Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Đặc trưng nghệ thuật truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ cốt truyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.99 KB, 120 trang )

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________

ĐẶNG VĂN PHƯỚC

ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NÔM NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
NHÌN TỪ CỐT TRUYỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2012


3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

______________

ĐẶNG VĂN PHƯỚC

ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NÔM NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
NHÌN TỪ CỐT TRUYỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


CHUYÊN NGÀNH: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS BIỆN MINH ĐIỀN

NGHỆ AN - 2012


4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang

1. Lý do chọn đề tài

5

2. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài

6

3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

6

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


11

5. Phương pháp nghiên cứu

12

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

12
Chương 1

TRUYỆN NÔM NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
TRÊN HÀNH TRÌNH CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM
1.1. Hành trình của thể loại truyện Nôm trong lịch sử văn học dân tộc

13

1.1.1. Vấn đề xác định khái niệm và phân loại truyện Nôm

13

1.1.1.1. Vấn đề xác định khái niệm truyện Nôm

13

1.1.1.2. Vấn đề phân loại truyện Nôm

17

1.1.2. Hành trình của thể loại truyện Nôm


23

1.1.2.1. Văn học chữ Nôm và thể loại truyện Nôm

23

1.1.2.2. Truyện Nôm, giai đoạn hình thành

25

1.1.2.3. Truyện Nôm, giai đoạn phát triển

39

1.1.2.4. Truyện Nôm, giai đoạn kết thúc

30

1.2. Vị trí truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử thể loại truyện Nôm
30
1.2.1. Thể loại truyện Nôm trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

30

1.2.2. Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp và bước ngoặt
của thể loại truyện Nôm trong lịch sử văn học dân tộc

32



5
Chương 2
NGUỒN TỰ SỰ VÀ DIỄN BIẾN CỦA CỐT TRUYỆN
TRUYỆN NÔM NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
2.1. Nguồn tự sự của truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu

34

2.1.1. Một cái nhìn chung về nguồn tự sự trong truyện Nôm

34

2.1.2. Nguồn tự sự của Lục Vân Tiên

35

2.1.3. Nguồn tự sự của Dương Từ - Hà Mậu

40

2.1.4. Nguồn tự sự của Ngư Tiều y thuật vấn đáp

41

2.2. Diễn biến của cốt truyện truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu

44

2.2.1. Diễn biến của cốt truyện Lục Vân Tiên


44

2.2.2. Diễn biến của cốt truyện Dương Từ - Hà Mậu

47

2.2.3. Diễn biến của cốt truyện Ngư Tiều y thuật vấn đáp

54

2.3. Truyền thống và cách tân trong sáng tạo cốt truyện của truyện Nôm
Nguyễn Đình Chiểu

58

2.3.1. Những tiếp thu của Nguyễn Đình Chiểu từ truyện Nôm truyền thống

58

2.3.2. Những cách tân trong cốt truyện của truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu

63

2.3.3. Vai trò, ý nghĩa xã hội – thẩm mỹ của truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu

70

Chương 3
LOẠI HÌNH CỐT TRUYỆN VÀ NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC

CỐT TRUYỆN TRUYỆN NÔM CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
3.1. Kiểu cốt truyện xoay quanh cuộc tình của đôi trai tài gái sắc (Lục Vân Tiên) 73
3.1.1. Mô hình

73

3.1.2. Nghệ thuật tạo dựng tình huống, xung đột, sự kiện, nhân vật

75

3.1.3. Thể lục bát và kiểu “hát nói”, “truyện kể” của Lục Vân Tiên

89

3.2. Kiểu cốt truyện “men theo” hành trình tìm kiếm chính đạo của nhân vật


6
(Dương Từ - Hà Mậu)

91

3.2.1. Mô hình

91

3.2.2. Nghệ thuật tạo dựng tình huống, xung đột,...

92


3.2.3. Hình thức thể loại và nghệ thuật kể chuyện của Dương Từ - Hà Mậu

98

3.3. Kiểu cốt truyện hình thức vấn đáp (Ngư Tiều y thuật vấn đáp)

99

3.3.1. Mô hình

99

3.3.2. Nghệ thuật tạo dựng tình huống, xung đột, sự kiện, nhân vật

100

3.3.3. Hình thức thể loại và nghệ thuật kể chuyện của Ngư Tiều y thuật vấn đáp 109
KẾTLUẬN

112

TÀI LIỆU THAM KHẢO

115


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Truyện Nôm (gọi đầy đủ là truyện thơ Nôm) là một thể loại văn học dân
tộc độc đáo - độc đáo trên cả ba phương diện chức năng, nội dung và thi pháp thể
loại; có ý nghĩa và giá trị xã hội – thẩm mỹ sâu sắc, rộng lớn. Ðây là thể loại tự sự
bằng thơ dài (trường thiên) – một thể loại cơ bản, có vai trò, vị trí quan trọng trong
văn học Việt Nam thời trung đại, có khả năng phản ánh hiện thực với một phạm vi
tương đối rộng. Có thể xem truyện Nôm như một kiểu tiểu thuyết bằng thơ, được
viết bằng chữ Nôm (phần lớn được viết theo thể lục bát - thể thơ thuần Việt, quen
thuộc nhất với quần chúng nhân dân).
Truyện Nôm chiếm một số lượng khá lớn trong văn học Việt Nam thời trung
đại. Thời gian tồn tại lâu dài của thể loại này và lòng hâm mộ của quần chúng nhiều
thế hệ đối với nó là bằng chứng khẳng định giá trị và sức sống hùng hồn của truyện
Nôm. Tìm hiểu và nghiên cứu truyện Nôm còn là công việc lâu dài của giới nghiên
cứu...
1.2. Nguyễn Đình Chiểu – một tác gia, nhà thơ lớn, có đóng góp khó có thể
thay thế cho lịch sử văn học dân tộc. Nếu như thơ Đường luật, văn tế, hịch của
Nguyễn Đình Chiểu là khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống thực dân
Pháp xâm lược ngay từ những ngày đầu chúng đặt gót giày xâm lược lên đất nước
ta, thì các truyện Nôm của ông là những bài ca ca ngợi chính nghĩa, ca ngợi đạo lý ơ
đời, đồng thời đây cũng là những bài ca ngợi lý tương yêu nước.
Với truyện Nôm, Nguyễn Đình Chiểu vừa đi trên con đường của truyền thống
vừa đưa thể loại này phát triển theo một hướng khác với truyền thống. Có thể thấy
dấu ấn cá nhân của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trên nhiều phương diện của thể loại
truyện Nôm, nhưng rõ nhất và cũng độc đáo nhất là ơ cốt truyện. Nghiên cứu đặc


