TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THỊ HUYỀN NHƯ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN
TRỒNG MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
CÙ LAO DUNG TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115
Tháng 8 - Năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THỊ HUYỀN NHƯ
MSSV: 4114641
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN
TRỒNG MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
CÙ LAO DUNG TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HỨA THANH XUÂN
Tháng 8 - Năm 2014
LỜI CẢM TẠ
---o0o--Trước hết, tôi xin kính gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cha
mẹ của tôi, người đã sinh ra tôi và luôn quan tâm, chăm sóc và tạo mọi điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình trưởng thành của tôi.
Xin chân thành cám ơn Thầy cố vấn học tập Nguyễn Văn Ngân đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn cô Hứa Thanh Xuân, người thầy đã giúp đỡ, quan
tâm tôi trong suốt thời gian qua để hoàn thành tốt bài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô của trường, quý thầy cô trong Khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã giúp tôi có đủ kiến thức quan trọng để hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành biết ơn quý thầy, cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt những
kiến thức quý báo trong những năm học các cấp.
Cuối cùng chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị phòng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Huyện Cù Lao Dung – Sóc Trăng, các chú, các anh tại
các xã, các ấp, các nông hộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện luận văn
của mình.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Phạm Thị Huyền Như
i
LỜI CAM ĐOAN
---o0o—
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Phạm Thị Huyền Như
ii
NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
---o0o---
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)
Th.s Hứa Thanh Xuân
iii
NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
---o0o---
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Giáo viên phản biện
(ký và ghi họ tên)
iv
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG..................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................x
Chương 1: MỞ ĐẦU.........................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................2
1.2.1.Mục tiêu chung................................................................................2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................2
1.4.1. Phạm vi không gian .......................................................................2
1.4.2.Phạm vi thời gian ............................................................................2
1.4.3.Đối tượng nghiên cứu .....................................................................2
1.4.4.Nội dung nghiên cứu.......................................................................3
1.5. Lược khảo tài liệu ......................................................................................3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........5
2.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................5
2.1.1. Khái niệm về hộ nông dân.............................................................5
2.1.2. Các khái niệm có lien quan ...........................................................6
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................6
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................6
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................7
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN HUYỆN CÙ LAO DUNG TỈNH SÓC
TRĂNG............................................................................................................10
3.1. Sơ lược huyện Cù Lao Dung...................................................................10
v
3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................10
3.1.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................11
3.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Cù Lao Dung – Sóc Trăng 13
3.2.1 Trồng trọt................................................................................................13
3.2.2 Chăn nuôi................................................................................................16
3.2.3 Thủy sản .................................................................................................17
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA TẠI HUYỆN CÙ LAO DUNG TỈNH SÓC
TRĂNG............................................................................................................19
4.1.Mô tả mẫu số liệu sơ cấp và một số đặc điểm của nông hộ trồng mía ..19
4.1.1 Mô tả mẫu số liệu điều tra sơ cấp ................................................19
4.1.2 Một số đặc điểm của nông hộ trồng mía .....................................19
4.1.3 Đặc điểm chủ hộ ...........................................................................21
4.1.4 Đặc điểm các thành viên trong hộ................................................22
4.1.5 Đặc điểm lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp của nông hộ23
4.2 Thực trạng thu nhập của nông hộ trồng mía ở huyện Cù Lao Dung .....25
4.2.1 Đa dạng thu nhập của nông hộ trồng mía....................................25
4.2.2 Tiếp cận tín dụng...........................................................................31
