Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến năng suất cây cà chua múi (Lycopersicum esculentum (L.) mill.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
--------------

ĐINH THỊ LAM

ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TỈA CÀNH ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY
CÀ CHUA MÚI (Lycopersicum esculentum (L.) Mill.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC


2

VINH – 5. 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
--------------

ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TỈA CÀNH ĐẾN NĂNG SUẤT
CÂY CÀ CHUA MÚI (Lycopersicum esculentum (L.) Mill.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

Người thực hiện:


Lớp :

Đinh Thị Lam
49K2 - Nông học

Cán bộ hướng dẫn 1: Th.S. Trần Ngọc Toàn
Cán bộ hướng dẫn 2: KS. Đinh Bạt Dũng


4

VINH - 5/2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Sinh viên
Đinh Thị Lam


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản
thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô và bạn bè.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, sự biết ơn chân thành và sâu sắc tới
thầy giáo Th.S Trần Ngọc Toàn và thầy giáo K.S Đinh Bạt Dũng là những người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn

thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Nông - Lâm - Ngư cùng tất cả
các thầy cô trong tổ bộ môn Nông học đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Cán bộ UBND, cùng người dân
xã Thạch Giám; Trạm Khuyến nông huyện Tương Dương đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 24 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Đinh Thị Lam


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Cs
CT
AVRDC
ƯTL
KH - KT
UBND
KH&CN
NSCT
NSLT
NSTT


: Cộng sự
: Công thức
: Trung tâm Rau Châu Á
: Ưu thế lai
: Khoa học - Kỹ thuật
: Ủy ban nhân dân
: Khoa học và công nghệ
: Năng suất cá thể
: Năng suất lý thuyết
: Năng suất thực thu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua trên thế giới trong những năm gần đây
Bảng 1.2. Các nước có sản lượng cà chua sản xuất lớn nhất Thế giới
Bảng 1.3. Chỉ tiêu sản xuất cà chua năm 2005 và 2010
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái quả cà chua múi
Bảng 3.2. Chất lượng quả cà chua múi
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây chua múi
Bảng 3. 4. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cà chua múi
Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của cây cà chua múi
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến năng suất cây Cà chua múi
Bảng 3.7. Tình nhiễm sâu bệnh hại chính trên cà chua múi của các công thức


DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ CÁC HÌNH
Hình 3.1. Hình dạng lá
Hình 3.2. Hoa cà chua múi
Hình 3.3. Dạng chùm hoa

Hình 3.4. Chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên
Hình 3.5. Quả cà chua múi
Hình 3.6. Màu sắc quả
Hình 3.7. Động thái ra lá của cà chua múi
Hình 3.8. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của Cà chua múi
Biểu đồ 3.1. Tổng số hoa trên cây
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đậu quả
Biểu đồ 3.3. Tổng số quả trên cây
Biểu đồ 3.4. Khối lượng trung bình quả
Biểu đồ 3.5. Năng suất cá thể của cà chua múi
Biểu đồ 3.6. Năng suất của Cây cà chua múi


10
MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài
Cà chua (Lycopersicum esculentum (L.) Mill.) là loại trái cây không thể thiếu
trong thực đơn gia đình cũng như các nhà hàng, là nguồn cung cấp khoáng chất và
vitamin góp phần làm cho món ăn, nước uống trở nên bổ dưỡng hơn.
Trong cà chua có chứa chất lycopen, đây là thành phần tạo nên màu đỏ của
quả cà chua. Chất này làm giảm đi những nguy cơ của bệnh tim mạch và ngăn ngừa
bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, chất lycopen còn có thể làm giảm hiện tượng
oxy hóa [12].
Nhờ vậy, cà chua giúp cho da bạn luôn mịn màng, tươi sáng, đồng thời làm
chậm khả năng lão hóa của da và cơ thể. Thêm nữa, loại quả này còn có thể ngăn
chặn các tế bào ung thư [12].
Hơn nữa, cà chua là một trong những loại rau ăn quả quan trọng được trồng
phổ biến và trở thành một trong những loại được ưa chuộng bậc nhất trên thế giới.
Không chỉ là nguồn dinh dưỡng đặc biệt mà nó còn là nguồn nguyên liệu phong phú
cung cấp cho các nhà máy chế biến thực phẩm, nước giải khát...

Ngoài giá trị dinh dưỡng, cà chua còn có các giá trị về mặt y học và hơn thế
nữa cà chua là loại cây xóa đói giảm nghèo, mang lại hiệu quả kinh tế cao và là mặt
hàng xuất khẩu lớn trên thế giới.
Tại Việt Nam, cây cà chua được du nhập và trồng phổ biến nhiều nơi trên cả
nước. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu sâu rộng về cây cà
chua. Từ kết quả nghiên cứu đã tạo ra nhiều giống cà chua năng suất và phẩm chất
tốt, có khả năng kháng bệnh cao. Nhiều nghiên cứu cũng đã tập trung nghiên cứu
việc bảo tồn quỹ gen cây cà chua. Nghiên cứu đặc điểm nông- sinh học của cà chua
là một trong những nội dung quan trọng từ đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật và các
nhân tố tác động để hoàn thiện quy trình sản xuất, công tác bảo tồn và nhân giống.
Tỉa cành bấm ngọn là một biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm nâng cao năng suất
cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng. Khi tỉa cành làm tăng độ thông thoáng