8
trưng nghệ thuật của truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu từ phương diện cốt truyện là
vấn đề thực sự có nghĩa khoa học.
1.3. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nói chung, truyện Nôm của ông nói riêng
không chỉ có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc mà còn có vị trí quan

trọng trong chương trình văn học ơ học đường. Nghiên cứu đặc trưng nghệ thuật
truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu – nhìn từ cốt truyện, luận văn còn có ý nghĩa giúp
cho việc dạy – học tác phẩm truyện Nôm của nhà thơ trong nhà trường được tốt
hơn, trước hết là đối với người thực hiện luận văn.
2. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Đặc trưng nghệ thuật truyện Nôm
Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ cốt truyện.
2.2. Giới hạn của đề tài
Đề tài bao quát toàn bộ truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu (3 tác phẩm: Lục
Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp).
Văn bản dùng để khảo sát luận văn dựa vào cuốn: Nguyễn Đình Chiểu toàn tập
(2 tập), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1982. Ngoài ra, luận văn
còn tham khảo thêm một số bản khác...
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3.1. Lịch sử nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu nói chung và truyện Nôm
của ông nói riêng
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa của dân tộc.
Cuộc đời, con người và sự nghiệp cứu nước, sự nghiệp thơ văn của ông đã cuốn hút,
làm say mê bao thế hệ người Việt và cả người nước ngoài, gần suốt hai thế kỷ.
Căn cứ vào thư mục và tư liệu về Nguyễn Đình Chiểu in trong tập Mấy vấn đề
về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Viện Văn học, Nxb Khoa học Xã hội,
1969) [52] thì trước cách mạng tháng Tám có 24 bài báo và công trình viết về


9
Nguyễn Đình Chiểu. Ngoài ra còn có nhiều tiểu luận, bài tựa, in vào đầu các tác
phẩm của ông.
50 năm sau ngày mất của ông, Phan Văn Hùm là người Việt Nam đầu tiên
đứng ơ góc độ khoa học văn học, thử lý giải mối quan hệ giữa sáng tác của Nguyễn

Đình Chiểu với cuộc đời của ông. Những tư liệu quý về thân thế và tâm sự của nhà
thơ được trình bày khá tỉ mỉ, trong đó có nhiều chi tiết Phan Văn Hùm có được, do
Nguyễn Đình Chiêm, con trai Đồ Chiểu cung cấp. Là một người Tây học, thức thời,
có nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật biện chứng, lại mơ rộng giao du với những
người cấp tiến, tả khuynh, khi đứng trên lập trường của chủ nghĩa dân tộc và tinh
thần yêu nước, Phan Văn Hùm đã biết trân trọng di sản tinh thần của ông cha, nhìn
thấy tác phẩm của Đồ Chiểu là sự ký thác đầy tâm huyết của một nhân cách nhà nho
lớn, vượt lên cái không thuận của hoàn cảnh riêng tư, chú mục, thao thức, trăn trơ
về những vấn đề trọng đại của vận mệnh đất nước. Nỗi lòng Đồ Chiểu, chuyên luận
của Phan Văn Hùm, tuy không đồ sộ, nhưng đã cắm một cái mốc theo định hướng
đúng, nhiều triển vọng trong lịch sử nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu cả về tư
tương học thuật cũng như về phương pháp văn bản học.
Năm 1963, trong dịp kỷ niệm 75 năm ngày mất Nguyễn Đình Chiểu, Thủ
tướng Phạm Văn Đồng đã công bố một bài báo nổi tiếng khẳng định vị trí cao quý
của Nguyễn Đình Chiểu và giá trị đích thực của thơ văn ông. Lưu ý hoàn cảnh sáng
tác đặc biệt của nhà thơ mù và bối cảnh xã hội Việt Nam phong kiến chống trả sự
xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây, Phạm Văn Đồng tìm thấy ơ cuộc đời và
thơ văn Nguyễn Đình Chiểu “một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của
văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư
tương”.
Cũng trong thời gian này, sau dịp kỷ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình
Chiểu, Viện Văn học đã biên soạn kỷ yếu Mấy vấn đề về cuộc đời và thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu (Nxb Khoa học, 1964) và Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn


10
Nguyễn Đình Chiểu (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1965). Hai tập sách quý này,
lần đầu tiên giới thiệu rộng rãi trong và ngoài nước những tài liệu, kết quả nghiên
cứu tiêu biểu, thể hiện nỗ lực của những nhà nghiên cứu quan tâm đến con người và
tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu từ lúc còn là người đương thời với nhà thơ đến

những thế hệ sau này.
Tháng 7 năm 1972, lần thứ hai Đảng và Nhà nước ta ra chỉ thị kỷ niệm 150
năm ngày sinh của nhà thơ. Dịp này, đã có khá nhiều bài viết, nghiên cứu tranh luận
về Nguyễn Đình Chiểu, đáng chú ý là cuốn Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu
nước và lao động nghệ thuật do nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành đã đáp ứng
đòi hỏi của công chúng rộng rãi trong và ngoài nước. Với gần 30 tiểu luận của nhiều
vị lãnh đạo, nhiều nhà nghiên cứu văn học, sử học, triết học, y học, có nhiều ý kiến
khá sâu sắc về Nguyễn Đình Chiểu được trình bày. Tập sách trang trọng mơ đầu
bằng bài viết của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với tựa đề “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi
sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”. Các bài viết trong tập kỷ yếu này phần lớn
đã được in trên các tạp chí và có sửa chữa tu chỉnh lại.
Đến năm 1982, sau khi đất nước đã thống nhất, nhân kỷ niệm 160 năm ngày
sinh của nhà thơ, Hội nghị khoa học quốc gia về Nguyễn Đình Chiểu đã được tổ
chức khá quy mô tại tỉnh Bến Tre, nơi nhà thơ đã sống hơn 25 năm cuối đời và an
nghỉ tại đó. Trên 200 nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà hoạt động văn hóa xã hội từ các
Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, các cơ quan văn hóa văn nghệ
trong cả nước đã về dự. Hàng trăm bài tham luận đã được tập hợp gửi đến trong đó
chủ yếu gồm những bài viết đã tham gia các hội thảo khoa học ơ các cơ sơ nghiên
cứu, giảng dạy trước đó không lâu.
Nối tiếp những nỗ lực của Phan Văn Hùm và Nhượng Tống, khảo sát đối chiếu
để đi tới một văn bản gần với bản gốc hồi sinh thời của tác giả, nhóm Ca Văn Thỉnh
– Nguyễn Sĩ Lâm – Nguyễn Thạch Giang đã cố gắng biên khảo, chú giải và cho ra
mắt Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (tập I vào năm 1980, tập II năm 1982)[44]. Đây là


11
bộ sách đã có nhiều cố gắng trong việc trình bày văn bản theo những yêu cầu của
khoa văn bản học, đã phần nào đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu hiện nay
trong các trường Đại học, các Viện nghiên cứu.
Gần đây tác giả Nguyễn Ngọc Thiện đã tuyển chọn và giới thiệu Nguyễn Đình

