Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến năng xuất và chất lượng của một số giống mía trên đất gò đồi tại huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG BÓN PHÂN KALI ĐẾN NĂNG
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG MÍA TRÊN ĐẤT GÒ
ĐỒI TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN – TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ: 60.62.01

Người thực hiện

: Lê Thị Thu Hương

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Chương

NGHỆ AN - 2012

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Các số liệu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công
bố trên bất cứ phương tiện đại chúng nào, chưa từng được sử dụng bảo vệ một
học vị nào khác.
Các kết quả nghiên cứu được tham khảo trong luận văn chúng tôi đều
trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Vinh, ngày 10 tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn



Lê Thị Thu Hương

ii


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của các thầy cô giáo Khoa Nông Lâm Ngư – Trường Đại học Vinh,
của Ban lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, của
các lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả
và cây công nghiệp Phủ Quỳ, nơi tôi thực hiện đề tài, tôi đã hoàn thành luận
văn tốt nghiệp thạc sỹ với đề tài: “Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali
đến năng suất và chất lượng của một số giống mía trên đất gò đồi tại
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An”.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Nông Lâm Ngư –
Trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn!
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các phòng ban Trung tâm nghiên
cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ đã tạo mọi điều kiện cho tôi
hoàn thành việc nghiên cứu đề tài!
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Văn
Chương, người đã hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này!
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ những tình cảm sâu sắc nhất đến gia đình, bạn
bè và người thân đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu đề tài!
Tôi xin chân thành cảm ơn!

iii



Vinh, ngày 10 tháng 10 năm 2012
Học viên

Lê Thị Thu Hương

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CT
FAO

Công thức
Food and Agriculture Organization

K

(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc)
Kali

LSD
Ca
N
NSLT
NSTT
NXB

Least significant difference (Chênh lệch nhỏ nhất)
Canxi
Đạm
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Nhà xuất bản


NXB NN
P

Nhà xuất bản Nông nghiệp
Lân

Tmax

Nhiệt độ không khí tối cao

Tmin

Nhiệt độ không khí tố thấp

TTB

Nhiệt độ không khí trung bình

USD
STT

Đô la Mỹ
Số thứ tự

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Lượng dinh dưỡng cây mía lấy đi và nhu cầu bón để đạt năng

suất 100 tấn mía/ha..............................................................................11
Bảng 1.2. Hàm lượng dinh dưỡng trong đất trồng mía tại Trung tâm Nghiên
cứu cây ăn quả Phủ Quỳ......................................................................12
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới từ năm 20092011......................................................................................................30
Bảng 1.4. Sản xuất, tiêu thụ và cung cầu đường trên thế giới................... 31
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất mía đường của Việt Nam, niên vụ
2010-2011........................................................................................... 35
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến thời gian sinh
trưởng phát triển của các giống mía.................................................. 57

v


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ nảy mầm
của các giống mía 61
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến khả năng đẻ
nhánh của các giống mía 62
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến số cây hữu hiệu
của các giống mía 64
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến chiều cao cây
của các giống mía ở thời kỳ đẻ nhánh
67
Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến chiều cao cây
của các giống mía ở thời kỳ mía 6 tháng 68
Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến chiều cao cây
của các giống mía ở thời kỳ mía 10 tháng 69
Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến số lá xanh/cây
của các giống mía ở thời kỳ mía 4 tháng 71
Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến số lá xanh/cây

của các giống mía ở thời kỳ mía 6 tháng 72
Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến số lá xanh/cây
của các giống mía ở thời kỳ mía 10 tháng 74
Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến chiều dài lóng
của các giống mía qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển
75
Biểu đồ 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến số lóng/cây của
các giống mía qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển
76
Biểu đồ 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến đường kính
thân của các giống mía 78
Biểu đồ 3.13. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ sâu đục
thân gây hại của các giống mía 80

vi


Biểu đồ 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ rệp gây hại
của các giống mía 82
Biểu đồ 3.15. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ bệnh chồi
cỏ gây hại của các giống mía 83
Biểu đồ 3.16. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến khả năng chống
đổ ngã của các giống mía
84
Biểu đồ 3.17. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến khả năng chịu
hạn của các giống mía 86
Biểu đồ 3.18. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến năng suất của
các giống mía
90
Biểu đồ 3.19. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến các chỉ tiêu về