11
trong quần thể cây trồng, giúp cây thu nhận ánh sáng nhiều hơn và tập trung dinh
dưỡng tốt hơn. Từ đó làm tăng năng suất cây trồng.
Vì vậy, nghiên cứu và phát triển các đặc điểm nông- sinh học của Cà chua
và áp dụng các biện pháp kỹ thuật cắt tỉa là một trong những nội dung quan
trọng bước đầu để nâng cao năng suất và chất lượng quả cà chua, nâng cao thu nhập
cho người dân.
Tại huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An, bà con nông dân ở đây đã bảo tồn và
sản xuất cây cà chua múi từ bao đời nay, là một loại cây trồng bản địa cho năng suất
cao, quả to, chất lượng quả ngon, ngọt, khả năng kháng bệnh cao và có rất có triển
vọng cải thiện đời sống cho bà con. Tuy nhiên, hầu như từ trước đến nay chưa có
nghiên cứu nào về loại cây trồng này. Người dân nơi đây trồng theo kiểu tự phát,
chưa có các biện pháp kỹ thuật tác động để nâng cao năng suất, phẩm chất quả cà
chua, diện tích gieo trồng còn manh mún nên ứng dụng để sản xuất đại trà gặp
nhiều khó khăn, chưa tạo được thương hiệu riêng cho quả cà chua múi. Để đáp ứng
nhu cầu thực tiễn và khắc phục các khó khăn đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Đặc

điểm nông sinh học và ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến năng
suất cây cà chua múi (Lycopersicum esculentum (L.) Mill.)”
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Trên cơ sở của việc nghiên cứu các đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của
biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến năng suất cây cà chua múi từ đó làm tiền đề cho
việc sản xuất cây cà chua múi đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu các đặc điểm nông sinh học của cây cà chua múi.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất dưới tác
động của một số biện pháp kỹ thuật lên cây cà chua múi.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học


12
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học, làm tiền đề
cho việc nghiên cứu về cây cà chua múi theo hướng chuyên sâu hơn về giống cà
chua bản địa này.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả thu được của đề tài là nguồn tư liệu quý để đánh giá tiềm năng về năng
suất, chất lượng của cây cà chua múi bản địa.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần từng bước xây dựng quy trình kỹ thuật thâm
canh cây cà chua múi vụ Đông xuân ở huyện Tương Dương và một số huyện miền
núi của tỉnh Nghệ An.


13
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học và Cơ sở thực tiễn
1.1.1.Cơ sở khoa học
Giống là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên, đồng thời là sản phẩm của sức lao
động sáng tạo của con người, là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp
sản sinh ra mọi thứ nông phẩm. Vì lý do đó giống giữ vai trò quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp. Việc chọn đúng các giống tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên và
canh tác giúp cho người sản xuất thu được năng suất cao và ổn định với phẩm chất
tốt và mức chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm thấp.
Ngày nay giống được xem là một trong những yếu tố hàng đầu trong
việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Các nhà khoa học ước tính khoảng
30% đến 50% mức tăng năng suất hạt của các cây lương thực trên thế giới là nhờ
việc đưa vào sản xuất những giống tốt mới [10].
Giống tốt có tác dụng tăng năng suất, phẩm chất cây trồng. Mỗi giống cây
trồng đều có tiềm năng năng suất nhất định, khi các yếu tố đầu vào sản xuất khác:
Nước, phân bón, chăm sóc…được đáp ứng đầy đủ thì giống cũng không thể vượt
qua ngưỡng tiềm năng năng suất của nó. Chỉ có sự đột phá về giống mới có thể
mang lại năng suất cao hơn.
Trong bản thân cây trồng, sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của các
hoạt động sinh lý. Cơ sở vật chất và năng lượng cho sinh trưởng phát triển là các
hoạt động sinh lý cung cấp. Sinh trưởng là một quá trình biến đổi về lượng, còn
phát triển là một quá trình biến đổi về chất trong cơ thể thực vật. Giữa hai quá trình
này có mối quan hệ mật thiết với nhau: Sinh trưởng là tiền đề về lượng cho quá
trình phát triển, còn phát triển là tiền đề về chất cho quá trình sinh trưởng. Hai quá
trình này cùng song song tồn tại trong suốt chu kì sống của cây [15].
Nghiên cứu mối tương quan giữa sinh trưởng và phát triển trong cây giúp
chúng ta đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp với mục đích sản xuất của con
người. Từ đó góp phần tăng năng suất cây trồng.


