TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
—————————
NGUYỄN HOÀNG ĐĂNG KHOA
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHI PHÍ
BÔI TRƠN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 51234012
8 - 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
—————————
NGUYỄN HOÀNG ĐĂNG KHOA
MSSV: 4114757
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHI PHÍ
BÔI TRƠN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 51234012
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. PHAN ANH TÚ
8 - 2014
LỜI CÁM TẠ
Tác giả xin chân thành cám ơn TS. Phan Anh Tú, người đã luôn tận tâm
hướng dẫn tác giả không chỉ trong quá trình hoàn thành luận văn suốt thời
gian qua, mà còn tạo điều kiện cho tác giả rất nhiều trong việc thu thập và sử
dụng số liệu cho đề tài. Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cám ơn đến các
thầy, cô của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ đã
nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn tác giả trong suốt khoá học.
Sau cùng, tác giả xin gửi lời cám ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã
quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành tốt
luận văn.
Cần Thơ, ngày ..... tháng ..... năm .....
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hoàng Đăng Khoa
=i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ..... tháng ..... năm .....
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hoàng Đăng Khoa
=ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ..... tháng ..... năm .....
Giáo viên phản biện
=iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ...............................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................2
1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu.................................2
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định ..................................................................2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................3
1.4 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3
1.4.1 Phạm vi không gian ................................................................................3
1.4.2 Phạm vi thời gian ....................................................................................3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3
1.4.4 Lỗ hỏng nghiên cứu ................................................................................4
1.4.5 Kết quả mong đợi ....................................................................................4
1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ..............................4
1.5.1 Tính kế thừa của đề tài ............................................................................9
1.5.2 Tính mới của đề tài .................................................................................10
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..11
2.1 Phương pháp luận ......................................................................................11
2.1.1 Các khái niệm..........................................................................................11
2.1.2 Mối liên hệ giữa chi phí bôi trơn và lợi nhuận của doanh nghiệp ..........15
2.2 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................16
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................16
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................16
=iv
2.2.3 Mô hình nghiên cứu ................................................................................17
2.2.4 Sơ lược về phương pháp nghiên cứu ......................................................30
Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ..........................................................32
3.1 Tổng quan về Việt Nam .............................................................................32
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................32
3.1.2 Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội .......................................................32
3.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt
Nam ..................................................................................................................35
3.2.1 Vai trò của các doanh nghiệp ở Việt Nam ...............................................35
3.2.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt
Nam ..................................................................................................................36
3.2.3 Thực trạng hoạt động bôi trơn của các doanh nghiệp Việt Nam .............38
3.2.4 Thực trạng hoạt động bôi trơn của các doanh nghiệp Việt Nam dưới góc
nhìn của doanh nghiệp và cán bộ công chức ...................................................44
Chương 4: PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHI PHÍ BÔI TRƠN VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở VIỆT NAM ...........................51
4.1 Khái quát đặc điểm mẫu khảo sát ..............................................................51
4.2 Ảnh hưởng của chi phí bôi trơn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp ở Việt Nam ................................................................................61
Chương 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA CHI PHÍ
BÔI TRƠN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM .................................................68
5.1 Giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của chi phí bôi trơn .......................68
5.2 Giải pháp duy trì khả năng sinh lợi của doanh nghiệp khi mở rộng quy mô
..........................................................................................................................69
5.3 Giải pháp quản lý và giám sát vốn nhà nước trong các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay ...................................................................................................71
=v
5.4 Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .............................73
5.5 Giải pháp quản lý các khoản phải thu ........................................................76
5.6 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .......................77
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................80
6.1 Kết luận ......................................................................................................80
6.2 Kiến nghị ....................................................................................................81
Tài liệu tham khảo............................................................................................83
=vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1 Tổng hợp một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước về chi phí bôi
