Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Bắc Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.61 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------------------

TRẦN THỊ ÁNH

ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN BẮC SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


2

NGHỆ AN - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
----------------------

TRẦN THỊ ÁNH

ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN BẮC SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐINH TRÍ DŨNG


4

NGHỆ AN - 2012


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Từ 1986 đến nay, trong xu thế đổi mới của văn học nói chung, thể
loại truyện ngắn đã tạo được những dấu ấn trong lòng người đọc. Nguyễn Bắc
Sơn là một cây bút mới gia nhập làng truyện ngắn. Tìm hiểu đặc trưng nghệ
thuật truyện ngắn Nguyễn Bắc Sơn chúng ta sẽ hiểu hơn bức tranh phong phú
của truyện ngắn sau 1986, qua đó góp phần hiểu rõ hơn tiến trình đổi mới của
văn học Việt Nam.
2. Trong những năm gần đây Nguyễn Bắc Sơn được xem là một cây bút
mới và khá đặc biệt trong làng văn Việt Nam. Ông mê văn từ những ngày còn
làm nghề giáo, vào quân đội rồi làm cán bộ quản lý, lăn lộn thực tế, ông đã
sáng tác các thể loại từ bút ký, truyện ngắn, rồi viết tiểu thuyết. Nguyễn Bắc
Sơn đã tạo được tiếng vang ở thể loại tiểu thuyết với cuốn Luật đời và cha
con, Lửa đắng. Truyện ngắn của ông khiêm tốn hơn, nhưng không phải không
có những đóng góp. Và cho đến nay, truyện ngắn của ông chưa thực sự được
quan tâm. Đề tài của chúng tôi mong muốn góp phần làm rõ hơn sự nghiệp
văn học Nguyễn Bắc Sơn ở phương diện này.
3. Truyện ngắn là thể loại được giảng dạy nhiều trong nhà trường. Tìm
hiểu đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Bắc Sơn sẽ giúp chúng ta hiểu

hơn về đặc điểm thể loại, góp phần cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu học
tập giảng dạy truyện ngắn sau 1975 trong nhà trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Vốn ôm mộng văn chương từ ngày học phổ thông nhưng lại không đi
theo nghiệp viết lách, Nguyễn Bắc Sơn vẫn nuôi trong mình lòng yêu văn
chương, yêu cái đẹp của cuộc sống, ông đã đến với văn chương như một
"duyên nghiệp". Nguyễn Bắc Sơn tự thấy ông là người sống đến tận cùng cái


6
cuộc sống mà ông đang sở hữu, làm việc cũng hết mình, làm chủ công việc
toàn diện và sâu sắc, và viết văn cũng vậy, ông khẳng định trời còn cho sức
khoẻ là còn viết. Cùng với sự đam mê, tâm huyết lao động, Nguyễn Bắc Sơn
đã cho ra mắt những đứa con tinh thần của mình. Ngoài hai cuốn tiểu thuyết
đặc sắc Luật đời và cha con ra đời vào năm 2005 và Lửa đắng xuất bản lần
đầu vào năm 2008 thì từ năm 1998 ông đã xuất bản 11 đầu sách chủ yếu là
truyện ngắn, bút ký, tiểu luận và những bài báo. Thế nhưng những công trình
nghiên cứu về văn chương của ông còn đang khiêm tốn. Một vài bài viết nhỏ
trên trang báo hay điểm tin truyền hình có đề cập đến; một số khóa luận và
luận văn như: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Luật đời và cha con của
Nguyễn Bắc Sơn (Lục Thị Thảo, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Vinh, 2010);
Đặc trưng tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (Đào Thị Mỹ Dung, Luận văn thạc sĩ,
Đại học Vinh, 2010); Nghệ thuật trần thuật trong hai tiểu thuyết Luật đời và
cha con và Lửa đắng của Nguyễn Bắc Sơn (Hà Thị Thu Trang, Khóa luận tốt
nghiệp, Đại học Vinh, 2011).
Trên Evan, bài viết Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn: Có thứ luật bất thành
văn đã phần nào cho thấy chân dung nhà văn. Trong bài phỏng vấn, nhà văn
đã cho người đọc biết phần nào quá trình hình thành những sáng tác của
mình, đồng thời ông cũng mạnh dạn trao đổi quan điểm sáng tác và những
vấn đề xã hội mà ông mạnh dạn đề cập trong tác phẩm. Nhà văn Nguyễn Bắc

