Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Ảnh hưởng của vật chủ mọt ngô (Sitophilus zeamis) đến khả năng gây bệnh của nấm ký sinh côn trùng Isaria javanica

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------------

ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT CHỦ MỌT NGÔ
(Sitophilus zeamis) ĐẾN KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CỦA
NẤM KÝ SINH CÔN TRÙNG Isaria javanica

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NÔNG HỌC

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Phượng
Lớp

: 49K – Nông học

Người hướng dẫn

:Th.S Nguyễn Thị Thúy

Nghệ An, 05 / 2012


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp ngành
kĩ sư Nông học, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu từ phía thầy cô, bạn bè,
người thân.
Với tấm lòng chân thành và sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được gửi lời cảm
ơn đặc biệt tới Th.S Nguyễn Thị Thúyn là người hướng dẫn tôi từ những bước đầu
làm nghiên cứu khoa học, đã rất tận tâm và nhiệt tình hướng dẫn tôi suốt thời gian


làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong tổ bộ môn
Bảo vệ thực vật, các giáo viên phụ trách, các kĩ thuật viên phòng thí nghiệm đã tạo
mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý kiến cho
tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Và tôi xin được chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè
đã động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Vinh, ngày tháng 05 năm 2012
Tác giả

Lê Thị Phượng


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do em trực
tiếp thực hiện, dưới sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Thị Thúy. Số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố và sử dụng trong
một luận văn nào trong nước và ngoài nước.
Em xin cam đoan rằng, mọi sự trích dẫn và giúp đỡ trong luận văn này đã
được thông tin đầy đủ và trích dẫn chi tiết và chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Phượng



MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việt Nam là nước có nhiều điều kiện tự nhiên và địa lý rất thuận lợi để phát
triển Nông Nghiệp với vành đai nhiệt đới gió mùa ẩm. Theo Bộ Nông nghiệp, Việt
Nam dự báo thu hoạch kỷ lục 42 triệu tấn lúa trong năm 2011, tăng khoảng 5% so
với năm 2010. Sản lượng lúa tăng sẽ giúp Việt Nam đạt tới khối lượng xuất khẩu kỷ
lục năm nay ít nhất 7 triệu tấn gạo trong khi đảm bảo nguồn cung cấp trong nước
phong phú có thể làm giảm lạm phát, xuất khẩu sang nước ngoài với số lượng lớn.
Tuy nhiên, các điều kiện thuận lợi đó cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu hại
phát sinh, phát triển phá hại nghiêm trọng cả trên đồng ruộng cũng như các sản
phẩm nông nghiệp cất giữ trong kho tàng. Hàng năm dịch hại có thể làm mất 2030% năng suất, khi bị nặng có thể làm giảm năng suất từ 40-50%, thậm chí mất
trắng (theo FAO,2000). Đối với công tác cất giữ và bảo quản nông sản nói chung
hiện nay ở Việt Nam còn rất nhiều han chế do cơ sở vật chất phục vụ cho công tác
bảo quản còn rất hạn chế và chua được quan tâm đúng mức. Loài gây hại trong kho
nghiêm trọng phải kể đến các loài sâu mọt, tổn thất chúng gây ra là rất lớn kể cả về
mặt số lượng cũng như chất lượng.
Tổn thất nông sản do sâu mọt gây ra chiếm một phần đáng kể trong tổng số
lương thực dự trữ. Tổ chức FAO (1999) thống kê được hàng năm trên thế giới mức
tổn thất về lương thực trong bảo quản trung bình là 6 - 10%. Ở Việt Nam thiệt hại
do côn trùng gây ra cho ngũ cốc bảo quản trong kho là 10%, riêng ở đồng bằng
sông Cửu Long khoảng 18% (bộ môn Nghiên cứu công trùng, Tổng Cục lương thực
Việt Nam).
Thiệt hại do sâu mọt hại kho gây ra là rất lớn về nhiều mặt: Nó làm giảm số
lượng sản phẩm, chất lượng, giá trị thương phẩm như làm giảm protein, lipit,
vitamin biến tính, màu sắc không bình thường, hàng hoá bị biến chất, gây thiệt hại
lớn về kinh tế. Làm nhiễm bẩn hoặc nhiễm độc nông phẩm, do đó làm ảnh hưởng
đến sức khoẻ người tiêu dùng hoặc trực tiếp truyền bệnh cho người và cả gia súc.


Con người phải thêm chi phí khắc phục hậu quả. Ngoài ra còn mất uy tín hàng hoá

trên thương trường và đặc biệt là mất mát hạt giống cho mùa vụ sau.
Ở Việt Nam, hiện nay đều tập trung vào biện pháp xử lý sâu mọt hại kho bằng
thuốc hoá học, chủ yếu là thuốc xông hơi như Phosphine, Sumithion, DDVP… Mặc
dù hiệu quả nhanh, chi phí thấp nhưng kết quả là gây ô nhiễm môi trường, để lại dư
lượng hóa chất trong nông sản, gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người và hình
thành nên nhiều dòng kháng thuốc trừ sâu (Bùi Công Hiển, 1995).Việc sử dụng
thuốc hóa học bảo vệ thực vật không kiểm soát là nguyên nhân dẫn đến sự kháng
thuốc của các loài mọt gây hại.
Xu hướng hiện nay là sử dụng biện pháp IPM và IPM-B trong phòng trừ sâu
hại nông nghiệp. Một trong những biện pháp phòng trừ sâu mọt đang được nhiều
người quan tâm bởi tính ưu việt của nó là biện pháp sinh học như sử dụng thiên địch
(bắt mồi, ký sinh). Việc ứng dụng nấm ký sinh côn trùng vào phòng trừ sâu mọt hại
kho là một hướng đi mới và đầy triển vọng đã được nghiên cứu và ứng dụng ở
nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, người ta đã ứng dụng nấm ký sinh côn trùng
vào trong phòng trừ sâu hại cây trồng, còn đối với sâu hại kho tàng thì chưa được
quan tâm nghiên cứu.
Nấm ký sinh côn trùng là hướng nghiên cứu còn rất mới ở Việt Nam và
cũng chưa được quan tâm đúng mức. Việc ứng dụng nấm ký sinh vào phòng trừ sâu
hại kho với nhiều ưu việt như an toàn cho con người, môi trường, bảo đảm tính bền
vững… Nghiên cứu góp phần làm cơ sở dẫn liệu cho việc xây dựng và áp dụng quy
trình sử dụng chế phẩm sinh học mà cụ thể là chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng để
phòng trừ sâu mọt hại kho.
Xuất phát từ vấn đề cấp thiết này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ảnh hưởng của vật chủ mọt ngô (Sitophilus zeamais) đến khả năng gây
bệnh của nấm ký sinh côn trùng Iaria javanica”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá được mối quan hệ giữa vật chủ trưởng thành
mọt ngô (Sitophilus zeamai) với khả năng gây bệnh của các chủng nấm ký sinh sôn
trùng Isaria javanica, để tuyển chọn chủng nấm gây bệnh tốt và các biện pháp tác