chất lượng của các giống mía 92
Biểu đồ 3.20. Hiệu quả kinh tế của việc bón phân kali đối với các giống
mía 98

vii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu..............................................................iii
Danh mục các bảng..........................................................................................iv
Danh mục các đồ thị, hình ảnh.........................................................................vi
Mục lục.......................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................ 4
1.1.Cơ sở lý luận của đề tài.............................................................................. 4
1.1.1. Vai trò của cây mía trong đời sống con người và trong sản xuất nông
nghiệp............................................................................................................... 4
1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía........................................................... 7
1.1.3. Đặc điểm đất gò đồi huyện Nghĩa Đàn.................................................12
1.1.4. Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý............................................12
1.1.5. Tình hình nghiên cứu phân bón cho mía trên thế giới và ở Việt Nam. 17
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.........................................................................29
1.2.1. Tình hình sản xuất mía đường trên thế giới và ở Việt Nam.................29
1.2.2. Tình hình sản xuất mía và tiêu thụ đường ở Nghệ An..........................35
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.....................................................................................41
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................41
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................41

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................43
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................43
2.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................43
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................43
2.3.2. Quy trình kỹ thuật đang áp dụng trong sản xuất hiện nay....................44
2.3.3. Diễn biến khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm.........................50
2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi..................................................52
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................55

viii


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................56
3.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến thời gian sinh trưởng phát
triển của các giống mía...................................................................................56
3.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ nảy mầm và khả năng
đẻ nhánh của các giống mía............................................................................60
3.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến số cây hữu hiệu của các
giống mía........................................................................................................63
3.4. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến chiều cao cây của các giống
mía qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển....................................................66
3.5. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến số lá xanh/cây qua các thời
kỳ sinh trưởng phát triển của các giống mía...................................................70
3.6. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến chiều dài lóng và số
lóng/cây qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của các giống mía................74
3.7. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến đường kính thân của các
giống mía........................................................................................................77
3.8. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ sâu đục thân gây hại
của các giống mía...........................................................................................79
3.9. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ rệp gây hại của các

giống mía........................................................................................................81
3.10. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ bệnh chồi cỏ gây hại
của các giống mía...........................................................................................82
3.11. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến khả năng chống đổ ngã của
các giống mía..................................................................................................83
3.12. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến khả năng chịu hạn của các
giống mía........................................................................................................86
3.13. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của các giống mía...............................................................87
3.14. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến các chỉ tiêu về chất lượng
của các giống mía...........................................................................................91
3.15. Hiệu quả kinh tế của việc bón phân kali đối với các giống mía...........97
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................99

ix


KẾT LUẬN....................................................................................................99
ĐỀ NGHỊ.......................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................101
PHỤ LỤC

x


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Huyện Nghĩa Đàn nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, với quy mô diện
tích 61.785 ha đất tự nhiên. Huyện có vùng đất đỏ bazan cùng với tài nguyên
đất đai khác rất thích hợp để phát triển các cây công nghiệp dài ngày cho giá

trị kinh tế cao như: cao su, cà phê, cây ăn quả (cam, dứa), vùng nguyên liệu
mía và cỏ trồng tập trung.
Những năm gần đây ngành mía đường gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc
biệt là tình trạng thừa, thiếu nguyên liệu. Diện tích mía ngày càng bị thu hẹp,
năng suất mía đường giảm và khả năng cạnh tranh của ngành mía đường trên
thị trường thế giới giảm sút. Ngành mía đường Việt Nam vẫn chưa có lối
thoát, bài toán quy hoạch vùng nguyên liệu hiện đang được các nhà hoạch
định chính sách đặc biệt quan tâm.
Theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất mía đường
niên vụ 2008 - 2009 giảm sút nghiêm trọng cả về diện tích, năng suất và sản
lượng. Tỷ lệ phát huy công suất của các nhà máy chỉ đạt 60,7% so với công suất
thiết kế. Nguyên nhân là do thiếu mía nguyên liệu. Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này, trong đó cần đề cập đến sự không hiệu quả trong đầu tư của
người dân, sự đầu tư ồ ạt, dàn trải không có quy hoạch vào các vùng nguyên liệu
mía, bên cạnh đó do kỹ thuật sản xuất của người dân còn nhiều hạn chế, giá thu
mua không hợp lý làm cho người dân bỏ trồng mía….
Việc đầu tư thâm canh không hợp lý, đặc biệt là việc sử dụng phân bón,
không chỉ gây ra lãng phí trong sản xuất mà ở một chừng mực nào đó cũng có
thể làm thay đổi tình trạng dinh dưỡng cũng như độ phì đất theo chiều hướng
không có lợi.
Để có một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, cần phải chuyển từ nền
nông nghiệp truyền thống chủ yếu “dựa vào đất” sang một nền nông nghiệp

1


thâm canh “dựa vào phân bón”. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu lực phân bón thì
việc bón phân hợp lý giữ vai trò quan trọng và nó không thể tách rời những
hiểu biết cụ thể về điều kiện đất đai, khí hậu, cơ cấu cây trồng và chủng loại
cây trồng.