Sơn thổ lộ trong Tổng tập truyện ngắn Việt Nam 1945 - 2005, khi nói về
truyện ngắn Luật đời: "Tôi cũng như anh chị, như mọi người, thất bại ở việc
này, không thành công ở việc khác, chính là do anh ta làm không đúng luật,
chơi không đúng luật, ứng xử không đúng luật. Cho nên trời cho còn viết
được, mỗi cuốn sách của tôi sẽ có một tên riêng, nhưng cùng nằm trong bộ
luật đời".
Trong bài viết Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn nhân ái và bình dị trên blog
của Trần Như Đắc, đã nói ngắn gọn về văn nghiệp của nhà văn Nguyễn Bắc


7
Sơn, bài viết đề cập tới vấn đề tích lũy vốn sống và tư liệu trong những năm
tháng làm việc của nhà văn để viết nên hàng loạt tác phẩm của mình. Tác giả
có lời bình luận "Là một nhà văn đã nổi tiếng và được đánh giá cao trong văn
học đương đại, nhưng Nguyễn Bắc Sơn sống rất bình dị, nhân ái, có thể nói
đọc văn ông là thấy con người ông, nhất là trong mảng truyện ngắn và bút ký,
ông là người thông minh, hài hước, nhưng lại có vẻ lành hiền tốt bụng".
"Văn chương Nguyễn Bắc Sơn thấm đẫm hơi thở cuộc sống và giàu
tình nhân ái". Đó là lời khái quát hết sức sâu sắc của phóng sự Mỗi ngày một
cuốn sách (VTV1, Đài truyền hình Việt Nam) dành để nói về truyện ngắn
Nguyễn Bắc Sơn. Có người gọi Nguyễn Bắc Sơn là lão nhà văn trẻ, nghĩa là
ông bước vào con đường văn chương sau khi đã có 20 năm làm nghề dạy học,
hơn 10 năm làm báo, khi đã về hưu mới đến với nghề văn. Nhưng truyện
ngắn của Bắc Sơn lúc nào cũng trẻ, trẻ đến nỗi khiến cho người đọc tưởng
đang đọc những gì dành cho tuổi hai mươi. Chính bởi nuôi dưỡng cho mình
được vốn sống dày dặn qua những năm trong nghề giáo dục, trong ngành báo
chí "Nghề báo chí xuất bản, gắn với sách vở chữ nghĩa" là niềm đam mê từ
lâu của ông. Chính trong quãng thời gian 10 năm ở Sở Văn hoá Thông tin Hà
Nội, ông đã đến với thực tế đời sống, cọ xát và va đập đến tận cùng với cuộc
đời của một anh công chức ngành văn hoá, chứng kiến nhiều sự kiện quan

trọng trong tiến trình đổi mới của đất nước. Cơ chế thị trường đang xuất hiện,
nhiều giá trị bị đảo lộn, đời sống con người, tư duy và bản lĩnh cũng phải đổi
thay chóng mặt để thích ứng với thời cuộc, vì thế có biết bao bi kịch đau đớn
trong cái đời sống phức tạp ấy. Nguyễn Bắc Sơn đã sống đến tận cùng cuộc
sống đang sở hữu, làm việc hết mình và tích lũy vốn sống hết mình. Chính vì
thế mà truyện ngắn Nguyễn Bắc Sơn thấm đẫm sắc màu cuộc sống. Ông
thường đưa nhân vật đời thường vào trong tác phẩm của mình không theo một
nguyên mẫu nào cả. Nguyễn Bắc Sơn đã có những lý giải hết sức đơn giản