4.3 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập của nông hộ trồng mía 32
4.4 Thuận lợi và khó khăn trong việc tạo ra thu nhập của nông hộ trồng mía 34
4.4.1Thuận lợi.........................................................................................34
4.4.2 Khó khăn .......................................................................................34
4.5 Giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng mía .............................35
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................36
5.1. Kết luận ....................................................................................................36
5.2. Kiến nghị ..................................................................................................36
5.2.1 Đối với nông hộ trồng mía ...........................................................36
5.2.2 Đối với địa phương .......................................................................36
vi
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................38
PHỤ LỤC 1 .....................................................................................................39
PHỤ LỤC 2 .....................................................................................................44
vii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Mô tả biến độc lập.............................................................................9
Bảng 3.1 Diện tích và sản lượng mía huyện Cù Lao Dung từ năm 2011 đến 6
tháng đầu năm 2014 ..........................................................................................13
Bảng 3.2 Số lượng gia súc gia cầm giai đoạn 2011- 6/2014 ..........................16
Bảng 3.3: Diện tích thủy sản của Cù Lao Dung 2011 - 6/ 2014....................17
Bảng 4.1 Mô tả mẫu số liệu sơ cấp ..................................................................19
Bảng 4.2 Một số đặc điểm của nông hộ...........................................................19
Bảng 4.3 Đặc điềm nhân khẩu nông hộ ...........................................................20
Bảng 4.4 Một số đặc điểm của chủ hộ ............................................................21
Bảng 4.5: Một số đặc điểm của các thành viên trong hộ ................................23
Bảng 4.6: Tỷ lệ lao động nông nghiệp của nông hộ........................................23
Bảng 4.7. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của nông hộ .................................25
Bảng 4.8 Số hoạt động tạo ra thu nhập của nông hộ ......................................26
Bảng 4.9. Hoạt động nông nghiệp của nông hộ ..............................................27
Bảng 4.10: Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp của nông hộ........................27
Bảng 4.11 Thu nhập từ phi nông nghiệp của hộ..............................................29
Bảng 4.12: Thu nhập từ làm thuê nông nghiệp và trợ cấp..............................30
Bảng 4.13: Tổng hợp cơ cấu thu nhập của nông hộ........................................31
Bảng 4.14: Hoạt động tín dụng của nông hộ ...................................................31
Bảng 4.15: Các biến ảnh hưởng đến thu nhập và kì vọng của chúng ............32
Bảng 4.16: Kết quả mô hình hồi quy ...............................................................33
viii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bản đồ hành chính Huyện Cù Lao Dung Tỉnh Sóc Trăng ............10
Hình 3.2 Biểu đồ diện tích màu, thực phẩm các loại giai đoạn 2011- 2013 16
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
LMLM: Bệnh lở mồm long móng
x
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của
nước ta. Tính đến thời điểm 2011 ĐBSCL có diện tích khoảng 40.548,2 km²
và tổng dân số của các tỉnh trong vùng là 17.330.900 người. Mặc dù diện tích
canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng ĐBSCL
đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá
trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước. Năm 2013
thu nhập bình quân đầu người khu vực ĐBSCL ước đạt 34,6 triệu đồng, tăng
2,3 triệu đồng so năm 2012. Tuy nhiên với xu hướng công nghiệp hóa – hiện
đại hóa, đã phần nào làm ảnh hưởng đến nền nông nghiệp, nông dân, nông
thôn hiện nay.
Sóc Trăng là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, có điều kiện
đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Mía là một trong
những cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Theo tài liệu ghi chép, ở
những thập niên 60, cây mía ở Sóc Trăng cho năng suất từ khoảng 25 tấn/ha
và đến nay đã đạt năng suất có thể nói là cao nhất nước. Tuy nhiên thu nhập từ
việc trồng mía của người dân vẫn khá bấp bên, kèm theo đó là mặt bằng dân
trí thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn cao (khoảng 30%). Đó là những khó khăn lớn nhất
mà tỉnh gặp phải.
Huyện Cù Lao Dung là huyện cù lao duy nhất của tỉnh Sóc Trăng. Người
dân Cù Lao Dung sống tập trung ven các kênh rạch, cuộc sống chủ yếu dựa
vào sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, diện tích đất nông nghiệp chỉ có
khoảng 13.018 ha, một phần trong số đó lại bị nhiễm phèn, mặn nên việc canh
tác càng khó khăn. Công nghiệp, thương mại chưa phát triển. Vì vậy nông
nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra thu nhập của những hộ
nông dân, trong đó hoạt động trồng mía được xem là một trong những hoạt
động sản xuất tiêu biểu. Cũng như tình hình chung của tỉnh, đời sống của
những hộ dân trồng mía gặp rất nhiều khó khăn bởi nguồn thu bấp bênh từ mía
và nhiều nguyên nhân khác.