Trong khi đó, cũng như nhiều đơn vị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Nghệ An, quy trình bón phân cho mía hiện đang được các cơ quan
chuyên môn hướng dẫn cho người dân là quy trình chung của huyện, được
xây dựng trên cơ sở quy trình kỹ thuật sản xuất mía của Bộ NN & PTNT. Cho
đến nay, số các nghiên cứu về phân bón cho mía trong điều kiện cụ thể về đất
đai, trình độ sản xuất của người dân được triển khai trên địa bàn huyện Nghĩa
Đàn lại còn rất khiêm tốn về số lượng.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của
liều lượng bón phân kali đến năng suất và chất lượng của một số
giống mía trên đất gò dồi tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An”, nhằm
góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng một chế độ bón phân hợp lý cho mía
trên đất gò đồi của huyện để từng bước nâng cao năng suất mía và tăng thu
nhập, góp phần cải thiện độ phì nhiêu của đất.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng thể
Xác định liều lượng bón phân kali phù hợp cho mía, làm cơ sở cho việc
xây dựng một chế độ bón phân hợp lý cho mía trong điều kiện cụ thể về đất
đai và trình độ sản xuất của người dân huyện Nghĩa Đàn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến sinh trưởng,
phát triển, khả năng cho năng suất và chất lượng của một số giống mía ở vùng
đất gò đồi tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

2


- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các liều lượng bón phân kali được áp
dụng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

- Góp phần làm rõ ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến sinh
trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất và chất lượng của một số giống
mía trên đất gò đồi.
- Khẳng định tác dụng của liều lượng bón phân kali hợp lý trong việc
nâng cao năng suất và phẩm chất nông sản.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần hoàn thiện chế độ bón phân hợp lý cho mía trên đất gò đồi
của huyện Nghĩa Đàn nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
- Làm cơ sở để xây dựng một chế độ bón phân hợp lý cho mía ở các địa
phương có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tương đồng trong các năm
tiếp theo.

3


CHƯƠNG1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Vai trò của cây mía trong đời sống con người và trong sản xuất nông
nghiệp
1.1.1.1. Vai trò của cây mía trong đời sống con người
Cây mía có rất nhiều loại, được trồng nhiều vùng ở nước ta, ngoài các
thành phần cơ bản là các loại đường (chiếm khoảng 70%), còn các chất đạm
(protein), chất bột (glucid), chất béo (lipid), các chất khoáng và các vitamin;
đồng thời có nhiều loại acid hữu cơ (tổng cộng gần 30 loại). Vì vậy, mía
không những có vị ngọt dễ chịu, mà còn cung cấp thêm cho cơ thể nguồn
năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết [21].
Đường mía với đặc điểm là một loại Polysaccarit - saccaloza, có vị
ngọt, nồng độ ổn định, có khả năng tồn trữ lâu, không độc như các loại đường
hoá học khác, nó được dùng để làm bánh kẹo, nước giải khát, bột ngọt… là

một nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với con người, 1 kg đường cung cấp
năng lượng tương đương 0,5 kg mỡ hoặc 50 - 60 kg rau quả. Vì vậy, ngoài
mục đích trồng để ăn tươi thì mía được trồng chủ yếu để lấy nguyên liệu sản
xuất đường, cung cấp cho toàn xã hội. Bên cạnh việc trồng mía làm nguyên
liệu để sản xuất đường, cung cấp cho nhu cầu ăn tươi thì điều đặc biệt hơn,
cây mía còn được sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác làm thuốc chữa bệnh
rất có hiệu quả đối với con người như: khi nứt nẻ chân, chữa gãy xương, làm
thuốc an thai, chữa khí hư, làm thuốc cầm máu và chữa ngộ độc… [12].
1.1.1.2. Vai trò của cây mía trong nền kinh tế quốc dân
Cây mía là cây quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường ăn
trên thế giới. Xét về mặt sản phẩm, ngoài sản phẩm chính là cây mía nguyên

