Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Đặc điểm sinh học, sinh thái và một số biện pháp phòng trừ rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus và rệp cải Myzus persicae Sulzer (Aphididae: Homoptera) hại rau họ hoa thập tự ở Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
--------------

PHAN THỊ THÙY LINH

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RỆP XÁM
Brevicoryne brassicae Linnaeus VÀ RỆP CẢI Myzus
persicae Sulzer (Aphididae: Homoptera) HẠI RAU
HỌ HOA THẬP TỰ Ở NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC


NGHỆ AN - 2012

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
--------------

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RỆP XÁM
Brevicoryne brassicae Linnaeus VÀ RỆP CẢI Myzus
persicae Sulzer (Aphididae: Homoptera) HẠI RAU
HỌ HOA THẬP TỰ Ở NGHỆ AN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

Người thực hiện:
Lớp:
Người hướng dẫn:

Phan Thị Thùy Linh
49K - Nông Học
TS. Nguyễn Thị Thanh


Nghệ An, 5/2012

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu khoa học này là do tôi trực tiếp thực
hiện, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thanh. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được sử dụng để công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ để thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn.
Nếu có sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Tổ bộ môn Bảo vệ thực
vật, Khoa Nông Lâm Ngư và Trường Đại học Vinh.
Nghệ An, ngày

tháng 5 năm 2012

Sinh viên nghiên cứu


Phan Thị Thùy Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài để hoàn thành được khóa luận tốt
nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận đựơc sự giúp đỡ
của nhiều cơ quan và cá nhân.
Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn tới ban chủ nhiệm khoa Nông
Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh, tập thể cán bộ Tổ bộ môn Bảo vệ thực vật đã tạo điều
kiện thuận lợi về thời gian cũng như cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm cho tôi thực
hiện đề tài này.
Với tất cả sự chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới
cô giáo kính quý TS. Nguyễn Thị Thanh - người đã định hướng, tận tình chỉ bảo và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ThS. Phan Thị Giang,
KS. Đinh Bạt Dũng đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các chủ nông hộ thuộc xã
Hưng Đông đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tiếp cận, tìm hiểu và thu thập mẫu
vật.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Nghệ An, tháng 5 năm 2012
Tác giả khóa luận
Phan Thị Thùy Linh

ii



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài...........................................................................4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................................................5
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................................................5
1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài........................................................................................................5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài........................................................................................................9
1.2. Tình hình nghiên cứu về rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus trên thế giới......................10
1.2.1. Vị trí phân loại, triệu chứng gây hại, ký chủ và phân bố của rệp Brevicoryne brassicae
Linnaeus .........................................................................................................................................10
1.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của rệp Brevicoryne brassicae Linnaeus...................................10
1.2.3. Tình hình gây hại của rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus trong sản xuất rau...............12
1.2.4. Các biện pháp phòng trừ rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus.......................................12
1.3. Tình hình nghiên cứu về rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus trong nước........................14
1.3.1. Đặc điểm phân bố, tập quán sinh sống và triệu chứng gây hại của rệp Brevicoryne brassicae
Linnaeus .........................................................................................................................................14
1.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của rệp Brevicoryne brassicae Linnaeus................15
1.3.3. Nghiên cứu về các biện pháp phòng trừ rệp Brevicoryne brassicae Linnaeus.......................15
1.4. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu và giải quyết..................................................................17
1.4.1. Những vấn đề tồn tại.............................................................................................................17
1.4.2. Những vấn đề mà đề tài tập trung nghiên cứu......................................................................17
1.5. Một vài đặc điểm tự nhiên của Nghệ An .................................................................................18
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................19


iii


2.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................................................19
2.2. Vật liệu, dụng cụ, địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................19
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................21
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái rệp xám Brevicoryne brassicae
Linnaeus và Myzus persicae Sulzer..................................................................................................21
2.3.2. Phương pháp pha chế thuốc thảo mộc..................................................................................22
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ rệp xám Brevicoryne
brassicae, trong điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng.................................................23
2.3.4. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu....................................................................................29
2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi..............................................................................................................30
2.3.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.................................................................................30
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................................................................32
3.1. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus và rệp
cải Myzus persicae Sulzer................................................................................................................32
3.1.1. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của rệp xám Brevicoryne brassicae.......................32
3.1.2. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của rệp cải Myzus persicae ...................................38
3.2. Kỹ thuật chế biến và sử dụng chế phẩm thảo mộc phòng trừ rệp xám Brevicoryne brassicae từ
cây cúc Pyrethrum cinerariifolium Trev...........................................................................................46
3.3. Hiệu lực phòng trừ rệp xám Brevicoryne brassicae của chế phẩm thảo mộc làm từ cây cúc
Pyrethrum cinerariifolium Trev. và thuốc trừ sâu Conphai 10WP...................................................51
3.3.1. Trong phòng thí nghiệm........................................................................................................51
3.3.2. Ngoài đồng ruộng..................................................................................................................60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................70
1. Kết luận.......................................................................................................................................70
2. Kiến nghị......................................................................................................................................71

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ...........................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................73

PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt

Nội dung

BVTV

Bảo vệ thực vật

TT

Thứ tự



Nồng độ

SE

Sai số

LSD 0,05


Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

HHTT

Họ hoa thập tự

CT

Công thức

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nguyên liệu để làm chế phẩm từ cây cúc Pyrethrum cinerariifolium..............................19
Hình 2.1. Cấu tạo hóa học của Pyrethroid trong cây hoa cúc..........................................................20
Bảng 2.2. Các công thức cấu tạo hóa học của Pyrethroid trong cây hoa cúc ..............................20
Bảng 2.3. phương pháp chế biến theo dạng chế phẩm cây hoa cúc gồm hoa cúc (dịch chiết tươi) và
thân cúc (bột khô)...........................................................................................................................23
Bảng 2.4. Sơ đồ sử dụng chế phẩm làm từ thân cúc phòng trừ rệp xám
ngoài đồng ruộng............................................................................................................................26
Bảng 2.5. Sơ đồ sử dụng chế phẩm làm từ hoa cúc phòng trừ rệp xám
ngoài đồng ruộng............................................................................................................................27
Bảng 2.6. Sơ đồ sử dụng thuốc trừ sâu Conphai 10WP phòng trừ rệp xám ngoài đồng ruộng......27
Bảng 2.7. Sơ đồ sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chế phẩm làm từ hoa cúc phòng

trừ rệp xám ngoài đồng ruộng.........................................................................................................28
Bảng 2.8. Sơ đồ sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chế phẩm làm từ thân cây cúc
phòng trừ rệp xám ngoài đồng ruộng..............................................................................................29
Hình 3.1. Hình thái của rệp xám Brevicoryne brassicae..................................................................33
Bảng 3.1. Thời gian phát dục và vòng đời của rệp xám Brevicoryne brassicae................................35
Hình 3.2. Rệp cái không cánh đẻ con

Hình 3.3. Rệp non không cánh lột xác.............................36

Bảng 3.2. Thời gian rệp trưởng thành Brevicoryne brassicae
đẻ một cá thể rệp con (phút)...........................................................................................................37
Bảng 3.3. Sức sinh sản của rệp xám Brevicoryne brassicae.............................................................37
Bảng 3.4. Thời gian phát dục và vòng đời của rệp cải Myzus persicae Sulzer
ở điều kiện phòng thí nghiệm (giờ).................................................................................................40
Hình 3.4. Rệp cải Myzus persicae Sulzer trưởng thành
có cánh và rệp con...........................................................................................................................41
Hình 3.5. Rệp cái không cánh và rệp con

Hình 3.6. Rệp cái không cánh lột xác....................42

Bảng 3.5. Thời gian rệp trưởng thành Myzus persicae
đẻ một cá thể rệp con (phút)...........................................................................................................43
Bảng 3.6. Sức sinh sản của rệp cải Myzus persicae Sulzer...............................................................43
Hình 3.7. Quy trình chế biến và sử dụng chế phẩm từ cây hoa cúc Pyrethrum cinerariifolium Trev.
phòng trừ rệp hại rau họ hoa thập tự.............................................................................................46

vi


Hình 3.8. Các thiết bị và dụng cụ tạo chế phẩm thảo mộc từ hoa cúc .......................................47

Hình 3.9. Thân cúc, hoa cúc và chất phụ gia để tạo chế phẩm thảo mộc.......................................47
Hình 3.10. Một số hình ảnh rệp phá hại theo giai đoạn phát triển của rau..................................49
Bảng 3.7. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của chế phẩm thảo mộc làm từ hoa cúc.............................51
Hình 3.11. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của chế phẩm thảo mộc làm từ hoa cúc.........................52
Bảng 3.8. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của chế phẩm thảo mộc làm từ thân cúc............................53
Hình 3.12. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của chế phẩm thảo mộc làm từ thân cúc..........................54
Bảng 3.9. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của thuốc trừ sâu Conphai 10WP.......................................55
Hình 3.13. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của thuốc trừ sâu Conphai 10WP.............................55
Bảng 3.10. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chể phẩm
thảo mộc làm từ hoa cúc.................................................................................................................56
Hình 3.14. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chể phẩm
thảo mộc làm từ hoa cúc.................................................................................................................57
Bảng 3.11. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chể phẩm
thảo mộc làm từ thân cúc...............................................................................................................58
Hình 3.15. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chể phẩm thảo
mộc làm từ thân cúc........................................................................................................................59
Bảng 3.12. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của chế phẩm thảo mộc làm từ hoa cúc...........................60
Hình 3.16. Hiệu lực phòng trừ rệp xám chế phẩm thảo mộc làm từ hoa cúc...........................60
Bảng 3.13. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của chế phẩm thảo mộc làm từ thân cúc..........................61
Hình 3.17. Hiệu lực phòng trừ rệp xám chế phẩm thảo mộc làm từ thân cúc.................................63
Bảng 3.14. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của thuốc trừ sâu Conphai 10WP.....................................63
Hình 3.18. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của thuốc trừ sâu Conphai 10WP......................................64
Bảng 3.15. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chể phẩm
thảo mộc làm từ hoa cúc ................................................................................................................65
Hình 3.19. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chể phẩm thảo
mộc làm từ hoa cúc ........................................................................................................................66
Bảng 3.16. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chể phẩm
thảo mộc làm từ thân cây hoa cúc..................................................................................................67
Hình 3.20. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chể phẩm thảo
mộc làm từ thân cúc .......................................................................................................................68