trơn ...................................................................................................................8
Bảng 2.1 Một số hành vi tham nhũng theo góc nhìn của người dân Việt Nam
..........................................................................................................................12
Bảng 2.2 Tổng hợp cách mã hoá và dấu kỳ vọng hệ số tương quan của các
biến độc lập đối với biến phụ thuộc (ROS)......................................................26
Bảng 3.1 Số lượng doanh nghiệp Việt Nam 2002 - 2004 ................................37
Bảng 3.2 Lý do đưa hối lộ (Đông Nam Á) ......................................................42
Bảng 3.3 Chi phí và thời gian bôi trơn của các doanh nghiệp ở Việt Nam......42
Bảng 3.4 Lượng chi phí bôi trơn và thời gian bôi trơn bình quân của DN nhà
nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam .........................................43
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát ...............................................52
Bảng 4.2 Số lượng doanh nghiệp Việt Nam xét theo quy mô và hình thức pháp
lý ......................................................................................................................53
Bảng 4.3 Số lượng doanh nghiệp Việt Nam xét theo quy mô và tỉnh/thành phố
..........................................................................................................................54
Bảng 4.4 Số lượng doanh nghiệp Việt Nam xét theo hình thức pháp lý và tỉnh/
thành phố ..........................................................................................................56
Bảng 4.5 Đặc điểm trình độ học vấn của người chủ/quản lý DN ....................57
Bảng 4.6 Kinh nghiệp của chủ/quản lý doanh nghiệp .....................................58
Bảng 4.7 Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam từng bị các cơ quan kiến nghị
hoặc yêu cầu chi trả các khoản bôi trơn/hối lộ.................................................58
Bảng 4.8 Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam từng thực hiện chi trả các
khoản bôi trơn xét theo hình thức pháp lý doanh nghiệp .................................59
Bảng 4.9 Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam từng thực hiện chi trả các
khoản bôi trơn xét theo quy mô doanh nghiệp.................................................60
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy...............................................................................61
=vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Tốc độ tăng GDP trung bình năm của vài nước Châu Á năm 2004
..........................................................................................................................33
Hình 3.2 Mục đích của việc hối lộ ...................................................................39
Hình 3.3 Tỉ lệ người đưa hối lộ (ở Đông Nam Á) ...........................................41
Hình 3.4 Cảm nhận của CBCC cấp trung ương và cấp địa phương về mức độ
phổ biến của tham nhũng (tỷ lệ phần trăm CBCC cho tham nhũng là phổ biến)
..........................................................................................................................45
Hình 3.5 Cảm nhận của CBCC cấp trung ương và cấp địa phương về mức độ
nghiêm trọng của tham nhũng (tỷ lệ phần trăm CBCC cho tham nhũng là
nghiêm trọng) ...................................................................................................46
Hình 3.6 Yêu cầu với doanh nghiệp (%) ..........................................................47
Hình 3.7 Khó khăn do CBCC gây ra cho doanh nghiệp ..................................48
Hình 3.8 Phản ứng của doanh nghiệp trước những khó khăn do cơ quan quản
lý nhà nước gây ra (%) .....................................................................................49
Hình 3.9 Lý do doanh nghiệp chi ngoài quy định (%) .....................................50
Hình 4.1 Hình thức sở hữu của các doanh nghiệp ở Việt Nam ........................51
Hình 4.2 Đánh giá mức độ tham nhũng của các cơ quan nhà nước Việt Nam
..........................................................................................................................60
=viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBCC: Cán bộ công chức
DEA: Data Envelopment Analysis (Phương pháp phân tích bao dữ liệu)
DN: Doanh nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
GLS: Generalized Least Square (Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng
quát)
GMM: General Method of Moments (Phương pháp dùng để ước lượng tham
số trong thống kê)
NĐ-CP: Nghị định Chính Phủ
ICS: Investment Climate Statements (Báo cáo môi trường đầu tư)
PLS: Partial Least Square (Phương pháp bình phương nhỏ nhất từng phần)
TI: Transparency International (Tổ chức Minh bạch Quốc tế)
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VNCI: Vietnam - Competitiveness Initiative (Dự án nâng cao năng lực cạnh
tranh Việt Nam)
=ix
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lợi nhuận là mục tiêu cơ bản nhất của mỗi doanh nghiệp bởi nó giúp
doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Do đó, lợi nhuận luôn là mối
quan tâm hàng đầu của các nghiên cứu, kể cả lý thuyết lẫn thực nghiệm.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các
yếu tố vi mô (ở cấp độ doanh nghiệp) cũng như yếu tố vĩ mô. Trong đó, mối
quan hệ đa dạng giữa chi phí bôi trơn và lợi nhuận của doanh nghiệp luôn gây
tranh cãi, thúc đẩy sự ra đời của nhiều nghiên cứu ở các nước trên thế giới về
chủ đề này.
Đã có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng chính phủ có tác
động rất lớn đến việc hầu hết các doanh nghiệp thuờng xuyên tham gia vào
hoạt động hối lộ (như Baron, 1995; Boddewyn & Brewer, 1994; Habib &
Zurawicki, 2002; Jackson, 2000; Lee & Hong, 2011; Lee & Oh, 2007; Martin,
Cullen, Johnson, & Parboteeah, 2007; Ring, Bigley, D’Aunno, & Khanna,
2005; Rodriguez, Uhlenbruck, & Eden, 2005; Shaffer, 1995; Wang, Jiang,
Yuan, & Yi, 2011). Theo đó, trên thế giới tồn tại hai quan điểm cạnh tranh
song song: một cho rằng chi phí bôi trơn sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp bởi bôi trơn sẽ làm cho bộ máy hành chính quan liêu
vận hành trơn tru, giúp các doanh nghiệp kịp thời khai thác cơ hội sinh lợi nên
sẽ thu được kết quả khả quan hơn (Huntington, 1968; Leff, 1989; Svensson,
2005); ngược lại các nghiên cứu khác cho rằng bôi trơn sẽ làm tăng chi phí, do
các viên chức nhận hối lộ sẽ kéo dài thời gian hoàn tất công việc để buộc các
doanh nghiệp chi tiền bôi trơn nhiều hơn. Do vậy, chi phí bôi trơn lúc này lại
có tác dụng như một loại thuế nội sinh làm giảm hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp (Shleifer & Vishny, 1993; Mauro, 1995; Meschi,
2009). Nói cách khác, theo những nghiên cứu này, lợi nhuận của doanh nghiệp
phụ thuộc vào chi phí bôi trơn theo dạng hàm phi tuyến.