4


liệu để chế biến đường thì mía còn là nguyên liệu trực tiếp, hoặc gián tiếp của
nhiều ngành công nghiệp như rượu cồn, bột giấy, gỗ ép, thức ăn gia súc, phân
bón... Các sản phẩm phụ của mía đường nếu được khai thác triệt để, giá trị
còn có thể cao hơn gấp 3 - 4 lần của chính phẩm đường ăn [16], [24].
Sản phẩm chính của cây mía là đường được lấy từ thân. Ngoài ra, cây
mía còn cung cấp những phụ phẩm quan trọng như: Bã mía, mật rỉ, bùn lọc…
có thể sử dụng để chế biến những sản phẩm có giá trị cao.
Bã mía chiếm khoảng 25 - 30% trọng lượng cây mía đem ép trong nhà
máy, chứa trung bình 49% nước, 48,5% xơ (xenlulo) và 2,5% chất hoà tan
[50].
Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò (cứ 3 tấn bã mía khô cung
cấp nhiệt lượng tương đương 1 tấn dầu), làm ván ép cách âm, cách nhiệt hoặc
làm mặt bàn, đóng thùng, làm bột giấy, than hoạt tính hoặc làm nguyên liệu
của công nghiệp chất dẻo, cao hơn nữa là bã mía làm ra furfural nguyên liệu
của ngành sợi tổng hợp…[50]

Mật rỉ chiếm 3 - 5% trọng lượng mía đem ép, là một dung dịch chứa
20% nước, 35% đường saccaroza, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp
1%, bột 4% trọng lượng riêng và các chất khoáng, chất hữu cơ có tỷ trọng 1,4
- 1,5%. Mật rỉ dùng làm môi trường sản xuất men bánh mì và các loại men
thực phẩm (5 tấn rỉ mật cho 1 tấn men khô), làm nguyên liệu sản xuất acid
axetic, acid citric, làm môi trường lên men để sản xuất bột ngọt [50].
Bùn lọc là phần cặn bã còn lại sau khi lọc nước mía, chiếm 3 - 3,5%
trọng lượng mía đem ép. Trong bùn lọc có chứa 0,5% N; 1,6% K 2O; 0,5%
CaO. Sáp mía lấy từ bùn lọc ra có thể dùng làm sơn, xi đánh bóng, chất cách
điện. Sau khi rút sáp, bùn lọc dùng làm phân bón. Trong sản xuất nông
nghiệp, mía là cây trồng có khả năng đưa lại hiệu quả kinh tế cao vì đây là

5


loại cây trồng có tính thích ứng cao, có sinh khối lớn nhờ khả năng quang hợp
mạnh, năng suất cao và ổn định lại có thể lưu gốc nhiều năm [21].
1.1.1.3. Giá trị sinh học của cây mía
Thứ nhất: Nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích lá lớn (gấp 5 - 7 lần diện
tích đất) và khả năng lợi dụng ánh sáng mặt trời cao (tối đa 6 - 7 % trong khi
các cây trồng khác chỉ đạt 1 - 2 %). Do đó mía là cây trồng có khả năng tạo
sinh khối lớn.
Thứ hai: Mía là cây trồng có khả năng tái sinh mạnh.
Thứ ba: Mía là cây trồng có khả năng thích ứng rộng [16].
Mía là cây cao sản, mỗi ha một năm có thể cho ta từ 150 đến 200 tấn
năng suất sinh vật, cá biệt còn có thể cao hơn nữa. Mía còn là loại cây có tác
dụng bảo vệ đất rất tốt. Mía thường trồng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm
là lúc lượng mưa rất thấp. Đến mùa mưa, mía được 4 - 5 tháng tuổi, bộ lá đã
giao nhau thành thảm lá xanh dày, làm cho mưa không thể rơi trực tiếp xuống
mặt đất, có tác dụng tránh xói mòn đất cho các vùng đồi trung du. Hơn nữa

mía là cây rễ chùm và phát triển mạnh trong tầng đất từ 0 - 60cm. Một ha mía
tốt có thể có 13 - 15 tấn rễ, sau khi thu hoạch bộ rễ để lại trong đất cùng với
bộ lá là chất hữu cơ quý làm tăng độ phì của đất [44], [50].