14

Bên cạnh đó, cây trồng sinh trưởng và phát triển còn chịu ảnh hưởng to lớn từ
các điều kiện ngoại cảnh. Một trong những nhân tố sinh thái ảnh hưởng quan trọng
đó là ánh sáng. Ánh sáng có mối liên quan mật thiết đến khả năng quang hợp của
cây. Chất khô tích lũy được, trong đó 95% là từ quang hợp, còn 5% còn lại là lấy từ
chất khoáng của đất [15]. Trong sản xuất, sản phẩm chất khô mà cây trồng tích lũy
được, người ta chia ra 2 bộ phận: Năng suất sinh vật và Năng suất kinh tế. Tỷ lệ
giữa Năng suất sinh vật và Năng suất kinh tế được gọi là Hệ số kinh tế. Hệ số kinh
tế cao hay thấp là tùy loại cây trồng, sinh trưởng phát triển thân lá, sự ra hoa, kết
quả, sự vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ từ lá về bộ phận kinh tế thuận lợi hay
không. Bởi vậy, chúng ta có thể tác động vào quang hợp để tăng năng suất cây
trồng. Bao gồm: Tăng hệ số sử dụng quang năng và tăng cường độ quang hợp.
Trong đó, biện pháp kỹ thuật tỉa cành là một trong những biện pháp đã được áp
dụng cho cây trồng nhằm tăng năng suất thông qua thõa mãn các yêu cầu cần thiết
cho quang hợp, từ đó làm tăng hệ số sử dụng năng lượng mặt trời dẫn đến tăng năng
suất cây trồng [15].
Tại mỗi địa phương có những loài cây phân bố tự nhiên gọi là cây trồng bản
địa. Ưu điểm của cây bản địa là có khả năng thích ứng tốt với điều kiện thiên nhiên
tại địa phương đó, ít bị tổn hại bởi các tác nhân nên có tính ổn định cao, nguồn
giống có sẵn, dồi dào và rẻ tiền; dễ dàng lựa chọn có đặc tính mong muốn do có
tính đa dạng cao, tạo ra cảnh quan phù hợp với tiềm thức và văn hóa dân tộc. Ngoài
ra, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc nhận biết, sử dụng và phát triển.
Việc nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của mỗi loại cây trồng có ý nghĩa to
lớn trong việc ứng dụng vào sản xuất và tác động các biện pháp phù hợp nhằm bảo
tồn nguồn gen, phục tráng giống, mở rộng diện tích canh tác, tăng năng suất và chất
lượng nông sản.
Bên cạnh đó, nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến năng suất
cũng là một hướng đi quan trọng trong việc hoàn thiện quy trình và tăng năng suất
cây trồng.



15
1.1.2.Cơ sở thực tiễn
Tương Dương là một trong mười huyện miền núi của tỉnh Nghệ An và thuộc
các huyện nghèo theo chương trình 30a của chính phủ. Diện tích đất tự nhiên lớn
nhất tỉnh (281.129,37ha), dân số đạt 75.993 người, với 7 dân tộc sinh sống [1].
Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhu cầu rau xanh cần
thiết cho mỗi người là 85 kg/người/năm, như vậy với dân số 75.993 người, hàng
năm huyện Tương Dương cần tới 6.459 tấn rau (năm 2010), trong khi đó sản xuất
hiện tại trên địa bàn huyện mới chỉ đáp ứng được 3.657 tấn rau [Cục thống kê Nghệ
An, 2010]. Như vậy, chỉ tính riêng cho năm 2010, toàn huyện Tương Dương còn
thiếu 2.902 tấn rau xanh/năm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Theo khảo sát gần đây của chúng tôi (năm 2011), giá rau trên địa bàn Tương
Dương (tại thị trấn Hòa Bình) đắt gấp 1,5 đến 2 lần so với giá rau trên thị trường
(miền xuôi), đa số rau ở nơi đây phải nhập về từ các huyện đồng bằng như Quỳnh
Lưu, Diễn Châu, Hà Nội. Cũng theo khảo sát cho thấy, người dân thị trấn Hòa Bình
thích dùng nguồn rau xanh mà người dân các bản nơi đây tự sản xuất đem bán hơn
là phải mua rau từ miền xuôi, vì sản phẩm tươi hơn và mặt khác nó an toàn vì
không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Nhìn chung tình hình sản xuất rau ở Tương Dương chủ yếu ở quy mô nông
hộ, diện tích nhỏ lẻ, đa số trồng theo phương thức tự cung tự cấp. Sản xuất chủ yếu
đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày của gia đình (Một số hộ tại thị trấn Hòa Bình
đã sản xuất rau theo hướng hàng hóa song diện tích của hộ trồng nhiều nhất cũng
chỉ đạt 500 m2, lượng rau không đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thị trấn). Trong
canh tác, bà con nông dân chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất, do
vậy trong những năm qua tại Tương Dương sản xuất rau còn đạt thấp cả về diện
tích, năng suất và sản lượng, tại đây chưa có quy hoạch vùng trồng rau an toàn.
Một trong những loại cây trồng mà bà con nông dân tại huyện Tương Dương
trồng phổ biến và được người tiêu dùng dễ chấp nhận đó là cây Cà chua múi. Theo
người dân cho biết, cà chua múi là loại cây cung cấp rau ăn quả chủ yếu được bà
con trồng từ bao đời nay với năng suất cao mà cho quả ăn rất ngon. Có thể nói, cà

chua múi là cây trồng bản địa gắn bó với bà con nơi đây trong mỗi mùa sản xuất.