Chiểu về tác gia và tác phẩm [11]. Một tập hợp khá đầy đủ và có chọn lọc những
bài nghiên cứu, phê bình, tiểu luận về nhiều vấn đề trong toàn bộ sáng tác của
Nguyễn Đình Chiểu.
Từ những công trình tiêu biểu nói trên cũng như một số chuyên luận khảo cứu,
chúng ta thấy việc nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu đã ngày càng được mơ rộng và
đào sâu trên cơ sơ đã được thẩm định kỹ càng. Ngoài những bài tiếp tục nhìn nhận
tồng quát về cuộc đời và thơ văn ông, đã có thêm nhiều bài bình luận sâu về các tác
phẩm của ông. Từ nhiều góc độ và bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau,
các khía cạnh của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã được soi tỏ thấu đáo như chủ
nghĩa yêu nước, tư tương nhân nghĩa, tư tương Nho giáo, đạo làm người, tính nhân
dân và tư tương dân chủ, chủ nghĩa anh hùng, tư tương triết học, giá trị nghệ thuật
thơ văn, ngôn ngữ nghệ thuật… Tuy vậy, lâu nay khi nghiên cứu tìm hiểu về
Nguyễn Đình Chiểu đặc biệt là trong sáng tác truyện Nôm của ông thì vấn đề tìm
hiểu đặc trưng nghệ thuật truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ cốt truyện là vấn
đề còn mới mẽ và có ý nghĩa quan trọng chưa được quan tâm nghiên cứu.
3.2. Lịch sử nghiên cứu nguồn tự sự hay là cốt truyện truyện Nôm Nguyễn
Đình Chiểu
Về nguồn tự sự hay là cốt truyện của truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu, đã có
một số ý kiến bàn đến, nhất là đối với truyện Lục Vân Tiên. Hoàng Ngọc Phách, Lê
Trí Viễn và Vũ Đình Liên từng thử bàn về nguồn gốc Lục Vân Tiên: “Cứ theo
Nguyễn Đình Chiểu, thì Lục Vân Tiên nguồn gốc ơ một cuốn tiểu thuyết Trung
Quốc nhan đề là truyện Tây Minh… Nhưng truyện Tây Minh thì đến nay vẫn chưa
biết là có hay không vì những bảng kê tác phẩm trong các sách Văn học Trung


12
Quốc không thấy chỗ nào nói đến. Cũng có thể là chẳng có cuốn Tây Minh nào cả
và cốt truyện Lục Vân Tiên là do tác giả dựa vào thân thế mình và những hiểu biết
của mình về truyện Nôm của ta và các tiểu thuyết Trung Quốc mà sáng tạo ra”…
Nhiều nhà nghiên cứu khác, tiêu biểu như Trần Nghĩa từng đặt vấn đề: Truyện Tây

Minh là gì? Ông còn dẫn ý Trần Nguyên Hanh cho rằng “Tây Minh” là tên một tủ
sách của Tô Đông Pha đời Tống. Truyện TÂY MINH có nghĩa là một cuốn truyện
lấy ra từ trong ấy. Abel des Michels thì cho rằng Tây Minh ơ đây không phải tên
một tủ sách, mà tên một triều đại do Nguyễn Đình Chiểu tương tượng ra. Và Truyện
Tây Minh, có nghĩa là một câu chuyện xảy ra trong triều đại tương tự đó. Có lẽ MiSen liên tương đến “rằng trong Gia Tỉnh Triều Minh” trong truyện Kiều cũng nên.
Giải thích khác hẳn nhau như vậy,vì ông Hạnh cho “Minh”(chữ Hán) nghĩa là
“Khắc”, còn Mi-Sen thì bảo “Minh” là “Sáng”. Rút cục, đó cũng chỉ là phỏng đoán.
Theo E. Bojot - người dịch Lục Vân Tiên ra tiếng Pháp: Nhân khi nhàn rỗi,
Nguyễn Đình Chiểu có nhờ người ta đọc cho nghe một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc
tên là truyện Tây Minh. Vì thấy câu chuyện ấy có nhiều đoạn giống với cuộc đời
mình, nên Nguyễn Đình Chiểu đã mượn đề tài đó để sáng tác ra tập thơ Nôm, lấy
tên là Lục Vân Tiên [51, 185].
Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (Trường Đại học Hồng Bàng TP.HCM) đã có một
bài viết khá công phu làm rõ nguồn tự sự của truyện Lục Vân Tiên. Ông cho biết:
“Gần hai chục năm về trước, vừa hoạt động vừa tranh thủ tự học trong điều kiện
sống lẩn tránh mọi sự kìm kẹp của Mỹ Ngụy, tôi có dịp đi tìm đọc kho sách chữ
Hán. Trong bộ Trương Tử Toàn thư thuộc Tứ bộ yếu, có bài Tây Minh và Đông
Minh của Trương Tái. Bài Tây Minh có 252 chữ... Bài Đông Minh có 91 chữ... Tây
Minh cũng như Đông Minh không phải là một sáng tác mới mà chỉ là những bài
Trương Tái tóm lược và diễn giảng những điều ông tâm đắc về triết lý nhân sinh của
đạo Nho, những nguyên lý đạo đức của thánh hiền mà ông học được và đem truyền
thụ theo cách hiểu của mình cho học trò... Tây Minh không phải là truyện như chữ


13
truyện ta thường dùng xưa nay. Cụ Đồ đã dùng từ truyện theo đúng nghĩa cổ của nó,
và từ minh cũng vậy. Minh (Kim + danh) là một thể văn ngắn gọn ghi tóm tắt nội
dung chính một số vấn đề cần học thuộc lòng. Nguyễn Đình Chiểu đọc và tâm đắc
hai bài Tây Minh và Đông Minh từ khi chuẩn bị thi đình hay trước nữa, chứ đâu
phải đợi tới khi sáng tác Lục Vân Tiên mới "trước đèn xem truyện Tây Minh". Cách