Nhận thấy thực trạng trên, đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu “Các nhân
tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng mía tại Huyện Cù Lao
Dung – Sóc Trăng” để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập
cho những hộ dân trồng mía nơi đây.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng mía
trên địa bàn huyện Cù Lao Dung – Sóc Trăng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
- Thực trạng thu nhập của nông hộ trồng mía tại huyện Cù Lao Dung –
Sóc Trăng
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng mía
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của nông hộ trồng mía
tại huyện Cù Lao Dung – Sóc Trăng.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng thu nhập của nông hộ trồng mía tại huyện Cù Lao Dung –
Sóc Trăng hiện nay như thế nào?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng mía?
- Cần có giải pháp gì để nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng mía?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại huyện Cù Lao Dung – Sóc Trăng.
1.4.2 Phạm vi thời gian
- Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014
- Số liệu thứ cấp trong bài nghiên cứu được lấy từ năm 2011 đến 6/2014
- Số liệu sơ cấp trong bài nghiên cứu là số liệu năm 2013
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ trồng mía trên địa bàn
huyện Cù Lao Dung – Sóc Trăng và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của
nông hộ trồng mía.
2
1.4.4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng thu nhập của các nông hộ trồng mía, các
nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng mía từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi
gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Huỳnh Thị Đan Xuân
và Mai Văn Nam (2011). Trong đề tài này các tác đã giả làm rõ ba mục tiêu
cụ thể như sau : thứ nhất, phân tích cơ cấu thu nhập và đa dạng thu nhập của
các hộ chăn nuôi gia cầm; thứ hai, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm; thứ ba là đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi gia cầm. Các tác giả đã sử dụng phương
pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA private) và phương pháp thống kê mô tả
để phân tích mục tiêu thứ nhất. Phương pháp hồi qui và tương quan được sử
dụng để phân tích mục tiêu thứ hai. Mục tiêu thứ ba được giải quyết dựa trên
kết quả phân tích có được từ mục tiêu một và hai. Với số liệu điều tra gồm 307
quan sát ở các tỉnh Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh và
các số liệu thứ cấp có được, kết quả phân tích cho thấy các hộ chăn nuôi gia
cầm ở ĐBSCL có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau và chịu ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố: tổng diện tích đất sở hữu của hộ, hộ có vay vốn để đầu tư hay
không, đàn vật nuôi có được kiểm dịch hay không, thu nhập từ hoạt động chăn
nuôi gia cầm, thu nhập từ hoạt động chăn nuôi khác và thu nhập từ hoạt động
phi nông nghiệp.
“Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực
nông thôn huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long” của các tác giả: Nguyễn Quốc
Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn Trịnh (2011). Số liệu trong bài nghiên cứu
được phỏng vấn trực tiếp tại 182 hộ gia đình nông thôn tại Trà Ôn, Vĩnh Long.
Các phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu đó là thống kê mô tả và
phương pháp hồi qui tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức
sống của người dân được cải thiện song bên cạnh đó vẫn còn những hộ có thu
nhập khá thấp. Nguồn thu nhập chính của hộ là từ nghề nông, nhiều hộ gia
đình có nhu cầu học thêm các ngành nghề khác để nâng cao thu nhập gia đình
hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Bên cạnh, kết quả cũng chỉ ra rằng các nhân tố :
số nhân khẩu, kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, độ tuổi của lao động, trình độ
học vấn của chủ hộ và số hoạt động tạo ra thu nhập có ảnh hưởng đến thu nhập
bình quân/người của hộ gia đình ở khu vực nông thôn.
3
“Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở
Đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn
Trịnh được đăng tải trên tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ năm 2011. Số liệu
trong bài nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp từ 150 hộ Khmer ở tỉnh Trà
Vinh và 90 hộ Chăm ở tỉnh An Giang. Từ việc áp dụng mô hình phân tích hồi
qui tuyến tính kết quả cho thấy các nhân tố tác động đến thu nhập bình
quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là:
trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của lao động trong hộ, số nhân
khẩu trong hộ, số hoạt động tạo thu nhập của hộ, độ tuổi của lao động trong hộ
và tiếp cận với các chính sách hỗ trợ. Trong đó, nhân tố số nhân khẩu và độ
tuổi của lao động trong hộ tỷ lệ nghịch với thu nhập bình quân/người của hộ
dân tộc, nhân tố số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ có tác động mạnh nhất
đến thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở ĐBSCL.