vii


viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau là loại cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đóng vai trò quan trọng
trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam cũng như trên toàn thế giới,
tầm quan trọng của rau trong cuộc sống đã được ông cha ta thừa nhận qua câu ca
dao “Cơm không rau như đau không thuốc”.
Ngày nay khi điều kiện sống được nâng lên, lương thực và các thức ăn giàu
đạm được đáp ứng đầy đủ thì nhu cầu về số lượng và chất lượng rau ngày càng tăng
cao và là nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng, bởi rau cung cấp cho chúng ta
những chất như Protein, lipit, muối khoáng, axit hữu cơ hỗ trợ để nâng cao sức khoẻ
và kéo dài tuổi thọ của con người.
Rau xanh gồm nhiều loại khác nhau trong đó rau họ hoa thập tự chiếm hơn
50% tổng sản lượng rau và hầu như xuất hiện quanh năm trên thị trường. Cùng với
sự phát triển của các loại rau là sự phát triển và gây hại của các loài sâu hại, do
các vụ rau được trồng gối nhau liên tục quanh năm là nguyên nhân chính làm cho
sâu hại ngày càng nguy hiểm hơn.
Có rất nhiều loại sâu hại trên rau họ hoa thập tự, điển hình là một số loại sâu
hại chính như rệp xám (Brevicoryne barassicae), sâu khoang (Spodoptera litura),
sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), bọ nhảy
(Phyllotetra striolata),... Các loại sâu hại này đã và đang là nguyên nhân chính làm
giảm năng suất và phẩm chất rau.
Để bảo vệ cây rau nông dân đã dùng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó
chủ yếu là dựa vào biện pháp hoá học. Đặc biệt đối với các vùng chuyên canh rau,

thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng nhiều, liên tục. Kết quả nghiên cứu cho thấy, để
phòng trừ sâu bệnh hại rau, nông dân trồng rau ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã
sử dụng 37 loại thuốc hóa học trừ sâu, bệnh, cỏ dại và chất điều hòa sinh trưởng,
trong đó chỉ có 10 chất được phép sử dụng trên rau, số còn lại có tới 26 loại thuốc
không được phép sử dụng (Wofatox 50EC) và một số loại không rõ nguồn gốc
(Trần Văn Quyền và cs, 2008) [12].
Việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau đã làm cho một số loài sâu hại
có tính chống thuốc như sâu tơ (Plutela xylostella), sâu xanh bướm trắng (Pieris
rapae),… đồng thời làm giảm số lượng các loài thiên địch có ích trên đồng ruộng,
1


làm mất cân bằng sinh học, gây ô nhiễm môi trường, làm cho các loài sâu hại trước
đây là thứ yếu nay bùng phát số lượng thành loài chủ yếu. Đồng thời còn làm cho rau
xanh chứa dư lượng thuốc BVTV, phân hoá học, kim loại nặng và vi sinh vật có hại
vượt quá mức cho phép dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm cho người sử dụng thậm chí
gây tử vong do sử dụng rau quả nhiễm độc có chiều hướng gia tăng đang là vấn đề
quan tâm và nỗi lo của toàn xã hội.
Để góp phần vào chiến lược phát triển một nền nông nghiệp sạch với hệ sinh
thái bền vững thì chúng ta cần có sự quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn tới biện
pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đặc biệt là biện pháp sinh học. Trong đó việc
tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng là một trong những xu
hướng được quan tâm ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
Các chế phẩm sinh học có nhiều ưu điểm như: không gây ảnh hưởng tới sức
khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và các sinh vật có ích khác. Các chế phẩm hữu
cơ phân hủy nhanh trong đất nên không làm hại đến kết cấu đất và tính chất đất mà
còn góp phần tăng độ phì đất, không gây ô nhiễm môi trường. Chế phẩm thảo mộc
là một hướng đi của biện pháp sinh học và đang được định hướng là biện pháp
phòng trừ sâu hại an toàn và thân thiện với môi trường.
Việc phòng trừ sâu bệnh hại sẽ được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn khi hiểu

rõ về thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái của các đối tượng sâu bệnh hại
trên mỗi loại cây trồng. Trong nhiều năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
sâu hại và biện pháp phòng trừ trên cây rau họ hoa thập tự (HTT). Tuy nhiên, những
nghiên cứu này mới chỉ tập trung ở một số vùng trồng rau lớn trong cả nước như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt. Việc nghiên cứu về rệp xám hiện nay vẫn
đang còn rất hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Các nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở điều tra thành phần loài mà chưa chú trọng đến nghiên cứu đặc điểm sinh
học, sinh thái và biện pháp phòng trừ.
Ở Nghệ An việc nghiên cứu này hầu như chưa được tiến hành. Nên mức độ
gây hại của rệp trên rau còn rất nghiêm trọng, gây tổn thất rất lớn đến năng suất,
chất lượng sản phẩm. Để góp phần kiểm soát rệp gây hại rau họ HTT tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm sinh học, sinh thái và một số biện pháp phòng trừ
rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus và rệp cải Myzus persicae Sulzer
(Aphididae: Homoptera) hại rau họ hoa thập tự ở Nghệ An”.
2


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của rệp xám Brevicoryne brassicae
Linnaeus và rệp cải Myzus persicae Sulzer làm cơ sở thử nghiệm một số biện pháp
phòng trừ chúng góp phần cung cấp các dẫn liệu khoa học cho biện pháp phòng trừ
tổng hợp rệp hại rau họ HTT ở Nghệ An.
Qua nghiên cứu đề tài này giúp bản thân nâng cao hiểu biết về một số nội
dung tri thức đã học trong các giáo trình như: Côn trùng nông nghiệp, Quản lý dịch
hại cây trồng tổng hợp (IPM), Biện pháp sinh học phòng trừ dịch hại cây trồng,…và
thực tiễn sản xuất rau họ HTT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus và rệp cải Myzus persicae Sulzer
hại rau họ hoa thập tự, thuộc họ rệp muội (Aphididae), bộ cánh đều (Homoptera).