nhập đề như truyện Lục Vân Tiên vẫn thường là một thủ pháp cổ điển chứa hầu hết
các truyện Nôm thời xưa (ngay cả truyện Tàu cũng vậy): mấy câu mơ đầu đã toát
lên phần lớn triết lý và tóm lược nội dung cốt truyện.
Căn cứ vào nội dung nguyên bản Tây Minh, Đông Minh đem so sánh với nội
dung tư tương truyện Lục Vân Tiên thì có thể đi tới một kết luận: Tây Minh là nền
tảng tư tương triết học của Lục Vân Tiên, của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu... Sau khi
lý giải thế nào là truyện, thế nào là Tây Minh, ta có thể đi tới một kết luận khác,
hoàn toàn có căn cứ: Câu chuyện Lục Vân Tiên là do Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn
sáng tạo ra, chứ không hề vay mượn ơ một cốt truyện nào sẵn có... Nguyễn Đình
Chiểu đã cảm hứng bài Tây Minh, một đỉnh cao tư tương triết học Nho giáo, mà tự
sáng tác ra truyện Lục Vân Tiên để nói rõ thân thế và lý tương cuộc đời mình trước
thời cuộc”.
Truyện Dương Từ Hà Mậu và truyện Ngư Tiều y thuật vấn đáp, đặc biệt là
truyện Dương Từ Hà Mậu ít người biết hơn. Có lẽ vì thế mà dường như chưa có
công trình nghiên cứu nào bàn nhiều về nguồn tự sự hay cốt truyện của hai tác phẩm
này. Người ta chủ yếu chỉ nói về vấn đề tôn giáo (đối với Dương Từ Hà Mậu) hoặc
vấn đề y học Đông phương (đối với Ngư Tiều y thuật vấn đáp)...
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Qua khảo sát cốt truyện các tác phẩm Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu và
Ngư Tiều y thuật vấn đáp, luận văn nhằm xác định đặc trưng nghệ thuật truyện Nôm
của Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ phương diện cốt truyện.


14
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1. Đưa ra một cái nhìn tổng quát về truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu
trên hành trình vận động của thể loại truyện Nôm trong lịch sử văn học dân tộc.
4.2.2. Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định đặc trưng nguồn tự sự tạo nên cốt
truyện truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu.

4.2.3. Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định nghệ thuật tổ chức cốt truyện truyện
Nôm của Nguyễn Đình Chiểu.
Cuối cùng rút ra một số kết luận về đặc trưng cốt truyện truyện Nôm của
Nguyễn Đình Chiểu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các
phương pháp chính: phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh - loại hình, phương pháp cấu trúc - hệ thống…
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình tập trung tìm hiểu đặc trưng cốt truyện truyện Nôm
Nguyễn Đình Chiểu với một cái nhìn tập trung và mang tính hệ thống.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìm
hiểu và nghiên cứu truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu.
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu trên hành trình của thể loại
truyện Nôm trong lịch sử văn học dân tộc
Chương 2: Nguồn tự sự và cốt truyện truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu
Chương 3: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu


15
Chương 1
TRUYỆN NÔM NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
TRÊN HÀNH TRÌNH CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM
1.1. Hành trình của thể loại truyện Nôm trong lịch sử văn học dân tộc
1.1.1. Vấn đề xác định khái niệm và phân loại truyện Nôm
1.1.1.1. Vấn đề xác định khái niệm truyện Nôm
Trong lịch sử văn học dân tộc, truyện Nôm (hay còn gọi là truyện thơ Nôm)

được xem là một thể loại văn học độc đáo của dân tộc. Truyện Nôm là một thể loại
luôn luôn được đông đảo công chúng yêu thích, là món ăn tinh thần không hề nhàm
chán đối với đọc giả thời trung đại. Tuy nhiên hiểu như thế nào là truyện Nôm thì
lại là vấn đề không dễ dàng có sự thống nhất. Ý kiến trong việc tìm hiểu về truyện
Nôm rất đa dạng phong phú, có nhiều ý kiến tranh luận nhưng cho đến nay vẫn
chưa hoàn toàn nhất trí.
Truyện Nôm ra đời rất lâu nhưng khái niệm truyện Nôm thì có lẽ phải đến
Dương Quảng Hàm mới được gọi là chính thức. Trước đó, trong các sách Việt Hán
văn khảo của Bửu Văn Phan Kế Bính và Quốc văn cụ thể của Ưu Thiên Bùi Kỷ
không thấy nhắc đến tên gọi thể loại này. Còn Dương Quảng Hàm trong chương
XV của cuốn Việt Nam Văn học sử yếu cho biết: Các thể văn riêng của ta đã nói đến
truyện, ngâm, hát nói trong đó “các truyện Nôm của ta viết theo thể lục bát và biến
thể lục bát”[18].
Lâu nay vẫn lưu hành một khái niệm “truyện Nôm chỉ truyện thơ viết bằng chữ
Nôm” để phân biệt với truyện viết bằng chữ Hán. Theo dõi lịch sử phát triển của
nền văn học viết dân tộc, chúng ta thấy rằng thể truyện tự sự bằng văn xuôi đều


16
được viết bằng chữ Hán, còn truyện bằng văn vần hầu như đều được viết bằng tiếng
Việt (chữ Nôm).
Trong mục “Truyện Nôm”, Từ điển văn học tập 2 (1984) hiểu đó là “truyện
thơ viết bằng thể lục bát”, còn gọi là “truyện thơ lục bát”, tiếp đó là dựa vào tình
trạng tác giả mà chia ra truyện Nôm hữu danh và truyện Nôm khuyết danh. Từ điển
thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên
cho rằng: “Truyện Nôm là thể loại tự sự bằng thơ dài rất tiêu biểu cho văn học cổ
Việt Nam, nơ rộ vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, do viết bằng tiếng Việt, ghi
bằng chữ Nôm nên được gọi là truyện Nôm”[17].
Còn Đặng Thanh Lê trong Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm (1979) đã khá
mơ rộng khi cho rằng truyện Nôm nằm trong hệ thống tác phẩm phản ánh cuộc sống

bằng phương thức tự sự (để phân biệt với các tác phẩm phản ánh cuộc sống bằng
phương thức trữ tình kiểu Chinh Phụ ngâm, Cung oán ngâm … Và các thể loại trữ
tình khác như ca dao, Đường luật…), có nghĩa là phản ánh cuộc sống xã hội thông
qua sự trình bày, miêu tả có tính chất hoàn chỉnh vận mệnh một nhân vật và trên cơ
sơ ấy, sự phát triển có tính chất hoàn chỉnh của một tính cách nhân vật (trong mối
quan hệ với nhiều vận mệnh, nhiều tính cách nhân vật khác)[29, 55]. Theo tác giả,
truyện Nôm chính là một hình thức của thể loại “truyện” tức “tiểu thuyết” mà Hoàn
Đàm trong Tân luận đã định nghĩa: “Tiểu thuyết” là tập hợp những lời lẽ vụn vặt,
thiếu sót (sai lệch) viết thành đoản thư. “Lời lẽ thiếu sót” ơ đây đối lập với văn
chương “cao nhã đúng đắn” của thánh hiền. Ban Cố trong thiên Nghệ văn chí sách
Hán thư định nghĩa: “Những sách do các nhà tiểu thuyết viết ra là do các quan nhỏ
chuyên nhặt những câu chuyện đầu đường xó phố rồi đặt ra”. Câu chuyện đầu phố
xó ngõ ơ đây khác biệt với những “sự cố” trang nghiêm, quan trọng nơi cung đình,
dinh thự. Như vậy, có thể nói, theo quan thì tiểu thuyết có hai đặc điểm nguồn gốc
sự việc xuất phát từ cuộc sống xã hội rộng rãi, tầm thường của nhân dân, của thứ
dân và nội dung đề cập đến những câu chuyện dung tục (bỉ sự), thiếu tính chất