“Tín dụng chính thức và thu nhập nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu
Long” của tác giả Lê Khương Ninh thực hiện năm 2010. Dữ liệu sơ cấp thu
thập từ 1.071 nông hộ được chọn ngẫu nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long vào
năm 2010. Tác giả đã sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để
ước lượng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là thu nhập bình quân đầu
người của nông hộ và các biến độc lập bao gồm khả năng vay vốn tín dụng
chính thức và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra các biến tác động đến thu nhập nông hộ là khả năng vay vốn, tuổi
chủ hộ, học vấn của chủ hộ, diện tích đất, nhân khẩu, dân tộc và nghề phi nông
nghiệp có tác động đến thu nhập nông hộ.
4
CHUƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm hộ nông dân
Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm,
ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết
tộc sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt
động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các
thành viên trong hộ (Trần Quốc Khánh và cộng sự, 2005, trang 27 - 28).
- Đặc trưng của hộ nông dân:
+ Sản xuất của hộ nông dân dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình độ
canh tác lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên thấp.
+ Hộ nông dân có sự gắn bó của các thành viên về huyết thống, về quan
hệ hôn nhân, có lịch sử và truyền thống lâu đời,…nên các thành viên trong
nông hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan
hệ phân phối. Do thống nhất về lợi ích nên sự gắn kết, tính tự nguyện, tự giác
cao trong lao động. Trong mỗi nông hộ bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ
chức sản xuất. Vì vậy, tổ chức sản xuất trong hộ nông dân có nhiều ưu việt và
có tính đặc thù.
+ Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn lao động. Sự tái tạo bao gồm
việc sinh, nuôi, dưỡng và giáo dục con cái, truyền nghề, đào tạo nghề…đây
cũng là đặc trưng của hộ nông dân (Trần Quốc Khánh và cộng sự, 2005, trang
28).
- Vai trò của nông hộ
+ Với các đặc trưng về sự gắn bó của các thành viên, về mặt sở hữu,
quản lý và phân phối nên rất phù hợp với đặc điểm sinh học của sản xuất nông
nghiệp, hộ nông dân có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất nông sản đáp
ứng yêu cầu của xã hội.
+ Hộ nông dân có vai trò quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực,
trước hết là nguồn nhân lực của hộ và ruộng đất đã được Nhà nước giao. So
với trang trại, hiệu quả sử dụng các nguồn lực của hộ có kém hơn, nhưng với
bản tính cần cù, chịu khó khi các nguồn lực được giao cho hộ quản lý và tổ
chức sử dụng, các hộ nông dân đang có vai trò quan trọng trong việc khai thác
các nguồn lực để sản xuất nông sản đáp ứng nhu cầu xã hội.
5
+ Với tư cách là những đơn vị kinh tế tự chủ, hộ nông dân từng bước
thích ứng với cơ chế thị trường, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ
vào sản xuất, thực hiện liên doanh, liên kết. Vì vậy, các hộ nông dân đã có vai
trò quan trọng trong tiến trình chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Là thành phần chủ yếu ở nông thôn, hộ nông dân có vai trò quan trọng
trong xây dựng các cơ sở hạ tầng, khôi phục các thuần phong mỹ tục và xây
dựng nông thôn mới (Trần Quốc Khánh và cộng sự, 2005, trang 28 - 29).
2.1.2 Các khái niệm có liên quan
- Thu nhập của nông hộ được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà
hộ đó được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động gia đình cho tích lũy và mở
rộng sản xuất nếu có.Thu nhập của hộ phụ thuộc vào những kết quả mà hộ có
thể thực hiện và có thể phân làm 3 loại:
+ Thu nhập nông nghiệp: bao gồm các loại thu nhập từ hoạt động sản
xuất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
+ Thu nhập phi nông nghiệp: là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động
ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Bao gồm các ngành nghề
như chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí…ngoài ra thu nhập phi nông
nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán,
thu gom.
+ Thu nhập khác: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động khác như : làm
thuê, các khoản trợ cấp xã hội và sản xuất.
- Thu nhập bình quân đầu người/năm: Là tổng các nguồn thu nhập của
hộ/năm chia đều cho số thành viên trong gia đình.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp trong bài nghiên cứu được lấy từ Phòng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông thôn huyện Cù Lao Dung, các bài nghiên cứu khoa học và
các trang web của huyện, tỉnh Sóc Trăng.