động nhằm nâng cao hiệu quả cho thuốc trừ sâu sinh học từ nấm ký sinh côn trùng
Isaria javanica trong kiểm soát sinh học mọt ngô hại kho.
3. Nội dung nghiên cứu
(i) Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ vật chủ trưởng thành mọt ngô đến khả năng
gây bệnh của các chủng nấm Isaria javanica.
(ii) Nghiên cứu ảnh hưởng trạng thái sinh lý đói ăn của vật chủ trưởng thành mọt
ngô đến khả năng gây bệnh của chủng nấm Isaria javanica.
(iii) Đánh giá khả năng phát tán bào tử trên mọt nhiễm nấm với mức tỉ lệ khác nhau
ra quần thể của mọt sống
(iv) Đánh giá tuyển chọn chủng nấm Isaria javanica kiểm soát mọt ngô.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của vật chủ trưởng thành mọt ngô tới
khả năng gây bệnh của các chủng nấm Isaria javanica.
Nghiên cứu được tiến hành tại phòng thí nghiệm Bảo vệ thực vật và phòng
thí nghiệm Công nghệ Sinh học Nông nghiệp, Trung tâm THTN, Trường Đại học
Vinh trong thời gian từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại kho, đặc biệt là mọt hại ngô Sitophilus
zeamais Motschulsky bằng biện pháp sinh học là sử dụng chế phẩm nấm sinh học
Isaria javanica. Nghiên cứu thành công biện pháp phòng trừ sâu mọt sẽ là cơ sở
quan trọng để áp dụng phòng trừ nhiều loại khác trong công tác bảo quản nông sản
trong kho. Kết quả bước đầu thử nghiệm phòng trừ các loài sâu hại kho bằng nấm
ký sinh côn trùng, góp phần xây dựng biện pháp phòng chống sâu mọt hại kho bằng
các biện pháp sinh học bền vững, không gây ô nhiễm môi trường và gây độc hại cho
con người và các loài động vật khác


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học

1.1.1. Côn trùng hại kho
* Đặc điểm chung
Trong quá trình phát triển xã hội, bảo quản tốt các sản phẩm do lao động làm
ra là mặt thứ hai của quá trình sản xuất và sáng tạo của con người. Nó vừa giải
quyết trực tiếp những nhu cầu cho xã hội, vừa tạo ra những khả năng tích cực để
nâng cao quá trình sản xuất tiếp theo.
Hàng hóa dự trữ trong kho được quan tâm trước hết là các sản phẩm nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp sau một vụ thu hoạch, được cất trữ lại hoặc là các
sản phẩm được chế biến từ chúng rồi được dự trữ để sử dụng vào các nhu cầu của
xã hội như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, chữa bệnh v.v. Ngoài ra còn
phải kể đến việc dự trữ hạt giống cho các vụ tiếp theo. Đặc điểm chung của hàng dự
trữ là việc cất giữ trong kho theo những khoảng thời gian nhất định.
Vì vật chất dự trữ thường tập trung với khối lượng lớn và kéo dài trong một
khoảng thời gian vài tháng, vài năm hay lâu hơn với các điều kiện sinh thái ổn định
và thuận lợi cho côn trùng gây hại phát triển, nên đã gây ra nhiều tổn hại cho con
người có khi không bù đắp lại được.
Việc phân chia thành các nhóm yếu tố gây hại chỉ nhằm để thấy rõ đặc tính
riêng từng nhóm, trên cơ sở đó có những biện pháp phòng ngừa hợp lý, có hiệu quả.
Trên thực tế cho thấy, nhiều khi các nhóm gây hại nêu trên lại cùng tác động vào
đối tượng bảo quản và giữa chúng cũng có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Nhiều khi
kết quả ngăn ngừa của một nhóm yếu tố này lại có tác dụng làm giảm ảnh hưởng
gây hại của nhóm yếu tố khác. Do vậy, trong hoạt động thực tiễn cần phải xem xét
tìm những giải pháp thích hợp, phù hợp với trình độ sản xuất và mang tính hiệu
quả cụ thể..Sự phá hại của côn trùng đối với hàng hóa bảo quản thật đa dạng. Trước
hết phải kể đến việc làm giảm hoặc phá hủy vật chất, dẫn tới việc vật chất dự trữ
hay lưu trữ bị giảm hoặc hoàn toàn mất giá trị sử dụng, ví dụ sự mục nát ngũ cốc,
mất khả năng nảy mầm của hạt giống v.v. (Dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [2].


* Đặc điểm của Mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky

Hình dạng rất giống mọt gạo. Kích thước thường lớn hơn (3,5 - 5mm). Cánh
trước trơn bóng và các điểm đỏ trên cánh khá rõ. Các lỗ chấm trên tấm lưng ngực
trước thô và dày ở phía trước. Rất khó phân biệt với mọt gạo nếu chỉ dựa vào hình
thái bên ngoài. Do đó việc phân biệt dựa vào hình dạng cơ quan sinh dục đực ở mọt
gạo có hình bán nguyệt còn ở mọt ngô có hình 3 góc. Bề mặt trên của cơ quan sinh
dục đực mọt gạo đơn giản không có lông dài còn ở mọt ngô có 2 lông dài. Đầu
máng đẻ trứng của con cái mọt gạo có hình chữ Y, còn mọt ngô là hình móc nhọn.
Mọt ngô cũng có thể bay được. Khả năng sinh trưởng và phát triển của mọt
ngô tốt nhất là trong ngô hạt, sau đó mới đến thóc gạo và các ngũ cốc khác. Mọt
chịu lạnh rất tốt.
1.1.2. Nấm ký sinh gây bệnh cho côn trùng hại
Khái niệm “Nấm ký sinh côn trùng - Entomo Pathogenic Fungi (EPF)
hoặc "Nấm côn trùng - Entomo Fungi” được các nhà khoa học sử dụng như
một thuật ngữ đồng nghĩa, đề cập về nhóm sinh vật (nấm) ký sinh gây bệnh
cho côn trùng.
Theo Evans (1988) nấm ký sinh côn trùng được chia thành 4 nhóm:
(1) Ký sinh trong tức là nấm ký sinh trong các nội quan, khoang cơ thể
của côn trùng bị ký sinh.
(2) Ký sinh ngoài, tức là nấm phát triển ở tầng cuticun ngoài vỏ cơ thể của
côn trùng và gây nên bệnh hại cho chúng.
(3) Nấm mọc trên côn trùng, tức là những nấm đã được trực tiếp hoặc gián
tiếp chứng minh chúng ký sinh trên côn trùng.
(4) Cộng sinh, có nghĩa là cả nấm và côn trùng cùng mang lại lợi ích cho
nhau trong mối quan hệ cùng chung sống.
Nấm ký sinh côn trùng còn được chia thành nấm ký sinh sơ cấp (primery
pathogen) và nấm ký sinh thứ cấp (secondery pathogen).
Nấm ký sinh sơ cấp thường nhiễm vào ký chủ côn trùng khoẻ mạnh gây bệnh và
sau đó làm chết côn trùng. Trong khi đó, nấm ký sinh thứ cấp chỉ có thể ký sinh trên
những côn trùng bị yếu hoặc côn trùng bị thương. Các mầm bệnh ký sinh trên côn trùng