Theo Báo cáo “Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả
điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2013” của Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương (CIEM), Tổng cục Thống kê (GSO) và Trường Đại học
J1
Copenhagen công bố, hiện nay ngày càng nhiều các doanh nghiệp thực hiện
bôi trơn vì mục đích hoàn thành công việc một cách trôi chảy. Nên kết luận từ
những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới vừa nêu trên có phù hợp với đặc
thù của từng quốc gia, từng vùng và từng địa phương hay không là vấn đề cần
được kiểm chứng bằng thực nghiệm để từ đó có chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp khắc phục một cách hiệu quả nhất các hạn chế bắt nguồn từ việc tình
trạng quan liêu ngày càng lan rộng trong tư tưởng một bộ phận viên chức Nhà
nước. Vì vậy, bài viết “Nghiên cứu mối liên hệ giữa chi phí bôi trơn và hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam” được hình
thành nhằm thoả mãn yêu cầu trên, bằng cách sử dụng số liệu thứ cấp thu thập
từ một số trang web nổi tiếng và uy tín tại Việt Nam cũng như trên thế giới,
cùng với hệ thống dữ liệu sơ cấp thu thập từ 1047 doanh nghiệp được lựa chọn
ngẫu nhiên ở các địa phương thuộc Việt Nam.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích vai trò của chi phí bôi trơn tác động đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam qua đó đề ra những giải pháp
thích hợp để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mô tả hiện trạng chi phí bôi trơn ở các doanh nghiệp được khảo sát.
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí bôi trơn và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp Việt Nam.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
H1: Có mối quan hệ phi tuyến giữa chi phí bôi trơn và hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
J2
H2: Tồn tại một mối quan hệ phi tuyến giữa quy mô doanh nghiệp và
hiệu quả hoạt động kinh doanh.
H3: Có mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ trọng sở hữu nguồn vốn của
nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
H4: Doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước khi thực hiện các hành vi bôi
trơn, hối lộ có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
H5: Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư nước ngoài có tác động tích cực đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
H6: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các hành vi
bôi trơn, hối lộ có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để thỏa mãn các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, câu hỏi nghiên cứu
tổng quát được đặt ra như sau: Chi phí bôi trơn ảnh huởng đến lợi nhuận của
của các doanh nghiệp ở Việt Nam như thế nào?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Việt Nam.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ 8/2014 đến 12/2014.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhà điều hành, quản lý chung, quản lý nhân
sự và kế toán của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
1.4.4 Lỗ hỏng nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là ước lượng ảnh hưởng của chi phí bôi trơn
đến lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để tránh khiếm
khuyết do bỏ sót các yếu tố có liên quan, đề tài còn ước lượng ảnh hưởng của
các yếu tố vi mô khác đến lợi nhuận mà các nghiên cứu trước đây có đề cập
như: quy mô doanh nghiệp, tỷ trọng sở hữu nguồn vốn nhà nước và nước
J3
ngoài trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, tỷ số thanh khoản hiện thời,
tỷ số nợ trên tổng tài sản, số lượng đối thủ cạnh tranh, kỳ thu tiền bình quân,
tỷ trọng lao động có chuyên môn và tay nghề trong doanh nghiệp, trình độ học
vấn của nhà quản lý, kinh nghiệm của nhà quản lý và cuối cùng là lĩnh vực
kinh doanh của doanh nghiệp (gồm sản xuất, thương mại, dịch vụ). Song do
một số nguyên nhân khách quan nên mô hình nghiên cứu của đề tài đã không
ước ượng ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô (như tăng trưởng GDP, lãi suất, lạm
phát, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước,…) đến lợi nhuận của
các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nên đây được xem như một khiếm khuyết hay
lỗ hỏng trong nghiên cứu của tác giả.
1.4.5 Kết quả mong đợi
Kết quả nghiên cứu sẽ làm rõ mối quan hệ giữa chi phí bôi trơn và lợi
nhuận của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Căn cứ trên kết quả này, đề tài đề
xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế bắt nguồn từ sự thay đổi của chi
phí bôi trơn để qua đó góp phần nâng cao lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
Bài viết Thuế và chi phí bôi trơn: Vai trò của các chính sách khuyến
khích đầu tư. Besley T. and McLaren J. (1993). The Economics journal,
nghiên cứu mối quan hệ giữa thuế và các khoản hối lộ, và ảnh hưởng của nó
đến các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước. Nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, nguyên nhân của sự tham nhũng không chỉ đến từ sự thiếu minh bạch
của người nộp thuế mà còn cả của những người thu thuế. Điều này đã gây khó
khăn cho Chính phủ trong quá trình quản lí hoạt động của nền kinh tế cũng
như xây dựng một bộ luật chặt chẽ để hạn chế những bất cập từ tham nhũng.