- Cây cúc Pyrethrum cinerariifolium Trev.
- Thuốc hóa học Conphai 10WP.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của rệp xám Brevicoryne
brassicae Linnaeus và rệp cải Myzus persicae Sulzer hại rau họ hoa thập tự.
- Nghiên cứu kỹ thuật chế biến và sử dụng chế phẩm thảo mộc làm từ cây
hoa cúc Pyrethrum cinerariifolium phòng trừ rệp xám hại rau họ hoa thập tự.
- Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ rệp xám Brevicoryne brassicae:
+ Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm thảo mộc chiết xuất từ cây cúc
Pyrethrum cinerariifolium
Thí nghiệm 1: Sử dụng chế phẩm làm từ thân cúc phòng trừ rệp xám
Thí nghiệm 2: Sử dụng chế phẩm làm từ hoa cúc phòng trừ rệp xám.
+ Biện pháp hóa học:
Thí nghiệm 3: Sử dụng thuốc trừ sâu Conphai 10WP phòng trừ rệp xám
Thí nghiệm 4: Sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chế phẩm
làm từ hoa cúc phòng trừ rệp xám.
Thí nghiệm 5: Sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chế phẩm
làm từ thân cúc phòng trừ rệp xám.
3


Các thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm Sinh thái côn trùng nông
nghiệp và trại thực nghiệm Nông học, Trung tâm thực hành thí nghiệm, Trường Đại
học Vinh.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung một số dẫn liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của rệp xám
Brevicoryne brassicae và rệp cải Myzus persicae hại rau họ HTT.
- Nghiên cứu kỹ thuật chế biến và sử dụng chế phẩm thảo mộc từ cây cúc
Pyrethrum cinerariifolium để phòng trừ rệp xám Brevicoryne brassicae và rệp cải

Myzus persicae hại rau họ HTT.
- Cung cấp dẫn liệu khoa học cho biện pháp quản lý tổng hợp (IPM) rệp hại
rau họ HTT ở Nghệ An.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được loại chế phẩm làm từ cây cúc Pyrethrum cinerariifolium và
nồng độ, liều lượng đạt hiệu quả phòng trừ rệp xám Brevicoryne brassicae cao nhất.
Trên cơ sở đó nhằm góp phần hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học trong sản xuất
rau họ HTT ở Nghệ An.

4


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái của côn trùng
* Đặc điểm hình thái, sinh học
Trải qua nhiều thế kỷ dưới sự tác dụng của quá trình chọn lọc tự nhiên, côn
trùng đã có nhiều biến đổi sâu sắc về mọi mặt để sinh sống thuận lợi nhất trong các
điều kiện ngoại cảnh và trở thành sinh vật phong phú nhất trong giới tự nhiên.
Các loài côn trùng rất khác nhau về tập tính, hình dạng kích thước và cấu tạo
cơ thể nhưng đều có chung một số đặc điểm để phân biệt với các nhóm loài động vật
khác: Cơ thể côn trùng gồm 3 phần: Đầu, ngực, bụng, đối xứng hai bên và được bao
bọc bởi lớp vỏ cứng chắc. Chu kỳ phát triển của côn trùng từ lúc nở cho tới khi
trưởng thành đẻ trứng lần đầu gọi là vòng đời. Trong quá trình đó, côn trùng trải qua
hàng loạt biến đổi gọi là biến thái (biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn).
Trứng là pha đầu tiên của một vòng đời côn trùng. Quá trình phát triển của
phôi thai trong trứng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện sống. Do đó, ngay từ lúc

phát triển phôi thai có thể tạo ra những điều kiện sống khác nhau để hướng sự phát
triển của trứng theo ý muốn của con người.
Đặc điểm nổi bật của côn trùng là giai đoạn sâu non có sự lột xác và sinh
trưởng lớn lên. Thời gian lột xác và số lần lột xác có sự khác nhau giữa các loài và
chịu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn... Sâu
non sau mỗi lần lột xác thêm một tuổi và tuổi sâu được tính theo công thức: n+1(n
là số lần lột xác).
Côn trùng sau vũ hóa, bộ máy sinh dục đã phát triển hoàn chỉnh để có thể
giao phối, thụ tinh và đẻ trứng. Côn trùng đẻ trứng có tính chọn lọc như vị trí đẻ, số
lượng trứng đẻ và phương thức đẻ trứng khác nhau giữa các loài nhằm đảm bảo
điều kiện tốt nhất cho sâu non sau khi nở. Thời gian hoàn thành đẻ trứng, sức đẻ
trứng ở các loài có sự khác nhau và chịu sự chi phối của điều kiện dinh dưỡng và
ngoại cảnh. Dựa vào khả năng đẻ trứng, tỷ lệ giới tính, thời gian sống của trưởng
5


thành trong quá trình nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái có ý nghĩa rất lớn
trong công tác dự tính dự báo số lượng, số lứa sâu hại để đề ra biện pháp phòng trừ
phù hợp.
* Đặc điểm sinh thái
Trong tự nhiên, các quần thể côn trùng không phải phân bố một cách tùy tiện
mà theo từng vùng xác định của lãnh thổ. Điều này chứng tỏ mỗi loài côn trùng có
những nhu cầu nhất định với môi trường xung quanh hay nói cách khác chúng có
tiêu chuẩn sinh thái khác nhau. Vì vậy, khả năng phát triển về số lượng của quần thể
của các loài không giống nhau ngay cả trong cùng một loài cũng khác nhau tùy điều
kiện môi trường.
Sinh thái học côn trùng là nghiên cứu tổng hợp mối quan hệ giữa cơ thể côn
trùng và môi trường sống của chúng. Nghiên cứu về sự hình thành các đặc điểm
hình thái, sinh lý, tập tính của côn trùng trong mối quan hệ với điều kiện môi trường
cũng như ảnh hưởng của môi trường đến số lượng cá thể từng loài, quy luật phân