trưởng thành hoặc côn trùng bị bệnh được gọi là ký sinh cơ hội hoặc ký sinh không
chuyên tính, loại ký sinh này có thể nhiễm vào ký chủ thông qua sự xâm nhập qua lớp
cuticun vỏ cơ thể của côn trùng. Các nấm ký sinh trên côn trùng bị thương gọi là bệnh
lây qua vết thương. Sự khác nhau của ký sinh cơ hội và ký sinh qua vết thương đó là ký
sinh qua vết thương chỉ có thể xâm nhập vào côn trùng qua vết thương.
Như vậy, nấm ký sinh côn trùng (EPF) được dùng để mô tả hiện tượng
nấm ký sinh trên hoặc trong ký chủ côn trùng. Khái niệm này cũng được dùng
cho nấm ký sinh trên nhện bởi vì nhện và côn trùng là 2 nhóm (lớp) trong một
ngành động vật chân khớp (Arthropoda) và chúng có cùng kiểu sinh thái ăn
thực vật hoặc ăn thịt và sinh sống chủ yếu trên cây (Dẫn theo Trần Ngọc Lân,
2008) [13].
1.1.3. Nghiên cứu về sự gây bệnh của nấm ký sinh trên côn trùng vật chủ
Nấm gây bệnh côn trùng (Entomopathogenic fungi) hiện đang thu hút sự chú
ý về tác nhân kiểm soát sinh học tiềm năng của côn trùng gây hại. Các cơ chế gây
bệnh đang được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt trong các vấn đề về sự hình thành
cấu trúc xâm nhiễm, sự xâm nhập vào vật chủ và các chất độc tố gây chết vật chủ
(như beauvericin của Beauveria bassiana, destruxin của Metarhizium anisopliae).
Hiểu biết về các quá trình này sẽ cung cấp cơ sở để lựa chọn hợp lý và cải thiện
chủng nấm mục tiêu (Clarkson J.M., Charnley A.K., 1996). [20]
Cheah C. et al. (2004) [18], nghiên cứu kiểm soát sinh học sâu Adelges
tsugae Annand (Homoptera: Adelgidae) gây hại cây Tsuga (một loại cây nhóm cây
thông). Nấm có thể xâm nhập qua lớp vỏ cơ thể gây bệnh làm chết côn trùng. Sau
khi côn trùng bị chết, một số lượng lớn bào tử nấm được phát tán từ xác chết để tiếp
tục chu trình lây nhiễm trong quần thể côn trùng. Trong tổng quan các công trình
nghiên cứu về sử dụng thuốc nấm phòng trừ muỗi gây bệnh sốt rét, Thomas M.B &
Read A.F. (2007) [35], đưa ra chu kỳ phát triển in vivo của nấm gây bệnh côn trùng,
như Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae, diễn ra 5 bước tuần tự:
(1) sự bám dính của bào tử (conidia/spore) vào lớp biểu bì (epicuticle).
(2) sự nảy mầm của bào tử sản sinh ống mầm và giác bám (appresorium)

(cấu trúc xâm nhập).


(3) sự xâm nhập vào lớp biểu bì (procuticle, epidermis) thông qua sự kết hợp
của áp lực cơ học và hoạt tính của các enzyme làm mất lớp biểu bì.
(4) nấm tăng trưởng trong thể xoang (haemocoel) vật chủ và sau đó.
(5) sản sinh bào tử bên ngoài phát tán khi vật chủ bị chết (Gillespie J.P. et
al., 2000) [23]
Nấm ký sinh côn trùng có thể xâm nhiễm vào cơ thể côn trùng qua con đường
hô hấp, tiêu hóa hoặc qua cơ quan sinh dục, nhưng phần lớn là qua lớp vỏ cuticun của
chúng. Tức là phải có sự tiếp xúc của bào tử nấm và bề mặt cơ thể ký chủ. Bào tử nấm
bám vào bề mặt cơ thể ký chủ, khi đủ điều kiện ẩm độ bào tử mọc mầm và xâm nhiễm
vào bên trong cơ thể côn trùng qua lớp kitin.
Nấm xâm nhiễm vào cơ thể côn trùng gồm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn xâm nhập:
Tính từ khi bào tử nấm mọc mầm đến lúc hoàn thành việc xâm nhập vào trong
xoang cơ thể côn trùng. Bào tử là cấu trúc gây nhiễm của nấm. Trong tất cả các nhóm
vi sinh vật gây bệnh cho động vật không xương sống, nấm là nhóm duy nhất gây
nhiễm qua lớp vỏ cuticun. EPF sử dụng kết hợp enzym và tác động cơ học để xâm
nhập qua lớp cuticun. Lớp biểu bì ngoài cùng (thành phần lipit) là hàng rào ngăn cản
đầu tiên của côn trùng mà nấm phải vượt qua trong quá trình xâm nhiễm vào cơ thể
của chúng. Các chuỗi axit béo bão hòa, như axit caprylic đã được tìm thấy, chúng có
tác dụng ngăn cản sự nảy mầm của bào tử nấm. Phía dưới lớp lipit dày là thành phần
kitin liên kết chặt chẽ với protein.
Các bào tử nấm có thể xâm nhập qua lớp vỏ cuticun bằng nhiều cách. Sự
bám dính trực tiếp hay gián tiếp của bào tử là yếu tố đầu tiên góp phần cho việc
xâm nhiễm thành công của nấm vào cơ thể ký chủ. Ở B. bassiana, M. anisopliae
và Isaria spp. có dạng bào tử khô, các bào tử này phát tán trong không khí hoặc có
thể tìm thấy ở cơ thể côn trùng chết. Một số bào tử có chất nhầy phủ bên ngoài giúp
chúng phân tán trong nước, như bào tử đính của Aschersonia spp., hoặc giúp chúng