Các tác giả đã kiến nghị Chính phủ cần xem xét lại các chính sách khuyến
khích đầu tư, những chính sách này không hẳn là tốt đối với một môi trường
tham nhũng cao.
Bài nghiên cứu Kiềm chế tham nhũng. Robert Klitgaard (1988).
University of Califonia at Berkeley Press, chỉ ra rằng tham nhũng đang ngày
càng trở thành một vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, đặc
biệt là đối với những quốc gia đang phát triển. Tham nhũng xuất phát từ sự
J4
yếu kém trong khả năng quản lý của Chính quyền và những nhà làm luật. Đề
tài cũng phân tích những tác động xấu của tham nhũng đến các công ty đa
quốc gia nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Đối với các công ty, môi
trường kinh tế có tham nhũng cao khiến cho chi phí tài chính của công ty tăng
thêm, làm giảm lợi nhuận. Đối với nền kinh tế, tham nhũng khiến cho khả
năng thu hút đầu tư cũng như khả năng tăng trưởng của nền kinh tế thấp. Từ
những phân tích về môi trường vi mô và vĩ mô, tác giả đề xuất một số giải
pháp cả từ phía các công ty đa quốc gia và phía chính phủ để cải thiện tình
trạng tham nhũng trong nền kinh tế.
Bài viết Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế. Paolo Mauro (1995). The
quarterly journal of economics, nghiên cứu mối quan hệ giữa tham nhũng và
sự tăng trưởng của nền kinh tế, trường hợp cụ thể ở Bangladesh và Uruguay.
Tác giả đã chỉ ra rằng tham nhũng có tác động tiêu cực đến khả năng thu hút
đầu tư của một quốc gia, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế,
quốc gia càng kém phát triển thì mức độ tham nhũng càng cao. Tác giả cũng
nhấn mạnh vai trò của hệ thống luật pháp và sự quản lý của Chính phủ trong
việc giảm thiểu tham nhũng.
Bài nghiên cứu Chi phí bôi trơn liệu có làm gia tăng tốc độ của vòng
quay bánh xe thương mại? Daniel Kaufmann and Shang-Jin Wei (1999).
MPRA Paper No. 8209, nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí bôi trơn, thời
gian làm việc với các quan chức và chi phí tài chính của các công ty đa quốc
gia. Dựa trên phân tích số liệu thu thập được, các tác giả đã chỉ ra rằng có mối
quan hệ thuận chiều giữa 3 yếu tố: chi phí bôi trơn, thời gian làm việc với các
quan chức và chi phí tài chính. Nếu các vấn đề và chậm trễ về hành chính là
do các yếu tố ngoại sinh thì chi phí bôi trơn có thể giúp các công ty giảm thiểu
được tác động tiêu cực của những vấn đề này. Tuy nhiên nếu vấn đề bắt nguồn
từ nội sinh thì chi phí bôi trơn không hề giúp được doanh nghiệp, mà nó còn
làm tăng thêm chi phí tài chính. Các tác giả đã nhấn mạnh rằng không nên
xem tham nhũng như là một vấn đề mà chỉ có doanh nghiệp phải đối mặt, mà
đó là vấn đề của cả một nền kinh tế. Sự can thiệp của Nhà nước thông qua việc
quản lí nền kinh tế và các bộ luật ban hành để điều tiết tham nhũng là yếu tố
vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia.
J5
Bài tham luận Hối lộ/đút lót có tác động tích cực hay tiêu cực đến nền
kinh tế toàn cầu? Jessie Qi Zhou & Mike W. Peng (2011). Springer Science +
Business Media. Chi phí bôi trơn có tác động tích cực hay tiêu cực đến sự phát
triển bền vững của doanh nghiệp. Một số phân tích cho rằng chi phí bôi trơn
giúp tăng độ “trơn” của vòng quay bánh xe thương mại, tuy nhiên cũng có
nhiều ý kiến trái chiều cho rằng chi phí bôi trơn sẽ làm tăng gánh nặng cho sự
phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhóm tác giả cho rằng các doanh
nghiệp lựa chọn “lượng” bôi trơn phụ thuộc vào khả năng tài chính của công
ty và bản chất môi trường kinh doanh. Cụ thể, các doanh nghiệp nhỏ thường bị
bắt buộc “tham gia” vào các hoạt động hối lộ, trong khi các doanh nghiệp lớn
lại có “chiến lược” chủ động tham gia vào những hoạt động phi chính thức
này. Bằng cách sử dụng mẫu khảo sát bao gồm 2.686 doanh nghiệp ở 48 quốc
gia, nhóm nghiên cứu cho thấy một tỷ lệ cao các doanh nghiệp có thực hiện
các hành vi tham nhũng hầu hết xuất phát từ những khu vực nền kinh tế thị
trường kém phát triển. Sau khi tiến hành kiểm tra và phân tích thống kê, nhóm
tác giả kết luận, chi phí bôi trơn chỉ có tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp
vừa và nhỏ mà không ảnh huởng đến các doanh nghiệp lớn.