17
“nghiêm trang”, “tao nhã”. Đó chỉ mới là cách nhìn thể loại trong tương quan so
sánh với truyền thống văn học Đông Nam Á.
Các học giả Nga như B.L.Riptin, N.I.Niculin nhìn truyện Nôm trong truyền
thống truyện thơ gần gũi với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam,
truyện Nôm có thể diễn ca không chỉ ơ truyện cổ tích, thần tích, ngụ ngôn, phật
thoại, tiên thoại, sử ký mà còn diễn ca cả tiểu thuyết chương hồi như: Định tình
nhân, Kim Vân Kiều truyện, ca bản như Hoa Tiên ký, Kịch Tây Sương ký. Nó có thể
kể một truyện cận đại như U tình truyện của Hồ Văn Trung, còn có thể diễn ca một
truyện dịch Nhật Bản như Giai nhân kỳ ngộ. Điều đó chứng tỏ truyện thơ Nôm là
một hình thức văn học vừa ổn định vừa linh hoạt, có khả năng đồng hóa lớn, có sức
sống lâu bền trong tâm thức của người Việt.

Một vấn đề khác là truyện Nôm gắn liền với chữ Nôm thuộc phạm trù văn học
viết dân tộc. Kiều Thu Hoạch trong Truyện Nôm nguồn gốc bản chất và thể loại
(1992) trong chương “Thi pháp truyện Nôm” tác giả đã phủ định quan niệm xem
truyện Nôm bình dân là văn học viết, là thể loại tự sự tiểu thuyết hóa và có xu
hướng xem đó là văn học dân gian sáng tác theo khuôn hình cốt truyện văn học dân
gian, nhân vật nhiều loại tính hơn là cá tính, tác phẩm mang đậm tư duy cổ tích, sử
dụng kết cấu có hậu với yếu tố thần kỳ, các mô típ truyện dân gian được sử dụng
phổ biến, ngay cả ngôn ngữ đối thoại, độc thoại cũng là bộ phận cấu thành quan
trọng của thể loại cổ tích [20].
Xem thế thì thấy bản chất và đặc trưng thể loại của truyện Nôm, nhất là truyện
Nôm bình dân đang còn là một vấn đề khoa học cần được làm sáng tỏ. Thực ra, bản
chất văn học viết và bản chất của truyện Nôm bình dân không hề loại trừ nhau. Sự
phân tích của tác giả Kiều Thu Hoạch chỉ làm sâu sắc thêm bản chất dân gian của
thể loại mà nhiều khi chưa được giới nghiên cứu nhận thức đầy đủ. Và mặt khác các
chứng cứ của tác giả cũng không thể bác bỏ được đặc trưng văn học viết của các tác
phẩm đó. Vả chăng cho đến nay chưa có truyện Nôm nào được các nhà nghiên cứu


18
văn học dân gian ghi chép bằng phương pháp điền dã, tức là từ một ông bà hát rong
nào đó mà chỉ có phiên âm của một văn bản Nôm nào có trước. Đồng thời, cho dù lí
lẽ xác định bản chất sáng tác văn học dân gian hoàn toàn đủ sức thuyết phục, thì đó
cũng chỉ mới đề cập bộ phận truyện Nôm bình dân vô danh hay khuyết danh. Vẫn
còn là một bộ phận truyện Nôm có tác giả bác học nữa được xem là tiểu thuyết. Vậy
truyện Nôm là hai thể loại – thể loại truyện kể dân gian và thể loại tiểu thuyết thuộc
hai loại hình văn học hay là một thể loại mà hai hình thái thuộc văn học viết?.
Chúng tôi tán thành với ý kiến của Giáo sư Trần Đình Sử khi cho rằng đó chỉ là một
thể loại và thiết nghĩ phải tìm hiểu đặc trưng thể loại của chúng. Cũng bàn về truyện
thơ Nôm trong chuyên luận Thi pháp Truyện Kiều mới đây của Trần Đình Sử, thì
truyện Nôm là thể loại ra đời trên cái nền nhu cầu “diễn âm”, “diễn ca”, “diễn nôm”

tức là truyền thống tự sự rất phổ biến của xã hội trên cơ sơ chữ Nôm, và rất có thể
tên gọi truyện Nôm có nguồn gốc từ chữ Nôm của nó, nghĩa là có chữ Nôm rồi mới
có truyện Nôm, và có chữ Nôm rồi mới có tên gọi truyện Nôm. Giáo sư Trần Đình
Sử còn cho rằng: “Truyện thơ Nôm là truyện viết ra để đọc, xem hoặc ngâm nga
trong thư trai, phòng văn. Do đó, không có chữ Nôm thì cũng không thể có truyện
Nôm; viết truyện Nôm để “ngâm nga”, một thú chơi nghệ thuật ngôn từ của người
Việt. Đó là loại để kể, để ngâm nga, để giải trí”[38, 86 - 89].
Lại Nguyên Ân trong Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX
xác định truyện Nôm là một thể loại sáng tác tiếng Việt (chữ Nôm) thời trung đại,
phát triển mạnh từ thế kỷ XVIII và suốt thế kỷ XIX. Số lượng trên khoảng 100
truyện, tạo thành một bộ phận khá lớn của sáng tác tự sự (cả chữ Hán và chữ Nôm)
ơ thời trung đại Việt Nam. Truyện thơ Nôm phát triển theo xu hướng “diễn Nôm” –
dùng tiếng Việt “chữ Nôm” chủ yếu là trong thể thơ lục bát, để diễn đạt những nội
dung tự sự khác nhau, đây là một trong những xu hướng ngày càng mạnh ơ văn học
trung đại. Truyện Nôm được giới nghiên cứu phân chia, bằng một số thuật ngữ ước
lệ thành “truyện Nôm khuyết danh” và “truyện Nôm hữu danh”, hoặc “truyện Nôm


19
bình dân” và “truyện Nôm bác học”. “Khuyết danh” là để chỉ những tác phẩm
không xác định được tác giả (khác với “hữu danh” có tên tác giả). “Bình dân” là để
chỉ tính đại chúng của tác phẩm cùng mức độ chất lượng ngôn ngữ nghệ thuật tương
đối thấp của nó, “bác học” là để chỉ những nét khiến tác phẩm gần với bộ văn học
chữ Hán, tác phẩm hướng về những chuẩn nghệ thuật tương đối cao. Xét vế thể thơ
được dùng để sáng tác, người ta phân biệt hai loại: Truyện thơ Đường luật và truyện
thơ lục bát, Lại Nguyên Ân còn cho rằng truyện Nôm chủ yếu là được sáng tác bằng
thể thơ lục bát, là một thành tựu lớn của nghệ thuật ngôn từ tiếng Việt thời trung
đại.
Qua những ý kiến của các nhà nghiên cứu nêu trên, chúng tôi cũng rất đồng
tình và cho rằng: Truyện Nôm là thể loại tự sự bằng thơ dài của văn học cổ điển