dính chặt vào cơ thể côn trùng, như bào tử của Hirsutella citriformis. Bào tử động
của loài thuộc Chytridiomycota có thể bơi và bám dính chặt vào ký chủ trong nước;
ascospore của loài Cordyceps sp. có khả năng phát tán thông qua hoạt động phóng


các ascospore từ asci của chúng. Đối với hầu hết các loại nấm bất toàn, chúng
thích nghi với hoạt động bám dính gián tiếp của bào tử. Các bào tử bám dính vào
ký chủ phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của gió và nước.
Các bào tử được tạo ra bởi EPF có sự thích nghi với cả hại dạng bám dính và
chúng có khả năng bám dính để đâm xuyên vào bên trong cơ thể côn trùng qua lớp
da. Đặc biệt, có hại dạng bào tử của EPF là bào tử khô và bào tử ướt. Các bào tử ướt
bám dính vào lớp da côn trùng nhờ lớp màng nhầy bao quanh bào tử, trong khi các
bào tử khô bám dính vào lớp da côn trùng nhờ sự kết hợp của lực hút tĩnh điện và
tác nhân liên kết hóa học (như lipoprotein), chất này tạo thuận lợi cho việc bám
dính với các lớp da kỵ nước, lớp da có bản chất lipit bên ngoài cơ thể côn trùng.
Hầu hết các loài nấm có dạng bào tử khô này sản xuất dạng bào tử nhỏ, nhẹ và dễ
phát tán trong không trung. Vì vậy, sự bám dính xảy ra ngẫu nhiên và cơ hội lây nhiễm
thành công phụ thuộc lớn vào điều kiện khí hậu, mật độ ký chủ và lượng kháng thể
có trong cơ thể ký chủ.
Bào tử nấm sau khi mọc mầm phát sinh mầm bệnh, nó giải phóng các enzym
ngoại bào tương ứng với các thành phần chính của lớp vỏ cuticun của côn trùng để
phân hủy lớp vỏ này như: Protease, chitinase, lipase, aminopeptidase, carboxypeptidase A,
esterase, N-axetylglucosaminidase, cenlulase. Các enzym này được tạo ra một cách
nhanh chóng, liên tục và với mức độ khác nhau giữa các loài và thậm chí ngay trong
một loài.
Enzym protease và chitinase hình thành trên cơ thể côn trùng, tham gia phân
hủy lớp da côn trùng (cuticula) và lớp biểu bì (thành phần chính là protein). Lipase,
cenlulase và các enzym khác cũng là những enzym có vai trò không kém phần quan
trọng. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là enzym phân hủy protein (protease) và kitin
(chitinase) của côn trùng. Hai enzym này có liên quan trực tiếp đến hiệu lực diệt côn

trùng của EPF (Dẫn theo Hà Thị Quyến và cs., 2005 ; Tạ Kim Chỉnh và cs.,
2005,Eguchi , 1992 ; Janet Jennifer và cs., 2006 [4] [11] [22] [30])
- Giai đoạn phát triển của nấm trong cơ thể côn trùng đến khi côn trùng chết:
Đây là giai đoạn sống ký sinh của EPF. Trong xoang cơ thể côn trùng nấm
tiếp tục phát triển, hình thành rất nhiều sợi nấm ngắn. Khi hệ sợi nấm được hình


thành trong cơ thể, nó phân tán khắp cơ thể theo dịch máu, phá hủy các tế bào máu
và làm giảm tốc độ lưu thông máu. Toàn bộ các bộ phận nội quan của côn trùng bị
xâm nhập. Nấm thường xâm nhập vào khí quản làm suy yếu hô hấp. Hoạt động
của côn trùng trở nên chậm chạp và phản ứng kém với các tác nhân kích thích bên
ngoài. Kết quả là hệ thống miễn dịch của ký chủ mất tác dụng, không còn khả
năng kiểm soát hoạt động sống và dẫn đến chết (Dẫn theo Phạm Văn Lầm, 2000
[9].
- Giai đoạn sinh trưởng của nấm sau khi vật chủ chết:
Đây là giai đoạn sống hoại sinh của EPF. Xác côn trùng chết là nguồn dinh
dưỡng có giá trị cho các vi sinh vật. Thông thường, các bộ phận bên trong cơ thể
côn trùng sẽ bị phân hủy bởi vi khuẩn hoại sinh. Trên bề mặt ngoài của cơ thể
côn trùng, các nấm hoại sinh như Aspergillus spp., Penicillium spp. và Fusarium spp.
định cư ở lớp biểu bì và cạnh tranh với vi khuẩn ở bên trong cơ thể côn trùng. Do
EPF có khả năng sản xuất ra các chất có hoạt tính như thuốc kháng sinh ức chế
hoạt động của vi khuẩn và nấm hoại sinh khác nên chúng có thể cạnh tranh với các
sinh vật này để tồn tại và phát triển, làm cho xác ký chủ không bị phân hủy.
Sau khi nấm côn trùng đã sử dụng cạn kiệt nguồn dinh dưỡng bên trong cơ thể
côn trùng, nó chuyển sang giai đoạn hình thành bào tử.
Ở giai đoạn xâm nhiễm vào bên trong cơ thể côn trùng, nấm sử dụng các enzym
ngoại bào để phân hủy lớp vỏ cuticun. Khác với giai đoạn này, ở giai đoạn nấm đâm
xuyên, mọc thành sợi ra bên ngoài, nó sử dụng toàn bộ tác động cơ học. Sau đó các
bào tử được hình thành trên lớp sợi nấm ở bề mặt cơ thể ký chủ. Nhiều côn trùng bị
bao bọc toàn bộ bên ngoài bởi hệ sợi nấm và các bào tử, vì vậy mà rất khó hoặc

không thể xác định các ký chủ (Dẫn theo Janet Jennifer và cs., 2006) [30].
Thomas M. B., Read A. F. (2007) [35], nêu sơ đồ xâm nhiễm của nấm ký sinh
côn trùng vào cơ thể ký chủ :
Theo Thomas M. B., Read A. F., chu kỳ phát triển của EPF, như nấm
Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae gồm các giai đoạn: Bào tử đính
tiếpxúc với tầng cuticun của lớp vỏ ký chủ. Bào tử nảy mầm và sinh sản hình thành
vòi và giác bám (cấu trúc cơ quan xâm nhập).


