại sao có những môn thể dục thể thao có thể trở thành hạng mục thi đấu trong Thế
vận Olimpic, còn những môn khác?
Tại sao cự ly của môn chạy Maraton lại được quy định là 42km + 195m?
Tại sao các đô vật Nhật Bản đều hết sức to béo?
Tại sao hình thể người miền Nam và miền Bắc Trung Quốc không giống nhau?
Cờ vua quốc tế đã ra đời như thế nào?
Cờ tướng Trung Quốc đã ra dời như thế nào?
Tại sao trên bàn cờ tướng Trung Quốc có "Sở hà, Hán giới"?
Tại sao trên bàn cờ Trung Quốc hai bên đều có năm quân Tốt?
Cờ Vây là do ai phát minh?
Thập bát ban võ nghệ là gì?
Tại sao gọi kẻ bất ngờ thắng cuộc là "ngựa đen"?
Tại sao phải tặng vòng nguyệt quế cho người chiến thắng?
Tại sao tặng "cúp” cho người đoạt giải quán quân>

Lời người làm sách
Tuổi nhỏ ham hiểu biết và cần ham hiểu biết. Đó là cái may của xã hội tương lai. Nhưng
các bậc người lớn nhiều khi lúng túng trước vô số câu hỏi của em, con, cháu mình. Có lẽ
vì vậy mà cuốn Tiểu học sinh thiên hạ sự toàn tri đạo (Học sinh tiểu học biết mọi chuyện
trong thiên hạ) vừa phát hành tại Trung Quốc tháng 12/2000 thì tháng 2/2001 đã được in
lại đến lần thứ ba, số lượng lên tới 41.000 bản.
Để giúp các bạn nhỏ Việt Nam - và không chỉ các bạn nhỏ - tìm thấy câu trả lời cho nhiều
thắc mắc đáng khuyến khích, năm 2002 Trung Tâm Văn Hóa Ngôn Ngữ Đông Tây liên

kết với Nhà Xuất Bản Thuận Hóa tổ chức dịch và xuất bản tựa sách nói trên; sách được in
thành bốn tập nhỏ với nhan đề Biết tất tật chuyện trong thiên hạ. Đây là loại sách có tính
chất bách khoa tri thức, tập hợp những câu chuyện thú vị từ xưa đến nay trong cuộc sống,
trong mọi lĩnh vực văn hóa, khoa học, lịch sử... ở khắp năm châu bốn biển, mà trước hết
là ở Trung Quốc và Phương Đông. Bản dịch tiếng Việt ra đời đã được sự đón nhận nhiệt
tình nên năm 2003, chúng tôi đã tổ chức biên tập lại, in thành một tập khổ 14.5 x 20.5.


Trong năm 2007 này, chúng tôi tiếp tục chỉnh sửa và cho tái bản lần thứ 3 để làm món
quà ý nghĩa cho các bạn nhỏ ham hiểu biết. Người làm sách mong nhận được nhiều ý
kiến đóng góp xây dựng hoàn thiện trong những lần in sau.
Hà Nội, 2007
Biettattatchuyentrongthienha

Tại sao người Trung Quốc thời cổ coi Kì lân, Phượng hoàng, Rùa và
Rồng là những con vật tượng trưng cho điều tốt lành?
Thời xưa ở Trung Quốc, Kì lân, Phượng hoàng, Rùa và Rồng được gọi chung là "tứ linh"
(bốn giống vật linh thiêng). Truyền thuyết nói rằng: "Kì lân tín nghĩa, Phượng hoàng trị
loạn, Rùa báo điềm lành, còn Rồng có phép biến hoá".
Nói vậy cũng có nghĩa Kì lân là biểu tượng của đức hạnh đôn hậu, tượng trưng cho đời
thịnh trị thái bình; Phượng hoàng giữ gìn cuộc sống bình yên; Rồng có thể hô phong hoán
vũ nên tượng trưng cho quyền lực và sự tôn nghiêm; Rùa biết trước tương lai, và cũng là
con vật tượng trưng cho sự trường thọ.
Vì thế bốn loài này được coi là những con vật tiêu biểu cho sự tốt lành. Nhưng trong số
đó chỉ Rùa là có thực, còn lại đều là những con vật thần thoại hoặc nói cách khác là
những hình tượng nghệ thuật do con người sáng tạo ra.
Kì lân trong truyền thuyết thân giống hươu, đầu mọc một sừng duy nhất, có vẩy như cá,
đuôi như đuôi trâu, tính ôn hòa, thuần nhã, độ lượng cho nên được coi là loài thú nhân
hậu, có đức hạnh. Các bậc đế vương Trung Quốc mọi thời đại đều coi Kì lân là điềm tốt
lành kì lạ của đất nước, còn trong dân gian thì có truyền thuyết Kì lân tống tử

Thời cổ đại xa xưa Rồng và Phượng hoàng được sùng bái, coi là thủy tổ tượng trưng của
nhiều bộ lạc và được thờ cúng.
Rồng là tôtem (vật tổ) của dân tộc Hoa Hạ ở miền Tây Trung Quốc. Theo truyền thuyết,
Rồng có chín bộ phận trên cơ thể giống các loài vật khác là sừng hươu, đầu và cổ rắn,
mắt tôm, tai bò, bụng ngôi mộ tổ giống loài sò hến, vẩy cá chép, vuốt chim ưng và bàn
chân hổ.
Phượng là tên gọi tắt của chim thần phượng hoàng, là tôtem của hàng loạt bộ lạc cư trú ở
miền Đông Trung Quốc. Theo truyền thuyết, chim Phượng cao sáu thước, đầu gà, cổ rắn,
hàm yến, lưng hổ và có năm sắc.
Về sau vua chúa phong kiến coi Rồng là biểu tượng cho quyền lực và sự tôn nghiêm của
mình. Long bào (áo rồng) và phượng quán (mũ phượng) trở thành những vật dụng chỉ
dành riêng cho vua và hoàng hậu.
Còn trong dân gian, Rồng và Phượng là biểu tượng của sự tốt lành, vì thế mà có câu
"Long Phượng trình tường" (Rồng Phượng báo điềm lành).
Trong tứ linh, Rùa là con vật có thật. Rùa giỏi chịu đựng đói và khát có sức sống cực kì
mạnh mẽ nên tượng trưng cho sự trường thọ; lại vì được cho là linh thiêng biết trước điều
may rủi nên Rùa còn được coi là con vật trung gian giữa người và thần linh.
LIÊU KIỆN HOA
Biettattatchuyentrongthienha

Tại sao trong tên gọi các công trình kiến trúc thời cổ thường có chữ
"cửu” ?
“Cửu” (chín) là con số được dùng nhiều trong dân gian ở Trung Quốc. Đặc biệt các công
trình kiến trúc cổ hầu như đều liên quan đến số chín. Chẳng hạn thành Bắc Kinh hồi đầu


có chín cổng; Thiên An Môn có chín tòa lầu gọi là Cửu Doanh Trùng Lâu; bốn góc Cố
Cung có các tòa lầu đều gồm chín tầng và mười tám cột trụ; cổng lớn các kiến trúc cung
đình đều có chín đèn ngang và chín đèn dọc; các bức tường chạm rồng ở Bắc Hải và Cố
Cung đều có chín con, vì thế được gọi là "Cửu Long Bích" (tường chín con rồng). Vậy thì

tại sao lại như thế ?
Vốn là, người Trung Quốc thời cổ dựa vào thuyết âm đương gọi số lẻ là số dương, còn số
chẵn là số âm. Số Chín lớn nhất trong các số dương nên gọi là "cực dương số”. Vì thế
người ta thường dùng số chín để nói lên cái ý niệm to, nhiều, hết sức, và còn dùng số chín
để tượng trưng cho thiên tử. Sách cổ Kinh Dịch viết rằng con số chín có ý nghĩa tốt lành
nên kiến trúc cung đình thời cổ Trung Quốc đều dùng số chín hoặc các bội số của số chín
để thiết kế xây dựng, nhằm làm nổi lên ý niệm hoàng đế là bậc thiên tử, không ai còn có
thể cao hơn nữa.
Vì số chín là số lớn nhất trong các số, cho nên người ngày nay vẫn thường xuyên thích
dùng số chín hoặc các bội số của số chín để nói lên ý niệm về cái gì có nhiều. Chẳng hạn
cửu tiêu (chín tầng trời), cửu tuyền (chín suối, tức là âm phủ), thập bát ban vũ nghệ
(mười tám môn võ nghệ), thập bát tằng địa ngục (mười tám tầng địa ngục), thập bát La
Hán (mười tám vị La Hán), tam thập lục kế (ba mươi sáu kế), thất thập nhị hàng (bẩy
mươi hai ngành nghề)...
LIÊU KIỆN HOA
Biettattatchuyentrongthienha