bố, phát sinh phát triển của các loài sâu hại và kẻ thù tự nhiên của chúng.
Darwin(1859) đã viết: “Mỗi loài sinh vật bị những ảnh hưởng của rất nhiều
yếu tố tác động lên những tuổi khác nhau, ở những thời điểm khác nhau trong năm
và ở những năm khác nhau. Trong đó có một hoặc vài yếu tố tác động mạnh mẽ,
song số lượng trung bình của loài và ngay cả sự tồn tại của loài đều phụ thuộc vào
sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố môi trường”.
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống côn trùng bao gồm các yếu tố
vô sinh(nhiệt độ, ẩm độ, ánh sang…), yếu tố hữu sinh(thức ăn, thiên địch,…) và yếu
tố con người. Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống côn
trùng. Trong một chừng mực nào đó, tất cả các yếu tố môi trường đều có quan hệ
với nhau và tác động tổng hợp đến côn trùng dưới hình thức tổ hợp các yếu tố chứ
không riêng rẽ. Song trong điều kiện thực nghiệm, để làm sáng tỏ các yếu tố chính
và vai trò của nó đối với đời sống từng loài côn trùng, người ta thường tạo nên
những hoàn cảnh mà trong đó chỉ có yếu tố theo dõi thay đổi còn các yếu tố khác
giữ nguyên. F.Engels đã viết: “Để hiểu được từng hiện tượng riêng biệt, chúng ta
cần tách khỏi mối lien hệ chung và nghiên cứu chúng một cách độc lập, trong
trường hợp nào đó chúng ta thấy sự vận động biến đổi một cái là nguyên nhân còn
6


cái khác là hậu quả”. Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu sinh thái nói
chung và sinh thái côn trùng nói riêng.
1.1.1.2. Cơ chế tác động của thuốc thảo mộc lên sâu hại
Thuốc thảo mộc là thuốc có nguồn gốc từ thực vật, thuốc sử dụng những chất
độc có sẵn trong cây cỏ thự nhiên để phòng trừ hoặc hạn chế tác hại của sâu hại.
Khi sử dụng thuốc thảo mộc có nhiều ưu điểm cơ bản như: Chất độc là hợp
chất tự nhiên nên hầu như sau khi sử dụng chúng nhanh chóng bị phân hủy không
để lại dư lượng độc trong nông sản và môi trường, ít gây hại cho sinh vật có ích, ít
gây tính chống thuốc(Nguyễn Trần oánh(chủ biên), Nguyễn Văn Viên, 2004).
Thuốc trừ sâu xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua vỏ cơ thể, qua miệng và

qua đường hô hấp.
• Thuốc xâm nhập qua vỏ côn trùng:
Thuốc trừ sâu có đặc tính thẩm thấu qua vỏ côn trùng gọi là thuốc trừ sâu
tiếp xúc. Các loại thuốc trừ sâu tiếp xúc có khả năng tan trong lipit và lipoprotein và
độ hòa tan này càng cao hiệu lực thuốc càng mạnh. Cơ thể côn trùng có những chỗ
là đoạn da mèm như các đoạn khớp đầu, ngực, bàn chân, chân lông, râu, cơ quan
cảm giác. Thuốc xâm nhập qua chỗ gia mềm và qua các tuyến dịch vào lớp hạ bì và
màng đáy rồi từ đó vào tế bào thần kinh, tế bào máu được truyền đi khắp cơ thể
thông qua hệ tuần hoàn.
Các chế phẩm chứa dung môi hữu cơ thẩm thấu qua lớp biểu bì mạnh hơn
các chế phẩm không chứa dung môi hữu cơ. Dung môi hữu cơ có trong chế phẩm
có khả năng hòa tan chất béo, thấm ướt nhanh lớp biểu bì trên, hoạt chất trong
chế phẩm lại ở dạng hòa tan nên dễ tiếp xúc qua vật cản hơn. Do vậy thuốc trừ
sâu tiếp xúc ở dạng sữa hoặc dạng dung dịch hiệu lực phòng trừ sâu mạnh hơn ở
các dạng khác.
• Thuốc xâm nhập qua đường tiêu hóa
Loại thuốc trừ sâu tác động qua đường tiêu hóa gọi là thuốc vị độc. Qua
miệng vào đường ruột cùng với thức ăn, thuốc được hấp thụ chủ yếu ở đoạn ruột
giữa qua bao ruột peritrophit rồi khuếch tán qua lớp biểu bì ruột rồi vào tế bào thần
kinh, máu được truyền đi khắp cơ thể. Một lượng nhỏ thuốc cũng có thể thấm sâu

7


qua thành ruột trước vào thành ruột sau và được giữ lại ở đó, nhất là vùng tế bào
tuyến rectum của ruột sau.
Quá trình đồng hóa và bài tiết thức ăn tiến triển càng chậm, chất độc lưu lại
trong ruột lâu, chất độc xâm nhập vào cơ thể càng lớn, tuy nhiên một phần chất độc
bị phân giải do tác động của men tiêu hóa và độ pH của dịch ruột.
• Thuốc xâm nhập qua đường hô hấp