Hình 1. Chu trình xâm nhiễm chung của nấm Hình 2. Cơ chế xâm nhiễm của nấm ký
ký sinh côn trùng (Cheah C. et al., 2004)
sinh côn trùng (Thomas M.B. 2007)
Khi bàn về sử dụng thuốc nấm kiểm soát côn trùng gây hại, Sandhu S.S. et
al. (2008), cho rằng cơ chế xâm nhiễm của nấm gây bệnh côn trùng bao gồm 4 giai
đoạn:
(1) Bào tử bám dính vào lớp cuticle
(2) bào tử nảy mầm và hình thành cấu trúc xâm nhiễm (appresorium).
(3) sự xâm nhập qua lớp cuticle.
(4) sản sinh độc tố.
Nghiên cứu của Vega F.E. et al. (2008), sự xâm nhiễm nấm B. bassiana và C.
rosea trên trưởng thành sâu đục thân cà phê Coffea arabica L. xác định vòng đời xâm
nhiễm của nấm gồm 5 giai đoạn:
(1) Côn trùng chết.
(2) sợi nấm bắt đầu phát triển.
(3) sợi nấm bao phủ cơ thể côn trùng.
(4) hình thành bào tử.
(5) phát tán bào tử.
1.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng nấm ký ính côn trùng kiểm soát sâu mọt
trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới



Trên thế giới cũng đã có các nghiên cứu sử dụng nấm ký sinh côn trùng để
phòng trừ sâu mọt hại kho. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cũng mới chỉ tập trung ở
nấm Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae; các nấm khác như Beauveria
amorpha, Paecilomyces spp., Isaria sp.,… còn rất hạn chế. Các kết quả cho thấy
tính khả thi của việc sử dụng nấm kiểm soát các loài sâu mọt hại kho là rất cao.
Nghiên cứu nấm B. bassiana là tác nhân phòng trừ sinh học đối với loài mọt
Oryzaephilus surinamensis L. cho thấy giảm 91% số lượng mọt ở cả giai đoạn ấu
trùng và nhộng khi xử lý với nấm (Tanya Searle, Julian Doberski, 1984).
Bước đầu nghiên cứu khả năng sử dụng nấm côn trùng Beauveria bassiana
phòng trừ mọt ngô Sitophilus zeamais trong phòng thí nghiệm. Kết quả thu được tỷ
lệ mọt ngô chết rất cao, đạt 88% sau 8 ngày xử lý với nồng độ 10 4 bào tử/ml (Adane
K. et al. , 1996) [17].
Kết quả nghiên cứu của Padin S. et al. (1997) [33] hiệu lực tiêu diệt mọt thóc
đỏ Tribolium castaneum của nấm Beauveria bassiana thì tỷ lệ mọt thóc đỏ chết
đạt 85 - 87% sau 21 ngày xử lý.
Hidalgo E., Moore D. và Lepatourel G. (1998) [29] đã nghiên cứu ảnh hưởng
của các dạng chế phẩm khác nhau của nấm Beauveria bassiana lên mọt ngô
Sitophilus zeamais Motsch. Dạng nhũ tương với B. bassiana ở nồng độ 109 bào
tử/ml cho thấy hiệu quả phòng trừ đạt cao nhất đối với mọt ngô. Công thức dạng
bột của nấm B. bassiana đạt hiệu quả phòng trừ mọt ngô tới 90% sau 15 ngày, ở 25 0C
với mức thử 20g thuốc bột nấm/kg ngô (2 x 10 10 bào tử/kg ngô) và đạt 77% với liều
lượng 5 g/kg (5 x 109 bào tử/kg ngô).
Hiệu quả của nấm Beauveria bassiana trong phòng trừ mọt gạo Sitophilus
oryzae L. cũng đã được nghiên cứu, đánh giá. Thí nghiệm tiến hành với 3 nồng độ
của nấm là 3,2 x 10 5, 2,5 x 106 và 3,9 x 107 bào tử/ml. Kết quả thu được tỷ lệ mọt
gạo chết sau 25 ngày xử lý với các nồng độ bào tử nấm này lần lượt 28,0%, 48,4%
và 75,8%. Như vậy, tỷ lệ mọt chết đạt cao nhất ở nồng độ cao hơn (3,9 x 10 7 bào
tử/ml) và sự xuất hiện của trưởng thành F 1 giảm đi 86,2% (Govindan Sheeba et

al., 2001) [25].


Nấm gây bệnh côn trùng Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae và
Paecilomyces spp. được sử dụng để phòng trừ mọt Sitophilus zeamais và
Prostephanus truncatus cho kết quả phòng trừ mọt mức cao. Khi xử lý nấm B.
bassiana ở nồng độ 1 x 10 8 bào tử/ml, tỷ lệ S. zeamais chết đạt 92 - 100% (LT 50 =
3,58 - 6,28 ngày). Khi xử lý với nấm Paecilomyces sp., tỷ lệ S. zeamais chết thấp, chỉ
đạt 26,32 ± 4,29% (LT50 = 10,38 ± 0,29 ngày) (Kassa A. et al., 2002) [31].
Cherry A. J., Abalo P. And Hell K. (2005) [20], nghiên cứu đánh giá ở các
trạng thái khác nhau của hai loài nấm Beauveria bassiana và Metarhizium
anisopliae để phòng trừ Callosobruchus maculatus trong kho đậu. Sử dụng nấm ở
dạng dung dịch và dạng bột để diệt mọt Callosobruchus maculatus cho thấy tăng
nồng độ thì hiệu lực của nấm càng cao.
Các chủng nấm Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae được kết hợp
với bột trơn, bột kaolin và bột sắn rồi trộn lẫn vào thóc gạo đã thả mọt gạo vào. Kết
quả cho thấy công thức phối trộn với kaolin ở nồng độ 1 x 10 9 bào tử/g và liều
lượng 0,15g cho tỷ lệ chết cao nhất đến 98,75%.
Hiệu lực trừ sâu của Beauveria bassiana kết hợp với 3 loại tảo cát phòng trừ
Sitophilus granarius thí nghiệm được tiến hành ở các mức nhiệt độ và độ ẩm khác
nhau cho thấy hiệu quả đạt được rất tốt .
Vassilakos T.N., Athanassiou C.G. (2006) [35] đã nghiên cứu ảnh hưởng của
nhiệt độ đến hiệu lực trừ sâu của nấm Beauveria bassiana kết hợp với tảo cát đối
với loài mọt đục hạt nhỏ Rhyzopertha dominica và mọt gạo Sitophilus oryzae trong
kho lúa mỳ. Kết quả cho thấy ở nhiệt độ 260C thì hiệu lực của nấm đạt cao hơn cả.
Golnaz Shams et al. (2011) [24], đánh giá hiệu quả ức chế của nấm
Beauveria bassiana đối với mọt trưởng thành Callosobruchus maculatus F. và
Sitophilus granarius L. trên các loại ngũ cốc trong điều kiện tối (27 ± 20C và 65 ±
5% RH). Vật chủ nhiễm nấm với 5 mức nồng độ khác nhau, C. Maculatus là 104;
1,2 x 105; 7,2 x 105, 4,07 x 106 và 2,3 x 107 bào tử/ml và loài S. granarius là: 2,3 x