6
2.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng việc phỏng vấn trực tiếp 130 nông hộ
trồng mía trên địa bàn huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng. Cụ thể thuộc 3 xã :
Đại Ân 1, An Thạnh Đông và Xã An Thạnh 2.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
(1) Đối với mục tiêu thứ nhất : Thực trạng thu nhập của nông hộ trồng
mía. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh. Cụ thể:
- Phương pháp thống kê mô tả : Phương pháp phân tích thống kê mô tả
là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng
dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và
thông tin thu thập được.
- Phương pháp so sánh: Bao gồm phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối
và so sánh bằng số tương đối. Trong đó :
+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa
trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆Y = Yt – Y0
Trong đó: - Yt là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích.
- Y0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm
trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biên
động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa
trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆Y = [(Yt – Y0)/Y0] * 100%
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ
của các chỉ tiêu. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu qua các năm và
so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu, tìm ra nguyên nhân và biện pháp
khắc phục.
(2) Đối với mục tiêu thứ hai : Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của nông hộ trồng mía.
Sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính đa biến: Quy các điểm dữ liệu
quan sát về một đường lý thuyết đã biết phương trình biểu diễn để phục vụ cho
việc tính toán. Nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc của một biến vào nhiều biến
7
khác để ước lượng hoặc dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ
sở giá trị của các biến độc lập. Qua đó chọn những biến ảnh hưởng có ý, từ đó
phát huy những biến có ảnh hưởng tốt, khắc phục những biến có ảnh hưởng
xấu.
Mô hình hồi quy có dạng như sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 +….+ βkXk +
Trong đó :
Y: Biến thu nhập là biến phụ thuộc trong mô hình. Biến này đo lường
thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân trong một năm (triệu
đồng/người/năm);
β0: Là hằng số
βi: Là hệ số ước lượng.
: Là sai số ước lượng.
Xi: Các biến độc lập ảnh hưởng đến thu nhập.
Dựa vào các bài nghiên cứu được trình bài trong phần lược khảo tài liệu
bài nghiên cứu này chọn : Tuổi chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số nhân
khẩu, số hoạt động tạo ra thu nhập, vay vốn, là các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của nông hộ trồng mía tại huyện Cù Lao Dung. Bên cạnh, xác định
phương trình hồi quy tổng quát cho đề tài như sau:
Y = β0 + β1tuoi + β2tđhv + β3sonhankhau + β5sohoatdong + β6vayvon +
8
Cụ thể:
Bảng 2.1 Mô tả biến độc lập
Tên biến
Giải thích ý nghĩa
Căn cứ chọn biến
Lê Khương Ninh,
2010
Tuoi
Là tuổi chủ hộ
Tdhv
Trình độ học vấn của chủ Mai Văn Nam, 2009;
hộ, nhận giá trị tương ứng Vũ Ánh Tuyết, 2007;
với số năm đi học của chủ Huỳnh Thị Đan
hộ
Xuân và Mai Văn
Nam, 2011
Sonhankhau
Số nhân khẩu của hộ, nhận Nguyễn Quốc Nghi,
giá trị tương ứng với số Trần Quế Anh và
người trong hộ
Bùi Văn Trịnh, 2011
Vayvon
Biến giả, nhận giá trị 0 khi Huỳnh Thị Đan
hộ không vay vốn, nhận giá Xuân và Mai Văn
trị 1 khi hộ có vay vốn
Nam, 2011
Sohoatdong
Số hoạt động tạo thu nhập, Nguyễn Quốc Nghi,
nhận giá trị tương ứng với Trần Quế Anh và
số hoạt động tạo thu của Bùi Văn Trịnh, 2011
nông hộ
Đề tài sử dụng phần mềm STATA để hỗ trợ trong việc thống kê và phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.
(3) Đối với mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập
cho nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện Cù Lao Dung.
Từ việc phân tích thực trạng thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập nông hộ để đưa ra giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ.