16
Tuy nhiên, sản xuất chỉ dừng trong quy mô nông hộ, quá trình trồng và chăm
sóc gặp nhiều khó khăn do thiếu khoa học kỹ thuật, diện tích sản xuất còn manh
mún. Vì vậy mà công tác sản xuất mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu, chưa có sản
phẩm ra thị trường trong khi nhu cầu tiêu dùng lại rất cao (giá bán 20.000 – 30.000
đồng/kg, trong khi giá cà chua thông thường từ 10.000 – 15.000 đồng/kg).
Vì vậy, cần có các nghiên cứu nhằm bổ sung thêm thông tin, dữ liệu hữu ích về
loài cây trồng này từ đó hướng tới mục tiêu xây dựng quy trình thâm canh đạt năng
suất cao, góp phần tạo ra hàng hóa đáp ứng thị trường người tiêu dùng.
1.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm của cây cà chua
1.2.1. Nguồn gốc
Cây cà chua có nguồn gốc ở vùng Nam Mĩ. Tomato là tên gọi của Nam Mỹ chỉ
cây cà chua, từ này có nguồn gốc từ xitomate hoặc Zitomate va Mexican tomati [9].
Theo tài liệu nghiên cứu của Decandole (1844), Muller (1940), Luckwill (1943),
Jenkin (1948) thì cà chua trồng hiện nay có nguồn gốc từ Peru, Ecuado và Bolivia.
Và cà chua hoang dã vẫn có thể được tìm thấy ở dãy núi Andes. Ở các vùng núi ở
Trung và Nam Mỹ, người ta tìm thấy rất nhiều dạng cà chua dại và cà chua trồng.
Decandole đã chứng minh rằng cà chua dại quả lớn rất phổ biến, dạng cà chua
dại quả nhỏ thì phát triển phổ biến dọc theo bờ biển của Peru, miền Đông Peru và
tại vùng biên giới Mêhico và Mỹ theo hướng lên tới Califolia. Bukaxop (1930) đã
tìm thấy các dạng cà chua dại tại vùng rừng núi của Mêhico, Goatemala và
Colombia. Khả năng lớn nhất của cà chua là các nước Peru và Mêhico. Nhiều bằng
chứng về khảo cổ học, thực vật học, ngôn ngữ học và lịch sử đã thừa nhận Mêhico
là trung tâm thuần hóa cà chua trồng. Pier Andrea Mattioli cho rằng những giống cà
chua đầu tiên đưa vào Châu Âu xuất phát từ Mêhico. Đến thế kỉ 18, cà chua được
trồng phổ biến, sử dụng làm thực phẩm ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Ở Châu Á,
cà chua được đưa đến đầu tiên là Philippin, Java và Malayxia từ Châu Âu qua các

lái buôn và thực dân Hà Lan, Bồ Đào Nha vào thế kỉ 17. Sau đó mới phổ biến đến
các vùng khác của Châu Á (Kuo và cs, 1998).
1.2.2. Phân loại
Cà chua có tên khoa học là Lycopersicum esculentum (L).Mill, thuộc:


17
 Chi Lycopersicon
 Họ cà (Solanaceae)
 Bộ hoa mõm sói (Scrophulariales)
 Phân lớp Cúc (Asteridae)
 Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
 Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) [3]
Chi này gồm nhiều loài, đều có nguồn gốc ở Nam Mỹ.
Lyberty Hyde Bailey (Đại học Nông nghiệp Michigan) đã khởi đầu chương
trình thử nghiệm về phân loại các giống cà chua vào năm 1886. Sau đó nhiều nhà
khoa học đã đi sâu vào phân loại cà chua (Morrison 1938)[24].
Theo Muller (1940) và Luckwill (1943) (Trích dẫn theo Trần Thị Minh Hằng,
1999)[4], các loài cà chua được phân thành 2 chi phụ:
* Chi phụ Eriopersicon: được đặc trưng bởi quả màu xanh trắng với sắc tố
Anthocyanin thường có sọc tía, có lông, hạt nhỏ, chùm hoa có lá bao, gồm các loài:
L.pissisi (Luckwill 1943), L. peruvianum, L. hirsutum, L. glandulosum và L.
cheesmanii (Mul1er 1940).
* Chi phụ Eulycopersicon: đặc trưng bởi quả ăn được, màu đỏ hoặc vàng khi
chín, hạt to, chùm hoa không có lá bao, là cây hàng năm. Gồm có 2 loài:
- L. Pimpinellifolium: Dạng quả nhỏ, màu đỏ, thân yếu và mảnh, hoa mọc
thành chùm, 10- 25 quả/chùm và có 2 ngăn hạt/quả.
- L. Esculentum: là dạng cà chua trồng, đứng cây. Theo Bailey 1949,
L.esculentum gồm các biến chủng:
+ L.esculentum var. Commune (cà chua thường): Đa số các giống cà chua

trồng hiện nay thuộc biến chủng này. Cây có khối lượng lớn và thường được cắt tỉa.
+ L. esculentum vai.cerasiforme (cà chua Anh Đào): Lá mỏng và nhỏ, chùm
hoa dài là phổ biến, quả chia 2 ngăn, quả hình cầu màu đỏ hoặc vàng, đường kính
khoảng 2cm, có 15- 25 quả/chùm.
+ L.esculentum var. grandifolium: Lá to, phẳng, lá chét hình khoai tây và
không quá 5 lá chét/ 1 lá, có hoặc không có lá chét nhỏ.


18
+ L. esculentum var. validum (cà chua đứng): Cây mập, đứng cây, chắc chắn,
không cần chống đỡ, lá xanh thẫm, quăn và nhiều lá.
1.2.3. Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế của cây cà chua.
Cây cà chua có 2 loại hình sinh trưởng: hữu hạn và vô hạn. Cà chua là cây dài
ngày, tự thụ phấn. Quả cà chua mọng, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình
dạng: tròn, dẹt, có cạnh, có múi…[13]
Trong quả cà chua chín chứa nhiều loại chất dinh dưỡng có giá trị cao như các
dạng đường dễ tiêu (2- 4%) chủ yếu là Glucoza và Fructoza; các loại vitamin cơ bản
cần thiết cho con người như tiền vitamin A (1- 2mg%), vitamin B1 (0,08- 0,15mg
%), vitamin B2 (0,05- 0,07 mg%), vitamin B6 và nhiều nhất là vitamin C (20- 40
mg%). Ngoài ra còn có vitamin K, vitamin PP (0,5- 16,5mg%); Xenluloza (0,8%);
tro (0,4%). Mặt khác trong quả cà chua còn chứa 2,25- 2,50% các loại axit như:
oxalic, malic, nicotinic, citric… và nhiều chất khoáng như kali (114- 207mg%),
photpho (23- 36mg%), natri (8- 45,8mg%), canxi (7- 20mg%), magie, lưu huỳnh,
sắt… là những chất có trong thành phần của máu và xương. Quả tươi còn góp phần
làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa thức ăn và lông nhung của ruột, qua đó giúp cho quá
trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn được dễ dàng [22], [32]. Cà chua có thể giúp bảo vệ
những người nghiện thuốc lá khỏi nguy cơ bị bệnh phổi (các nhà khoa học thuộc đại
học y khoa Juntendo - Nhật Bản) [16]. Lycopen trong quả cà chua có tác động mạnh
đến việc giảm sự phát triển nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư
ruột kết, ung thư trực tràng và nhồi máu cơ tim do Lycopen ngăn chặn sự phá hủy