Tại sao mặt tiền các kiến trúc cổ Trung Quốc thường có một đôi sư
tử đá?
Trong số các di vật văn hóa thời cổ đại khai quật được ở Trung Quốc, dù là đồ ngọc, đồ
gốm, đồ đất nung, đồ đồng thau, hay các bức vẽ, các bức khắc trên đá, chúng ta thấy các
động vật được thể hiện chỉ có hổ, dê, chim, cá, bò, lợn, hạc, hươu .. Tất nhiên còn có rồng
là con vật do người ta tưởng tượng ra, nhưng hình như không di vật nào có hình sư tử.
Nguyên nhân của việc này rất đơn giản. Trung Quốc thời cổ không có sư tử, người ta
chưa biết đến sư tử, vì thế không thể khắc họa hình sư tử trong các tác phẩm. nghệ thuật.
Quê hương của sư tử là những vùng nhiệt đới ở Châu Phi, Ấn Độ... Sư tử Trung Quốc chỉ
có từ khi Hán Vũ Đế sai Trương Khiên đi sứ Tây Vực, được vua Tây Vực tặng sư tử như
một món lễ vật quý báu để đưa về Trung Quốc.
Khoảng năm 125 sau Công nguyên, hoàng đế thứ bảy của nhà Đông Hán là Thuận Đế
Lưu Bảo lên ngôi. Quốc vương Sơ Lặc đất Tây Vực sai sứ đem tới Lạc Dương tặng

Thuận Đế một cặp sư tử. Vị hoàng đế trẻ tuổi này rất thích nên đã di chiếu lại rằng: sau
khi trẫm băng hà, các khanh hãy dùng cặp sư tử này để canh lăng mộ cho trẫm. Khi
Thuận Đế Lưu Bảo qua đời, vì không có sư tử thật nên người ta phải nghĩ ra cách tạc sư
tử đá đặt ở trước lăng. Về sau, các quan to quyền quý cũng bắt chước tạc sư tử đá đNnh
lăng mộ cho người chết.
Tượng sư tử đá cũng có thế uy nghiêm, mạnh mẽ và đầy sức sống, đặc biệt khi được tạc
trong tư thế quỳ, hai chân trước duỗi, hai chân sau gập, ngực ưỡn, bụng thót, cổ có mảng
lông xoăn, khắp mình bắp thịt nổi cuồn cuộn - tất cả tập trung thể hiện vẻ dũng mãnh và
sức mạnh của con sư tử. Hình tượng này cũng biểu hiện một cách khái quát thế giới nội
tâm và sự tìm kiếm về tinh thần của người thợ tạc hình sư tử.
Những người thợ thông minh thời cổ Trung Quốc, trong những trường hợp khác nhau, đã
tạc ra được những con sư tử với trăm ngàn tư thái khác nhau. Về sau chức năng của sư tử


đá đã từ chỗ bảo vệ người chết ở trước lăng mộ đã chuyển thành khả năng xua đuổi tà
ma, tiêu trừ tai họa. Vì thế sư tử lại còn được bầy ở trước các công trình kiến trúc tôn
giáo như chùa chiền, miếu mạo, hang đá. Ngoài ra chúng còn xuất hiện như những trang
trí thể hiện sự tốt lành ở trước các công trình kiến trúc như cầu, từ đường, cung điện,
trong số đó nổi tiếng nhất có đôi sư tử đá trước Thiên An Môn Bắc Kinh. Thủ pháp điêu
khắc của cặp sư tử này theo lối tả thực tương đối hình tượng tinh vi, uy vũ hùng tráng,
khí thế đằng đằng, do đó rất được người xem ưa thích.
TỪ DỤC AN - QUÁCH CẢNH PHONG
Biettattatchuyentrongthienha

Tại sao phần mộ của các đế vương được gọi là lăng?
Năm 210 trước Công nguyên sau khi băng hà, Tần Thủy Hoàng được mai táng ở núi Ly
Sơn ngoại thành phía đông Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Dựa theo những điều được ghi lại,
phần mộ Tần Thủy Hoàng cao hơn 100 mét, đến nay vẫn như một tòa núi nhỏ, với thế đất
rất hùng vĩ.
Ngay từ khi còn sống, Tần Thủy Hoàng đã lo xây dựng phần mộ cho bản thân mình rồi.

Sau khi thống nhất được Trung Quốc, vị hoàng đế này đã dùng vài chục vạn người để tu
bổ thêm. Theo truyền thuyết thì bên trong lăng mộ người ta dùng thủy ngân để tạo thành
sông, suối và biển, các trân châu và báu vật tập trung đem vào trong đó không đếm sao
cho hết.
Sau khi Tần Thủy Hoàng chết đi, tất cả những phi tần chưa sinh con, thợ xây và tu bổ
lăng mộ cũng đều bị chôn sống theo hết, vì hoàng gia sợ họ tiết lộ những điều bí mật
trong lăng mộ.
Thời xưa, sau khi người ta chết đi, thi thể đều phải đem chôn xuống đất, cho nên có câu
nói "nhập thổ vi an" (chôn được xuống đất là yên). Nơi mai táng của những người bình
thường đều phải dùng đất đắp thành một đống nhỏ để cho biết đây là một phần mộ.
Những người có địa vị càng quan trọng, quan chức càng cao, tiền tài càng nhiều, thì sau
khi chết đi phần mộ của họ càng càng to. Còn các đế vương, tể tướng, võ tướng vốn
muốn phô bầy địa vị cao quý của mình thì tự nhiên cũng có phần mộ được xây dựng càng
đồ sộ hơn nữa. Do đó các phần mộ này được gọi là lăng. Lăng là một núi đất to. Phần mộ
của Tần Thủy Hoàng có quy mô rất lớn, do đó gọi là Tần lăng.
Các lăng mộ đời Hán đều dùng đất đắp cao lên từng bậc, phần dưới to, phần trên nhỏ, tạo
nên một hình thế ổn định, vững vàng như núi.
Từ đời Đường về sau, các bậc đế vương nhận thấy rằng phần mộ xây dựng như thế vẫn
chưa phô bày hết được thân phận cao quý của mình, nên đã xây dựng những lăng mộ dựa
vào núi.
Ngày nay phần mộ của các lãnh tụ và liệt sĩ cách mạng cũng được gọi là lăng hay là lăng
viên, chẳng hạn như lăng Tôn Trung Sơn, lăng viên liệt sĩ Long Hoa...
QUÁCH CẢNH PHONG
Biettattatchuyentrongthienha

Tại sao ngày đầu năm gọi là "Nguyên đán"?
Hiện nay ở Trung Quốc ngày mồng một tháng Giêng dương lịch hàng năm được gọi là
ngày Nguyên đán. Trong tiếng Hán, chữ “nguyên” nghĩa là bắt đầu, tức là thứ nhất, còn
chữ "đán" nghĩa là một ngày hoặc buổi sáng. Hai chữ này được ghép lại với nhau thì
dùng để chỉ ngày đầu tiên trong một năm.



Thời gian trái đất xoay quanh mặt trời được một vòng theo phương pháp làm lịch gọi là
một năm. Song sự vận chuyển của trái đất quanh mặt trời không có điểm đầu và điểm
cuối cố định, vì thế điểm đầu và điểm cuối của một năm là do con người quy định. Do đó
các phương pháp làm lịch không thống nhất.
Ở Trung Quốc, theo truyền thuyết thì cái tên gọi "Nguyên đán” có nguồn gốc từ một vị
hoàng đế trong Tam hoàng Ngũ đế có tên là Chuyên Húc. Chuyên Húc lấy tháng Giêng
nông lịch là Nguyên và ngày mồng một là Đán.
Về sau, cótriều đại lại thay đổi nhật kì của ngày Nguyên đán. Chẳng hạn nhà Hạ lấy ngày
mồng một tháng Mười Hai là Nguyên đán, nhà Thương lấy ngày mồng một tháng Mười
Hai là Nguyên đán.
Nhà Chu lấy ngày mồng một tháng Mười một làm Nguyên đán, nhưng đến đời Hán Vũ
Đế lại quy định lấy ngày mồng một tháng Giêng là Nguyên đán, rồi từ đó đến nay, trải
qua các thời đại, nhật kì của ngày Nguyên đán không còn thay đổi nữa.
Từ sau cách mạng Tân Hợi, người Trung Quốc chuyển sang dùng Công lịch và ngày
Nguyên đán âm lịch được đổi tên là Xuân tiết (ngày tết xuân), còn ngày mồng một tháng
giêng của lịch mới thì được gọi là Tân niên (ngày năm mới).
Năm 1949, Hội nghị Toàn thể khoá I Hội nghị Nhân dân Chính trị Hiệp thương Trung
Quốc đã thông qua việc sử dụng "cách ghi năm theo Công nguyên" và chính thức quy
định ngày mồng một tháng Giêng Công lịch là ngày Nguyên đán.
Ngày nay, nhiều quốc gia áp dụng Công lịch đều lấy ngày mồng một tháng Giêng làm
ngày Nguyên đán, nhưng vẫn còn có một số quốc gia và dân tộc, do phương pháp làm
lịch dựa theo những tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, khí hậu các mùa... không
đồng nhất, cho nên nhật kì ngày Nguyên đán của mỗi năm được định ra không như nhau.
Thí dụ nhân dân Ai Cập lấy ngày nước sông Nin bắt đầu dâng lên làm ngày Nguyên đán.
TRƯƠNG LƯƠNG NHẤT
Biettattatchuyentrongthienha

Tại sao đến tiết Thanh minh người ta phải đi tảo mộ?