9
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN HUYỆN CÙ LAO DUNG,
TỈNH SÓC TRĂNG
3.1 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN CÙ LAO DUNG
3.1.1 Vị trí địa lý
Cù Lao Dung là vùng nằm trong vùng kinh tế biển của tỉnh Sóc Trăng,
được thành lập vào năm 2002 trên cơ sở tách lập một phần diện tích của huyện
Long Phú. Địa bàn huyện là phần cù lao của sông Hậu, được bao bọc bởi hai
cửa Định An và Trần Đề (cửa Định An rộng hơn 2.500 m; cửa Trần Đề rộng
hơn 2000 m) và tiếp giáp với Biển Đông (với trên 17 km bờ biển). Tổng diện
tích tự nhiên toàn huyện là 261,4 km2 chiếm 7,9% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,
dân số trung bình năm 2010 là 63.319 người, mật độ dân số 242 người/km2.
Nguồn:
Hình 3.1 Bản đồ hành chính Huyện Cù Lao Dung Tỉnh Sóc Trăng
Về tọa độ địa lý:
- Kinh độ Đông: 106001’54’’ - 106009’15’’
- Vĩ độ Bắc:
09024’10’’ - 09048’28’’
Về ranh giới địa lí hành chính:
Phía Đông giáp huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh (cửa Định An)
10
Phía Tây giáp huyện Long Phú (cửa Trần Đề)
Phía Nam giáp Biển Đông
Phía Bắc giáp Cồn Mỹ Phước - huyện Kế Sách
Toàn địa bàn được chia làm 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các
xã An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3, An Thanh Tây, An Thạnh Đông, An
Thạnh Nam, Đại Ân 1, Thị Trấn Cú Lao Dung.
Trung tâm huyện đặt tại Thị Trấn Cù Lao Dung, là nơi tập trung các cơ
quan Đảng, đoàn thể, trụ sở hành chính quản lí nhà nước, các cơ sở giáo dục, y
tế, văn hóa cấp huyện và cũng là một trong hai trung tâm kinh tế đô thị quan
trọng.
Địa bàn chung quanh huyện Cù Lao Dung sẽ trở thành của ngõ cửa tuyển
đường sông quốc tế hàng đầu của vùng với nhiều trung tâm kinh tế - xã hội
năng động. Trên cơ sở đó, ngoài thế mạnh về sản xuất nông nghiệp - thủy văn,
huyện Cù Lao Dung có nhiều tiềm năng phát triển các ngành dịch vụ và một
số cơ sở hậu cần quan trọng trong khu vực phát triển kinh tế biển vùng của
sông Hậu trong tương lai.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Khí hậu, thời tiết
Huyện Cù Lao Dung có đặc điểm khí hậu chung của Tỉnh Sóc Trăng nói
riêng và của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung có đặc điểm như:
- Nền nhiệt dồi dào.
- Các chỉ tiêu khí hậu như quang năng, vũ lượng, gió, bốc hơi, độ ẩm
không khí, phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1
trùng với gió mà Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với gió
mùa Đông Bắc.
- Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 26,60C - 26,90C, chênh lệch nhiệt
độ giữa các tháng không lớn (khoảng 2,80C); tháng 4 có nhiệt độ trung bình
cao nhất (28,20C), tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (25,40C); tổng bức
xạ trung bình đạt 140 - 150 Kcal/cm3.
- Ẩm độ tương đối của không khí bình quân đạt 84% - 85% và thay đổi
theo mùa; mùa mưa ẩm độ không khí cao, đạt cực đại vào tháng 9 - 10
(khoảng 88 - 89%); mùa khô ẩm độ thấp và đạt trị số cực tiểu vào tháng 2 - 3
(75% - 76%).
11
- Lượng mưa trung bình năm ở Sóc Trăng là 1.660 mm - 2.230 mm.
Lượng mưa phân bố không đồng đều theo các mùa trong năm. Mùa mưa từ
tháng 4 đến tháng 11, chiếm đến 90% - 95% lượng mưa năm và tập trung vào
các tháng 9 - 10 (23% - 37%). Trong thời gian đầu mùa mưa (tháng 4 đến 8)
thường có các đợt hạn ngắn; khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 5 năm
sau, lượng mưa thấp nhất (chiếm 5% - 10%) trong khi lượng bốc hơi cao gây
nên tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt đặc biệt là vùng ven biển.
- Số giờ nắng, bình quân năm khoảng 2.300 giờ/năm và khoảng 6,4
giờ/ngày.
