Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Biến đổi khí hậu và an ninh lương thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.82 KB, 18 trang )

Bài luận hết môn SKMT 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
----------

TIỂU LUẬN
TỔNG QUAN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC

Sinh viên: Nguyễn Phương Anh
Mã SV: 1213000003
Lớp: SKMT – Tracking K11

Hà Nội, 2015

SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 1


Bài luận hết môn SKMT 2015

MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 4
2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN ........................................................... 6
3. MỤC TIÊU ................................................................................................................ 6
4. NỘI DUNG TỔNG HỢP .......................................................................................... 6
4.1.

An ninh lương thực dưới các tác động của biến đổi khí hậu .............................. 6


4.1.1.

Hạn hán ........................................................................................................ 6

4.1.2.

Lũ lụt ............................................................................................................ 7

4.1.3.

Tia cực tím bức xạ ....................................................................................... 7

4.1.4.

Suy giảm đa dạng sinh học .......................................................................... 8

4.1.5.

Nước biển dâng làm tăng ngập lụt và xâm nhập mặn ................................. 8

4.1.6.

Sâu bệnh, cỏ dại ........................................................................................... 9

4.2.

Tác động của an ninh lương thực đến BĐKH .................................................. 10

4.2.1.


Di cư........................................................................................................... 10

4.2.2.

Xung đột và bạo lực ................................................................................... 10

4.3.

Lồng ghép an ninh lương thực vào các hành động, chính sách BĐKH ........... 11

4.3.1.

Nhìn nhận vai trò của lương thực trong việc thích ứng với BĐKH .......... 11

4.3.2.

Tầm quan trọng của lồng ghép an ninh lương thực vào các chính sách ứng

phó với biến đổi khí hậu .......................................................................................... 11
5. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ............................................................................... 12
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 14

SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 2


Bài luận hết môn SKMT 2015

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ANLT

An ninh lương thực

BĐKH

Biến đổi khí hậu

EPA

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu

USDA

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì

SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 3


Bài luận hết môn SKMT 2015


1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

An ninh lương thực (ANLT) là đảm bảo mọi người có quyền tiếp cận các thực
phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đẩy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe
mạnh và năng động [13]. Mất an ninh lương thực là tình trạng khả năng cung cấp thức
ăn bị gián đoạn và giảm lượng thức ăn, làm ảnh hưởng đến chất lượng, sự đa dạng về
nhu cầu thức ăn của con người [23]. Nguyên nhân của việc giảm lượng lương thực bao
gồm sa mạc hóa, mất đất, ngập úng, nước biển dâng cao, sâu hại, hạn hán, lũ lụt, mưa
axit, giảm đa dạng sinh học.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước
biển dâng. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết
các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tăng nhanh chưa
từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới [3]. Nông nghiệp và sản
xuất lương thực được ghi nhận là một trong những ngành nhạy cảm với sự thay đổi của
khí hậu [17]. Ước tính vào năm 2100, sản lượng của hầu hết các loại cây trồng sẽ giảm
từ 10-40%, và sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực do ảnh hưởng của
BĐKH [24]. Các hậu quả của BĐKH như sa mạc hóa, mất đất, ngập úng, nước biển
dâng cao, hạn hán, lũ lụt, giảm đa dạng sinh học ảnh hưởng trực tiếp đến nền nông
nghiệp, làm giảm sản lượng lương thực, gia tăng áp lực về an ninh lương thực cuả mỗi
quốc gia [4]
Mất an ninh lương thực gây ra hàng loạt các vấn đề xã hội như nghèo đói, suy
dinh dưỡng, bệnh tật, tử vong, chiến tranh xung đột. Theo tổ chức lương thực thế giới
(FAO), từ năm 2010- 2012, có khoảng 870 triệu người sống trong tình trạng thiếu
lương thực [13]. Một trong những nguyên nhân lớn gây bất ổn an ninh lương thực là do
BĐKH. Đồng thời mất an ninh lương thực cũng tác động thúc đẩy BĐKH, gây bất ổn
xã hội, tạo nên vòng xoắn bệnh lý. Mối quan hệ giữa BĐKH và an ninh lương thực là
mối quan hệ tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Người dân mà đói thì không ai bảo vệ môi

trường, nhưng nếu không bảo vệ môi trường thì người dân sẽ luôn đói. Vì vậy các quốc

SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 4


Bài luận hết môn SKMT 2015
gia nên thực hiện các chính sách đồng bộ, cùng lúc cả hai, giúp đảm bảo an ninh lương
thực làm cơ sở để bảo vệ môi trường. Mối liên quan giữa an ninh lương thực và BĐKH
sẽ được làm rõ trong phần nội dung chính.
CÂY VẤN ĐỀ

ANLT toàn cầu bất ổn
(Giảm sản lượng, giá lương thực tăng, đói
nghèo)

Hạn hán

Lũ lụt

Tia cực
tím

Nước biển
dâng làm
tăng ngập
lụt và xâm
nhập mặn


Suy giảm
đa dạng
sinh học

Sâu bệnh,
cỏ dại

Biến Đổi Khí Hậu

SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 5


Bài luận hết môn SKMT 2015

2.

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

Tài liệu y văn được tìm kiếm trên các trang web của những cơ quan, tổ chức về
lĩnh vực BĐKH và/hoặc an ninh lương thực tại Việt Nam và trên thế giới, các luận văn,
nghiên cứu có trên hệ thống thư viện trường Đại học y tế công cộng; cùng 2 hệ thống
cơ sở dữ liệu khoa học là Pubmed, Sciences Direct. Với các từ khóa chính được sử
dụng bằng tiếng Việt “Biến đổi khí hậu”, “an ninh lương thực”, “Biến đổi khí hậu và
an ninh lương thực”, “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến an ninh lương thực” –
tương ứng với các từ khóa bằng tiếng Anh “Climate change”, “Food security”,
“Climate change and food security”, “Impact of climate change on food security”. Tiêu
chí lựa chọn: tìm kiếm nâng cao, không giới hạn về thể loại tài liệu, sử dụng cả bản
tóm tắt và toàn văn. Dựa trên tiêu đề của bài luận, 28 tài liệu đã được sử dụng; trong đó

có 4 tài liệu tiếng Việt, 24 tài liệu tiếng anh, bao gồm 10 luận văn, 7 báo cáo, 5 bài báo
từ các tạp chí chuyên ngành, 6 bài báo cáo trên internet.
3.

MỤC TIÊU

- Mô tả về An ninh lương thực dưới các tác động của biến đổi khí hậu
- Tác động kép của mất an ninh lương thực đến biến đổi khí hậu
- Lồng ghép an ninh lương thực vào các hành động, chính sách BĐKH
- Trình bày các giải pháp giúp đảm bảo bền vững an ninh lương thực dưới tác
động của biến đổi khí hậu
4.

NỘI DUNG TỔNG HỢP

4.1.

An ninh lương thực dưới các tác động của biến đổi khí hậu

4.1.1. Hạn hán
Kết quả của nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ toàn cầu tăng ảnh hưởng tiêu
cực đến sản xuất cây trồng và thường làm giảm sản lượng lương thực, các khía cạnh
khác của chuỗi thức ăn cũng rất nhạy cảm với khí hậu. Trong số các khu vực đang phát
triển của thế giới, Saharan Châu Phi là khu vực có nhiệt độ cao nhất, hầu hết sinh kế
của cư dân khu vực phụ thuộc vào nông nghiệp. Tuy nhiên chỉ có 5% diện tích gieo

SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 6



Bài luận hết môn SKMT 2015
trồng trong khu vực được tưới, so với 37 % ở Châu Á và 14% ở Mỹ Latinh [27]. Với
tần suất hạn hán dự báo sẽ tăng ở miền nam châu Phi (Badjeck et al. 2009), điều này
chắc chắn sẽ dẫn đến giảm sản xuất và chất lượng cây trồng, giảm lượng cỏ cho gia súc
[9]. Theo Gbetibouo và Hassan (2005), ở rìa phía Đông châu Phi, doanh thu ròng trên
mỗi ha đất trồng trọt sẽ giảm ít nhất 2% khi nhiệt độ tăng 20C, lượng mưa giảm 5%
[14]. Hạn hán kéo dài là một yếu tố gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực, gây tác
động tiêu cực như nạn đói, suy dinh dưỡng. Hạn hán khiến khoảng 60% người dân
Nam Phi sống trong nghèo đói thiếu lương thực. Chi phí bổ sung lương thực chiếm gần
60% thu nhập của các hộ gia đình. Trong khi hầu hết các khoản thu nhập này là từ các
khoản tài trợ của chính phủ xã hội (phúc lợi, lương hưu, trợ cấp tàn tật). Giá lương thực
sẽ tăng như là hệ quả tất yếu của sự thay đổi khí hậu (Schmidhuber và Tubiello 2007),
an ninh lương thực trong cộng đồng Đông Phi sẽ là một mối quan tâm lớn [21].
4.1.2. Lũ lụt
Lũ lụt và bão nhiệt đới cũng ảnh hưởng đến an ninh lương thực bằng cách tiêu
diệt tài sản sinh kế. Hàng năm, lũ lụt gây thiệt hại cho Ấn Độ và Bangladesh tới
khoảng 4 triệu tấn gạo – số gạo đủ để nuôi sống 30 triệu người [26]. Tại Nigieria, 3
tháng sau đợt lũ lụt năm 2012, trong vùng bị ảnh hưởng của lũ toàn bộ cây trồng và vật
nuôi bị phá hủy, người dân không đủ ăn. Khoảng 1.000 người sống trong làng Ozahi
phải sống tạm trong các trại tị nạn, nguồn thức ăn được cung cấp chủ yếu từ các tổ
chức, các nhà từ thiện [19]. Lũ lụt và hạn hán không chỉ phá hoại mùa màng, làm mất
đi sinh kế chủ yếu của những người dân nghèo mà còn tăng gánh nặng trong công việc
đồng áng, họ phải bỏ nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị đất, lấy nước, tưới nước,
bảo vệ mùa khỏi sâu bệnh hại.
4.1.3. Tia cực tím bức xạ
Việc phát thải CFCs đã làm suy giảm nghiêm trọng tầng ozone bảo vệ bầu khí
quyển. Nếu Ozone giảm 1% tương đương làm gia tăng 2% lượng bức xạ cực tím xuống
trái đất. Trong một nghiên cứu gần đây, hai phần ba trong số 300 loài và giống cây


SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 7


Bài luận hết môn SKMT 2015
trồng được kiểm tra có xuất hiện dấu hiệu nhạy cảm với tia cực tím. Nghiên cứu này
cho thấy sự suy giảm 25% tầng ozone có thể làm giảm 20% sản lượng đậu tương [6].
Sản lượng lúa mì giảm 8-16% khi lượng bức xạ cực tím tăng 9-20% [20]. Tỷ lệ bệnh
trên lúa gạo cũng tăng lên khi tiếp xúc với bức xạ tia cực tím cao hơn bình thường [22].
4.1.4. Suy giảm đa dạng sinh học
Theo đánh giá hệ sinh thái thiên nhiên kỉ, BĐKH có thể sẽ trở thành động lực
chủ đạo cho sự mất mát của hệ sinh thái và đa dạng sinh học vào cuối thế kỉ này [1].
Hệ sinh thái biển sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ của nước, tác động của sóng
và mực nước dâng cao, có thể thay đổi môi trường sống của cá và các quần thể động
vật không xương. Tại các tỉnh Eastern Cape, các loài trai Perna nâu, đá hàu Striostrea
margaritacae, và những cây dừa cạn turbo sarmaticus khổng lồ đang giảm nhanh chóng
do những thay đổi của khí hậu. Các loại cây lương thực cũng chịu tác động lớn từ
BĐKH, đặc biệt là cây lúa nước không thể sinh trưởng trong điều kiện hạn hán kéo dài,
làm suy thoái, mất dần các giống lúa. Ngoài ra BĐKH làm giảm số lượng của các loài
thiên địch, do đó sẽ làm gia tăng sâu bệnh và sự trỗi dậy của các loài sinh vật ngoại lai
gây hại lớn cho các loại cây trồng. Sự suy giảm đa dạng sinh học sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến những người có sinh kế phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên [16].
4.1.5. Nước biển dâng làm tăng ngập lụt và xâm nhập mặn
Do sự bất ổn rất lớn xung quanh BĐKH toàn cầu, dự báo đến năm 2050 ước
tính diện đất trồng trọt ở các quốc gia có thể giảm từ 10-50% [28]. Nước biển dâng và
xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất canh tác nông nghiệp, làm đất bị thoái
hóa nhiễm mặn không thể canh tác được. Nhiều người dân bị buộc phải rời khỏi đất đai
của họ và di chuyển đến các thành phố, làm việc tại các đồn điền hoặc trong các nhà
máy. Bởi vì họ không còn đất để trồng cây lương thực và cũng không đủ tiền để mua

thực phẩm an toàn, họ trở thành nạn nhân của nạn đói và suy dinh dưỡng [8]. Ngoài ra,
nông dân thường sử dụng nước sông để tưới tiêu cho ruộng đồng, vườn rau và vườn
cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản nước ngọt cũng là một ngành nghề phổ biến ở nông

SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 8


Bài luận hết môn SKMT 2015
thôn. Tất cả những hoạt động trên đều rất nhạy cảm với độ mặn của nước và nông dân
có nguy cơ thua lỗ nếu nước nhiễm mặn [5]. Năm 2012, gần 10% diện tích đất nông
nghiệp của Việt Nam bị ảnh do nước biển dâng. Theo PGS.TS Trần Thục, Viện trưởng
Viện khoa học Khí tượng thủy văn môi trường, đồng bằng sông Cửu Long bị tác động
mạnh nhất với 90% diện tích đất trồng trọt bị ảnh hưởng. Hậu Giang sẽ bị thiệt hại
khoảng 61,5% sản lượng lương thực, Cà Mau thiệt hại khoảng trên 70%, Bạc Liêu, Sóc
Trăng mất khoảng 60% sản lượng khi nước biển dâng 75cm [2].
4.1.6. Sâu bệnh, cỏ dại
Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng tiềm năng cho nhiều loài sâu bệnh gây hại. Những
thay đổi về nhiệt độ lượng mưa có thể tạo điều kiện sinh sản, phát triển cho nhiều loại
sâu bệnh. Nếu nhiệt độ tăng 20C, ở Hoa Kỳ và châu Phi, côn trùng sẽ sinh sôi và phát
triển thịnh vượng. Trong một chu kì sinh sản, một số loài côn trùng có thể sinh ra 500
con trong hai tuần. Nhiệt độ tăng sẽ kéo dài mùa sinh sản và tăng số lượng côn trùng
được tạo ra. Điều này sẽ nâng tổng số các loài côn trùng tấn công một vụ mùa và kéo
theo đó là tăng mất mùa. Ngoài ra, một số loài côn trùng, chẳng hạn như sâu đục thân
ngô Tây Nam, có thể mở rộng phạm vi sinh sống của chúng về phía bắc như một kết
quả tất yếu của xu hướng nóng lên [15]. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, sản lượng lương
thực Hoa Kỳ giảm 25% do sự gây hại của côn trùng [12]. Sâu bệnh, côn trùng cũng
làm giảm 30% sản lượng đậu tương, 7% sản lượng lúa của châu Phi.
Một thí nghiệm trên lúa mì được tiến hành bởi Rothamsted Research Trạm UK,

đã chứng minh các mầm bệnh gây hại lúa mì có liên quan đến lượng mưa, nhiệt độ, và
sulfur dioxide (SO2) phát thải (Bearchell et al 2005; Shaw et al., 2008). Qua 7 thập kỷ
gần đây, dịch bệnh thường đến sớm hơn và gây bệnh rụng lá của cây trồng kết hợp với
thay đổi điều kiện khí hậu và thiếu luân canh cây trồng sẽ gây tác động xấu đến nền
nông nghiệp làm giảm năng suất (Hannukkala et al., 2007). Những thay đổi về khí hậu
được dự kiến sẽ giúp côn trùng có thể di cư, phát tán trên phạm vi lớn hơn để đáp ứng
với nhiệt độ tăng.

SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 9


Bài luận hết môn SKMT 2015

4.2.

Tác động của an ninh lương thực đến BĐKH

4.2.1. Di cư
Khi một khu vực khan hiếm về lương thực, cộng đồng dân cư sẽ di chuyển đến
nơi mà họ tin rằng nguồn lương thực dồi dào hơn. Tại Việt nam, từ năm 2000-2008, số
lượng người di dân tự do từ khu vực Tây Bắc vào địa bàn Tây Nguyên đang có xu
hướng tăng. Nguyên nhân chính là vì lý do kinh tế khó khăn, canh tác không thuận lợi,
thiếu lương thực. Người dân di cư đến địa phương mới sẽ tiến hành các hoạt động khai
hoang, đốt rừng lấy đất canh tác. Tất cả các hoạt động này đều góp phần làm gia tăng ô
nhiễm môi trường, gây BĐKH [4]. Tại Argentina, Chile và Brazil, hầu hết những
người nhập cư tập trung ở các thành phố lớn. Tại Argentina, 70% người di cư được cho
là cư trú tại khu vực đô thị của Buenos Aires, ở Chile 65% cư trú tại khu vực đô thị của
Santiago, trong khi phần lớn những người ở Brazil sống ở São Paulo, và ở một mức độ