Hàng năm, cứ đến tiết Thanh minh là bao giờ người ta cũng ra ngoại thành đi tảo mộ.
Trong ngày này, dân chúng ăn bánh trôi, căm nhành liễu, nhiều trường hợp lại còn tổ
chức những buổi cho học sinh đi chơi mùa xuân gọi là "Đạp thanh xuân du” (giẫm lên cỏ
xanh dạo chơi mùa xuân). Tất cả các tập quán này bắt nguồn từ tiết Hàn thực (ăn đồ
nguội) theo truyền thống trong lịch sử Trung Quốc.
Tương truyền trong thời Xuân Thu trước đây hơn hai nghìn năm, Tấn Văn Công trong
khi luận công khen thưởng cho các công thần khai quốc có để sót mất người ân nhân cứu
mạng mình là Giới Tử Thôi. Sau đó đến khi Tấn Văn Công nhớ lại thì Giới Tử Thôi đã
đưa mẹ về ẩn cư ở Miên Sơn (nay ở phía đông nam huyện Giới Lưu tỉnh Sơn Tây), không
thể nào tìm thấy được nữa.
Khi ấy có người đã hiến kế cho Tấn Văn Công dùng lửa đốt núi thì Giới Tử Thôi sẽ bắt
buộc phải dời núi mà ra. Không ngờ lửa đốt ba ngày ba đêm đã thiêu sống cả hai mẹ con
Giới Tử Thôi, vì thế Tấn Văn Công hết sức đau buồn, đã sai đổi tên Miên Sơn thành Giới
Sơn và lập miếu thờ.
Năm sau, đến ngày đốt rừng năm trước, nhà vua ban lệnh cho dân cấm đốt lửa và chính
mình ăn đồ nguội để tự trách phạt. Tiết Hàn thực đã được đặt ra từ ngày ấy.


Hàng năm, vào ngày này dân chúng chỉ ăn đồ nguội làm sẵn từ trước như tránh trôi, bánh
táo, và ra đồng làm lễ cúng Giới Tử Thôi để tưởng nhớ tới người bề tôi hiền đức không
ham danh lợi sau khi sự nghiệp đã thành công.
Nhưng chính vì ngày của tiết Hàn thực trùng với tiết Thanh minh cho nên tiết Thanh
minh cũng gọi là tiết Hàn thực, rồi dần dà việc làm lễ kỉ niệm này đ phong tục Thanh
minh tảo mộ và Đạp thanh.
CHU SƠ DƯ
Biettattatchuyentrongthienha

Dịp tết Đoan ngọ tại sao người ta ăn bánh tét?
Mỗi năm cứ đến ngày mồng năm tháng Năm nông lịch, mọi người đều vui vẻ ăn bánh tét,
có địa phương còn tổ chức đua thuyền rồng và ngày ấy được gọi là tết Đoan ngọ. Theo

truyền thuyết thì đây là tập quán để tưởng niệm Khuất Nguyên - nhà thơ vĩ đại đầu tiên
của Trung Quốc.
Khuất Nguyên sinh ở đất Tỷ Quy nước Sở năm 340 trước Công nguyên. Dưới thời Chiến
Quốc, trong số các nước hùng mạnh thì nước Sở có lãnh địa rộng lớn nhất, song nước
Tần ở phương Bắc lại mạnh hơn. Và nước Tần đã coi nước Sở là đối thủ chính của mình
trong cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ.
Hồi ấy Khuất Nguyên đảm nhiệm một chức vị quan trọng ở nước Sở. Ông kiến nghị với
Sở Hoài Vương nên liên hợp với các nước Tề, Triệu, Ngụy, Hàn, Yên để cùng nhau
chống lại nước Tần. Hồi đầu, Sở Hoài Vương hết sức tín nhiệm Khuất Nguyên, để cho
Khuất Nguyên soạn ra pháp lệnh mới, nhưng về sau có nhiều gian thần gièm pha li gián,
khiến Sở Hoài Vương nghi ngờ, cuối cùng bãi chức quan và đày đ
Trong tâm trạng đau buồn vô hạn, Khuất Nguyên đã viết bản trường thi trứ đanh Ly tao
để bày tỏ niềm lo lắng của mình về vận mệnh nước Sở.
Sau đó Khuất Nguyên đi lang thang trên bờ sông Nguyên. Có ông lão đánh cá hỏi:
"Người trên đời này đều bẩn như thế, tại sao ông lại không hòa lẫn với họ trong bùn
nhơ?". Khuất Nguyên trả lời: "Tôi thà nhảy xuống sông còn hơn để cho phẩm cách của
mình bị vấy bùn". Đầu mùa hạ năm 278 trước Công nguyên, Khuất Nguyên nhảy xuống
sông Mịch La, lấy cái chết giữ trọn lời thề.
Ngày ấy là mồng năm tháng Năm âm lịch. Vào tiết này, dân chúng ném cơm xuống sông
để tưởng nhớ Khuất Nguyên. Về sau người ta không ném cơm nữa, mà lấy lá gói xôi ném
xuống sông, và nghĩ rằng nếu làm như thế thì các loài yêu quái dưới nước sông sẽ phải
kinh sợ. Người ta lại còn sửa sang các con thuyền thành hình những con rồng, thế là có
tập quán đến tết Đoan ngọ thì dân chúng ăn bánh tét và đua thuyền rồng.
QUÁCH CẢNH PHONG
Biettattatchuyentrongthienha

Tại sao đến rằm tháng Tám người ta ăn bánh Trung thu?
Tết Trung thu vào tháng Tám trăng rất tròn. Bánh Trung thu vừa thơm vừa ngon ngọt.
Hôm ấy tất cả các gia đình đều đoàn tụ, mọi người có thể vừa ăn bánh vừa ngắm trăng,
tình cảm đằm thắm rất là thú vị.

Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết giải thích vì sao cứ đến tết Trung thu người ta
lại ăn bánh Trung thu. Nhưng truyền thuyết được phổ biến nhất là trong những năm cuối
triều đại nhà Nguyên, bọn thống trị áp bức bóc lột nhân dân rất tàn khốc, khiến dân chúng
bất mãn và nuôi ý chí phản kháng mãnh liệt.


Hồi ấy có hai vị lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa là Chu Nguyên Chương và
Lưu Bá Ôn đã tổ chức nhân dân vùng lên chống lại bè lũ thống trị tàn bạo. Để có thể
truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, người ta đã làm những cái bánh hình
tròn, trong những cái bánh này đều có nhét thêm một tờ giấy ước định thời gian khởi
nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng Tám âm lịch. Sau đó những cái bánh
này được người ta truyền đi cho nhau và trở thành một phương tiện liên lạc. Phương pháp
này tỏ ra hết sức hiệu nghiệm, tiu tức hô hào khởi nghĩa đã được truyền đi khắp nơi.
Về sau người Trung Quốc lấy việc ăn bánh Trung thu vào ngày rằm tháng Tám để kỉ
niệm sư kiện ấy. Như vậy phong tục ăn bánh Trung thu trong ngày tết Trung thu dần dần
đã được lưu truyền cho tới ngày nay.
Thật ra bánh Trung thu đã có từ đời Đường. Nó được coi như một thứ đồ lễ để cúng thần
mặt trăng, và hồi ấy bánh này được gọi là bánh nhỏ (tiểu bính) hay bánh ngọt (điềm bính)
và ở kinh thành Trường An đã có những cửa hiệu làm và bán bánh Trung thu.
Sang đến đời Tống thì các nơi trong nước đã có nhiều thứ bánh Trung thu với phong vị
khác nhau, chẳng hạn bánh kiểu Tô Châu, bánh kiểu Quảng Châu, bánh kiểu Ninh Ba,
bánh kiểu Bắc Kinh.
Vì bánh Trung thu có mùi vị thơm ngon, hình của nó lại tương tự như mặt trăng, cho nên
về sau loại bánh này đã được dùng làm vật tượng trưng cho chuyện gia đình đoàn tụ
trong ngày tết Trung thu, đồời nó cũng được dùng làm quà ngày lễ để bạn bè thân thuộc
tặng cho nhau kèm theo những lời chúc tốt lành.
TRƯƠNG LƯƠNG
Biettattatchuyentrongthienha

Tại sao tết Người Già và tết Trùng dương trùng hợp với nhau?