Bài nghiên cứu Thực trạng tham nhũng ở Indonesia: Bằng chứng từ các
doanh nghiệp. Ari Kuncoro (2004). Bulletin of Indonesian Economic Studies,
tác giả nêu và thử nghiệm mô hình trong đó các doanh nghiệp tìm cách giảm
chi phí thuế bằng cách đưa hối lộ cho các quan chức chính phủ. Báo cáo cho
thấy lợi nhuận của các doanh nghiệp (đo lường theo chi phí sản xuất) phần lớn
được xác định bao gồm cả số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra để “bôi trơn” và
thời gian dành để “chăm sóc” các quan chức nhận hối lộ. Nghiên cứu còn chỉ
ra sự phân cấp trong bộ máy quản lý hành chính dẫn đến sự cạnh tranh giữa
các quan chức trong việc tham nhũng, điều này dẫn đến sự lan rộng đáng kể
của hối lộ trong một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý nhà nước. Bài viết
cũng nêu rõ, thay vì dành nhiều thời gian và nổ lực để kiềm chế hành vi tham
nhũng, chính quyền địa phương cần thực hiện các biện pháp cụ thể hơn bằng
việc tăng lương cho các bộ và giảm thuế. Tuy nhiên, các biện pháp trên khó có
thể thực hiện bởi một bộ phận các cán bộ thuế ở chính phủ ngày càng tăng sự
đòi hỏi các doanh nghiệp thực hiện hành vi bôi trơn vì lợi ích cá nhân.
J6
Bài viết Tác động của định hướng thị trường và tham nhũng đến việc lựa
chọn loại hình đầu tư của các doanh nghiệp đa quốc gia: bằng chứng từ
Trung Quốc. Jing-Lin Duanmu (2011). Journal of International Management,
Volume 17, Issue 2, June 2011, Pages 162–174, được ra đời bởi sự thúc đẩy
của các nghiên cứu trước đây về tác động của tham nhũng đối với các chiến
lược xâm nhập của các công ty đa quốc gia (gọi tắt là MNE). Trên cơ sở đó,
tác giả xem xét mức độ khác biệt trong tham nhũng giữa các công ty đa quốc
gia có chi nhánh sở hữu toàn bộ (WOS) và các công ty liên doanh (JV) đang
hoạt động Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty đa quốc gia
ở những nước có mức độ tham nhũng thấp hơn Trung Quốc, phần lớn các
công ty này ưa thích loại hình sỡ hữu toàn bộ hơn loại hình liên doanh. Ngược
lại, các công ty đa quốc gia ở các nước có mức độ tham nhũng từ bằng hoặc
cao hơn Trung Quốc lại ưa chuộng hình thức kinh doanh liên doanh. Tuy
nhiên, khoảng cách về mức độ tham nhũng không tác động đến quyết định lựa
chọn chiến lược xâm nhập thị trường ở những công ty này. Mà chính sự định
hướng mới là nguyên nhân tổng quát, tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn hình
thức xâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia trên. Chính sự định
hướng thị trường góp phần giúp các doanh nghiệp đa quốc gia lựa chọn loại
hình sở hữu toàn bộ (WOS) thay thế loại hình liên doanh (JV) ở các quốc gia
có nạn tham nhũng cao nhằm tránh những tác động xấu từ tham nhũng.
Bài nghiên cứu Mối quan hệ giữa tham nhũng, mạng lưới thông tin liên
lạc và sở hữu nước ngoài: bằng chứng từ các nước khu vực Trung Âu - Đông
Âu. Sarmistha Pal (2013). IZA Discussion Paper, No. 7636, lập luận khi lợi
nhuận từ đầu tư nước ngoài cao hơn chi phí, thì tham nhũng có mối quan hệ
thuận chiều với tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Tuy nhiên, khi tham nhũng ở mức
quá cao có thể dẫn đến chi phí lớn hơn hoặc bằng lợi nhuận thu về từ hoạt
động đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy tồn tại một mối quan hệ phi tuyến
giữa hình thức sỡ hữu nước ngoài và tham nhũng.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu Doanh nghiệp, bối cảnh, hối lộ: bằng
chứng các doanh nghiệp tư nhân ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Phan Anh Tú (2012). Kỷ yếu Khoa học 2012: 56 - 69 tìm hiểu việc có hay
không và sự khác biệt trong đặc điểm doanh nghiệp cũng như ngữ cảnh ảnh
hưởng đến sự khác biệt của hoạt động hối lộ ở các doanh nghiệp ở đồng bằng
J7
sông Cửu Long - Việt Nam. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã phát triển cơ sở
lý thuyết về các tác lực (tác lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp) để giải
thích tại sao các doanh nghiệp tư nhân phải chịu tác lực của việc phải hối lộ
nhiều hơn các doanh nghiệp khác. Các nhân tố bên ngoài bao gồm mức độ
cảm nhận về cạnh tranh và mức độ cảm nhận về chất lượng của chính quyền.