106; 4,7 x 106; 7,2 x 106; 1,2 x 107 và 2,3 x 107 bào tử/ml. Kết quả cho thấy LT50 giá
trị thấp nhất với nồng độ cao nhất (2,3 x 107 bào tử/ml) đối với loài C. maculatus là
6,63 ngày và S. granarius là 10,45 ngày. Mặt khác, LC50 vào ngày thứ 9 sau tiếp


xúc đối với loài C. maculatus là 3,17 x 106 và S. granarius là 6,08 x 107 ml/con. So
sánh LC50, LT50 giá trị và tỉ lệ chết cho thấy B. bassiana có khả năng kiểm soát được
cả hai loài nhưng hiệu quả C. maculatus cao hơn so với S. granarius.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ngành nông nghiệp nước ta đang phải đối mặt với nhiều loại dịch hại nguy
hiểm do côn trùng gây ra trên đồng ruộng cũng như trong kho bảo quản. Sử dụng
nấm ký sinh côn trùng được xem là một hướng đi thích hợp nhằm tạo ra những sản
phẩm an toàn. Tuy nhiên, cho đến nay mới có một số nghiên cứu theo hướng ứng
dụng hai loài nấm là Beauveria basiana và Metarhizium anisopliae trong phòng trừ
sâu hại cây trồng
Nghiên cứu ứng dụng nấm Beauveria, Metarhizium kiểm soát sâu hại rau để
sản xuất rau an toàn ở Hà Nội và vùng phụ cận, sử dụng nấm Metarhizium
anisopliae kiểm soát bọ cánh cứng hại dừa ở các tỉnh phía Nam . Nghiên cứu và
hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu vi nấm Beauveria và Metarhizium để
kiểm soát sâu hại đậu xanh ở Hà Tĩnh năm 2003; sử dụng chế phẩm Metarhizium
anisopliae để kiểm soát bọ cánh cứng hại dừa Brontispa sp. (Phạm Thị Thùy và cs.,
2005) [8].
Nghiên cứu đặc tính sinh học và hiệu lực diệt côn trùng có hại của nấm
Metarhizium anisopliae Sorokin, sử dụng nấm Metarhizium anisopliae để kiểm soát
rệp sáp Pseudococcus citri Risso hại rễ cây cà phê tại tỉnh Daklak năm 2002 - 2003
(Phạm Thị Thùy, 2005); ứng dụng chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae để kiểm
soát bọ xít hại cây trồng (Đàm Ngọc Hân, Phạm Thị Thùy, 2007) [8].
Kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Lân và cs. (2008) cho thấy loài
Paecilomyces sp1. có khả năng kiểm soát sâu xanh (Heliothis armigera F.) hại lạc và
sâu tơ (Plutella xylostella L.) hại rau cải một cách có hiệu quả.

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, các chủng nấm Metarhizium anisopliae và
Beauveria bassiana với nồng độ sử dụng là 108 bào tử/mL có khả năng phòng trừ sùng
đất Lepidiota cochinchinae Brenske hại rễ đậu phộng và bắp. Độ hữu hiệu của các
chủng nấm Ma7-CT, Ma12-TV và Ma13-TV có hiệu quả phòng trừ sùng đất trên 70%


và các chủng nấm Bb3-CT, Bb4-CT và Bb9-CT trên 72% sau 28 ngày xử lý ở nồng độ
108 bào tử/mL (Trần Văn Hai, Phạm Kim Sơn và Trịnh Thị Xuân, 2009) [14].
Nghiên cứu về sự gây bệnh của nấm ký sinh trên côn trùng vật chủ và ảnh
hưởng của các yếu tố liên quan còn ít được biết đến. Mới chỉ có một số nghiên cứu ,
khảo sát các yếu tố như môi trường dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm,.... ảnh hưởng của sinh
trưởng, phát triển đến khả năng phát sinh bào tử và sinh khối nấm trên môi trường
PDA, rắn và lỏng; hay đánh giá tỷ lệ chết; phân tích xác định dộc tố nấm nấm tiết ra
trên môi trường nhân nuôi như PDA.
Mặt khác, trên thế giới đã các công trình nghiên cứu sử dụng nấm ký sinh côn
trùng để phòng trừ sâu mọt hại kho đạt kết quả cao; nhưng ở Việt Nam chưa được
quan tâm nghiên cứu. Trong phòng trừ sâu mọt hại kho, mới chỉ sử dụng một số biện
pháp như: Biện pháp kỹ thuật bảo quản, biện pháp kiểm dịch, biện pháp cơ học, biện
pháp lý học, biện pháp hoá học (sử dụng thuốc xông hơi phosphine, phostoxin, methyl
bromide, gotocxin,…), biện pháp sinh học được sử dụng rất hạn chế (sử dụng một số
loài thiên địch tự nhiên của sâu mọt như: Ong ký sinh, bọ xít ăn thịt Xylocoris flavipes).


CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2012.
* Địa điểm nghiên cứu:
- Mọt ngô thu bắt trong kho bảo quản nông sản ở TP. Vinh
- Các nghiên cứu được tiến hành tại phòng thí nghiệm Công nghệ nấm ký
sinh côn trùng, Trung tâm THTN, Đại học Vinh.

2.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Các chủng của loài nấm Isaria javanica (Frider. & Bally) Samsom &
Hywel-Jones. (Hypocreales: Cordycipitaceae) thu thập ở Vườn quốc gia Pù Mát và
được bảo quản tại phòng thí nghiệm, bao gồm:

VN1472, VN1482, VN1487,

VN1491, VN1801, VN1802.
* Nguyên liệu, hoá chất, thiết bị thí nghiệm
- Nguyên liệu làm môi trường: đường gluco, aga, khoai tây, gạo tẻ, cám gạo,
bột ngô, trấu, bột mì,…
- Hóa chất: Cồn 960, Tween 80 hoặc Tween 20, các chất nhuộm màu,...
- Thiết bị: Kính hiển vi, kính hiển vi soi nổi, Máy đo thủy phần hạt ngô,
buồng đếm hồng cầu, máy ảnh, máy vi tính, tủ lạnh, tủ hấp, buồng cấy, tủ sấy,...
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nhân nuôi nấm và vật chủ mọt ngô
* Nhân nuôi nấm
- Nhân nuôi nấm trên môi trường PDA từ slopes (Potato Dextrose Agar)
- Nhân nuôi nấm trên môi trường lỏng PDB (Potato Dextrose)
- Nhân nuôi nấm trên môi trường rắn: gạo lứt
- Thu sinh khối, tạo chế phẩm để phun nhiễm: Sau khi nhân nuôi sinh khối
nấm trên môi trường PDA, rắn đạt nồng độ bào tử tối ưu thì pha nấm thành dạng
bột hoặc dịch để phun (thêm chất bám dính Tween 80).