6


Trồng và sử dụng: Khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng mía
đường và sản xuất khoảng 1.324,6 triệu tấn (khoảng 6 lần nhiều hơn sản
lượng củ cải đường). Vào năm 2005, nước sản xuất mía đường lớn nhất thế
giới là Brazil, tiếp theo là Ấn Độ. Người ta dùng mía đường để sản xuất
đường, xirô Falernum, mật mía, rhum, đồ uống không cồn, cachaca (một
loại rượu của Brazil) và cồn để làm nhiên liệu. Bã mía còn lại sau khi ép
đường có thể đốt để sản xuất nhiệt - dùng trong nhà máy - lẫn điện năng. Do
chứa nhiều xenluloza nên nó cũng được dùng trong sản xuất giấy và bìa cát
tông, được tiếp thị như là sản phẩm "thân thiện môi trường" do được làm từ
phụ phẩm của sản xuất đường [44], [50].
Các thớ sợi từ mía Bengal (Saccharum munja hay Saccharum
bengalense) cũng được dùng để làm thảm, bức ngăn hay giỏ, rổ v.v… tại Tây
Bengal. Thớ sợi này cũng được dùng trong Upanayanam - một nghi lễ tôn
giáo của Ấn giáo (Hindu) tại Ấn Độ và vì thế nó cũng có ý nghĩa về mặt tôn
giáo [44], [50].
1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía
1.1.2.1. Vai trò các yếu tố dinh dưỡng đối với mía
Phân bón có vai trò hết sức quan trọng giúp ổn định và tăng năng suất
cho cây. Hàng năm, các nguyên tố trong lượng phân bón luôn bị mất đi do rửa
trôi và do cây lấy đi. Chính vì vậy mà ta phải cung cấp thêm phân bón cần
thiết cho cây. Dưới đây là một số vai trò của các nguyên tố N, P, K đối với
cây mía.
* Vai trò của đạm:[53]

Đối với mía đạm là thành phần quan trọng cho tất cả các bộ phận của
cây và đặc biệt cần thiết cho sự sinh trưởng dinh dưỡng.
Đạm tham gia vào thành phần các Axit Amin và các chất Proterin trong
cây mía, phần lớn N chứa trong các tế bào sinh trưởng.

7


Phân đạm giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với năng suất và chất
lượng mía. Cây mía có thể hút đạm để dự trữ trong cây rồi dùng dần. Thông
thường bón 1 kg đạm nguyên chất có thể cho 1 tấn mía nguyên liệu. Tuỳ đất,
giống và mục tiêu năng suất người ta có thể bón từ 200- 220 kg đạm nguyên
chất cho 1 ha mía.
Thiếu đạm lá mía non sẽ nhỏ, ngắn, xanh lợt, lá già thì vàng. Nếu thiếu
đạm nặng, lá sẽ bị chết khô từ chóp lá vào giữa gân chính, hoặc vàng hay khô
một bên lá, cây mọc yếu, đẻ nhánh ít, cây hữu hiệu thấp, thân nhỏ và thấp,
sớm bước vào giai đoạn tích luỹ đường. Đủ đạm mía sẽ đẻ nhiều cây to cao,
bộ lá xanh tươi, số lá xanh tồn tại nhiều.
Thừa đạm lá sẽ có màu xanh thẫm, cây yếu ớt, dễ đổ ngã, lóng dài,
nhiễm sâu bệnh, hàm lượng đường thấp, chín chậm hơn bình thường.
* Vai trò của lân:[54]
Mía cần lân tương đối ít. Dạng lân dễ tiêu trong đất thường bị giới hạn
bởi việc cố định do các phản ứng hóa học, đặc biệt là ở đất chua. Nên thường
xuyên bón phân lân với lượng nhỏ. Cần bón lót phân lân trước khi trồng để
giúp cây tăng trưởng trong giai đoạn ban đầu.
Lân giúp cho việc tạo thành Protein có trong nhân tế bào và gần như
kiểm soát phần lớn các hoạt động của tế bào, giúp cho tế bào phân chia và các
bộ phận rễ, thân, lá phát triển.
Lân có ảnh hưởng rất lớn đến sự đẻ nhánh và phát triển của bộ rễ. Bộ lá
chứa nhiều P giúp cho sự quang hợp diễn ra nhanh hơn. Đủ lân cây trồng sẽ

phát huy được tác dụng và hiệu quả của N và K, sẽ cho năng suất cao, phẩm
chất tốt, hàm lượng đường cao (lân chỉ có tác dụng gián tiếp đến hàm lượng
đường và tốc độ tích luỹ đường).
Ở cây mía con có lá màu xanh dương ửng tím, thiếu lân nặng có những
vết tím dọc trên lá và bẹ lá.