Các nhân tố bên trong bao gồm bên quy mô và tuổi tác doanh nghiệp. Dựa
trên bộ số liệu gồm 606 người chủ doanh nghiệp Việt Nam, tác giả tìm thấy
đặc điểm doanh nghiệp (chẳng hạn tuổi, quy mô) có ảnh hưởng đến xác suất
hối lộ. Tương tự, sự khác biệt trong môi trường kinh doanh (chẳng hạn mức
độ cảm nhận về cạnh tranh, chất lượng chính quyền) có ảnh hưởng đến xác
suất hối lộ của doanh nghiệp.
Ngoài ra bài luận Tham nhũng định nghĩa và phân loại. Phan Anh Tú
(2013). Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ. Phần C: Khoa học Xã
hội, Nhân văn và Giáo dục: 25 (2013): 1 - 7. Tác giả cho biết tham nhũng và
hối lộ là hiện tượng phức tạp, đa dạng dẫn đến khó định nghĩa và dễ gây ra sự
mơ hồ. Chính vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của bài báo là tóm tắt và thảo luận
xung quanh vấn đề định nghĩa tham nhũng và các loại hình tham nhũng từ
mẫu gồm 65 bài báo nghiên cứu đã được đăng tải trên các tạp chí quốc tế. Từ
đó, tác giả đưa ra kết luận việc lựa chọn một định nghĩa về tham nhũng dẫn
đến nhiều vấn đề có liên quan đến pháp luật, tội pham và chính trị trong nhiều
quốc gia. Vì vậy để có được một đinh nghĩa chính xác về tham nhũng, các nhà
nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách cần gắn nó với ngữ cảnh của nghiên
cứu. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra tính bất đối xứng trong định nghĩa, so
sánh loại hình tham nhũng với hoạt động tìm kiếm lợi tức, cũng như đề xuất
các nghiên cứu trong tương lai.
J8
Bảng 1: Tổng hợp một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước về chi phí bôi
trơn
Tác giả
Paolo Mauro
Năm Tên bài nghiên cứu
1995 Corruption and
growth.
Tạp chí
Biến phụ
thuộc
The
Investment/
quarterly GDP
journal of (1960-1985
economics Average)
Biến độc lập (dấu kỳ vọng)
Corruption index (-)
High Bureaucratic
efficiency dummy (-)
Low Bureaucratic
efficiency dummy (+)
Political stability index (+)
Population growth (-)
Daniel
1999 Does “grease
Kaufmann &
money” speed up
Shang-Jin Wei
the wheels of
commerce?
MPRA
Paper
v.v…
Times wasted Bribery (+)
Unpredictability (+)
Regulatory burden (+)
Large firm (+)
Nigel et al
2010 Bridging the Gap?
Corruption,
Knowledge and
Foreign Ownership
Economics Foreign
and
Ownership
Finance
Working
Paper
Series
Foreign participation (-)
Host firm size: medium (-)
Host firm size: large (-)
Parent firm: medium (-)
Parent firm large (+)
Absolute Host corruption
(-)
Relative Corruption (-)
Industry Dummies
Year Dummies
Jessie Qi
2011 Does bribery help Springer
Zhou & Mike
or hurt firm growth Science
W. Peng
around the world?
Sales growth
v.v…
Large firms (+)
Firm age (-)
Gov-owned (-)
Foreign-owned (+)
Manufacturing (-)
Service (+)
Agriculture (-)
Construction (+)
GDP growth (+)
Bribe (+)
J9
Tác giả
Năm Tên bài nghiên cứu
Phan Anh Tú
2013 Doanh nghiệp, bối
cảnh, hối lộ: bằng
chứng các doanh
nghiệp tư nhân ở
đồng bằng sông
Cửu Long, Việt
Nam.
Tạp chí
Khoa học
Trường
Đại học
Cần Thơ
Biến phụ
Biến độc lập (dấu kỳ vọng)
thuộc
Xác suất thanh Trình độ nhà quản lý (-)
toán tiêu cực
Số lần tham dự tập huấn về
phí (dummy)
quản lý (+)
Loại hình sở hữu (+)
Chi phí do chất lượng dịch
vụ công kém (+)
Hiện trạng nợ của DN (+)
Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan
1.5.1 Tính kế thừa của đề tài
Từ các nghiên cứu có liên quan trước đây trên thế giới, tác giả kế thừa ý
tưởng việc tìm mối liên hệ giữa chi phí bôi trơn và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp gắn với trường hợp cụ thể các doanh nghiệp ở
Việt Nam. Tác giả mong muốn tìm hiểu xem liệu chi phí bôi trơn có thực sự
mang lại tác động tích cực cho lợi nhuận của doanh nghiệp (nếu có) hay chi
phí bôi trơn ngày càng trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp và làm tha
hóa một bộ phận cán bộ công chức nhà nước, gây ô nhiễm môi trường kinh
doanh ở một nền kinh tế đang trên đà phát triển như Việt Nam. Từ đó đề xuất
các biện pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ sự thay đổi chi phí bôi
trơn đến các doanh nghiệp. Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
1.5.2 Tính mới của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu mối liên hệ giữa chi phí bôi trơn
và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên,
bên cạnh đó tác giả muốn xem xét liệu cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp (tỷ
lệ sỡ hữu nhà nước và nước ngoài trong nguồn vốn doanh nghiệp) có tác động
như thế nào đến chi phí bôi trơn. Cụ thể tác giả xây dựng hai biến số
(GOVxBRI và FORGxBRI) để nghiên cứu sự thay đổi của lượng bôi trơn lên
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo tỷ trọng doanh nghiệp
có vốn đầu tư nhà nước hay nước ngoài.