Đời xưa ở Trung Quốc người ta gọi các số 1, 3, 5, 7, 9 là số dương, còn các số 2, 4, 6, 8
thì được gọi là số âm.
Ngày mồng chín tháng Chín âm lịch đúng là có hai số chín trùng nhau, cho nên ngày này
được gọi là “Trùng cửu” (trùng số chín). Đồng thời ngày là dương, tháng cũng là dương,
vì thế ngày này cũng được gọi là “Trùng dương”, do đó ngày mồng chín tháng Chín được
gọi là “Trùng dương”, mà cũng được gọi là “Trùng cửu”.
Tết Trùng dương đại khái đã bắt đầu có trước đây hơn một ngàn bảy trăm năm. Theo
truyền thuyết thì dưới đời Đông Hán có một người ở Nhữ Nam tên là Hoàn Cảnh. Hoàn
Cảnh lạy một vị tiên là Phí Trưởng Phòng xin được nhận làm đồ đệ. Một hôm sư phụ
bỗng nói với đệ tử rằng nhà của Hoàn Cảnh đến ngày mồng chín tháng Chín sẽ phải chịu
một tai họa rất lớn, và bảo ông phải mau mau về nhà để đưa gia đình lên núi cao, và nếu
đeo cây thù du và uống rượu hoa cúc thì sẽ có thể tiêu trừ được tai nạ
Hoàn Cảnh vâng lời sư phụ đưa cả nhà lên núi, thì quả nhiên thoát được tai nạn và được
bình an vô sự, nhưng trong nhà có bao nhiêu gà, vịt, dê, chó đều chết hết. Từ đấy về sau
người ta bắt đầu có phong tục cứ đến tết Trùng dương thì kéo nhau lên núi cao.
Ở thời cổ xưa, người ta ăn tết Trùng dương là vì cảm thấy rằng hai con số chín đi với
nhau là không được tốt, cho nên phải trèo lên núi cao, đeo cây thù du vào người và uống
rượu hoa cúc thì mới có thể xua đuổi được tà khí, tránh khỏi các tai họa và gặp được
những điều may mắn. Nhưng về sau cùng với sự tiến bộ của xã hội, quan niệm mê tín kia
dần dần không còn nữa.
Tháng Chín âm lịch chính là thời tiết mùa thu, không khí trong lành. Trong những ngày
này mà lên núi cao, nhìn ra ngoài xa thì có thể rèn luyện thân thể, lại có thể cảm thấy tinh


thần của mình được sảng khoái. Vì cách hoạt động như thế này hết sức thích hợp với
những người đã có tuổi, cho lên người ta cũng quy định lấy tết Trùng dương làm tết
Người Già (Lão Nhân tiết).
LIÊU KIỆN HOA
Biettattatchuyentrongthienha


Tại sao ngày mồng tám tháng mườl Hai âm lịch được gọi là "Lạp bát
tiết"?
Ngày xưa ở Trung Quốc, cứ đến khi năm cũ chuyển mới thì người ta thường dùng thịt
muối của các loài cầm thú để cúng lễ, cầu xin trời phật ban cho phúc thọ và giải trừ được
tai nạn. Khi đó chữ “liệp” (bộ khuyển: săn bắn) cũng đồng nghĩa với chữ "lạp” (bộ nhục)
nghĩa là muối thịt, muối cá, vì thế người đời xưa gọi hoạt động tế lễ trời đất thần linh và
cúng giỗ tổ tiên là "lạp tế”, rồi sau đó tháng Mười Hai cuối năm cũng được gọi là "Lạp
nguyệt”.
Từ đời Tiền Tần, người ta bắt đầu coi ngày cử hành hoạt động “lạp tế” trong tháng Mười
Hai là ngày tết đầu năm, nhưng hồi ấy vẫn còn chưa cố định là vào đúng ngày nào.
Mãi đến đời Nam Bắc Triều mới xác định hoạt động "lạp tế” vào ngày mồng tám (bát)
tháng Mười Hai âm lịch, do đó ngày này cũng được gọi là "Lạp bát tiết".
Vào ngày "Lạp bát tiết", người ta thường dùng những thứ ngũ cốc như gạo, đậu, cho
thêm hạt dẻ, hạnh nhân, lạc... nấu thành một thứ cháo vừa thơm vừa ngon gọi là "Lạp bát
chúc" (cháo ngày tám lạp tế) để tiến hành "Lạp tế” và toàn thể gia đình có thể tụ tập ngồi
ăn với nhau.
Và như vậy phong tục cổ xưa ăn "Lạp bát chúc" vẫn còn được kéo dài cho tới ngày nay.
Đến đời Tống việc ăn "Lạp bát chúc" rất được thịnh hành, sách Thiên Trung Kí có ghi lại
rằng, đời Tống ở Đông Kinh đến ngày mồng tám tháng Mười Hai tất cả các chùa lớn ở đô
thành đều phát thứ cháo thất bảo ngũ vị gọi là "Lạp bát chúc". Cứ đến ngày Lạp bát thì
không riêng triều đình cùng các quan phủ và chùa chiền phải nấu rất nhiều "Lạp bát
chúc", mà dân gian cũng tranh nhau bắt chước.
Đến đời Thanh, tới ngày ấy thì sư sãi ở các chùa chiền, miếu viện còn phải làm lễ tụng
kinh, dùng cháo đ̓ng Phật tưởng nhớ đến Đức Thích Ca Mâu Ni, còn ở trong dân gian
người ta nấu "Lạp bát chúc" để cúng thần linh và tổ tiên, rồi cả nhà tụ tập ăn uống vui vẻ
với nhau, đồng thời bạn bè, xóm giềng dân chúng cũng đem tặng cho nhau.
DIỆP QUẢNG SINH
Biettattatchuyentrongthienha

Đêm cuối năm tại sao lại phải thức qua giao thừa?

Ăn giao thừa trong đêm trừ tịch là một trong những phong tục tập quán ở Trung Quốc.
Hàng năm cứ đến tới ngày ba mươi - tháng Chạp thì trong các gia đình, cả nhà đều đoàn
tụ trước đèn, trong gian phòng sưởi ấm có bầy rượu cùng các thức ăn ngon và người ta
thường không ngủ để chờ đón năm mới.
Tập quán thức qua đêm giao thừa này, tương truyền là nhằm để phòng tránh một loài dã
thú cực kì hung ác và dũng mãnh có tên là “niên". Theo truyền thuyết thì ở cái thời rất xa
xưa ấy, tổ tiên của người Trung Quốc thường bị loài dã thú này uy hiếp. Loài "niên" này
hết sức hung dữ, nó ăn tất cả các loài thú vật khác, nhưng mỗi năm cứ đến tháng Mười
Hai "Lạp nguyệt”, giữa mùa đông, tiết trời ở trên núi hết sức giá lạnh làm cho nó khó tìm


được thứ gì mà ăn, thế là nó xuống núi hoành hành quấy nhiễu, săn bắt người và gia súc,
dân chúng hết sức hoảng sợ, đời sống không còn được yên tĩnh nữa.
Mãi về sau con người m phát hiện thấy rằng loài "niên” này rất sợ đèn lửa và tiếng động.
Vì thế người ta bắt đầu để những đống lửa, đánh chiêng khua trống và đốt pháo suốt đêm
đến sáng để xua đuổi những con "niên” ấy trở về núi rừng hoang dã, làm cho chúng phải
chết đói, chết rét ở chỗ băng tuyết. Để kỉ niệm thắng lợi ấy đã hình thành phong tục thức
qua đêm giao thừa.
Xưa kia con người rất coi trọng việc thức qua đêm giao thừa, cổ ngữ gọi đêm giao thừa
là: "Một đêm nối liền hai năm, năm canh chia thành hai năm” (nhất dạ liên song tuế, ngũ
canh phân nhị niên).
Trong lịch sử Trung Quốc, thời Nam Bắc Triều đã có ghi chép về phong tục thức qua
đêm giao thừa. Hồi ấy bất luận là nhà quan hay nhà dân, cả gia đình đều ngồi quanh bếp
lò suốt đêm không ngủ.
Sang đến đời Đường thì phong tục này càng thêm hưng thịnh, vua Đường Thái Tông Lí
Thế Dân và đại thi hào Đỗ Phủ đều có bài thơ nhan đề là Thủ tuế (Đón giao thừa).
TRƯƠNG LƯỠNG NHẤT
Biettattatchuyentrongthienha