8


Cây mía giảm tốc độ tăng trưởng, giảm chiều dài và đường kính thân,
giảm tốc độ hình thành lá và các lóng mía. Ở cây mía trưởng thành, thiếu lân
làm cho lá ngắn, phiến lá hẹp, khả năng chịu hạn kém, đẻ nhánh kém và
chậm, làm cho mật độ cây hữu hiệu thấp, những nhánh mía đẻ muộn thường
bị chết, cây yếu, lóng nhỏ và ngắn, đuôi lá chóng khô, lá chóng già, chết sớm,
năng suất thấp.
Thiếu lân bộ rễ phát triển yếu và kém, không phát triển xuống sâu được
dẫn đến khả năng chịu hạn kém, mùa khô chóng héo và sinh trưởng còi cọc.
Thiếu lân còn ảnh hưởng đến thành phần hoá học trong cây mía, hàm
lượng lân trong nước mía giảm, gây trở ngại cho việc lắng trong nước mía khi
chế biến đường.
* Vai trò của kali:[52]
Cây mía cần một lượng kali rất lớn, lớn hơn cả phân đạm và lân. Cây
mía cần nhiều kali, nhưng kali không phải là thành phần tham gia cấu trúc tế
bào. Kali chỉ tham gia vào thành phần các men, làm nhiệm vụ xúc tác trong
nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây mía.
Trong cây mía, kali tập trung nhiều ở lá, ở các bộ phận non, ở các tổ
chức sinh trưởng. Hàm lượng kali trong các búp non đến 5,7%, nhưng ở các
lóng gốc chỉ khoảng 0,75%. Kali có thể chuyển từ các lá già sang thân trước
khi các lá ấy ngừng hoạt động sinh lý, và từ thân chuyển lên các bộ phận búp
non trong thời kỳ cây phát triển mạnh. Kali không tham gia vào cấu trúc tế

bào, nhưng lại rất cần trong quá trình hình thành tế bào. Kali cần thiết trong
quá trình đồng hóa cacbon khi quang hợp, trong quá trình tổng hợp protein.
Kali giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển protein và đường, giữ sự
cân bằng nước trong cây, làm giảm xu hướng héo rũ, tăng khả năng chịu hạn
và chống đổ ngã của cây mía.

9


Trong 6 tháng đầu, lượng kali ở lá tăng dần đến mức cực đại, sau đó rất
ít biến động cho đến khi mía chín. Bón kali đầy đủ và cân đối với đạm và lân
sẽ làm cho cây mía sinh trưởng mạnh, đẻ nhiều, bộ rễ phát triển tốt, năng suất
cây mía cao, tích lũy đường tốt và tích lũy đường sớm hơn một ít so với thiếu
kali. Phẩm chất nước mía tốt, độ thuần khiết cao, dễ chế biến. Kali còn có tác
dụng làm cứng các tổ chức tế bào, tăng hàm lượng xenluloza trong cây mía,
tăng khả năng đề kháng với sâu bệnh, gió bão v.v... Kali giữ vai trò quan
trọng trong việc điều chỉnh nước, các nhược điểm của sự thừa N.
Thiếu kali: Mía sẽ đẻ nhánh ít hoặc không đẻ được nếu thiếu nghiêm
trọng. Thiếu kali bộ rễ phát triển kém, kích thước của lá giảm, dễ nhiễm sâu,
bệnh, rệp; năng suất mía cây thấp, phẩm chất kém, chịu hạn yếu v.v... Thiếu
kali dẫn đến sự tăng nồng độ axit amin tự do trong cây, tăng nồng độ nitơ hòa
tan do sự phá vỡ protein.
* Vai trò của canxi:[54]
Vôi (Canxi = Ca) tham gia vào cấu tạo thân nhất là màng tế bào, canxi
có quan hệ hình thành các mô sinh trưởng và hoạt động của bộ lá.
Thông thường người ta bón vôi để nâng cao độ pH của đất, để cải tạo
lý, hoá tính của đất, xúc tiến quá trình phân giải chất hữu cơ, tăng cường sự
sinh trưởng phát triển của VSV trong đất, giải phóng lân bị cố định.
Đất có độ pH ≤ 5,5 là phải bón vôi, nhưng phải bón nhiều năm liền để
nâng độ pH lên chứ không nên bón nhiều 1 lần với số lượng lớn.