Những loại thuốc ngoài tác động qua đường tiếp xúc, vị độc còn gây hiệu lực
qua đường hô hấp, một phần thuốc biến thành thể khí gọi là thuốc có tác dụng xông
hơi. Chất độc xâm nhập qua lỗ thở của cơ thể côn trùng và từ đó qua hệ thống khí
quản và vi khí quản vào tổ chức tế bào thông qua quá trình thông hơi và khuếch tán.
Thuốc xâm nhập qua đường hô hấp gây độc nhanh và mạnh hơn so với xâm nhập
qua đường ruột và qua vỏ cơ thể côn trùng bởi thuốc tác động ngay vào tế bào thần
kinh. Cường độ hô hấp của côn trùng càng mạnh thuốc xâm nhập càng nhanh.
Hoạt động sống của côn trùng rất tinh vi, phức tạp và được tạo nên bởi sự
trao đổi chất và năng lượng dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Hệ thần kinh điều
hòa mọi hoạt động sống của cơ thể là cầu nối cơ quan cảm giác với các cơ quan
khác trong cơ thể cấu thành nên sự nhịp nhàng trong hệ thống sống. Một trong
chuỗi hoạt động sống này bị tác động của chất độc, thế cân bằng trong hệ bị phá vỡ,
hoạt động sống bị ngừng trệ và cơ thể côn trùng bị tử vong (Trần Quang Hùng,
1999) [6].
1.1.1.3. Sâu hại cây trồng nông nghiệp
Hệ sinh thái nông nghiệp là nơi nuôi dưỡng các loài côn trùng trong đó có
sâu hại. Thành phần cây nông nghiệp phân bố đa dạng ở các vùng sinh thái và thời
vụ phức tạp dẫn đến tính chất sâu hại cũng khác nhau. Do có nhiều chủng loại cây
nông nghiệp nên thành phần thức ăn của sâu hại rất phong phú, mỗi loại cây là
thức ăn ưa thích của một số loài sâu hại và mức độ gây hại ở mỗi loài là khác
nhau. Có loài sâu gây hại mạnh ở vùng này nhưng ở vùng có điều kiện tự nhiên
khác thì gây hại không đáng kể. Tuy nhiên, các loài sâu hại vẫn có các đặc điểm
cơ bản giống nhau.
Hầu hết các loài sâu hại là côn trùng biến thái hoàn toàn trong đó cây trồng
bị phá hoại mạnh nhất là giai đoạn sâu non. Đây là giai đoạn tích lũy dinh dưỡng và
8


sinh trưởng lớn lên nên có những hoạt động sinh sống nhất định trong đó phương
thức gây hại là một trong những hoạt động đặc biệt của sâu non. Phương thức gây

hại và triệu chứng cây cây bị hại được biểu hiện qua các kiểu và mức độ khác nhau
chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu sinh sống qua các giai đoạn sinh trưởng và cấu tạo
phần phụ miệng khác nhau của sâu hại. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo phần phụ
miệng có thể chia thành các nhóm sâu hại sau:
- Sâu hại có cấu tạo kiểu gặm nhai: Loài sâu này gây ra những tổn thương cơ
giới, cây bị hại gần như toàn bộ, ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của lá và sự hút
dinh dưỡng của cây như sâu khoang, sâu xanh,…
- Sâu hại có cấu tạo kiểu chích hút: Loài sâu này gây hại đến sinh lý của cây,
làm cho cây héo, lá úa vàng và rụng như rầy chổng cánh hại Cam Quýt,…
Dựa vào thành phần thức ăn của sâu có thể phân làm hai nhóm sâu:
- Nhóm sâu đa thực: Nhóm này có thể gây hại trên rất nhiều loại cây trồng và
nhiều loại rau khác nhau như sâu khoang, sâu xanh đục quả,…
- Nhóm đơn thực: Nhóm sâu chuyên hại một loại cây hoặc một số loài cùng
họ như rệp, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng hại rau họ hoa thập tự,…
Ngoài ra, sâu non và trưởng thành còn có một số tập tính đặc trưng của mỗi
loài sâu hại như tập tính giả chết, ngụy trang hay hóa nhộng dưới đất của sâu. Nghiên
cứu đi sâu vào đặc điểm sinh học sinh thái các loài sâu hại là cơ sở khoa học quan
trọng cho các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại cây trồng trong nông nghiệp.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus và rệp cải Myzus persicae Sulzer
là loài sâu hại nguy hiểm phá hoại trên nhiều loại cây trồng như rau cải, cải củ, bắp
cải, xà lách, đậu đỗ,… nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời dễ phát triển
thành dịch, ảnh hưởng tới năng suất, phẩm chất cây trồng.
Trên thực tế tại các vùng trồng rau trên cả nước nói chung và Nghệ An nói
riêng đã phải gánh chịu hậu quả do rệp gây ra. Đây là đối tượng dịch hại quan trọng
và nguy hiểm, thường xuất hiện và gây hại trên cây rau từ giai đoạn cây con đến lúc
thu hoạch. Rệp sinh sống bằng cách hút nhựa lá cây, thích tập trung chích hút trên
phần non của cây, làm cây bị quăn queo chậm tăng trưởng. Ngoài ra chúng còn là
môi giới truyền một số bệnh do virus. Điều này không những làm giảm năng suất
9