Tại sao người miền Bắc Trung Quốc có phong tục ăn mằn thắn trong

tết Nguyên đán?
Hàng năm trong đêm giao thừa, ở miền Bắc Trung Quốc nhà nào cũng cán bột làm mằn
thắn, sau đó cả nhàồi với nhau, vừa ăn mằn thắn vừa hưởng niềm vui đón năm mới. Đời
xưa mằn thắn còn gọi là "hồn đồn". Tất nhiên món "hồn đồn” ngày ấy không giống món
hồn đồn của người Trung Quốc bây giờ. Chiếc bánh có hình thù rất thú vị, nom nó cong
cong cứ như một vầng trăng khuyết treo trên trời. Về sau người ta gọi cái bánh "hồn đồn"
hình bán nguyệt này là “phấn giác" (hình có góc bằng bột). Người miền Bắc đọc chữ
"giác" thành âm "kiểu", vì thế dần dần mới chuyển thành cái tên “giảo tử" của món mằn
thắn ngày nay.
Người miền Bắc thích ăn “giảo tử” không những vì món ăn này có mùi vị rất ngon mà
còn vì cái tên của nó có ý nghĩa là tìm kiếm điều tốt lành. Đời xưa tên của giờ lúc nửa
đêm gọi là giờ Tý, vì việc tiễn năm cũ đón năm mới bắt đầu từ giờ Tý, cho nên người
miền bắc Trung Quốc thích ăn "canh tuế giảo tử” ("canh tuế” nghĩa là "thay năm”) tức là
món mằn thắn ăn vào lúc thay đổi từ năm cũ sang năm mới.
Ở nhiều địa phương người ta nặn “giảo tử” thành hình những đĩnh vàng, bên trong bánh
có bỏ vài đồng tiền kẽm và cho rằng người nào ăn được bánh có đồng tiền ấy thì sẽ phát
tài.
Có khi bên trong "giảo tử" được nhồi lạc, táo, đường. Vì lạc còn có tên là “trường sinh
quả” (quả sống lâu), cho nên nó cũng hàm ý chúc người ta khỏe mạnh trường thọ. Quả
táo chúc vợ chồng mới lấy nhau sớm sinh quý tử, còn miếng đường tượng trưng cho sự
ngọt ngào trong đời sống của con người. Tất nhiên phần đông người ta vẫn là nặn “giảo
tử” với thịt băm hoặc trộn thịt băm với hành hẹ, rau cải để làm nhân, khi ăn sẽ có phong
vị mới mẻ.
KHANG BÌ
Biettattatchuyentrongthienha


Đêm giao thừa, tại sao người lớn tặng tiền mừng tuổi cho trẻ con?
Ngày tết, các bạn nhỏ rất vui vẻ sung sướng vì đã được ăn ngon mặc đẹp, lại còn được
người lớn cho tiền mừng tuổi (gọi là "áp tuế tiền"). Thử đếm mà xem, ít cũng vài chục

đồng, nhiều đến vài trăm đồng, quả là một món thu nhập không nhỏ.
Thời xưa ở Trung Quốc đã rất lưu hành phong tục đến lúc giao thừa thì cho con trẻ tiền
mừng tuổi. Người ta làm như thế không phải cốt đem lại một sự vui mừng gì cho con trẻ,
mà chỉ là để giúp con trẻ xua đuổi được tà ma và những điều xấu xa.
Người đời xưa cho rằng con trẻ sống suốt một đời thì khó lòng tránh khỏi phải chịu vài
lần bệnh tật, thậm chí còn có thể chết yểu. Nhưng do người lớn chưa có nhận thức đúng
đắn về tật bệnh, cho nên cứ tưởng nhầm rằng trẻ con mắc bệnh là do trúng tà. Vì thế họ
cho con trẻ ít tiền để chúng nó hối lộ tà ma ác quỷ, nhờ đó mà thoát khởi những sự tổn
hại. Tấm lòng của những người làm cha làm mẹ trong thiên hạ thật là đáng thương vậy.
Ngày nay, việc cho con trẻ "áp tuế tiền" chỉ là kéo dài phong tục tập quán của đời xưa mà
thôi, nhưng ý nghĩa căn bản của việc này tất nhiên không còn như trước nữa.
Trong đêm giao thừa, sau bữa cơm đoàn viên, những người lớn đem những món "áp tuế
tiền" gói sẵn trong giấy đỏ phát cho trẻ con, đồng thời nói vài câu khuyến khích, hy vọng
các cháu cố gắng học tập, giành được những thành tích lớn hơn.
Cũng có khi người ta chờ con trẻ ngủ say, mới len lén nhét "áp tuế tiền" vào dưới gối của
chúng nó. Sáng hôm sau bọn trẻ tỉnh dậy sẽ cảm thấy hết sức ngạc nhiên và niềm vui
sướng của chúng nhờ thế cũng tăng thêm. Như vậy có thể thấy rằng việc cho con trẻ "áp
tuế tiền" thì cũng chỉ nhằm tăng thêm phần nào không khí vui vẻ trong ngày tết.
Đêm giao thừa, có khi người lớn còn cho con trẻ "một đĩa quà mừng tuổi" (áp tuế bàn),
trên đĩa có đặt nhiều bánh kẹo, hoa quả như quả quýt. Trong tiếng Hán quả quýt là
"quất", âm đọc lên nghe hài hòa, đẹp đẽ nên việc đặt quả quýt trong đĩa quà mừng tuổi có
ý cầu mong năm mới được nhiều may mắn, tốt đẹp.
HÀN QUAN TRỊ
Biettattatchuyentrongthienha

Năm mới đánh vỡ đồ vật có phải là điềm không may hay không?
Ngày Tết là một ngày lễ hết sức quan trọng đã được lưu truyền qua bao nhiêu ngàn năm.
Trong những ngày Tết, nếu sơ ý đánh vỡ đồ vật thì sẽ được coi là một điềm “không may
mắn". Người ta nghĩ rằng như vậy thật là rủi, thậm chí có thể gây ra tai họa. Nhưng thật
ra đâ một tập tục, một thú "cấm kị" đã lưu truyền trong dân gian, và nó hoàn toàn không

thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hay tai họa gì cả.
Sở dĩ người Trung Quốc đặc biệt coi trọng ngày Tết vì Trung Quốc thuở xưa lấy nông
nghiệp là ngành sản xuất chính, sau khi gặt hái vào mùa thu người ta nghỉ ngơi chỉnh đốn
vào mùa đông, thời gian chuyển sang năm mới chính là lúc chuẩn bị cho những công việc
của năm mới. Vì thế người ta mong rằng ngày Tết sẽ mở đầu cho một năm thu hoạch
phong phú hơn.
Hàng ngàn năm nay ở Trung Quốc vào dịp Tết người ta làm lễ tế thần cầu phúc, hy vọng
thần linh sẽ ban cho một năm mới hạnh phúc mỹ mãn. Vì thế cho nên trong những ngày
này, ai cũng chỉ thích chứng kiến những sự việc vui vẻ để tinh thần sảng khoái, chứ
không muốn gặp phải những điều không vừa ý, không tốt đẹp. Chính do đó mới hình
thành sự "cấm.kị" là năm mới không được đánh vỡ đồ vật.
Không ít những điều cấm kị hình thành từ kinh nghiệm đời sống tỏ ra là những điều hợp
lí. Chẳng hạn như không được cầm dao dọa người, để tránh gây thương tích vô ích.


Song lại có nhiều điều cấm kị chỉ đơn thuần là phong tục tập quán, hoàn toàn không có
căn cứ khoa học.
Tuy nhiên "nhập gia phải tùy tục”, nếu dự định đến một quốc gia hay miền đất xa lạ trước
tiên chúng ta phải tìm hiểu phong tục tập quán của nơi đó, biết về những điều cấm kị để
tránh mắc phải sự hiểu nhầm hay những khó chịu không cần thiết. Chẳng hạn như khi
đến Trung Quốc thì không nên đánh vỡ đồ vật trong ngày Tết.
HÀN QUAN
Biettattatchuyentrongthienha

Tục mùa xuân múa rồng và múa sư tử
Hàng năm đến tiết Nguyên tiêu, các nơi trong toàn quốc đều phải tiến hành những hoạt
động ăn mừng, trong đó đáng chú ý nhất có múa rồng và múa sư tử.
Một con rồng dài nhiều mầu sắc, uốn lượn từng khúc, chuyển động linh hoạt, mau lẹ
trong tay những người điều khiển, thật quả có khí thế phi phàm và rất đẹp mắt.
Múa sư tử lại càng hấp dẫn người xem. Dưới sự chỉ đạo của người đầu trò, con sư tử đầy