Lượng bón từ 1- 1,5 tấn/ha rải đều trên đất và cày vùi.
Đối với đất tự nhiên, đất xám bạc màu pH max 5,8 - 3,8 min cần tăng
cường bón vôi để nâng cao độ pH và khả năng trao đổi chất ở bộ rễ mía. Nên
sử dụng vôi Dolomail 1 tấn/ha vì trong thành phần của vôi Dolomail có các
nguyên tố Mg (Magiê) - là thành phần của nhân tế bào cây trồng - giúp cho bộ
lá thêm xanh, vôi Dolomail khi rải không bị làm bỏng da.

10


1.1.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía
Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía theo sản lượng cho thấy, lượng dinh
dưỡng đa lượng mía lấy đi từ 1 tấn mía cây theo số liệu của Brazil là 0,8 kg
N; 0,3 kg P2O5; 1,32 kg K2O; 0,5 kg MgO; 0,42 kg CaO; 0,25 kg S; 31 g Fe;
11 g Mn; 4,5 g Zn; 2,0 g Cu; 2,0 g B và 0,01 g Mo. Như vậy, nếu tính cho
năng suất trung bình ở nước ta vào khoảng 70 tấn/ha thì số lượng các chất nói
trên bị lấy đi từ 1 ha sẽ là 56 kg N; 21 kg P 2O5; 92,4 kg K2O; 35 kg MgO;
29,4 kg CaO; 17,5 kg S; 2170 g Fe; 770 g Mn; 315 g Zn; 140 g Cu; 140 g B
và 0,7 g Mo. Số liệu cũng chứng tỏ nhu cầu rất cao của cây mía đối với kali,
trong khi nhu cầu về lân thì vẫn thấp. Mía cũng cần khá nhiều sắt, mangan và
kẽm, tuy nhiên sắt và mangan thường ít thiếu ở đất nhiệt đới ẩm như nước ta.
Một đặc điểm khác cần chú ý là mía cũng cần một lượng khá lớn Magie và
Canxi như các cây trồng khác, nhất là khi năng suất mía đạt trên 100 tấn/ha.
Lưu huỳnh cũng là một yếu tố phân bón không thể quên được đối với cây
mía. [52]
Cây mía cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng.
Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh
trưởng và phát triển không bình thường của cây. Để tiện lợi trong khâu quản
lý dinh dưỡng tổng hợp cho mía nhằm đạt năng suất cao, chữ đường cao và
giữ được gốc nhiều năm.

Bảng 1.1. Lượng dinh dưỡng cây mía lấy đi và nhu cầu bón để đạt
năng suất 100 tấn mía/ha.
Nguyên tố
N
P2O5
K2O
CaO
MgO
S
SiO2

Lấy đi bởi thân(kg)
45-90
30-50
80-120
15-50
20-60
15-35
25-200

11

Nhu cầu bón(kg)
120 (150)
50 (60)
150 (200)
50
40
30
Rất ít khi thiếu



Fe2O3
Mn
Zn
Cu
Bo
Mo

2-10
0,2-1,0
0,2-0,5
0,15-0,5
0,1-0,4
0,01 hoặc ít hơn

30-50 Sulfat
10-20
10-15
10-30
20-30 Borax
1-2 Molipdat Na

(Nguồn: R.Fanconmier,1991)

12


1.1.3. Đặc điểm đất gò đồi huyện Nghĩa Đàn
Bảng 1.2. Hàm lượng dinh dưỡng trong đất trồng mía tại

Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ
Điểm

Chỉ tiêu dễ tiêu
mg/100gđ
N
P2O5 K2O

Chỉ tiêu tổng số %

Độ sâu
Mùn

N

P2O5

K2O

Cation trao đổi
(Lđl/100gđ)
P2O5 K2O

PHKCL

1

0-30

3,05


0,087

0,331

0,31

8,12

8,25

19,20

2,4

2,4

4,05

2

0-30

2,95

0,077

0,344

0,35


6,72

8,60

19,25

1,6

2,8

4,15

3

0-30

3,46

0,084

0,349

-

7,84

10,12

-


1,6

2,4

4,20

4

0-30

2,85

0,080

0,292

-

7,28

9,50

-

2,4

2,4

4,00


X

0-30

3,08

0,082

0,329

0,33

7,64

9,12

19,22

2,0

2,5

4,10

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ)
Số liệu ở bảng 1.2 cho thấy:
Hàm lượng dinh dưỡng trong đất: Mùn tổng số đạt ở mức trung bình
(3,08%). Đạm, lân tổng số ở mức vừa. Kali tổng số ở mức thấp. Đạm,lân dễ
tiêu ở mức vừa, kali dễ tiêu ở mức thấp, độ chua của đất đã được cải thiện