Việt Nam (phát triển mạnh vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX) do viết bằng
tiếng Việt ghi bằng chữ Nôm nên được gọi là truyện Nôm.
1.1.1.2. Vấn đề phân loại truyện Nôm
Cũng như khái niệm truyện Nôm, cách phân loại truyện Nôm lâu nay vẫn có
nhiều ý kiến khác nhau.
Có người chia truyện Nôm thành truyện Nôm hữu danh và truyện Nôm khuyết
danh, có người chia truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học, có người lại chia
truyện Nôm thành truyện Nôm tài tử giai nhân và “các loại truyện Nôm khác”. Về
khái niệm truyện Nôm khuyết danh, lúc đầu có người cũng từng đồng nhất với khái
niệm truyện Nôm vô danh (Đỗ Đức Hiểu). Cũng quan niệm như thế, Bùi Văn
Nguyên trong bài báo “Truyện Nôm khuyết danh, một hiện tượng đặc biệt của văn
học Việt Nam” (đăng trên tập san Nghiên cứu văn học, số 7/1960) cũng không thấy
nói gì đến truyện Nôm bình dân. Bùi Văn Nguyên có chú ý phân biệt rõ hai khái
niệm vô danh và khuyết danh. Theo tác giả, văn học vô danh là văn học thuộc phạm
trù văn học truyền miệng, còn văn học khuyết danh chính là có tên tác giả nhưng vì
lý do nào đó mà thiếu tên đi.


20
Trong Lịch sử văn học Việt Nam (1965) của “Tủ sách Đại học sư phạm Hà
Nội” có hẳn một chương với nhan đề Truyện Nôm khuyết danh (do Lê Hoài Nam
biên soạn). Tác giả cho rằng “Vấn đề truyện Nôm rất phức tạp và khó giải quyết.
Trừ một số ít tác phẩm còn mang tên, họ của tác giả và có một thời điểm ra đời nhất
định, phần lớn các tác phẩm khác đến nay vẫn chưa xác định được về các mặt đó.
Người ta thường gọi chung các tác phẩm ấy là truyện Nôm khuyết danh, tuy gọi là
truyện Nôm khuyết danh nhưng không nên vì lý do hữu danh hay khuyết danh mà
đem tách rời hay đối lập hai bộ phận truyện Nôm đó với nhau”[33;37]. Theo tác giả
“Những truyện Nôm may mắn còn giữ được tên tác giả xét về căn bản những tác
phẩm ấy có nhiều điểm giống với nhiều truyện Nôm khuyết danh khác hoặc về
nguồn gốc đề tài hoặc là về khuynh hướng tư tương, hoặc là về phương pháp sáng

tác”[33; 37]. Có lẽ vì quan niệm như thế, nên tác giả đã phân loại truyện Nôm theo
một quan niệm khác. Tác giả đã đưa ra hai kiểu phân loại, một kiểu theo nguồn gốc
đề tài, tác giả chia truyện Nôm thành 3 loại: Loại truyện Nôm dựa vào truyện cổ
tích, thần thoại hay sự tích thần phật như các truyện Trương Chi, Tấm Cám,
Phương Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Bích Câu kỳ ngộ. Loại truyện dựa vào tiểu
thuyết Trung Quốc như: Nữ tú tài, Phan Trần, Nhị độ mai, Hoa Tiên, Vương
Trường, Tô Công phụng sứ, Bạch viên Tôn ác, hoàng Trừu, Truyện Kiều... Loại
truyện Nôm hoàn toàn sáng tác dựa vào thực tế Việt Nam như: Lục Vân Tiên, Sơ
kính tân trang, Mai đình mộng ký... Còn khi căn cứ vào mặt nội dung và hình thức
Lê Hoài Nam phân truyện Nôm thành hai loại như sau: Một loại có tính chất quần
chúng nhiều hơn gồm các truyện Nôm có tính tư tương cao, phản ánh các vấn đề xã
hội có liên quan mật thiết với vận mệnh của quần chúng hơn, nhưng tính nghệ thuật
thì thô sơ, mộc mạc, nhiều khi vụng về nữa (như các truyện: Phạm Công Cúc Hoa,
Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa...), căn cứ vào những đặc điểm ấy có thể
đoán biết tác giả là hạng trí thức bình dân, nghĩa là những người có học hành ít
nhiều, những nho sĩ nghèo sống gần gũi với nhân dân lao động. Một loại có tính


21
quần chúng ít hơn, gồm các truyện Nôm có tính nghệ thuật cao hơn (ngôn ngữ trong
sáng, lưu loát hơn, kết cấu chặt chẽ hơn, nhân vật có sinh hoạt tâm lý phong phú
hơn,…) nhưng về mặt tư tương lại chịu nhiều ảnh hương của ý thức hệ phong kiến
cùng với các thứ tư tương tôn giáo, triết học tiêu cực khác. Tác giả của loại truyện
này là các nho sĩ thuộc tầng lớp trên… Trong loại này có thể kể: Nhị độ Mai, Quan
Âm Thị kính, Phan Trần,… Trong cách phân loại thứ hai này, tuy Lê Hoài Nam
không dùng thuật ngữ truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học, nhưng thực
chất tác giả đã phân loại theo hướng đó.
Còn về thuật ngữ truyện Nôm bình dân, thì người dùng thuật ngữ sớm nhất có
lẽ là Dương Quảng Hàm, trong sách Việt Nam văn học sử yếu (1968). Khi bàn về
các thể văn riêng của ta là truyện, ngâm, hát nói, tác giả viết: “Truyện là tiểu thuyết

viết bằng văn vần. Các truyện của ta viết theo hai thể: một là lục bát, hai là biến thể
lục bát”. Và khi nói về biến thể lục bát, tác giả viết: “Thể này thường dùng để viết
các truyện có tính cách bình dân như Quan Thế Âm, Phạm Công – Cúc Hoa, Lý
Công, v.v.”[18, 137 – 138]. Dương Quảng Hàm là người dùng thuật ngữ truyện
Nôm bình dân vào loại sớm nhất mặc dù tác giả không giải thích gì thêm tính chất
và đặc điểm của thể loại truyện Nôm bình dân này.
Còn Đinh Gia Khánh, trong cuốn Văn học dân gian (1972) đã thừa nhận có
truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học. Tác giả cũng cho rằng: “Truyện Nôm
nói chung là loại tác phẩm bắc cầu giữa văn học dân gian và văn học bác học. Có
những truyện thì ơ hoặc trung gian, lại có truyện thì gần với văn học bác học hơn
hoặc là hoàn toàn có tính chất là tác phẩm văn học bác học”[25; 272].
Cao Huy Đỉnh trong công trình Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam
(1974), cũng như Đinh Gia Khánh mặc dù chưa bày tỏ ý kiến về vấn đề phân loại
truyện Nôm, nhưng trên đường đi tìm trong lịch sử văn học những chứng tích của
một số thể loại văn học dân gian, tác giả cũng đã đặt ra vấn đề không thể không kết