8
cho những số phận trong truyện ngắn của mình, đó là cách hướng con người
sống đúng "luật" trong cuộc sống, sống đúng "luật" chính là thể hiện nhân
cách. Cách lý giải ấy xuất phát từ một cái nhìn rất thiện của một nhà văn đã
từng là nhà giáo.
Báo tiền phong online có bài viết "Nguyễn Bắc Sơn sinh ba". Mới đây
ông lại ra cùng lúc 3 cuốn: Truyện ngắn Nguyễn Bắc Sơn, hai tập bút ký: Gót
thời gian và Người trong tôi. Dày dặn về dung lượng thì chả nói làm gì. Quan
trọng là đọc vào độc giả thấy ấn tượng và ám ảnh. Văn ông trang nhã và
không kém phần sang trọng, ngồn ngộn cái thật đời sống đã được chưng cất
bởi một người nhiều trải nghiệm, nặng lời ghét đời, nhưng cũng rất nặng lòng
với nó.
Thật vinh dự khi tập truyện ngắn Người đàn ông quỳ cùng với tiểu
thuyết Luật đời và cha con đã có mặt trong thư viện của Đại học Harvard
(Mỹ), điều đó khiến tác giả rất vui.
Ngoài những bài viết nêu trên còn có những bài phỏng vấn trao đổi về
tác giả và tác phẩm. Dù không nhiều nhưng qua đó cũng bộc lộ những nội
dung quan trọng giúp cho việc nghiên cứu.
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào có tính chất quy mô về
đóng góp của Nguyễn Bắc Sơn trên lĩnh vực truyện ngắn. Với đề tài "Đặc

trưng nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Bắc Sơn", chúng tôi đi sâu khảo sát,
đánh giá truyện ngắn của ông với hi vọng sẽ góp thêm tiếng nói khẳng định
những đóng góp của Nguyễn Bắc Sơn đối với truyện ngắn Việt Nam sau 1986.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là "Đặc trưng nghệ thuật truyện
ngắn Nguyễn Bắc Sơn" (Trên cả hai phương diện nội dung và hình thức).


9
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Các tập truyện ngắn đã xuất bản:
- Người đàn ông quỳ - Tập truyện ngắn - Nxb hội nhà văn, 2000.
- Quyền được không yêu - Tập truyện ngắn - Nxb Hội nhà văn, 2000.
- Thực hư - Tập truyện ngắn - Nxb Hội nhà văn, 1998.
- Luật đời - Tập truyện vừa và ngắn - Nxb Thanh niên, 2004.
- Nguyễn Bắc Sơn truyện ngắn - Tập truyện ngắn - Nxb Văn học Trung
tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2010.
Văn bản chủ yếu mà chúng tôi đi sâu khảo sát là tập truyện ngắn
Nguyễn Bắc Sơn truyện ngắn - Nxb Văn học - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ
Đông Tây, 2010.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Tìm hiểu bức tranh chung của truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Đặt
truyện ngắn Nguyễn Bắc Sơn trong bối cảnh sáng tác sau đổi mới để thấy
được những đóng góp của tác giả.
4.2. Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Bắc Sơn để làm nổi bật những nét
độc đáo trên một số phương diện nội dung.
4.3. Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Bắc Sơn để làm nổi bật những nét
độc đáo trên một số phương diện nghệ thuật.
5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp phân loại - thống kê
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đặt truyện ngắn Nguyễn Bắc Sơn trong bối cảnh chung của
truyện ngắn Việt Nam sau 1986 để khảo sát, phân tích, qua đó chỉ ra những
điểm độc đáo của nhà văn trên phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.


10
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được triển khai trên 3 chương:
Chương 1. Truyện ngắn Nguyễn Bắc Sơn trong bức tranh chung của
truyện ngắn Việt Nam sau 1986.
Chương 2. Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Bắc Sơn trên
phương diện đề tài và nội dung cảm hứng.
Chương 3. Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Bắc Sơn trên một
số phương diện hình thức nghệ thuật.