(PHKCL: 4 – 4,2).
1.1.4. Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý
1.1.4.1. Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý
Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ
biến, thường mang lại hiệu quả lớn, nhưng cũng chiếm phần khá cao trong chi
phí sản xuất nông nghiệp.
"Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất
dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho
từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể, đảm bảo năng suất" [45].

13


Các tác giả Nguyễn Văn Bộ (1999), Bùi Đình Dinh (1998), Võ Minh
Kha (1996), Vũ Hữu Yêm (1995) cho biết: Khái niệm bón phân cân đối là
một khái niệm cụ thể và luôn biến động. Đó là cân đối về nhu cầu và lượng
hút của cây trồng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng tại các thời kỳ sinh
trưởng khác nhau, cân đối giữa các điều kiện tự nhiên liên quan đến hiệu lực
phân bón như nước, ánh sáng v.v... cũng như cân đối trong mối quan hệ với
từng loại cây trồng trong một hệ thống luân canh. Do vậy, để có các công
thức khuyến cáo phân bón ngày càng gắn với điều kiện cụ thể thì một hệ
thống nghiên cứu hiệu lực phân bón theo vùng sinh thái cần được thiết lập ổn
định.
Phân bón là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến
sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng hình thành năng suất của tất
cả các cây trồng nông nghiệp [36]. Tuy nhiên, tác dụng tích cực của
phân bón đến năng suất và phẩm chất của cây trồng cũng như môi trường
đất và nước chỉ thể hiện khi được sử dụng một cách cân đối và hợp lý
[18], [28].
Kết quả tổng kết của FAO trên phạm vi toàn thế giới cho thấy bón

phân không cân đối có thể làm giảm năng suất tới 20 - 50 % [32].
Xuất phát từ lý do nêu trên, để có một nền nông nghiệp phát triển
bền vững, bắt buộc phải chuyển từ nông nghiệp truyền thống chủ yếu
“dựa vào đất”, sang một nền nông nghiệp thâm canh “dựa vào phân bón”
với giống mới, năng suất và chất lượng cao kết hợp với phòng trừ dịch
bệnh cho cây trồng [4].
Theo Bùi Huy Hiền (1997) thì trong 20 năm qua việc sử dụng phân bón
trong thâm canh cây trồng ở nước ta diễn ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa
N, P và K. Tỷ lệ sử dụng kali thấp hơn nhiều so với đạm và lân. Cũng theo tác
giả này thì việc sử dụng phân bón không cân đối đã hạn chế đáng kể năng

14


suất cây trồng, giảm hiệu lực sử dụng phân bón và gây lãng phí. Nguyên nhân
là bón phân không cân đối làm cho lượng dinh dưỡng trong đất biến động mất
cân đối dẫn đến giảm năng suất và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh
phát triển của một số loại bệnh hại [1].
1.1.4.2. Vai trò của việc bón phân cân đối và hợp lý
Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất
định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào
đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh
dưỡng khác ở mức thừa thải.
Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn
có ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.
Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối
các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượng
phân bón được sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng
khác nhau ở các loại đất khác nhau. Điều cần lưu ý là không được bón phân
một chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng các

loại phân khác.
Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng
tốt của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng
không tốt đối với năng suất cây trồng và đối với môi trường. Bón phân cân
đối có các tác dụng tốt là:
* Ổn định và nâng cao độ phì nhiêu của đất:
Bón phân cân đối có thể làm ổn định và nâng cao độ phì nhiêu cho đất
do cây trồng không phải khai thác kiệt quệ các chất dinh dưỡng mà ta không
cung cấp cho nó. Bón phân cân đối không chỉ bù đắp lượng dinh dưỡng cây
trồng lấy đi mà còn làm cho đất tốt lên nhờ lượng thực vật còn lại sau mỗi vụ
thu hoạch tăng lên.

15


×