uy vũ biểu diễn những động tác nhào lộn, lăn mình, vồ mồi, lạy chào, gãi lông, liếm
lông... nom hết sức buồn cười. Những người xem khen ngợi, cổ vũ không ngớt và lưu
luyến không thể bỏ đi được.
Thật ra từ xa xưa đã có múa rồng và múa sư tử rồi. Thời cổ đại các dân tộc thường lấy
một giống vật để tượng trưng cho mình và thờ cúng loài động vật ấy.
Các dân tộc vùng Hoa Hạ, trải qua một thời kì phát triển lâu dài, đã dần dần sáng tạo nên
hình tượng con rồng và coi nó là biểu tượng của dân tộc mình. Những thế hệ con cháu
đến ngày nay vẫn còn nhận mình là "dòng dõi của con rồng”.
Chẳng những thế, nhiều người còn đặt tên cho con cháu là rồng. Người xưa cho rằng con
rồng có phép thần thông quảng đại, hô phong hoán vũ,ược tai hoạ, không có việc gì con
rồng không làm được.
Hơn nữa ngay từ thời dựng nước xa xưa, người Trung Quốc đã sống dựa vào nông
nghiệp, mà sản xuất nông nghịệp muốn được mùa thì phải có được mưa thuận gió hoà. Vì
thế con người hết sức sùng bái bản lĩnh của con rồng, và nhân dân lao động Trung Quốc,
trong mọi ngày lễ quan trọng, đã hình thành thói quen múa rồng.
Cũng như múa rồng, múa sư tử đã có một quá trình lịch sử lâu đời. Dưới thời nhà Đường
cách đây hơn một ngàn năm, múa sư tử đã rất thịnh hành nơi cung đình, trong quân đội
cũng như ở chốn dân gian.
Người xưa gọi sư tử là vua của muôn loài, coi sư tử là biểu tượng của tinh thần dũng cảm
và sức mạnh và còn có thể xua đuổi tà ma, diệt trừ yêu quái, bảo vệ con người và gia súc
được bình an. Vì thế sư tử càng được sùng bái.
Theo đà phát triển của khoa học và kĩ thuật, con người ta ngày càng thoát khỏi sự ràng
buộc của mê tín dị đoan, tư tưởng "nhân định thắng thiên" (ý chí, lòng quyết tâm của con
người có thể thắng được số trời, sức mạnh tự nhiên) đã xâm nhập sâu sắc vào con người,
vì thế cho nên ngày nay múa rồng và múa sư tử chỉ còn là những trò vui trong ngày lễ mà
thôi.
HÀN QUAN TRỊ
Biettattatchuyentrongthienha



Tại sao tết Nguyên tiêu còn gọi là "Tết Đèn"?
Rằm tháng Giêng âm lịch là một ngày lễ truyền thống của Trung Quốc, thường gọi là
Nguyên tiêu. Tết Nguyên tiêu vốn dĩ có tên là Thượng Nguyên. Vì các hoạt động vui Tết
diễn ra vào buổi tối cho nên mới có thêm cái tên Nguyên tiêu ("tiêu” nghĩa là ban đêm).
Rồi dần dần người ta bỏ chữ Thượng Nguyên và chỉ còn dùng tên Nguyên tiêu mà thôi.
Hoạt động đêm Nguyên tiêu chủ yếu là chơi đèn, vì thế tết Nguyên tiêu còn được gọi là
Tết Đèn. Ngay từ tháng Mười Hai năm trước, người ta đã bận rộn chuẩn bị đèn cho tết
Nguyên tiêu vào năm sau. Có người rước đèn rồng, có người lắp cho đèn bốn cái bánh,
các bạn nhỏ có đèn con thỏ kéo pháo, cũng có người làm đèn kéo quân có thể chuyển
động.
Ở Trung Quốc, tục chơi đèn trong tết Nguyên tiêu đã có lịch sử lâu đời. Chuyện kể rằng
đời Đường có vị phu nhân nước Hàn sai người làm cho một cây "Bách kỹ đăng thụ” (cây
đèn một trăm kĩ thuật) cao hơn tám mươi thước đặt trên núi, đốt đèn lên thì ở những nơi
cách xa một trăm dặm cũng có thể trông thấy.
Đời Tống có nữ thi sĩ Chu Thục Chân đã soạn một bài từ trong đó có hai câu:
Khứ niên nguyên dạ thời,
Hoa thị đăng như trú
(Năm ngoái đêm Nguyên tiêu,
Phố hoa đèn sáng như ban ngày).
Như vậy có thể thấy là ngay từ đời Đường, đời Tống, tết Nguyên tiêu đã hết sức náo
nhiệt.
Tết Nguyên tiêuười ta còn có phong tục ăn bánh trôi. Bánh hình tròn khi nấu chín thì nổi
lên, vì thế gọi là bánh trôi. Từ đời Tống trở đi, tập tục này rất thịnh hành. Về sau bánh
trôi còn được gọi là "thang viên" hay "Nguyên tiêu”.
VŨ DUNG CHI
Biettattatchuyentrongthienha

Tại sao vợ chồng kết hôn lần đầu gọi là "vợ chồng kết tóc”?
Ngày xưa ở Trung Quốc phạm nhân thường bị cạo đầu, cắt râu. Các đời Tần, đời Hán
thường dùng hai hình phạt này. Việc cạo đầu phạm nhân gọi là "khôn hình" còn cắt râu

gọi là "nại hình" - về mức độ thì khôn hình nặng hơn nại hình.
Ngược lại, người bình thường dù là nam hay nữ cũng đều để tóc dài. Con trai đến 20 tuổi
phải được làm lễ đội mũ (quán lễ), tức nghi thức kéo bộ tóc dài lên cao và búi lại - rồi đội
mũ lên để biểu thị là đã trưởng thành. Vì thế con trai hai mươi tuổi được gọi là “nhược
quán”.
Còn con gái đến mười lăm tuổi thì cử hành "lễ cài trâm" (kê trâm tử lễ). Trong nghi thức
này người ta cuộn tóc thành một búi, rồi cài thêm một cái trâm vào, để biểu thị là đã
trưởng thành. Vì thế con gái mười lăm tuổi cũng được gọi là "cập kê".
Như vậy có thể thấy, chữ "k tóc” vốn dĩ dùng để chỉ con trai con gái đã đến tuổi thành
niên.
Đến đời Hán, Tô Vũ có câu thơ:
Kết phát vi phu thê,.
Ân ái nhi bất nghi.
(Kết tóc thành vợ chồng,
Ân ái mà không nghi ngờ).


Về sau vì có câu thơ này cho nên "kết tóc” lại còn có nghĩa là kết hôn và cũng chỉ người
vợ.
Con trai con gái, sau khi kết tóc được coi là đã trưởng thành, có thể tính chuyện hôn
nhân. Và những người kết hôn gọi là vợ chồng kết tóc.
Về sau, người ta gọi những cặp vợ chồng kết hôn lần đầu tiên sau khi trưởng thành là
"kết phát phu thê" (vợ chồng kết tóc). Nếu kết hôn lần thứ hai thì bên nam gọi là "tục
huyền" (nối lại dây đàn), bên nữ gọi là "tái tiếu” (lại uống rượu cạn chén). Như vậy
không phải là vợ chồng kết tóc nữa.
LƯU CHÍNH HƯNG
Biettattatchuyentrongthienha

Đời xưa tại sao gọi các nhà giam là "ban phòng '?
Trong đời sống ngày thường, người ta thường gọi các nhà giam, ngục thất là "ban

phòng". Tại làm sao vậy?
Ngày xưa ở Trung Quốc, dưới triều nhà Minh, cơ cấu hành chính các cấp dần dần đã
được xếp đặt hoàn chỉnh và được triều đình phê chuẩn để xác định một cách chính thức,
và đó tức là chế độ "tam ban lục phòng" (ba ban sáu phòng).
"Tam ban" gồm tạo ban, tráng ban và khoái ban. Ba ban này được phân công nắm vững
và duy trì các công việc trị an, trinh sát bắt người, đề hình áp giải, truyền hô tố tụng,
trưng thu lương thực và làm một số tạp vụ khác.
"Lục phòng” thì gồm:
- Lại phòng (giữ việc nhiệm miễn, thuyên chuyển, thăng giáng các quan lại);
- Hộ phòng (lo giữ công việc tài chính);
- Lễ phòng (lo các nghi thức cúng tế);
- Binh phòng (lo về quân đội và chiến tranh);
- Công phòng (lo về các công trình công cộng);
- Hình phòng (lo về các hình phạt).
Sáu phòng này nằm trong cơ cấu hành chính của chính quyền địa phương trong quốc gia
phong kiến, sáu phòng này phân công nắm vững và quản lí tác sự vụ địa phương : dân
chính, tài chính, giáo dục, thủy lợi, kiến thiết...
Vì tam ban lục phòng có quan hệ mật thiết với đời sống ngày thường của dân chúng, đặc
biệt là chức vụ "đề hình áp giải" có quan hệ trực tiếp với các nhà giam nhà ngục, cho nên
dần dần người ta mới gọi các nhà ngục trong nha môn phong kiến đời xưa là "ban
phòng”. Cách gọi như thế này vẫn còn được lưu truyền cho tới ngày nay và ban phòng đ
cách gọi thông tục các nhà ngục và các nơi giam giữ.
LƯU CHÍNH HƯNG
Biettattatchuyentrongthienha

"Thượng phương bảo kiếm” là cái gì?
Trong một số vở kịch và tiểu thuyết bạch thoại đời xưa thường có những tình tiết như thế
này: "Có nhân nhân vật hoàng thân quốc thích hay đại thần có quyền thế làm những việc
gian ác, các quan lại địa phương không làm thế nào trừng trị được họ. Thế là có một vị
khâm sai đại thần thanh liêm mang một thanh "Thượng phương bảo kiếm" do hoàng đế

ban cho và vị khâm sai đại thần này có quyền lực thay mặt cho hoàng đế, rồi nhờ có sự
chủ trì của ông ta, những kẻ hoàng thân quốc thích hay quyền thần kia cuối cùng phải cúi
đầu chịu tội”. "Thượng phương bảo kiếm" là vật gì vậy?