của các gốc tự do cùng các phân tử và các gen khi chúng tuần hoàn trong máu [8].
Lá cà chua non dùng đắp mụn nhọt, lở loét. Lá cà chua già dùng làm nguyên
liệu chiết tomatin là một chất kháng khuẩn, chống nấm, chống một số sâu bệnh hại
cây trồng.
Trong hạt cà chua chứa một lượng dầu đáng kể, có những hạt giống hàm lượng
dầu trong hạt chiếm tới 24%. Dầu được chiết xuất từ hạt cà chau thường dùng trong
công nghiệp chế biến bơ, đồ hộp.
Cà chua là loại rau ăn quả dễ sử dụng: Có thể ăn sống, nấu canh, sào, làm
tương, sốt cà chua, chế biến thành bột, đóng hộp, làm nền cho công nghiệp đồ hộp


19
như thịt hộp, cà hộp, đậu Hà Lan hộp, làm nước giải khát, patê… Cà chua đã trở
thành món ăn thông dụng của nhiều nước trên thế giới trong 150 năm qua [5]. Cà
chua không những được dùng trực tiếp trong những bữa ăn hàng ngày mà nó còn
được bảo quản lâu qua các dạng khác nhau nhưng vẫn giữ được những hương vị đặc
trưng, phẩm chất tốt. Với đặc tính đó cà chua đã góp phần tích cực trong việc cân
đối nguồn thực phẩm giữa các tháng trong năm, cũng như giữa các vùng khác nhau
để không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Cà chua có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như đất sét, đất cát,
đất cát pha có độ pH = 6- 6,5. Đất có độ ẩm cao và ngập nước kéo dài sẽ làm giảm
khả năng sinh trưởng của cây cà chua.
Nhiệt độ thích hợp cho cà chua đạt năng suất cao, chất lượng tốt là khoảng 21240C và thời tiết khô. Nhiệt độ dưới 12 0C kéo dài sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng,
nhiệt độ trên 270C kéo dài sẽ hạn chế ra hoa, đậu quả, Các tế bào phôi và hạt bị hủy
hoại khi nhiệt độ trên 380C. Trước và sau thời gian thụ phấn nếu nhiệt độ ban đêm
quá 210C thì khả năng đậu quả kém.
Ở Việt Nam, cây cà chua được xếp vào các loại rau có giá trị kinh tế cao, diện
tích trồng cà chua lên đến chục ngàn ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và trung du
phía Bắc. Hiện nay có một số giống chịu nhiệt mới lai tạo chọn lọc có thể trồng tại
miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ nên diện tích ngày càng được mở rộng. Nhiều

giống cà chua lai ghép chất lượng tốt được phát triển mạnh ở Đà Lạt, Lâm Đồng.
Một số giống cà chua chất lượng đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới [22].
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nước xốt cà chua có tác dụng rất tốt
trong việc phòng chống bệnh tiểu đường.
Chất carotenoid trong cà chua giúp chuyển hóa vitamine A, tăng khả năng
miễn dịch và làm cho bộ máy hô hấp trong cơ thể được cải thiện. Sử dụng cà chua
thường xuyên sẽ giảm đi nguy cơ mắc những bệnh hen suyễn, phổi.
Chính nhờ các yếu tố trên, cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh
dưỡng để tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Mùa hè cà chua có tỉ lệ
đường/ độ chua cao nhất, được kể là 10 so với mùa xuân là 7. lượng vitamin C thấp
nhất vào mùa xuân (12mg/ 100g) so với 15mg dầu mè và cao nhất vào cuối hè [22].


20
1.3. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới
Có thể nói, những tiến bộ ban đầu về dòng, giống cà chua là hoàn toàn dựa vào
châu Âu. Năm 1863, có 23 giống cà chua được giới thiệu. Trophy được coi là giống
có chất lượng tốt ở thời kì đó với giá 5USD một gói nhỏ gồm 20 hạt giống. Trong
vòng hai thập kỉ, dòng, giống cà chua đã phát triển tới hàng mấy trăm năm [14].
Năm 1863, chương trình thử nghiệm của Liberty Hyde Bailey ở trường nông
nghiệp Michigan (Mỹ) đã tiến hành chọn lọc và phân loại giống cà chua trồng trọt.
A. Livington là người Mỹ đầu tiên nhận thức sự cần thiết phải chọn tạo giống cà
chua. Từ năm 1870 tới năm 1893 ông đã giới thiệu 13 giống cà chua trồng trọt được
chọn lọc theo phương pháp chọn lọc cá thể. Cuối thế kỷ 19, trên hai trăm dòng,
giống cà chua được giới thiệu một cách rộng rãi.
Ở Bungari người ta đã sử dụng các loại hình cà chua dại thuộc các thứ Var.
racemigerum- có hàm lượng chất khô cao; Var. elongatum- có hàm lượng đường
cao, quả hình trụ; Var.pimpeneuifolium- chống bệnh sương mai (phythophtora
infestans) để lai với cà chua dạng trồng trọt thì kết quả thu được là ở dòng số 10 có