22
hợp tìm hiểu “một số truyện Nôm bình dân tiêu biểu tương đối phổ biến sâu rộng
trong quần chúng” .
Nguyễn Lộc trong cuốn Văn học Việt Nam nữa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ
XIX (1978), đã có một số lý giải việc phân loại truyện Nôm. Tác giả cho rằng:
“Trước nay, nói đến truyện Nôm, các nhà nghiên cứu thường chia ra làm hai loại là
truyện Nôm hữu danh và truyện nôm khuyết danh. Truyện Nôm hữu danh là loại
truyện biết rõ tên tác giả, còn truyện Nôm khuyết danh là loại truyện Nôm chưa biết
tên tác giả là ai”[26; 476]. Thực ra lối phân chia này thuần túy có tính chất hình
thức, mà không nói lên một đặc điểm nào về nội dung hay thể loại. Bơi vì chỉ cần
tìm ta tên tác giả của một truyện Nôm khuyết danh nào đó là hiển nhiên ta có thể
xếp các truyện Nôm vốn khuyết danh kia vào kho tàng những truyện hữu danh mà
không phải băn khoăn, thắc mắc một điều gì. Cách phân chia như thế không phải

việc phân loại khoa học, và do cái ranh giới không có tính chất khoa học ấy, việc
nghiên cứu truyện Nôm khuyết danh như một thể loại hay loại hình, không thể đem
lại kết quả xác đáng được.
Nhưng rõ ràng, nếu nghiên cứu kho tàng truyện Nôm như một hiện tượng văn
học sử thuần nhất về phương diện thể loại thì những kết luận rút ra được cũng dễ
chung chung, nhiều hiện tượng độc đáo dễ bị bỏ qua, do đó việc giải thích cũng
không thể triệt để. Thực tế trong kho tàng truyện Nôm tồn tại song song hai loại
truyện cần được nghiên cứu riêng như hai chủng loại của một thể thống nhất. Một
loại là truyện Nôm kiểu: Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Phương Hoa,
Lý Công, Hoàng Trừu. Một loại là những truyện Nôm kiểu: Truyện Kiều, Hoa tiên,
Sơ kính tân trang, Phan Trần, Nhị độ mai, Tây sương… Loại truyện trên có thể gọi
là truyện Nôm bình dân, loại dưới có thể gọi là truyện Nôm bác học. Truyện Nôm
bác học phần lớn có tên tác giả, chỉ có số ít là khuyết danh. Nói chung, tác giả của
truyện Nôm bác học là những người thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc, có trình độ
uyên bác, có quá trình tu dưỡng nghệ thuật. Hầu hết loại truyện này được viết dựa


23
theo những cốt truyện trong văn học cổ Trung Quốc, cá biệt mới có truyện được nhà
thơ hư cấu, sáng tác. Nội dung của nó có nhiều mặt phong phú, tiến bộ đồng thời
cũng ghi lại dấu ấn đậm nét những mâu thuẫn và hạn chế trong thế giới quan và
nhân sinh quan của tác giả vốn thuộc là những người thuộc tầng lớp trên. Về nghệ
thuật, một mặt thì những tác phẩm này được gia công trau chuốt nhiều, nhà thơ tỏ ra
có một trình độ nghề nghiệp khá điêu luyện. Mặt khác, ơ những mức độ khác nhau
trong từng tác phẩm, nó lại có tính chất cầu kỳ, kiểu cách như nhà thơ sử dụng chất
liệu ấy trong thơ ca Trung Quốc, nhiều từ Hán Việt, nhiều điển cố, điển tích…
Truyện Nôm bác học được sáng tác theo phương thức văn học thành văn, là những
tác phẩm để xem, để đọc chứ không phải để kể. Điều đó chi phối cách xây dựng cốt
truyện, cách miêu tả nhân vật, miêu tả các biến cố, các sự kiện của nó.
Truyện Nôm bình dân hầu hết là những truyện khuyết danh. Chúng ta ít có hy

vọng tìm được tác giả của loại truyện này. Căn cứ vào trình độ học vấn và trình độ
tư duy nghệ thuật, căn cứ vào cách nhìn nhận những vấn đề nhân sinh và xã hội thể
hiện trong truyện, chắc chắn tác giả của nó không phải thuộc tầng lớp trên, mà
thuộc tầng lớp dưới. Họ là những nho sĩ bình dân, phần lớn là các ông đồ ngồi dạy
học, rải rác trong nông thôn ta ngày xưa. Những tác giả này cũng học thánh kinh
hiền truyện nhưng không đỗ đạt, không làm quan. Tư tương của họ có mặt chịu ảnh
hương của tư tương phong kiến, song về cơ bản vẫn gần gũi với tư tương của nhân
dân lao động, sống gần gũi với người lao động, và có khi bản thân họ cũng là người
lao động, xuất thân trong môi trường lao động. Hình ảnh của những anh hàn sĩ
nghèo có phẩm chất tốt đẹp, sống một cuộc đời cơ cực, về sau được những người vợ
hiền nuôi cho ăn học (như: Phạm Công, Tống Trân, Phạm Tải…), có mang bóng
dáng cuộc đời của bản thân tác giả. Truyện Nôm bình dân thường được viết dựa
theo những truyện cổ dân gian của ta, chứ không phải dựa theo cốt truyện của Trung
Quốc như truyện Nôm bác học. Về quá trình sáng tác của truyện Nôm bình dân
cũng có những đặc điểm khác với quá trình sáng tác của truyện Nôm bác học.