mà còn giảm chất lượng nguy hiểm hơn là gây tính kháng thuốc ở dịch hại, làm
trạng thái cân bằng của hệ sinh thái bị phá vỡ, gây ô nhiễm môi trường do việc lạm
dụng thuốc trừ sâu quá mức.
Từ những vấn đề đặt ra đó cho thấy, việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh
thái để biết được tập tính, quy luật phát sinh phát triển kết hợp đưa vào ứng dụng
các chế phẩm sinh học với tính năng thân thiện với môi trường, để bảo vệ cây trồng
kịp thời, hiệu quả là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Nhiều sản phẩm thuốc
trừ sâu bằng thảo mộc đã được đưa vào sử dụng rộng rải trong bảo vệ thực vật như:
Các sản phẩm chế biến từ cây Neem tên thương phẩm là VINEEM 1500EC – Đây
là sản phẩm của công ty thuốc sát trùng Miền Nam chứa hoạt chất azadirachtin có
hiệu lực phòng trừ nhiều loại sâu hại trên cây trồng. Hoạt chất rotenone được chiết
xuất từ hai cây họ đậu là derriselliptica benth và derris trifoliata có tác dụng diệt trừ
sâu, rầy trên lúa, ốc bươu vàng. Chế phẩm đầu trâu bihopper (hoạt chất rotenone)
đóng vai trò diệt tuyến trùng.
1.2. Tình hình nghiên cứu về rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus trên thế giới
1.2.1. Vị trí phân loại, triệu chứng gây hại, ký chủ và phân bố của rệp
Brevicoryne brassicae Linnaeus
Rệp được coi là một trong những đối tượng nguy hiểm gây hại trên rau họ
hoa thập tự có tên khoa học là Brevicoryne brassicae Linnaeus thuộc họ rệp muội
(Aphididae). Bộ cánh đều (Homoprera)
Theo Jayma Kesing L. Martin,1907, rệp xám hại bắp cải lần đầu tiên được
ghi nhận trên Oahu ở một bản địa của châu Âu và tìm thấy tại nhiều nước trên thế
giới: Châu Phi, châu mỹ, châu Đại Dương, châu Á.
Rệp sinh sống và gây hại trên nhiều loại cây khác nhau: Bông cải xanh, rau
cải, cải Bru-Xen, súp lơ, cải bắp đầu, rệp tấn công cà rốt, cần tây, ở trung Quốc rệp
gây hại trên cải xanh, cải bắp, củ cải, cải xông,...nhưng ký chủ chính của chúng vẫn
là rau cải.
1.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của rệp Brevicoryne brassicae Linnaeus

Theo Amin, AH và GM ElDefray, 1981 rệp trưởng thành có 2 dạng: có cánh
và không cánh.

10


Rệp trưởng thành có cánh cơ thể dài 2,1 – 2,6mm, hình cầu, màu xanh lá cây,
toàn thân được phủ 1 lớp phấn trắng, râu ngắn gần một nữa chiều dài cơ thể.
Rệp trưởng thành có cánh ngực màu xanh đậm và bụng màu xanh được phủ một lớp
bột màu xám, râu dài bằng chiều dài cơ thể [19].
Theo Flint M.L., 1985 trưởng thành có cánh cơ thể dài 1,4 – 1,5mm. Ngực
và đầu màu đen, bụng màu xanh lục hay vàng lục đậm hay xanh xám. Hai bên thân
có 5 điểm đen. Toàn thân phủ một lớp phấn trắng, ống bụng ngắn.
Rệp trưởng thành không cánh cơ thể dài 1,7 – 2,2, toàn thân màu xanh lục
nâu, toàn thân cũng được phủ bởi một lớp phấn trắng [24].
Rệp xám sinh sản theo 2 cách: Ở vùng Hawaii nơi khí hậu ấm áp thì thuộc
địa của rệp chủ yếu là rệp cái, sinh sản không liên quan đến giao phối, đẻ trứng mà
rệp đẻ ra con.
Ở vùng khí hậu ôn đới, rệp sinh sản như trên trong thời gian ấm áp của năm.
Vào mùa thu rệp có những thay đổi sinh sản, rệp đực được sản xuất nhiều để giảm
photoperiod hoặc nhiệt độ (Black man và Eastop, 1984)[21]. Xảy ra giao phối và
con cái đẻ trứng. Rệp qua mùa đông trong giai đoạn trứng.
Thế hệ chồng chéo và liên tục suốt năm ở Hawaii, chu kỳ sống của rệp kéo
dài trong khoảng thời gian từ 16 – 50 ngày phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ.
Theo Van Emden., 1969 cung cấp 1 đánh giá tốt của chu kỳ sống. Tùy theo
nhiệt độ, vòng đời của rệp có thể kéo dài nhanh hay chậm, ở thời tiết lạnh rệp
thường sống từ 10 – 12 ngày cho một thế hệ hoàn chỉnh.
Vòng đời của rệp ít di chuyển, hầu hết toàn bộ vòng đời nằm trọn trên cây họ
cải. Số lượng rệp đạt đỉnh điểm vào cuối tháng 5, khi vỏ hình thành.
Cả trưởng thành và rệp non Brevicoryne brassicae Linnaeus đều thích tập

trung chích hút trên phần non của cây làm cây bị quăn queo, chậm tăng trưởng.
Trong quá trình phát triển rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus có đặc điểm là
khi điều kiện thức ăn kém như lượng nước trong cây giảm hay nhiệt độ thấp hoặc
trời khô hạn, sẽ hình thành dạng rệp có cánh.
Trên cây rau cải, khi số lượng còn ít, rệp thường tập trung 2 bên bìa lá hay 2
bên gân chính của lá hoặc gần cuống lá để chích hút nhựa cây. Khi cây còn nhỏ