Từ "Thượng phương bảo kiếm" xuất hiện sớm nhất dưới triều nhà Tần. Hồi ấy trong
hoàng cung có đặt một bộ gọi là Thiếu phủ. Thiếu phủ chuyên môn phụ trách các mặt ăn
uống, quần áo, nơi ở và sự đi lại của hoàng đế cùng các nhân vật trong hoàng thất,
"Thượng phương” là một bộ phận trong Thiếu phủ.
Các quan viên làm việc trong đó được gọi là Thượng phương và được phân công quản lí
việc chế tạo các đao kiếm và vũ khí dùng cho hoàng thất, kể cả việc cung cấp các đồ
thưởng ngoạn của hoàng thất. Các thanh kiếm quý do Thượng phương chế tạo được gọi
là “Thượng phương bảo kiếm".
Trong các vở kịch và các cuốn tiểu thuyết thì các vị đại thần có được “Thượng phương
bảo kiếm" do hoàng đế ban cho nắm được quyền lực rất lớn, lớn đến mức muốn giết ai
thì giết, tiền trảm hậu tấu.
Tuy nhiên nhìn vào sự thực lịch sử thì hoàng đế không thể nào trao một quyền lực lớn
đến như thế cho bất cứ người nào. Quyền lực của hoàng đế là quyền lực cao nhất, nhất
quyết không thể để rơi vào tay người khác. Các vở kịch và các bộ tiểu thuyết miêu tả
những tình tiết như thế, chủ yếu là vì dưới thống trị của chế độ phong kiến, quần chúng
nhân dân bị áp bức lâu năm hết sức mong chờ có được một đời sống tự do hạnh phúc, vì
thế cho nên họ gửi gắm vào "Thượng phương bảo kiếm" niềm hy vọng về một nền chính
trị sáng suốt mà "Thượng phương bảo kiếm" chính là vật tượng trưng.
LƯU CHÍNH HƯNG
Biettattatchuyentrongthienha

Tại sao trong xã hội.phong kiến Trung Quốc đàn bà phải bó chân?
Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, nhất là dưới hai triều Minh và Thanh, con gái đến
sáu, bảy tuổi thì bị người lớn bẻ gập phần trướbàn chân xuống lòng bàn chân, rồi dùng
băng vải bó chặt, làm cho bàn chân biến thành hình vòng cung, sau đó lại còn cố định hai

bàn chân có hình dạng quái dị này, làm cho bàn chân trở nên thật nhỏ. Các bàn chân nhỏ
xíu như thế này được gọi là "kim liên” (hoa sen vàng) hay "cung túc” (bàn chân vòng
cung).
Việc bó chân làm chó người phụ nữ phải chịu những sự đau khổ ghê gớm. Cho đến ngày
nay ở một số miền nông thôn chúng ta vẫn còn có thể thấy một số bà già có hai bàn chân
trước kia đã bị bó đi đứng nghiêng nghiêng ngả ngả rất là vất vả.
Tập tục bó chân bắt đầu có từ các phụ nữ trong hoàng cung. Trong thời Ngũ Đại trước
đây hơn một ngàn năm, Lí Hậu Chủ triều Nam Đường có một cung nữ tên là Yểu Nương.
Yểu Nương thân hình nhỏ nhắn, múa rất đẹp. Lí Hậu Chủ sai dựng một cái đài cao sáu
thước gọi là đài Hoa sen (Kim Liên đài), bầy đầy đồ trang sức quý báu, rồi bảo Yểu
Nương dùng nhiều dải vải bó cho chân cong lại thành_hình vầng trăng non để nhẩy múa
trên Kim Liên đài. Vì thấy Yểu Nương bó chân có tư thái khiêu vũ rất đẹp cho nên một
số phi tần khác cũng bắt chước dùng vải bó chân. Về sau thói quen này truyền xuống dân
gian, hai bàn chân bó lại càng ngày càng nhỏ.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng việc đàn bà bó chân có nguyên nhân chủ yếu là dưới
chế độ phong kiến, họ không có một địa vị gì, cho nên chỉ còn có thể dựa vào sắc đẹp và
tài nghệ của mình để làm vui lòng đàn ông. Còn phía đàn ông thì cho rằng bó chân là đẹp,
vì thế tục bó chân được lưu hành.
Ngoài ra, lễ giáo phong kiến lại còn chủ trương "nam nữ hữu biệt” (đàn ông đàn bà có sự
phận cách) và có những biện pháp nghiêm ngặt để ngăn ngừa đàn bà con gái không được
tự do đi lại với đàn ông. Nữ giới bị trói buộc khó có thể ra khỏi cửa để đi gặp người khác,


cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho tục đàn bà bó chân được lưu hành trong xã
hội phong kiế
BÀNG KIÊN
Biettattatchuyentrongthienha

Tại sao trong các cuộc hôn nhân nhà mối được gọi là "Nguyệt lão"?
Dưới triều nhà Đường có một chàng thư sinh tên là Vi Cố. Tương truyền hồi chàng còn là

thanh niên, có người giới thiệu chàng lấy một cô gái nhà họ Phan làm vợ.
Chàng ở nhà ra đi lúc còn sớm, trên trời vẫn còn có trăng, dưới ánh trăng Vi Cố trông
thấy một cụ già dựa chiếc túi vải ngồi trên thềm một tòa miếu. Cụ già soi dưới ánh trăng
và đọc một quyển sổ cầm trong tay, Vi Cố là một thư sinh có học vấn rất cao, thế mà
chàng không đọc được một chữ nào trong sách.
Vốn dĩ cụ già này là một vị quan trên trời chuyên cai quản các việc hôn nhân trong thiên
hạ, Vi Cố vội vàng hỏi cụ xem việc hôn nhân của mình như thế nào. Cụ già nói: vợ anh
năm nay mới lên ba, phải chờ đến mười bảy tuổi mới có thể bước qua cửa nhà anh và làm
vợ anh được. Sau đó cụ già lại chỉ cái túi vải và nói rằng trong đó có những sợi dây đỏ.
Mỗi cặp vợ chồng ngay từ lúc mới sinh ra đã được cụ dùng sợi dây đỏ buộc liền chân vào
với nhau, vì thế bất luận họ là oan gia thù địch, bần tiện phú quý khác nhau hay kẻ trời
Nam người đất Bắc, cuối cùng cũng vẫn phải trở thành vợ chồng. Sau khi chỉ cho Vi Cố
thấy người vợ tương lai của anh ta, cụ già biến ất.
Vi Cố thấy cô bé sau này trở thành vợ mình được cõng trên lưng một bà già chột mắt,
quần áo rách rưới cảm thấy rất là tức giận, vì bản thân anh chàng xuất thân từ một gia
đình làm quan, cho nên không muốn lấy một cô gái vừa nghèo lại vừa xấu như thế này.
Vi Cố bèn thuê người đi giết cô bé.
Mười bốn năm sau, cuối cùng Vi Cố cũng lấy được vợ. Cô dâu mười bảy tuổi dung mạo
xinh đẹp, chỉ có điều giữa hai hàng mi có dán một vật trang sức, Vi Cố rất lấy làm lạ, hỏi
gặng mãi mới được biết rằng cô dâu chính là cô bé năm.xưa bị mình thuê người đâm, còn
vật trang sức dán giữa hai hàng mi là để che vết sẹo. Cô vốn cũng xuất thân từ gia đình
nhà quan, còn bà già chột mắt thì chỉ là người vú già nhà cô. Đến lúc này Vi Cố mới tin
lời ông lão dưới trăng.
Về sau ông lão dưới trăng được người ta gọi tắt là "Nguyệt lão” và danh từ này được
dùng để chỉ vị thần cai quản việc hôn nhân hoặc người làm mối trong các cuộc hôn nhân.
LA DUẪN HÒA
Biettattatchuyentrongthienha

Tại sao trên ảnh cưới bao giờ chú rể cũng ở bên trái, còn cô dâu bên
phải?

Nếu chú ý quan sát thì chúng ta có thể phát hiện thấy rằng trên các bức ảnh cưới, chú rể
bao giờ cũng ở bên trái, còn cô dâu bao giờ cũng ở bên phải. Hiện tượng này thường thấy
ở Trung Quốc.
Theo cách giải thích của các nhà chuyên môn thì hiện tượng này bắt nguồn từ quan niệm
âm dương trong triết học cổ đại Trung Quốc. Ý nghĩa xa xưa nhất của âm dương là chỉ
phương hướng của các vật thể trong tương quan với mặt trời. Nếu hướng về mặt trời thì
là dương, còn nếu quay lưng về mặt trời thì là âm.
Về sau các nhà tư tưởng cổ đại lại dùng quan niệm này để giải thích hai phương diện đối
lập với nhau và tiêu trưởng (giảm bớt và tăng thêm) lẫn nhau ở tất cả các sự vật.