kiểu quả chùm, quả hình trụ, có hàm lượng chất khô và hàm lượng đường cao, dễ
bong vỏ khi gặp hơi nước nóng, chống bệnh sương mai. Dòng này được dùng để lai
tạo ra nhiều giống cà chua ưu thế lai có năng suất cao, phẩm chất quý, kháng bệnh
sương mai phục vụ cho đồ hộp xuất khẩu. Nhờ thành tựu này mà sản phẩm “cà chua
trắng” của Bungari ra đời rất nổi tiếng [8].
Công tác chọn tạo giống cà chua được tiến hành rộng rãi ngay từ những năm
đầu của thế kỷ XX.
Năm 1900 Moor và Simon đã chọn được giống Sẻ Khoan sớm. Năm 1908
G.W. Middeleton chọn được giống Trân thiện mỹ từ giống Sẻ Khoan. Năm 1914
Berft Croft chọn được giống Cooper special, là giống sinh trưởng hữu hạn, thích
ứng trồng dày và thu hoạch bằng máy.
Theo ý kiến của Anpachev (1978), Iorganov (1971), Phiên kỳ Mạnh (1961) (Trích
dẫn theo Kiều Thị Thư, 1998) [24] thì xu hướng chọn tạo giống cà chua mới là:
- Tạo giống chín sớm, thích hợp cho sản xuất vụ sớm.


21
- Tạo giống cho sản lượng cao, giá trị sinh học cao, dùng làm rau rươi và
nguyên liệu cho chế biến đồ hộp.
- Tạo giống chín đồng loạt thích hợp cho cơ giới hóa.
- Tạo giống chống chịu sâu bệnh.
Từ năm 1972, Trung tâm Rau Châu Á (AVRDC) đã bắ t đầ u chương trì nh
lai tạ o giố ng vớ i mụ c đich tăng cườ ng sự thí ch ứ ng củ a nhữ ng loạ i rau nà y vớ i
vù n g nhiệ t đớ i nó ng ẩ m. Giai đoạ n đầ u tiên củ a chương trì nh nà y (1973- 1980)
tậ p trung phá t triể n cá c dò ng lai tạ o cá c tí nh nó ng tố t và chị u hé o xanh vi
khuẩ n, hai tí nh trạ ng quan trọ ng nà y cầ n phả i có trong cá c giố ng mớ i để thí ch
ứ n g vớ i vù ng nhiệ t đớ i [33,34]. Dò ng triể n vọ ng nhấ t cho vù ng nhiệ t đớ i là
“pioneering” đã đượ c phổ biế n qua hà ng loạ t cá c chương trì nh hợ p tá c phá t
triể n cây rau ở nhiề u quố c gia. [25,26].
Từ năm 1980, các giống cà chua nhiệt đới đã được cải tiến thêm các tính trạng

kháng bệnh, cải thiện kích thước quả, năng suất, chất lượng quả, hình thái quả như
độ cứng quả và chống nứt quả.
Để tập trung vào lĩnh vực chọn giống cà chua chịu nhiệt, nhiều nghiên cứu đã
sử dụng nguồn di truyền của các loài dại và bán dại làm nguồn gen chống chịu với
nhiệt độ cao. Bằng nhiều phương pháp: lai tạo, chọn lọc giao tử trên nền nhiệt độ
cao, chọn lọc hợp tử (phôi non)… đã thu được những kết quả bước đầu rất khả
quan, đặc biệt là các giống chịu nhiệt, có phổ thích ứng rộng, trồng được nhiều vụ
trong năm.
Lai giữa các loài và xử lý nhiệt độ là một phương pháp có hiệu quả để tăng
phổ biến dị, tăng khả năng thích ứng của loài với các điều kiện sống biến động của
môi trường (Orlova 1987) [19].
Điều kiện nhiệt độ của môi trượng có ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình xảy
ra ở cà chua như: hình thành giao tử đực, thụ tinh và hình thành phôi. Ở nhiệt độ
20- 210C hạt phấn nảy mầm và sinh trưởng ống phấn với tốc độ lớn nhất. Dưới tác
động của nhiệt độ 400C trong thời gian dài 4h thì hoa bị hỏng, làm giảm rất mạnh tỷ
lệ đậu quả. Thường các dạng cà chua đậu quả tốt ở điều kiện nhiệt độ cao thì cũng
biểu hiện khả năng đó ở nhiệt độ thấp (Restaino, Lombatdi, 1990) [27].


22
Chọn lọc nhân tạo hạt phấn trên cơ sở đa dạng hóa di truyền của chúng là một
trong những phương pháp chọn giống. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở cà chua bằng
cách chọn lọc hạt phấn với nhiệt độ cao, có thể nâng cao sự chống chịu của giai đoạn
sinh trưởng dinh dưỡng (Avdeev, 1982) (Trích dẫn theo Kiều Thị Thư, 1998) [4]
Ở cà chua dưới tác động của nhiệt độ cao, khả năng của hạt phấn giữ được sức
sống đi vào thụ tinh là khác nhau và phụ thuộc vào kiểu gen (Taracanov,
Krriuchcov, 1971) (Trích dẫn theo Kiều Thị Thư, 1998)[4].
Nhiệt độ cao gây chết ở cà chua nằm trong khoảng 40- 45 0C trong thời gian
6h. Các mẫu giống chịu nóng có ngưỡng đông đặc Protein là 55 0C. Ở nhiệt độ cao
(35- 500C) độ hữu dục của hạt phấn giảm đi, làm giảm tỷ lệ đậu quả (Gavrish,