thấp hơn là Rio de Janeiro và Parana [25]. Sự di cư được chủ yếu là do việc tìm kiếm
các cơ hội tốt hơn, bao gồm cả việc làm và mức lương cao hơn, nhưng quan trong nhất
là người dân mong muốn thoát khỏi nghèo đói. Sự di cư của người dân làm gia tăng
gánh nặng cho các thánh phố lớn, khi mà đất trật, người đông. Kéo theo đó là hàng loạt
các nguy cơ ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hôi khác.
4.2.2. Xung đột và bạo lực
Nguồn xung đột tiềm năng bao gồm nước, thực phẩm, nhiên liệu, đất nông
nghiệp, nhà ở. Trong đó thiếu lương thực là một nguyên nhân chủ đạo. Sự bất ổn về an
ninh lương thực thể hiện rõ khi nhiều quốc gia Châu Phi trong tình trạng khan khiếm
lương thực. Thực trạng này sẽ kéo theo những hệ lụy làm bất ổn xã hội và chính trị,
gây nội chiến và khủng bố, từ đó tác động an ninh chung của cả thế giới. Ví dụ, trong
trường hợp của Syria, thiếu lương thực dẫn tới tăng giá lương thực, cùng với việc khan
hiếm nguồn nước đã dẫn tới hàng loạt các cuộc nổi dậy chống lại chế độ của Tổng
thống Bashar Al-Assad. Trong những thập kỉ tới dân số được dự báo sẽ tăng nhanh
trong khi lương thực lại khan hiếm có thể sẽ dẫn hàng loạt các cuộc bạo động tranh

SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 10


Bài luận hết môn SKMT 2015
chấp ở Trung Đông và một phần của Châu Phi [11]. Vũ khí, bom đạn chiến tranh đang
là 1 trong những nguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm môi trường, BĐKH.
4.3.

Lồng ghép an ninh lương thực vào các hành động, chính sách BĐKH

4.3.1. Nhìn nhận vai trò của lương thực trong việc thích ứng với BĐKH
Thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức đối với an ninh lương thực bao gồm

suy dinh dưỡng, tăng giá lương thực, tăng trưởng dân số, quá trình chuyển đổi
chế độ ăn uống, đang đe dọa đến sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc trực tiếp gây ra đau
khổ của con người như nghèo đói, bệnh tật, ANLT bất ổn góp phần vào sự suy thoái và
cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, di cư, chiến tranh và bạo lực. Hậu quả kéo theo là ô
nhiễm môi trường và BĐKH.
Trong quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp, người nông dân quan sát diễn
biến thời tiết, dự đoán các hiện tượng thời tiết để có các giải pháp bảo vệ mùa màng,
tránh tác động xấu của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Thích nghi với biến đổi khí
hậu thường xoay quanh chiến lược đa dạng hóa, cố gắng để tận dụng các hiệu ứng khác
nhau của khí hậu để có thể có thâm canh các loại cây trồng khác nhau phù hợp với điều
kiện thời tiết. Đủ nước sạch, lương thực góp phần làm giảm thiểu các tác động xấu của
BĐKH lên con người [18]
4.3.2. Tầm quan trọng của lồng ghép an ninh lương thực vào các chính
sách ứng phó với biến đổi khí hậu
Càng ngày xã hội càng thừa nhận BĐKH là một cuộc khủng hoảng toàn cầu,
nhưng cho đến nay những hành động để ứng phó lại với BĐKH vẫn còn quá chú trọng
đến các giải pháp khoa học kĩ thuật, kinh tế mà chưa có các giải pháp để cải thiện tình
trạng nghèo đói, thiếu lương thực [7]. Giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH chỉ thành
công khi nhà nước có các chính sách đánh vào lợi ích trực tiếp, những nhu cầu thiết
yếu của người dân như lương thực, nước uống [10]. Để dân tin tưởng và làm theo các
chính sách của nhà nước thì trước hết các chính sách phải giúp dân thoát khỏi đói
nghèo.

SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 11


Bài luận hết môn SKMT 2015
Vì vậy lồng ghép an ninh lương thực phải được coi là một phần quan trọng

trong các chính sách BĐKH của các chương trình hành động quốc gia và quốc tế để đạt
được thành công và sự bền vững.
5.

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến tất cả bốn khía cạnh của an ninh lương thực:
thực phẩm sẵn có, khả năng tiếp cận lương thực, thực phẩm sử dụng và hệ thống thực
phẩm ổn định. BĐKH sẽ có tác động đến sức khỏe con người, tài sản sinh kế, sản xuất
lương thực. Đồng thời an ninh lương thức cũng tác động ảnh hưởng đến BĐKH. Vì
thế, các nhà hoạch định chính sách cần xây dựng kế hoạch lồng ghép ANLT vào các
hành động chính sách ứng phó với BĐKH. Một số khuyến nghị dưới đây được đưa ra
nhằm đặt ra những điều kiện giúp cho công tác ứng phó với BĐKH được hiệu quả và
cũng là cơ hội cho việc đạt được ổn đinh ANLT.
-

Tưới tiêu hợp lý, tận dụng nước mưa, giảm bớt quá trình làm đất để bảo

vệ đất, sử dụng phương án chắn gió để giảm cạn kiệt chất dinh dưỡng trong đất, kết
hợp nông nghiệp và lâm nghiệp, hạn chế sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón hóa
học vừa giảm tác động xấu tới môi trường vừa tăng chất lượng nông sản.
-

Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và

nước biển dâng đáp ứng yêu cầu xây dựng bản đồ ngập lụt, bản đồ rủi ro thiên tai, khí
hậu theo các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, gắn với hệ thống thông tin
địa lý, thông tin viễn thám phục vụ hoạch định chính sách từ Trung ương đến địa
phương.
-


Nghiên cứu và triển khai các giải pháp cụ thể để phòng chống hiệu quả

thiên tai, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi; duy trì và vận hành có hiệu quả lâu dài
-

Nâng cao chất lượng rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc,

bảo đảm khai thác hiệu quả các loại rừng để duy trì và nâng cao khả năng phòng chống
thiên tai, chống sa mạc hóa, xâm thực, suy thoái đất; tăng cường bảo vệ, quản lý và
phát triển rừng ngập mặn, các hệ sinh thái đất ngập nước

SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 12


Bài luận hết môn SKMT 2015

-

Nghiên cứu và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp

với điều kiện của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đặc điểm sinh thái các vùng, địa
phương, tận dụng các cơ hội để phát triển nông nghiệp bền vững

SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 13



Bài luận hết môn SKMT 2015
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Báo cáo: Đa dạng sinh học, Biến đổi khí hậu và các mục tiêu Phát triển Thiên
nhiên kỷ (MDGs).
2. Đảm bảo an ninh lương thực trong biến đổi khí hậu: Thiết lập nền nông
nghiệp

bền

vững.

Xem

chi

tiết

tại

Truy cập lúc 23h41
ngày 16/5/2015.
3. Giáo trình Sức khỏe môi trường, Đại học y tế công cộng, Nhà xuất bản y học
Hà Nội, 2014.
4. Tô Văn Trường: Ban chủ nhiệm chương trình trọng điểm cấp nhà nước
KC08/06-10: Tác động của Biến đổi khí hậu đến an ninh lương thực Quốc Gia.
5. Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ (TTQT).
Dự án Nâng cao năng lực ứng phó xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu tại thành phố
Cần


Thơ.

Xem

chi

tiết

tại

/>
content/uploads/2012/file/111204Salinity_Proposal-theoduyet-111117-v.pdf . Truy cập
ngày 21/05/2015.
Tài liệu tiếng anh
6. A.H. Teramura and J.H. Sullivan, "How Increased Solar Ultraviolet-B
Radiation May Impact Agricultural Productivity," in Coping with Climate Change.
(Washington, DC.: Climate Institute, 1989), p. 203.
7. Aliber M. 2005. Synthesis and conclusions. In: Aliber M, De Swart C, Du
Toit A, Mbhele T, Mthethwa T. Trends and policy challenges in the rural economy:
four provincial case studies. Human Sciences Research Council Research Monograph,
Employment and Economic Policy Research Programme. Cape Town: HSRC Press

SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 14


Bài luận hết môn SKMT 2015


8. Allison EH, Perry AL, Badjeck M-C, Adger WN, Brown K, Conway D, Halls
AS, Pilling GM, Reynolds JD, Andrew NL, Dulvy NK. 2009. Vulnerability of national
economies to the impacts of climate change on fisheries. Fish and Fisheries 10: 1–24.
9. Badjeck MC, Allison EH, Halls AS, Dulvy NK. 2010. Impacts of climate
variability and change on fishery-based livelihoods. Marine Policy : 375–383
10. Carvalho, F. P., 2006. Agriculture, pesticides, food security and food safety,
Environmental Science & Policy, 9,685-692.
11. Climate & Conflict: Warmer World May be More Violent. See more at:
Acessed 18th May 2015.
12. D. Pimentel, et al., Ethical Issues Concerning Potential Global Climate
Change on Food Production," Journal of Agricultural and Environmental Ethics 5
(1993), pp. 113-146
13. FAO. 2007. Adaptation to climate change in agriculture, forestry and
fisheries: Perspective,framework and priorities. Food and Agriculture Organization of
the United Nations (FAO), Rome.
14. Gbetibouo GA, Hassan RM. 2005. Measuring the economic impact of
climate change on major South African field crops: a Ricardian approach. Global and
Planetary Change 47:143–152.
15. G.M. Chippendale, "The Southwestern Corn Borer, Diatraea grandiosella:
Case History of an Invading Insect," Research Bulletin 1031 (Columbia, MO:
University of Missouri Agricultural Experiment Station, 1979).
16. IPCC. 2007b. Easterling, W.E., Aggarwal, P.K., Batima, P., Brander, K.M.,
Erda, L., Howden, S.M., Kirilenko, A., Morton, J., Soussana, J.-F., Schmidhuber, J. &
ubiello, F.N. Food, fibre and forest products. In Climate Change 2007: Impacts,
Adaptation and Vulnerability. Contribution of Working Group II to the Fourth
Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, Parry, M.L.,

SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 15



Bài luận hết môn SKMT 2015

Canziani, O.F., Palutikof, J.P., van der Linden, P.J. & Hanson, C.E. (eds.), Cambridge
University Press, Cambridge, K, 273-313
17. Omari, K., (2010), Gender and Climate change: Botswana Case Study,
Heinrich B#ll Foundation Southern Africa, 123 Hope Street, Gardens 8001, Cape
Town.
18. Pandey S, Bhandari HS et al (2007) Economic costs of drought and rice
farmers’ coping mechanisms: a cross-country comparative analysis. International Rice
Research Institute.
19. Pubmed 12 December 2012 18:24 CET: Food insecurity looms in many
communities

affected

by

devastating

floods

-

See

more

at:


Acessed 18th May 2015.
20. R. H. Biggs and P.G. Webb, "Effects of Enhanced UV-B Radiation on
Yield, and Disease Incidence and Severity for Wheat Under Field Conditions," NATO
ASI Series G-8, Ecological Sciences (1986).
21. Schmidhuber J, Tubiello FN. 2007. Global food security under climate
change. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of
America 104: 19703–19708
22. S. Holman, personal communication, Environmental Protection Agency,
Corvallis, Oregon, 1990.
23.

USDA:

Definitions

of

Food

Security.

See

more

at:

Acessed 18th May 2015.
24. Vincent, K., Cull, K., K. Aggarwal, P., Kristjanson, C., P., Phartiyal, P.,

Parvin, G., (2011), Gender, Climate Change, Agriculture, and Food Security - A

SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 16


Bài luận hết môn SKMT 2015

CCAFS Training of Trainers Manual to prepare South Asian rural women to adapt to
climate change.
25. WHO: The Impact of Climate Change: Migration and Cities in South
America - See more at: Acessed 19th May
2015
26. Winston Yu; Alam, Mozaharul; Hassan, Ahmadul; Khan, Abu Saleh; Ruane,
Alex C.; Rosenzweig, Cynthia; Major, David C.; Thurlow, James. 2010. Bangladesh –
Climate change risks and food security in Bangladesh. Washington
27. World Bank. 2005. Summary of Mali Investment Climate Assessment, Africa
Region, Private Sector Unit, Note Number 11, September 2005,Washington D.C.
28.W.

Stevens,

"Governments

Start

Preparing

for


Global

Warming

Disasters," New York Times (November 14, 1989), p. C1.

SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 17


Bài luận hết môn SKMT 2015

SV Nguyễn Phương Anh_ K11D

Page 18



×