11


khoảng 15 ngày sau khi dặt cây con, nếu bị rệp chích hút với số lượng nhiều, cây sẽ
còi cọc, không lớn, lá rũ dần rồi chết.
Khi cây lớn thì rệp bám trên nhiều bộ phận của cây, tập trung trên các búp
non, lá non, nụ hoa, đài hoa, trái non và phần ngọn của cây. Lá bị hại có màu vàng
nhạt, mặt lá lồi lên hoặc quăn queo, biến dạng, có vị nhạt.
1.2.3. Tình hình gây hại của rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus trong sản
xuất rau
Dịch và bệnh hại là vấn đề gây khó khăn ngày càng lớn cho sản xuất rau
màu, trong đó côn trùng gây hại như rệp xám, cơ thể gây ra những thiệt hại và đã
trở thành mối đe dọa lớn, nghiêm trọng đến sản xuất rau.
Theo Jayma Kesing L. Martin, 1907, rệp xám được tìm thấy trên hai bề mặt
lá trên, dưới và trong nếp gấp lá, cuống lá, trên trục lá. Đôi khi được tìm thấy trên
mặt đất. Rệp xám ăn bằng cách hút nhựa cây từ máy chủ của họ. Cây bị nhiễm
khuẩn có thể trở nên còi cọc, quăn keo, nó còn là một véc tơ của 23 bệnh vi rút của
bệnh Cruciferae và nhiều Citrus giảm đáng kể năng suất và chất lượng rau.
Rệp bám trên lá non và chích hút dịch cây với mật độ rất cao, gây ra tình
trạng thiếu nước dẫn đến lá bị héo, đồng thời giảm tốc độ tăng trưởng của cây. Rệp
phá hại kéo dài có thể gây ra giảm đáng kể năng suất, chất lượng sản phẩm.
1.2.4. Các biện pháp phòng trừ rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus
• Nghiên cứu về biện pháp hóa học phòng trừ rệp xám

Theo Jayma Kesing L. Martin,1907, có nhiều loại thuốc trừ sâu có hiệu quả
chống lại rệp xám này. Do tính chất sáp của dịch hại nên lựa chọn cách phun sát bề
mặt kết hợp với thiết bị điều chỉnh phun phù hợp để thuốc tiếp xúc với rệp tốt cho
hiệu quả phòng trừ tốt nhất.
Do đặc tính tiêu diệt nhanh, mạnh, dễ cơ giới hóa nên nhà sản xuất rau
thường lạ chọn thuốc trừ sâu để kìm hãm, tiêu diệt rệp. Sử dụng thuốc trừ sâu có hệ
thống, chủ yếu là phun vào thời điểm trồng để tiêu diệt tránh sự tích tụ dân số rệp
trong quá trình quan trọng và nhạy cảm giai đoạn đầu (Powell 1980).
Sử dụng thuốc trừ sâu quá mức và không cần thiết cần phải tránh. Đầu mùa
sự phá hại của rệp thường ngắt quảng và nếu các vùng sản xuất hoặc khu vực được
phòng trừ một cách kịp thời, thiệt hại lớn có thể được ngăn chặn sau này trong mùa
12


vụ. Trong một số trường hợp sử dụng thuốc trừ sâu có thể làm rệp bùng phát, vô ý
tiêu diệt côn trùng có ích, cũng có thể gây nên hiện tượng lờn thuốc.
• Nghiên cứu về biện pháp canh tác phòng trừ rệp xám
Đây là phương pháp cơ bản, rất quan trọng, mang ý nghĩa tích cực, đơn giản, dễ
làm, ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt. Các biện pháp canh tác như luân
canh, vệ sinh đồng ruộng, mật độ gieo cấy, tưới nước, bón phân, thời vụ gieo cấy và
sử dụng giống ngắn ngày.
Theo Jayma Kesing L. Martin,1907, tiến hành cày lật đất ngay sau khi thu
hoạch. Điều này sẽ làm giảm lây lan sang những mảnh đất khác, một giả pháp hữu
ích là trồng luân phiên cây trồng không cùng cây kí chủ.
• Nghiên cứu về chế phẩm thảo mộc phòng trừ rệp xám
Cùng với sự phát triển của nền nông nghiệp toàn cầu thì việc nghiên cứu, sản
xuất và sử dụng chế phẩm thảo mộc phòng trừ sâu hại cây trồng ngày càng được
nhiều nước quan tâm.
Trên thế giới có 866 loài cây cho sản phẩm có khả năng phòng trừ sâu hại
cây nông nghiệp (Anand Prakash, Jagadiswari Rao, 1996) [20], chế phẩm từ cây

hoa cúc (Pyrethrum) có tác dụng phòng trừ nhiều loại sâu hại và an toàn với môi
trường (Casida J.E.,1980) [22], sử dụng nhiều loại thảo mộc để phòng trừ các loại
sâu hại rau cải (PAN Germany, 2008) [31]. Ofuya T.I.,Okuku I.E. (1994) [30],
nghiên cứu sử dụng dịch chiết của 6 loại cây Cymbopogon citrates (DC) Stapf.,
Momordica cbarantia L., Zingiber oficinale Ros., Xylopia aethiopica (Dunal) A.
Rich., Ocimum gratissimum L., Aframomum melegueta (Ros.) K.Schum phòng trừ
rệp Aphis craccivora Koch. Theo Katsvanga C.A.T., Chigwaza S. (2004) [27], chế
phẩm từ cây Lippia javanica, Tagestes minuta có tác dụng như là thuốc trừ rệp
Brevicoryne brassicae hại rau cải. Nghiên cứu của Moyo M. và cs. (2006) [28], chế
phẩm thảo mộc từ Derris elliptica, Capsicum frutescens và Tagestes minuta phòng
trừ có hiệu quả đối với rệp Brevicoryne brassicae hại rau cải. Nghiên cứu của
Habibullah Bahar Md. Và cs. (2007) [25], cho thấy dịch chiết của 5 loại cây
Nicotiana tabacum, Azadirachta indica, Allium sativum, Eucalyptus camaldulemsis.
Swietenia mehagani có tác dụng phòng trừ rệp Aphis spp.

13


×