- Sử dụng buồng đếm hồng cầu để đếm bào tử. Buồng đếm hồng cầu: Là 1 lam
kính dày (kích thước 7 cm x 3 cm x 0,5 cm), có 4 rãnh ngang và 1 rãnh dọc, có 225
ô vuông lớn. Trong đó có 25 ô lớn chia thành các ô vuông nhỏ (1 ô lớn có 16 ô
nhỏ). Kích thước của mỗi ô nhỏ như sau: mỗi cạnh bằng 1/20 mm và sâu 1/10 mm.

Cách tính nồng độ dịch bào tử nấm:
-

Tính số lượng bào tử trong 5 ô vuông lớn.

-

Tiến hành đếm 2 lần (số bào tử là a,b) và tính trung bình bào tử của 2 lần
đếm: X = (a + b)/2.

-

Cho 0,1µl của dịch bào tử vào 25 ô vuông:
Nồng độ bào tử trong 1ml (c) = X.5.104

- Với n là hệ số pha loãng của dịch bào tử ban đầu. Vậy nồng độ bào tử trong
dịch nấm gốc là C = c x n (bào tử/ml)
* Nhân nuôi vật chủ mọt ngô
Mọt ngô sau khi thu bắt về được nuôi trong hộp nhựa có dung tích 5-10kg,
thùng gỗ, hộp xốp…cho ngô hoặc lạc vào và thả mẫu mọt thu được vào thức ăn
tương ứng. Lấy vải bịt kín miệng dụng cụ nuôi mọt. Thức ăn được cung cấp đều
đặn từ 1-2 tuần/lần.
Nuôi trong hộp nhựa, có thức ăn “sạch”, theo dõi và kiểm tra hàng ngày
2.3.2. Phương pháp sử dụng chế phẩm nấm Isaria javanica để phòng trừ sâu hại
Sau khi nấm trên các môi trường rắn cho lượng bào tối đa có thể dùng để
điều chế thành các chế phẩm phòng trừ sâu hại. Chế phẩm có thể ở dạng bột mịn
hoặc dạng dịch lỏng.
* Chế phẩm dạng dịch lỏng
Sau khi nhân xong sinh khối nấm, pha chế phẩm thành dạng dịch lỏng để
phun. Xác định nồng độ bào tử cần thiết dùng để phun (phương pháp làm tương tự

như phương pháp đếm nồng độ bào tử đã trình bày ở sau). Pha dịch bào tử với chất
bám dính (dầu rửa bát) để tăng độ bám dính của bào tử lên các ký chủ. Dùng chế
phẩm phun lên các đối tượng sâu hại.
* Chế phẩm dạng bột mịn


Sau khi nhân xong sinh khối nấm, đem chế phẩm sấy khô ở nhiệt độ 38 oC
trong 96 giờ. Xác định nồng độ bào tử của chế phẩm, sau khi đã sấy khô. Xay chế
phẩm thành dạng bột mịn, trộn thêm thành phần bột thạch cao theo tỷ lệ khối lượng
tương ứng là 3:2. Dùng bột chế phẩm để phòng trừ.
2.3.3. Bố trí thí nghiệm
Mọt ngô sạch: không nhiễm nấm, không bị kí sinh, không nhiễm thuốc trừ
sâu, được nuôi trong hộp nhựa 25 cm x 20 cm x 15 cm và bỏ ngô với lượng 100g
ngô hạt làm thức ăn cho mọt..


Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của mật độ vật chủ mọt ngô đến khả
năng gây bệnh của các chủng nấm Isaria javanica
- Bố trí với 5 công thức mật độ: 30, 40, 50, 60, 57 mọt/hộp
- Phun nấm nồng độ 108 bào tử/g; Liều lượng 6 g/hộp
- Nuôi ở điều kiện nhiệt độ 25 ± 100 0C và độ ẩm 70 ± 10%
- Hộp nhựa 25cm x 20cm x 15cm với lượng 100g ngô hạt.
- Thí nghiệm lặp lại 3 lần, CT đối chứng (ĐC) phun nước cất.
- Ghi ký hiệu công thức, chủng nấm và thời gian trên mỗi hộp thí nghiệm



Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của trạng thái sinh lý (đói ăn) của
vật chủ mọt ngô đến khả năng gây bệnh của nấm Isaria javanica
- Bố trí 4 công thức mức thời gian bỏ đói: 2; 4; 6; 8 ngày.

- Phun nấm với nồng độ 108 bt/g, liều lượng 6 g/hộp
- Nuôi ở điều kiện nhiệt độ 25 ± 100C và độ ẩm 70 ± 10%
- Số lượng 50 con/hộp nhựa 25cm x 20cm x 15cm, có lượng 100g ngô hạt.
- Thí nghiệm lặp lại 3 lần (3 hộp), CT đối chứng (ĐC) phun nước cất.



Thí nghiệm 3. Đánh giá khả năng phát tán bào tử trên mọt
nhiễm nấm ra quần thể của mọt sống
- Bố trí 4 công thức quần thể có mọt nhiễm nấm với số lượng: 5; 10; 15; 20:

25 con/hộp có 50 mọt sống, tương ứng tỉ lệ 1/10, 2/10, 3/10, 4/10, 5/10
- Phun nấm với nồng độ 108 bt/g, liều lượng 6 g/hộp
- Nuôi ở điều kiện nhiệt độ 25 ± 100C và độ ẩm 70 ± 10%