Gotovtseva, 1990) [19].
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ cao ở giai đoạn phôi non đã cho thấy
phôi 10 ngày tuổi của con lai khác loài M.500 x S. penne11i, M.500 x L. Minutum,
M.628 x L. hirsutum ở nhiệt độ 38/27 0C (ngày/đêm) đã bị chết ở các mức độ khác
nhau. Khi tác động nhiệt độ cao trong vòng 10 ngày thì sự chết phôi tăng lên 2-3 lần
so với đối chứng, vì vậy dẫn đến sự sai lệch so với tỷ lệ phân ly theo một cặp tính
trạng trên hl, c (trên nhiễm sắc thể 11 và 6) và đã làm tăng sự chịu nóng của quần
thể phân ly (Kravchenco, 1987; Sutesh Kumar, Gulshan, 1989) [20], [31].
Trong nghiên cứu về biến động của hạt phấn và tỷ lệ đậu quả của các kiểu
gen cà chua dưới 2 chế độ nhiệt cao và tối ưu, Abdul và Stommel (1995) [16] đã
cho thấy: ở nhiệt độ cao các kiểu gen mẫn cảm nóng hầu như không đậu quả, tỷ lệ
đậu quả của các kiểu gen trên chịu nóng trong khoảng 45- 65%. Như vậy phản ứng
cảu hạt phấn khi xử lý nóng phụ thuộc vào từng kiểu gen và chưa có quy luật chung
để dự đoán trước về tỷ lệ đậu quả ở điều kiện nhiệt độ cao.
Khả năng đậu quả và cho năng suất của các giống cà chua đã được Ale
Maxkoor ở Trường Đại Học Nông Nghiệp I Shahid Chamran nghiên cứu năm 1984
[17] về một số tính trạng: nở hoa, số hoa/ chùm, kiểu phát triển, đậu quả, hình dạng
và kích thước quả. Kết quả đã chọn lọc được 2 giống chịu nóng có năng suất cao và
khả năng thương mại và khả năng thương mại tốt, đó là Tobol và Chefp.s.


23
Đánh giá 9 giống cà chua về khả năng chịu nóng, Abdul Baki, (1991) [16] đã
rút ra những ưu thế của nhóm chịu nóng ở một loạt các tính trạng: đậu quả, nở hoa,
năng suất quả, số hạt/ quả… Các dòng chọn lọc trong thí nghiệm có tỷ lệ đậu quả và
năng suất cao hơn giống chịu nóng (tương ứng là 70% và 52%). Nhiệt độ cao đã
làm giảm năng suất, độ nở hoa và tỷ lệ đậu quả, đồng thời làm tăng phạm vi dị dạng
của quả như: nứt quả, đốm quả, mô mọng nước, quả nhỏ và không thành thục. Khả
năng sản xuất hạt dưới nhiệt độ cao bị giảm hoặc bị ức chế toàn bộ (ở nhiệt độ 29 0C
ban ngày/ 280C ban đêm).

Trong chọn lọc cac giống cà chua thích ứng (Scott, Olson, Chellemi et al.
1994) [31], ngoài việc tiến hành so sánh năng suất của các dòng chọn lọc với đối
chứng về tính chịu nóng, các tác giả còn chú trọng tới tính kháng bệnh như: bệnh
héo vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum), kháng chủng 3 Fusarium oxysporum,
chịu thối vi khuẩn (Xanthomonas campestris PV.Vesicatoria). Kết quả đã chọn lọc
được được dòng chịu nóng Fla. 7324 và các con lai F1 của nó; dòng kháng héo vi
khuẩn Fla. 7421.
Kết quả thử nghiệm so sánh 156 giống nhập nội, Jiulong, Dahong đã đưa ra
giống Flora 544 và Heirse 6035 có năng suất vượt đối chứng tương ứng là 38% và
84%, giống chế biến Ohio 823 vượt đối chứng 29%. Cả 3 giống này đều chịu nóng
cao. Giống FL. 7221 được chọn là giống có chất lượng cao, đồng thời có khả năng
thương mại tốt. Bốn giống này thể hiện tính kháng bệnh Cucumovirus và
Tobamovirus (Liu Jinsheng; Wang Longzhi ey al, 1994) [21].
Để tăng cường giống cà chua trồng quanh năm, Chowdhury, 1989 [35] đã
nghiên cứu 32 giống nhập nội và 1 giống tự tạo, kết quả là 8 giống thích ứng đã
được chọn cho mùa hè và được sử dụng trong chương trình chọn giống có phổ thích
ứng rộng.
Một giống lai đã được sinh ra từ cặp lai Fla.7324 x Fla.7060 là giống
Equynox: sinh trưởng hữu hạn, chịu nóng, thích hợp ăn tươi sống, có tỷ lệ đậu quả
tốt ở nhiệt độ cao, có chất lượng thương mại tốt; quả thu vào mùa xuân và mùa thu
ở Florida, giống này kháng nứt quả tốt (Scott, Olson Howe et el, 1995) [27].


24
Công ty giống hoa quả Technisem của Pháp năm 1992 đã đưa ra nhiều giống
cà chua tốt có chất lượng cao như: Roma VF, Rossol VFA, Rio Gramde, Tropimech
VF1-2, Heinz, 1370, F1 campa, Fl Smal1 Fry VFN, Fl Perle Rouge VFN, Fl
Carmina, Fl Fantasia VFN, Xina, Carioca VFI- 2BW,...Các giống này đều có chung
đặc điểm là chịu nhiệt, năng suất cao, quả chắc, hàm lượng chất kho cao, chịu vận
chuyển và bảo quản lâu, chất lượng cảm quan tốt, chống chịu sâu bệnh [3].