J10
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Tham nhũng
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó vì vu lợi (Luật Phòng, chống tham nhũng Việt Nam); là
hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc cố ý làm trái pháp luật
để phục vụ cho lợi ích cá nhân (Tổ chưc Minh bạch Quốc tế). Còn một định
nghĩa nữa về tham nhũng mà Ngân hàng Thế giới thường sử dụng. Theo đó,
tham nhũng là “lạm dụng công quyền để tư lợi”. Định nghĩa này cho rằng căn
nguyên của tham nhũng xuất phát từ công quyền và lạm dụng công quyền,
tham nhũng gắn liền với nhà nước và các hoạt động của nhà nước, việc nhà
nước can thiệp vào thị trường và từ sự tồn tại của khu vực công. Nói cách
khác, khái niệm này loại trừ khả năng tham nhũng xảy ra trong khu vực tư
nhân, và chỉ tập trung duy nhất vào tình trạng tham nhũng trong khu vực công.
Định nghĩa này phù hợp với quan điểm của Gary Becker, người đã đoạt giải
Nobel, cho rằng “nếu chúng ta xóa bỏ nhà nước thì chúng ta cũng xóa bỏ được
tham nhũng”.
Mặc dù định nghĩa tham nhũng của Ngân hàng Thế giới thường được sử
dụng, nhưng dường như tập trung quá nhiều vào tham nhũng trong lĩnh vực
công mà bỏ qua tham nhũng trong lĩnh vực tư. Vấn đề ở đây là không phải tất
cả mọi hành động lạm dụng quyền hành đều là tham nhũng. Hành vi đó có thể
là ăn cắp, gian lận, biên thủ hoặc một số hành động tương tự, nhưng chắc chắn
không phải là tham nhũng (Phan Anh Tú, 2013). Ví dụ, nếu một quan chức
nhà nước cao cấp trong chính phủ đơn giản chỉ chiếm đoạt một số tiền từ ngân
sách nhà nước mà không phục vụ hoặc ban ơn cho ai thì hành động đó không
phải là tham nhũng mà là trộm cắp.
Bên cạnh đó, cũng cần nói thêm về khía cạnh đạo đức trong định nghĩa
về tham nhũng. Bởi đối với đại đa số người dân Việt Nam (Worldbank, 2013),
tham nhũng là điều không thể chấp nhận về mặt đạo đức. Đó là một tệ nạn cần
phải chống vì sự tồn tại của nó đã thách thức các nguyên tắc đạo đức cơ bản.
H11
Bảng 2.1: Một số hành vi tham nhũng theo góc nhìn của người dân Việt Nam
Ngành nghề
Hành vi
Giáo dục
- Nhận hối lộ để nâng điểm
- Chạy chức vụ trong nhà trường
- Câu giờ giảng dạy,…
Giao thông
- Công an giao thông nhũng nhiễu đòi “quà biếu” của người
tham gia giao thông
- Không đưa cuống vé cho người đi xe buýt,…
Kinh tế
- Tư lơi trong định giá, thanh lý hàng hóa công
- Bán thông tin bảo mật thu lợi riêng
- Ăn chênh lệch trên giá hàng hóa
Nhà đất
- Phân lô, bán nền không đúng đối tượng ở việc thanh lý,
bán nhà đất thuộc sở hữu nhà nước
- Cấu kết giữa cá nhân và tổ chức trong việc hợp thức hóa
nhà đất
Xây dựng
- Chạy công trình (đút lót tiền)
- Các đơn vi thi công thường bớt xén, thay đổi chủng loại
vật tư, thi công sai thiết kế, không thi công vẫn quyét toán.
Nghiệm thu khối lượng cao hơn thực tế thi công, thanh toán
khối lượng và đơn giá có hơn thực tế và đơn giá quy định…
Y tế
- Bác sĩ cố tình kê thừa đơn thuốc để hương “hoa hồng”
- Bác sĩ, y tá gợi ý bệnh nhân bồi dưỡng/đặt áp lực tâm lý để
người nhà bệnh nhân biết ý.
- Làm khống sổ sách trong việc mua trang thiết bị, nhập
thuốc.
Nguồn: Worldbank (2013)
Tóm lại, tham nhũng ngoài việc vi phạm pháp luật, trái với các nguyên
tắc về mặt đạo đức và khiến chi phí giao dịch tăng cao, tham nhũng còn làm
suy yếu hệ thống thị trường tự do lành mạnh bằng việc làm nản lòng các nhà
đầu tư tiềm năng, lãng phí óc sáng tạo kinh doanh vào những hoạt động phân
chia lại nguồn lực.