24
Truyện Nôm bình dân được sáng tác theo thể kể là chính chứ không phải xem hay
để đọc…
Qua một số ý kiến tìm hiểu về vấn đề phân loại truyện Nôm như trên, chúng ta
thấy nổi lên hai khuynh hướng cơ bản: Một đằng là phân loại truyện Nôm thành
truyện Nôm khuyết danh và truyện Nôm hữu danh, một đằng là phân chia thành
truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học. Khuynh hướng phân loại truyện Nôm
bình dân và truyện Nôm bác học rõ ràng là chiếm ưu thế và được nhiều người chấp
nhận hơn cả.
Cũng nói về vấn đề phân loại trên thì Trần Đình Hượu trong cuốn Nho giáo và
văn học Việt Nam trung cận đại, ơ bài Bàn về Nguyễn Đình Chiểu người nghệ sĩ từ
và trong truyện Nôm cũng đã thừa nhận việc phân chia truyện Nôm thành truyện
Nôm bình dân và truyện Nôm bác học. Ông viết: “Phải nói rằng cho đến Nguyễn

Đình Chiểu, một số lượng đáng kể các truyện Nôm mà ngày nay nhiều nhà nghiên
cứu chia ra hai loại bác học vá bình dân đã xuất hiện làm cho thể loại đó gần như ổn
định, có nề nếp và ít nhiều đã hình thành một thứ khuôn khổ, khuynh hướng”[23;
182].
Tuy nhiên Trần Đình Hượu đã dựa vào các truyện Nôm trên cơ sơ các cốt
truyện đặc biệt là về mặt nội dung và lịch sử, đã gọi một số truyện Nôm là tài tử giai
nhân để phân biệt với các loại truyện Nôm khác. Tác giả viết: “Suốt trong thời kì
truyện Nôm ra đời, có lẽ là từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, cốt truyện cho truyện
Nôm, dầu là bác học hay bình dân, thường được lựa chọn là sự chung thủy của một
đôi trai gái. Hai nhân vật chính trải qua những tình tiết hội ngộ, gặp trắc trơ, chịu
gian nan để giữ chung thủy, cuối cùng được đoàn viên hương hạnh phúc. Sự khác
nhau giữa các truyện có khi thành loại truyện là khá lớn, không những khác nhau về
tính cách của nhân vật mà còn khác nhau về nội dung lòng chung thủy theo tình yêu
hay theo nghĩa vợ chồng. Sự khác nhau đó kéo theo sự khác nhau về nhiều mặt.
Giữa các truyện Nôm như vậy tôi nghĩ rằng có một loại đáng đặc biệt lưu ý về mặt


25
nội dung và về mặt lịch sử. Để phân biệt với các truyện Nôm khác tôi gọi loại này là
“truyện Nôm tài tử giai nhân”, loại truyện Nôm này chiếm hầu hết các truyện Nôm
bác học theo cách phân loại của nhiều người hiện nay và cốt truyện của nó hầu hết
cũng lấy từ kho tàng tiểu thuyết Trung Quốc”[23; 182].
Khi bàn về truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, Trần Đình Hượu đã có cái
nhìn mới mẽ. Tác giả cho rằng: “Nguyễn Đình Chiểu không chọn cách diễn Nôm
một chuyện nước ngoài mà tự đặt lấy cốt truyện, ông cần và có thể gửi gắm vào đó
nhiều điều hơn. Truyện Nôm của ông có rất nhiều sắc thái tự truyện, chứa chất rất
nhiều ước mơ thầm kín của tác giả”[23; 184]. Tác giả còn cho rằng truyện Nôm của
Nguyễn Đình Chiểu “sáng tác không phải vì tác giả bị hấp dẫn bằng một câu
chuyện, không phải là dịp để trổ tài kể chuyện, tả cảnh tả tình. Nguyễn Đình Chiểu
trao cho truyện Nôm cả chức năng của văn chương Chính đạo, kể chuyện để nêu

gương, trình bày biện luận để giáo dục”[23; 193].
Tán thành với quan điểm của Trần Đình Hượu, chúng tôi muốn nhìn nhận
truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu căn cứ thêm vào đặc điểm loại hình. Có thể
gọi truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu là loại truyện Nôm Chính đạo (chữ dùng
của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện ngay trong truyện Nôm của ông).
1.1.2. Hành trình của thể loại truyện Nôm
1.1.2.1. Văn học chữ Nôm và thể loại truyện Nôm
Khi bàn về nguồn gốc chữ Nôm có nhiều ý kiến giải thích rằng, chữ Nôm –
cách cấu tạo chữ Nôm “có thể” manh nha ló dạng từ những năm đầu khi người
Trung Hoa chinh phục đất Giao Chỉ (Miền Bắc Việt Nam) và đặt nền đô hộ trên các
bộ lạc người Việt vào đầu Công Nguyên. Vì ngôn ngữ khác biệt, những “chữ Nôm”
đầu tiên xuất hiện vì nhu cầu ghi địa danh, tên người hoặc những khái niệm không
có trong Hán văn. Song chứng cứ còn lưu lại hết sức ít ỏi, khó kiểm chứng được
một cách chính xác.


26
Phạm Huy Hổ trong “Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào?” thì cho rằng chữ
Nôm có từ thời Hùng Vương. Văn Đa cư sĩ Nguyễn Văn San lại cho rằng chữ Nôm
có từ thời Sĩ Nhiếp cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ II. Nguyễn Văn Tố dựa vào hai
chữ “bố cái” trong danh xưng “Bố cái đại vương” do nhân dân Việt Nam suy tôn
Phùng Hưng mà cho rằng chữ Nôm có từ thời Phùng Hưng thế kỷ thứ VIII. Ý kiến
khác lại dựa vào chữ “cồ” trong quốc hiệu “Đại Cồ Việt” để cho rằng chữ Nôm có
từ thời Đinh Tiên Hoàng.
Trong một số nghiên cứu vào thập niên 1990, các tác giả căn cứ vào đặc điểm
cấu trúc nội tại của bản chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và tiếng
Việt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đã đi tới kết luận
rằng âm Hán Việt (âm của người Việt đọc chữ Hán) ngày nay bắt nguồn từ thời nhà
Đường – nhà Tống thế kỷ thứ VIII – IX. Và nếu âm Hán Việt có từ thời Đường,
Tống thì chữ Nôm không thể ra đời trước khi cố định cách đọc Hán Việt, và chỉ có

thể ra đời sau khoảng thế kỷ thứ X, khi người Việt thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc
với chiến thắng của Ngô Quyền vào năm 938. Bước sang thời kỳ tự chủ, bắt đầu
vào thế kỷ thứ X chữ Nôm được hoàn chỉnh dần và mãi đến thế kỷ thứ XIII-XV mới
phát triển mạnh mẽ trong văn chương.
Nói về văn học chữ Nôm, trong kho tàng truyện kể dân gian, truyện cổ tích,
đặc biệt là truyện cổ tích thần kỳ, với nội dung đấu tranh xã hội, đấu tranh giai cấp,
là ngọn nguồn ảnh hương trực tiếp và sâu sắc đối với sự hình thành và phát triển
thể loại truyện Nôm. Cũng như truyền thống yêu nước trong phần lớn các thần thoại
và truyền thuyết đã soi rọi vào tinh thần loại diễn ca lịch sử, truyện lịch sử trong văn
học viết. Ảnh hương nói trên đã góp phần khẳng định địa vị làm nền tảng cho văn
học sử dân tộc của bộ phận văn học dân gian. Ảnh hương đơn giản, dễ dàng nhận
thấy nhất là nhiều truyện cổ tích đã trơ thành nguồn gốc, đề tài và cốt truyện cho
khá nhiều truyện Nôm. Những truyện như Thạch Sanh, Phạm Tải Ngọc Hoa, Lưu


×