11
Chương 1
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN BẮC SƠN TRONG BỨC TRANH CHUNG
CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1986
1.1. Khái lược về thể loại truyện ngắn
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn
Truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ. Hiện có nhiều cách hiểu khác
nhau về truyện ngắn, có thể trình bày gọn lại mấy cách như sau:
Nhóm 1: Tiêu biểu là K.Pauxtopxki (Nhà văn Nga). Ông xác định

truyện ngắn là truyện viết ngắn gọn, trong đó "cái không bình thường hiện ra
như một cái gì bình thường, và cái gì bình thường hiện ra như một cái gì
không bình thường". Ông đã nhấn mạnh đến "yếu tố bất bình thường, đột
biến". Sự đan xen giữa hai yếu tố này chính là sự đan xen giữa cái hợp lý và
phi lý, logic và phi logic trong đời sống, mà bản thân nghệ thuật cũng chứa
đựng điều đó. Quan niệm về truyện ngắn như thế ta còn có thể tìm thấy trong
các sáng tác của các nhà văn cổ điển như O.Henry, J.Lơnddo, E.Hêminguê,
W.Phôncono, F.Kafka… Trong văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta cũng tìm
thấy những dẫn chứng mô tả cho quan điểm này như trong sáng tác của một
số nhà văn như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Huy Thiệp, Lê Minh Khuê…
Nhóm 2: Nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng "Mỗi truyện ngắn là một
trường hợp... Trong quan hệ giữa con người và đời sống, có những khoảnh
khắc nào đó, một mối quan hệ nào đó được bộc lộ. Truyện ngắn phải nắm bắt
được cái trường hợp ấy. Trường hợp ở đây là một màn kịch chớp nhoáng, có
khi là một trạng thái tâm lý, một biến chuyển tình cảm kéo dài chậm rãi trong
nhiều ngày. Nhưng nhìn chung thì vẫn có thể gọi là trường hợp". Trường hợp
theo ý kiến của Nguyễn Kiên chính là tình huống.


12
Nhóm 3: Nguyễn Công Hoan thì lại có quan niệm khác về truyện ngắn
"mỗi truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng
chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu dùng tiếng có
cân nhắc… Muốn truyện ấy là truyện ngắn, chỉ nên lấy một trong ngần ấy ý
làm ý chính, làm chủ đề cho truyện… Những chi tiết trong truyện chỉ nên
xoay quanh chủ đề ấy thôi". Nguyễn Công Hoan đặc biệt chú trọng tới vai trò
của chi tiết.
Một ý kiến khác của nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng "Truyện ngắn là
một bộ phận của tiểu thuyết nói chung", vì thế "không nên nhất thiết trói buộc

truyện ngắn những khuôn mẫu gò bó. Có truyện viết về cả đời người lại có
truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua".
Trong nghiên cứu văn học đang có rất nhiều cách hiểu về thể loại này,
vì thế để có được một cách hiểu đầy đủ nhất quán về nó là một công việc hết
sức khó khăn. Từ góc độ nghiên cứu theo yêu cầu mục đích và thực tế của đề
tài, chúng tôi thống nhất với khái niệm của nhóm biên soạn Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) trong cuốn Từ điển thuật ngữ
văn học, NXB Giáo dục năm 2006: "Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ. Nội
dung thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời
tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn viết ra để
tiếp thụ liền một mạch liền một hơi không nghỉ".
Với đặc điểm nổi bật là ngắn, nên nó thường hướng người độc tới một
khoảnh khắc, một lát cắt của đời sống cũng như những mối quan hệ của đời
sống nhân sinh. Truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện nên có thể xem nó
là thể loại đối lập với tiểu thuyết.
"Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời
gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về
cuộc đời và con người. Kết cấu của truyện ngắn thường xây dựng theo