- Số lượng 50 con/hộp nhựa 25cm x 20cm x 15cm, có lượng 100g ngô hạt.
- Thí nghiệm lặp lại 3 lần (3 hộp), CT đối chứng (ĐC) phun nước cất.
- Ghi ký hiệu công thức, chủng nấm và thời gian trên mỗi hộp thí nghiệm
2.3.4. Chỉ tiêu theo dõi
- Sau khi phun quan sát sự biến đổi bên ngoài liên tục trong 6, 12, 24 h; sau
đó theo dõi hàng ngày, 1 lần/ngày cho đến khi nấm bao phủ và hình thành bào tử
trên cơ thể vật chủ mọt ngô.
- Mọt ngô chết mỗi đợt kiểm tra vào từng đĩa petri riêng biệt lót giấy thấm vô
trùng 10ml nước cất, ghi ký hiệu (ngày phun, ngày chết, thí nghiệm) và theo dõi.
- Xác định tỷ lệ: chết, có sợi nấm mọc, sợi nấm bao phủ, hình thành bào tử
- Xác định thời gian: nấm tiếp xúc, nấm nảy mầm, sâu chết, có sợi nấm mọc
ra bên ngoài, có sợi nấm bao phủ cơ thể, hình thành bào tử conidia.
- Theo dõi và mô tả nấm và vật chủ, chụp ảnh và mô tả cụ thể sự biến đổi.
- Mô tả sự biến đổi về số lượng, màu sắc, hình dạng, kích thước, cấu trúc, độ

cứng, vị trí xâm nhiễm nấm vào cơ thể côn trùng, vị trí nấm đâm ra ngoài cơ thể côn
trùng, mức độ phát triển sợi nấm, hình thành bào tử conidia,...
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Hiệu lực phòng trừ được tính theo công thức Abbott (1925).
H=

Ca- Ta
Ca

Trong đó:
H là tỷ lệ chết của sâu hại
Ca là số lượng sâu hại sống sót ở công thức đối chứng không phun nấm
Ta là số lượng sâu sống sót ở công thức thí nghiệm.
- Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trinh Microsoft Excel 2003 và
phần mềm Statitix 9.0.


2.5. Một vài đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Nghệ An
2.5.1. Điều kiện tự nhiên
Nghệ An là một tỉnh thuộc Trường Sơn Bắc, có toạ độ địa lý từ 18 035’ 19030’ vĩ độ Bắc và 103052’ - 105042’ kinh độ Đông với diện tích 1637068 ha. Là
một tổng thể tự nhiên nhiệt đới ẩm điển hình với đủ các loại cảnh quan, tổng thể
này lại thay đổi theo mùa và mang đặc tính khắc nghiệt của miền Trung. Địa hình
có thể chia thành 3 vùng cảnh quan: Vùng núi cao (77% diện tích); gò đồi (13%
diện tích); đồng bằng (10% diện tích) và bị đồi núi chia cắt thành vùng đồng bằng
phù sa và dải cát ven biển.
Khí hậu Nghệ An mang đặc tính nhiệt đới gió mùa với đặc điểm cơ bản là
nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Hàng năm, đất Nghệ An nhận được trung bình
120 - 140 KCal/cm2 bức xạ mặt trời, nhiệt độ trung bình 23 - 240C, tổng nhiệt độ
trên 90000C, mỗi năm có trên 30 ngày nhiệt độ hơn 400C và 20 - 25 ngày trên 300C.
Độ ẩm không khí trung bình là 85%, lượng mưa trung bình cả năm là 1600 - 2000

mm với hai mùa rõ rệt, mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa nóng từ
tháng 4 đến tháng 10.
2.5.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Nghệ An là một tỉnh đông dân, với số dân 3030946 người (tính đến
31/5/2005), mật độ trung bình toàn tỉnh là 184 người/km 2. Dân cư phân bố không
đều giữa các vùng: Vùng đồng bằng 10% diện tích nhưng tập trung đến 80% dân
số; vùng núi và gò đồi chiếm 90% diện tích nhưng chỉ có 20% dân số (Hướng dẫn
du lịch Nghệ An, 2005).


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của mật độ vật chủ mọt ngô đến khả năng gây bệnh của các
chủng nấm Isaria javanica
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ vật chủ mọt ngô đến hiệu lực phòng trừ của các
chủng nấm Isaria javanica
3.1.1.1. Hiệu lực phòng trừ của chủng nấm Isaria javanica VN1801 ở các mức
mật độ mọt ngô
 Tỷ lệ chết của mọt ngô
Đánh giá hiệu phòng trừ của chủng nấm Isaria javanica VN1802 ở các mức
mật độ khác nhau, kết quả cho thây (bảng 3.1., hình 3.1.): Khi mật độ mọt ngô tăng
từ 30 – 70 con/hộp thì hiệu lực chế phẩm nấm (tỷ lệ chết và tỷ lệ nhiễm nấm) cũng
tăng lên. Trong đó, tỷ lệ chết đạt cao nhất là 75,83 %, tỷ lệ nhiễm nấm cao, đạt
71,11- 100% so với tỷ lệ mọt bị chết, ở mật độ 30 con mọt và sau phun nấm 11
ngày. Sau khi phun nhiễm thì mọt bị chết nhanh sau 1 ngày, còn mọc nấm chậm
hơn sau 2-3 ngày và không phải tất cả sâu chết đều mọc nấm nhiễm mà phụ thuộc
nhiều điều kiện khác nhau (sai khác có ý nghĩa thống kê P< 0,05).
Từ bảng và biểu đồ ta thấy rằng khi mật độ tăng lên thì hiệu lực phòng trừ
mọt ngô cũng giảm đi và đạt mức thấp nhất ở công thức 4 và 5 với mật độ mọt ngô
là 70 con/hộp 100 g ngô hạt với tỷ lệ lần lượt 30,83±2,4 % là 30,36±1,7 %
Bảng 3.1: Tỷ lệ chết của mọt ngô ở các mức mật độ_VN1801

Mật độ thí
nghiệm
CT1(30con)
CT2(40con)
CT3(50con)
CT4(60con)
CT5(70con)
LSD
CV(%)

1 ngày
22,41±1,00ab
14,10±1,00b
14,28±0,96ab
10,16±1,63 b
11,23±1,50aa
1,53
13,3

Tỷ lệ chết của mọt ngô sau thời gian xử lý (TB ± SD)
3 ngày
5 ngày
7 ngày
9 ngày
33,33±0,81a
25,00±1,82a
20,00±1,63a
15,00±0,81a
15,71±2,16a
2,22

14,22

42,5±1,26a
31,87±1,50a
27,5±1,21a
20,00± 3,46a
18,57±0,18a
2,86
14,44

48,27±2,94a
35,25±1,70a
28,06±0,57a
25,85±1,73a
18,84±4,04a
3,24
14,10

54,31±4,27a
39,10±2,21a
36,22±3,51a
25,00±2,50a
23,18±1,82a
3,15
12,3

11 ngày
75,83±3,20a
45,62±1,50b
45,00±3,59a

30,83±2,64b
30,36±1,70ab
3,28
11,9

Ghi chú: Các chữ cái là số mũ khác nhau trong cột sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05);
TB: Trungbình, SD: Độ lệch chuẩn


×