Ở Mỹ, những năm 1970 trở lại đây công tác chọn tạo giống cà chua phát triển
mạnh với hướng cơ bản là chọn giống có phẩm chất cao, chống chịu sâu bệnh tốt.
Phần lớn các giống cà chua được tạo ra ở Mỹ chống chịu tốt với bệnh héo rũ, TMV,
fusarium, tuyến trùng… Các giống này có thể đạt năng suất 80- 100 tấn/ha. Điển
hình như giống Xiri, VE-145, Xiri UC, đặc biệt các giống UC- 105, UC- 134, UC82 mang nhiều đặc tính tốt có giá trị cao như chịu nứt quả và độ cứng quả [13].
Nhiều nghiên cứu về chọn lọc các giống chịu nóng đã được tiến hành ở Ấn Độ,
Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ cũng như một số nước khác trên thế giới (Paljeet
Singh et al, 1990; Kharti; Polesskaya 1994; Opena, Chen et al, 1992, 1993; Laterrot,
Stamova, 1993; Hanna; Adam; Black, 1992 a, b) [22, 20, 28, 23, 21].
Ở Ấn Độ trong điều kiện mùa hè nhiệt độ ngày đêm là 40 0C/ 250C đã xác định
các dòng có tỷ lệ đậu quả cao 60-83% lµ EC 50534, EC 788, EC 455, EC 126755,
EC 5888, EC 276, EC 10306, EC 2694, EC 4207 dùng làm các vật liệu lai tạo giống
chịu nhiệt [30]. Trong điều kiện nhiệt độ ngày đêm là 35,9 0C/ 23,70C tại Tamil Nadu
(Ấn Độ), 124 dòng cà chua đã được đánh giá khả năng chịu nhiệt trong đó 2 dòng là
LE.12 và LE.36 có tỷ lệ đậu quả cao. Khi lai chúng với nhau và với PKM thì con lai
của tổ hợp LE.12 x LE.36 đã cho tỷ lệ đậu quả cao nhất (79,8%) [33].
Trong những năm gần đây với thành tựu của kỹ nghệ gen, giống cà chua
chuyền nạp thiếu gen đã gây nên sự hạn chế tốc độ tổng hợp ethylen làm cho quả
chín chậm, kéo dài thời gian bảo quản đã được đưa ra sản xuất (Oeller et al 1991)
[32]. Nhờ áp dụng kỹ nghệ gen đã tạo ra một số dạng cà chua sau:
-

Bảo quản lâu (Long Sheff life) – anti- sence RNA for ACC Synthyase.

-

Kháng vius- vỉal coat protein.

-


Kháng thối thu hoạch- Chitinase gene


25
-

Kháng sâu- BT gen (From Bacillus thuringiensi).
(MC Gorvey, et al, 1994; Smith, Watson, 1990; Smith, Watson 1988) [23]

[30] [29].
Bằng phương pháp chọn lọc invitro từ giống UC82 mẫn cảm với
F.oxyspotum f. sp. Lycopersisi chủng 2 đã tạo ra được kiểu gen chống bệnh này
(Shahin, Spivey, 1986) [28].
Nhìn chung các giống mới dù được chọn tạo bằng phương pháp này hay
phương pháp khác cũng cần được chú ý tới sự kết hợp năng suất cao, chất lượng
ngon, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
Việc sử dụng ưu thế lai (ƯTL) đã tạo ra bước đột phá lớn trong công tác chọn
tạo giống cây trồng. Nhờ ƯTL đã tạo ra những cây trồng có năng suất rất cao và
phẩm chất đặc biệt. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà khoa học đã cho rằng thế
kỷ XXI là thế kỷ sinh vật học, trong đó các giống cây trồng vật nuôi ƯTL chiếm vị
trí tuyệt đối trong sản xuất nông nghiệp. Tổ hợp lai N0 10 × Mondavi đạt 816 tạ/ ha
và giống Main 12/20- 4 đạt 712 tạ/ha (Ksova, 1978). Do vậy, kết luận về ƯTL, viện
sĩ Daskalor đã nhấn mạnh:
Nghiên cứu ƯTL xác nhận rằng, trong một số tổ hợp lai hiệu quả được biểu
hiện chủ yếu là tăng sản lượng rất lớn, biến động từ 48,3- 73,8%.
Một số tổ hợp lai có chất lượng tốt có thể sử dụng rộng rãi trong sản xuất. Sản
xuất hạt lai ở một vùng lớn là hoàn toàn có khả năng và có giá trị kinh tế [3].
Ở các nước như Nhật, Pháp, Hà Lan, Anh…nhờ ứng dụng ƯTL đã tạo ra
những con lai siêu năng suất. Bình quân năng suất cà chua của Hà Lan đạt tới
425 tấn/ha. Trung Quốc là nước đầu tiên có công nghệ chuyển gen có tính chất

thương mại từ những năm 1990, với những sản phẩm gen kháng virus ở cà chua
[18]. Cây thực phẩm chuyển gen được đưa vào sản xuất từ năm 1994 ở Mỹ là
giố ng cà chua Flavr Savs. Ở các giống cà chua thông thường, một số enzim được
tạ o ra trong quá trình chín, trong đó có Poly- galacturonaza phân giải thành tế
bào làm mền quả cà chua.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam


×