Họ cho rằng mâu thuẫn giữa âm và dương là điều cố hữu trong bản thân các sự vật. Âm
và dương thay đổi nhau là quy luật căn bản trong sự phát triển của vũ trụ. Trong hiện
thực họ coi những cái gì to, dài hoặc ở bên trên hay ở bên trái là dương. Còn những gì
nhỏ, ngắn hoặc ở bên dưới hay ở bên phải thì được coi là âm.
Còn giữa hai giới nam và nữ, nam được coi là dương, nữ được coi là âm. Do đó đã hình
thành tập quán nam ở bên trái nữ ở bên phải.
Nhưng lại có một số nhà chuyên gia cho rằng hiện tượng nằm ở bên trái nữ bên phải có
quan hệ tới tục sùng bái các bộ phận sinh dục trong thời cổ đại xa xưa. Trong xã hội thị
tộc mẫu hệ, người ta chỉ biết có mẹ mà không biết có bố, thêm vào đó các hoàn cảnh
sống khắc nghiệt làm cho tỷ lệ sống còn của trẻ con rất thấp. Vì thế cho nên nữ giới, đặc
biệt là đàn bà có khả năng sinh nở thì có địa vị xã hội cao hơn. Do đó trong thần thoại cổ
đại có chuyện thủy tổ của nhân loại là nữ thần Nữ Oa đã dùng đất hoàng thổ (đất màu
vàng) nặn ra con người. Thời cổ đại cũng coi trọng phía bên phải, phía bên phải là đại
diện cho một địa vị cao hơn (thành ngữ "vô xuất kì hữu” : "không ra khỏi bên phải của
nó", đã có được dựa theo tư tưởng này). Như vậy giới nữ cũng được đặt ở phía phải, đại
biểu cho một địa vị cao quý hơn.
LA DUẪN HÒA
Biettattatchuyentrongthienha


Tại sao sinh con lại phát quả trứng đỏ?
Xa xưa ở Trung Quốc, trong vùng Dịch Thủy có một thị tộc du cư sinh sống, gọi là thị
tộc Thương. Về sau triều đại nhà Thương phát triển từ thị tộc nói trên được kiến lập.
Thủy tổ của thị tộc này tên là Khiết, bà mẹ của Khiết tên là Giản Địch vốn là vợ của thủ
lĩnh bộ tộc tên là Hạo.
Truyền thuyết kể rằng một hôm Giản Địch xuống sông Dịch tắm, bỗng nhiên thấy một
con chim hỷ yến đẻ ra một quả trứng màu đỏ trên cây liễu to bên cạnh mình, Giản Địch
bèn ăn ngay quả trứng ấy.
Một năm sau Giản Địch sinh được mọt đứa con trai mi thanh mục tú. Toàn thể thị tộc đều
hết sức vui mừng và đã cử hành những hoạt động rất long trọng để chào đón. Thủ lĩnh
Hạo thì càng sung sướng hơn tất cả mọi người. Ông bèn ra lệnh luộc rất nhiều quả trứng
gà đỏ phân phát cho mọi người trong thị tộc để cùng ăn. Đứa bé này được đặt tên là
Khiết. Sau khi lớn lên Khiết kế tự bố lên làm thủ lĩnh bộ tộc, rồi trở thành thủy tổ của nhà
Thương. Khiết chăm chỉố gắng học hành, không những có khả năng về văn mà còn giỏi
cả về võ, gần gũi với thần dân trăm họ, cho nên đã làm cho thị tộc ngày càng giàu mạnh
phát đạt.
Đến đời Đại Vũ trị thủy, Đại Vũ lãnh đạo những người trong thị tộc được mọi người hết
sức ủng hộ, làm cho việc trị thủy được thành công tốt đẹp, vì thế càng được toàn thể thị
tộc yêu mến ủng hộ. Vua Vũ là một trong Ngũ đế của thời đại ấy, còn bổ nhiệm ông làm
tư đồ chăm lo việc giáo dục và phong tục dân gian. Từ đấy về sau những người trong thị
tộc Thương coi con chim yến là chim thần và cho rằng phụ nữ nhà nào mà ăn được trứng
chim yến thì sẽ có thể sinh được con trai thông minh và có bản lĩnh. Công tích của Khiết
và phong tục xa xưa ăn quả trứng đỏ khi sinh ra đã được lưu truyền cho tới ngày nay.
DIỆP QUẢNG SINH LA DUẪN HÒA
Biettattatchuyentrongthienha


Tại sao phải cho con trẻ mặc áo trăm mảnh?
Nhiều địa phương ở Trung Quốc có phong tục đến khi con trẻ đầy tuổi tôi sau ngày sinh
của chúng, bố mẹ chúng thường thích cho chúng mặc những cái áo to nhỏ khác nhau,

nhưng đều được chắp vá bằng rất nhiều mảnh vải mầu sắc khác nhau, loại áo mầu sắc sặc
sỡ này được người ta gọi là áo trăm mả
Ngày sinh đầy tuổi tôi cho con trẻ là một sự kiện đáng được ăn mừng, thế thì tại sao lại
không cho các cháu mặc những bộ áo mới sang trọng, mà lại cho các cháu mặc thứ áo vá
víu lung tung như thế? Chuyện này cần phải bắt đầu kể từ đời vị hoàng đế khai quốc của
nhà Tống là Lưu Dụ thời Nam Bắc Triều.
Hồi nhỏ, gia cảnh của Lưu Dụ hết sức bần hàn, không những phải chịu đói chịu khát mà
cả đến quần áo cũng không có. Bà mẹ không cam tâm thấy con ở trần bèn tới tất cả các
nhà để xin những mảnh vải vụn rồi chắp ghép các mảnh vải ấy vào với nhau và may được
cho con chiếc áo chiếc quần nhỏ. Bà con thôn xóm trông thấy áo của Lưu Dụ như thế đều
cười và gọi là áo trăm mảnh.
Về sau Lưu Dụ lên làm hoàng đế. Ông không quên cuộc sống bần hàn xưa kia của mình,
cho nên đã dạy con cháu phải sống tiết kiệm, đồng thời để lưu giữ trong nhà chuyện hồi
mình còn nhỏ đã mặc áo trăm mảnh, ông quy định tất cả con cháu họ Lưu hễ đến ngày
đầy tuổi tôi thì đều phải mặc áo trăm mảnh để tỏ rõ là không quên cuộc sống bần hàn, cầu
mong được đại cát đại lợi. Quy định này trong gia đình họ Lưu đã được truyền hết đời
này đến đời khác, cuối cùng được lưu truyền khắp trong dân gian và trở thành một phong
tục.
Đến ngày nay người ta cho rằng áo trăm mảnh là một vật biểu thị điều may mắn, làm cho
gặp chuyện dữ thì cũng qua khỏi được để có thể sống lâu trăm tuổi, tha hồ hưởng vinh
hóa phú quý, hơn nữa con trẻ mặc nó vào, vẻ mặt nom cũng rạng rỡ vui tươi hơn.
Thế nhưng các áo trăm mảnh ngày nay không còn là thứ áo vá chằng vá chịt bằng các thứ
vải vụn. Tại nhiều nơi ở Trung Quốc, người lớn muốn may áo trăm mảnh cho con còn
đến các hiệu buôn lựa chọn những thứ vải tốt, nhiều màu sắc, dụng tâm thiết kế, cắt may
áo trăm mảnh lại càng đẹp hơn.
HIỂU BA
Biettattatchuyentrongthienha

Tại sao trong đời sống thường mời "ông cậu” đến giải quyết các
chuyện bất hoà?

Trong đời sống của chúng ta, thường thấy có một hiện tượng hết sức thú vị là những khi
con cháu trong nhà gặp phải những việc hôn nhân, tang lễ, ra ở riêng, thừa kế tài sản hay
những sự việc quan trọng khác trong gia đình, bao giờ người ta cũng đến xin ý kiến của
ông cậu, mời ông cậu đứng ra giải quyết; hoặc nếu nhất đán nảy sinh một chuyện bất hòa
nào đó thì cũng lại mời ông cậu xuất đầu lộ diện, đến để dàn xếp xử lí.
Nói chung thì ý kiến của ông cậu thường có tác dụng quyết định vì các cháu thường sung
sướng nghe theo và phục tùng ý kiến của ông cậu.
Nếu vậy thì cái uy quyền này của ông cậu do đâu mà có vậy? Nói chung người ta nhận
thấy rằng uy quyền của ông cậu có liên quan đến phong tục hôn nhân “đến ở nhà vợ”,
xưa kia lưu hành trong thời đại chế độ mẫu quyền.
Trong xã hội mẫu hệ, con trai "đi lấy vợ” và đến ở nhà vợ, kiểu quan hệ vợ chồng này
không có kinh tế độc lập, cả hai phía đều vẫn giữ quan hệ tài sản theo mẫu hệ của mình.


×