H12
2.1.1.2 Chi phí bôi trơn
Chi phí bôi trơn là hình thức biểu hiện cụ thể của hối lộ. Theo Điều 3,
Luật Phòng, chống tham nhũng, hối lộ là một trong các hành vi của tham
nhũng; là hành động cho hay đưa một vật giá đó có giá trị để làm thay đổi
quyết định của các viên chức nhận hối lộ nhằm đạt được lợi ích cá nhân
(Svensson, 2005); là hành động thanh toán đi ngược lại với trách nhiệm của
người thực hiện, trong đó hai người thực hiện giao dịch hối lộ có thể là thành
viên của khu vực công hoặc tư, với mục đích của việc giao dịch đút lót là khác
nhau (Phan Anh Tú, 2013). Klitgaard (1988) đã chứng minh rằng tệ hối lộ tăng
theo quyền hạn của các viên chức chính phủ. Một yếu tố khác cũng có ảnh
hưởng đến tệ hối lộ là tiền lương. Các viên chức với tiền lương thấp thường sẽ
có xu hướng nhận hối lộ nhiều hơn để cải thiện đời sống. Ngoài ra, các nhà
kinh tế cũng đã chứng minh rằng hối lộ còn là hệ quả của sự khiếm khuyết của
hệ thống luật pháp và đồng thời chịu ảnh hưởng của yếu tố lịch sử, văn hoá, xã
hội và kinh tế (Dreher, Kotsogiannis và McCorriston, 2007).
Chi phí bôi trơn là các hình thức trả một khoản tiền nhỏ để đảm bảo hoặc
xúc tiến việc thực hiện một hành động đi ngược lại lợi ích công và vi phạm
pháp luật. Ví dụ, tiền bôi trơn có thể bao gồm việc xin cấp phép thủ tục để
hoạt động kinh doanh, xin thị thực và ủy quyền thực hiện hợp đồng, xin cấp
các dịch vụ thư tín hoặc điện thoại, hoặc xúc tiến thủ tục thông quan cho các
chuyến hàng.
2.1.1.2 Lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận là mục tiêu dài hạn và cơ bản của hầu hết các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro, hoạt động mang lại lợi nhuận
càng cao thì rủi ro càng lớn. Ta có thể hiểu lợi nhuận của doanh nghiệp thông
qua hai khái niệm cơ bản sau:
- Lợi nhuận kế toán: là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kế
toán để sản xuất một số lượng sản phẩm nhất định trong một thời gian cụ thể
nào đó. Trong đó chi phí kế toán là tổng chi phí bằng tiền phát sinh khi sản
xuất sản phẩm.
LOINHUAN KETOAN = ∑ DOANHTHU − ∑ CHIPHI KETOAN
H13
- Lợi nhuận kinh tế: là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kinh
tế phát sinh trong một khoảng thời gian sản xuất kinh doanh nhất định. Trong
đó, chi phí kinh tế bao gồm toàn bộ những chi phí cơ hội, bất luận những chi
phí này rõ ràng hay ngấm ngầm. Một chi phí rõ ràng là một chi phí trong đó có
một sự thanh toán được thực hiện. Một chi phí ngấm ngầm là một chi phí
trong đó tiền không được đổi tay cho nhau.
H LOINHUAN KINHTE =
∑ DOANHTHU − ∑ CHIPHI
KINHTE
Qua hai khái niệm trên về chi phí kế toán và chi phí kinh tế, ta cần lưu ý
rằng chi phí kinh tế khác với chi phí kế toán. Chi phí kinh tế bao gồm cả chi
phí rõ ràng và chi phí ngấm ngầm; trong khi chi phí kế toán chỉ bao gồm chi
phí rõ ràng. Do đó, chi phí kinh tế thật sự luôn lớn hơn chi phí kế toán. Tuy
nhiên rất khó để xác định chi phí kinh tế của doanh nghiệp một cách đầy đủ và
chính xác. Vì vậy thông thường các nghiên cứu chỉ quan tâm đến lợi nhuận kế
toán của những doanh nghiệp được khảo sát. Do đó, đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu về lợi nhuận kế toán của những doanh nghiệp được khảo sát ở Việt Nam.
Như đã đề cập, lợi nhuận là tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt
động của một doanh nghiệp. Vì vậy ta cần xác định lợi nhuận của một doanh
nghiệp được đo lường cụ thể như thế nào. Thực tế, có rất nhiều chỉ tiêu đo
lường lợi nhuận hay hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Song, nhiều nghiên
cứu đi trước đã chỉ ra ba chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất là tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu (Geringer và các tác giả, 2000), tỷ suất lợi nhuận trên tài
sản (Amato và Burson, 2007) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Smith,
1987).
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - ROS (Return on sales): là phần trăm
lợi nhuận đạt được trên tổng doanh thu. Do đó, nó phản ánh hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
H ROS =
LOINHUAN
DOANHTHU − CHIPHI
× 100 =
× 100 (%)
DOANHTHU
DOANHTHU
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA (Return on assets): là phần
trăm lợi nhuận đạt được trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Nó phản ánh hiệu
quả của việc điều phối và quản lý các nguồn lực ở doanh nghiệp.
H14