- Gió, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa, trong năm thường
thịnh hành hai hướng gió chính:
+ Gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 - 4) chủ yếu là tín phong Bắc bán cầu
và một phần là gió mùa cực đới biến tính với độ ẩm không khí không lớn ít
biến động nên thường khô và hanh. Hướng gió này (còn gọi là gió chướng) đã
góp phần đưa nước mặn từ biển Đông xâm nhập sâu vào các sông rạch trong
các tháng mùa khô;
+ Gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10) chủ yếu là tín phong.
Nam bán cầu với độ ẩm không khí lớn và xuất hiện khá thường xuyên.
3.1.2.2 Thủy văn
Ngoài dòng chảy chính là hệ thống sông Hậu, địa bàn còn có hệ thống
các kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 830 km, với mật độ 3,17
km/km2).
Các dòng chảy chính trên địa bàn gồm:
- Sông Hậu, là dòng chảy chính trên địa bàn, cung cấp nước ngọt từ
thượng nguồn đổ về, đoạn chảy qua địa bàn được phân thành hai nhánh ( Định
An và Trần Đề) với tổng chiều dài khoảng 69 km, chiều rộng biến động
khoảng 1.100 - 2.800 m; lưu lượng nước vào khoảng 7.000 - 8.000 m3/s trong
mùa mưa và giảm còn 2.000 - 3.000 m3/s trong mùa khô.
Sông Bến Bạ, có tổng chiều dài khoảng 18,2 km, độ rộng dòng chảy vào
khoảng 150 m - 400 m, phân phối nước ngọt cho địa bàn với nguồn nước lấy
trực tiếp từ sông ngòi.
- Sông Cồn Tròn, kết nối từ sông Khém Sâu chảy theo hướng Đông Bắc
- Tây Nam với tổng chiều dài khoảng 20 km, chiều rộng dao động lớn khoảng
60 - 350 m, đảm nhận vai trò phân phối nước cho phía Tây địa bàn.
12
Ngoài ra, trong quá trình khai thác địa bàn, đã hình thành hệ thống các
kênh rạch nội đồng bao gồm:
- Hệ thống các kênh như: kênh Xáng, kênh Long Ẩn - Bình Linh, kênh
vùng 5 - 7, kênh giữa vùng 5, kênh giữa vùng 2, kênh Đào…
- Hệ thống sông rạch tự nhiên: rạch Sâu, rạch Mù U, rạch Đùi, rạch Xẻo
Lá, rạch Khém Ông Bộ, rạch Lớn, rạch Ông Hữu, rạch Xu, rạch Cây Dương,
rạch Sậy, rạch Kinh Đào…
3.1.2.3 Địa hình
Địa hình huyện Cù Lao Dung bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch tự nhiên
hình thành nên nhiều cồn nhỏ với độ cao trung bình từ 0,5 m - 1,2 m so với
mức nước biển (theo kế hoạch điều tra quy hoạch sử dụng đất huyện Long
Phú). Vùng ven biển là vùng bãi chiều được hình thành qua nhiều năm lấn
biển, nên có địa hình đồng bằng bãi bồi của sông và ven biển xen lẫn các cồn
cát, độ cao trung bình 0,5 m - 1,0 m so với mặt nước biển. Vùng nội đồng cao
độ thay đổi theo hường từ Đông sang Tây, cao ở phía bờ sông Hậu và thấp dần
vệ nội đồng.
Mặt khác, do tác động của quá trình phát triển đô thị, công tác sang lấp
mặt bằng phục vụ các công tác xây dựng tạo sự thay đổi cục bộ ở các khu vực
trung tâm.
3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN CÙ LAO
DUNG – SÓC TRĂNG
3.2.1 Trồng trọt
Cây Mía
Mía là cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Cù Lao Dung, người dân nơi
đây nhiều nhiều năm gắn bó với loại cây trồng này. Thu nhập từ mía vẫn đóng
vai trò chủ đạo trong tổng thu nhập của các nông hộ.
Bảng 3.1 Diện tích và sản lượng mía huyện Cù Lao Dung từ năm 2011 đến 6
tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
2011
2012
2013
6/ 2014
7.806
7.956
8.215
7.399
936.720
954.720
9600.000
7.399
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
13