13
nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp liên tưởng của truyện ngắn
là chấm phá".
Theo nhóm tác giả này, yếu tố quan trọng nhất của thể loại này là tính
cô đúc, mặc dù là "cỡ nhỏ" nhưng có sức chứa những nội dung lớn và tạo
được chiều sâu.
1.1.2. Ưu thế của truyện ngắn
Trong bức tranh chung của công cuộc đổi mới, văn học đang chuyển
mình tìm lối đi để phản ánh kịp thời, nhanh nhạy những biến cố đa dạng của
cuộc sống mới. Do vậy mà các thể loại văn học có sự vận động và phát triển,

văn xuôi cũng có những khởi sắc, trong đó truyện ngắn vốn là một thể loại
nhanh nhạy và đa dạng. Truyện ngắn nhanh chóng dành được ưu thế.
Là một thể loại tự sự, truyện ngắn có những đặc trưng riêng về tính
chất về dung lượng. Với hình thức gọn, truyện ngắn phù hợp với nhu cầu đọc
của độc giả thời nay. Vốn là một thể loai tự sự cỡ nhỏ nhưng truyện ngắn lại
có sức bao chứa lượng thông tin lớn và đi sâu vào những vấn đề lớn của xã
hội, có khả năng làm nóng lên đời sống văn chương. Nó được ví là thể loại có
"nội khí một lời mà thiên cổ, một gợi mà trăm suy".
Là "một lát cắt của đời sống" như giọt nước nhỏ dung chứa cả đại dương,
truyện ngắn là thể loại năng động trong việc đáp ứng những nhu cầu của thời đại
thị trường. Bất cứ câu chuyện nào đều viết thành được truyện ngắn, những truyện
ngắn hay lại dễ để lại dư âm và ám ảnh trong lòng người đọc.
Truyện ngắn ra đời gắn chặt với hoạt động báo chí nên thu hút đươc
đông đảo lực lượng sáng tác và dễ đến với độc giả. Từ sau 1975 đã có một lực
lượng nhà văn hùng hậu trong sáng tác truyện ngắn. Từ thế hệ Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Kiên, Ma Văn Kháng, Xuân Thiều, Nguyễn Khải… đến lớp
nhà văn trẻ hơn Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Thiều,
Phan Thị Vàng Anh, Lê Minh Khuê, Lý Lan, Dạ Ngân, Trần Thùy Mai,


14
Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo… và gần đây có Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn
Ngọc Tư và nhiều cây viết trẻ thế hệ 8X như Trần Thu Trang, Trang Hạ,
Keng, Trương Quế Chi, Từ Nữ Triệu Vương, Lê Minh Nguyệt, Phan Ý Yên…
đang dần khẳng định sức viết trên văn đàn.
Làm nên sự thành công cho truyện ngắn Việt Nam hiện đại, không thể
không nói đến sự đóng góp đáng kể của các cây bút truyện ngắn Việt Nam hải
ngoại, qua cuốn 20 năm truyện ngắn Việt Nam hải ngoại 1975 - 1995, Nxb Đại
Nam, USA, 1995 (do nhà thơ Đặng Tiến từ California gửi về), qua những tập
truyện ngắn của Kiệt Tấn (Pháp), Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hoài Mỹ, Nguyễn Thị

Hoàng Bắc, Phan Thị Trọng Tuyến, Trần Thị Kim Lan, Trần Diệu Hằng, Lê
Thị Huệ….Họ là những nhà văn có đóng góp đáng kể cho bộ mặt truyện ngắn
Việt Nam hải ngoại sau 1975, góp phần đẩy nhanh truyện ngắn Việt Nam trên
quá trình hiện đại hóa và hội nhập với truyện ngắn thế giới.
Truyện ngắn Việt Nam đã trải qua những giai đoạn lịch sử phát triển và
ngày một cách tân để phù hợp với nhu cầu phát triển thời hiện đại. Cùng với
những ưu thế nhất định của thể loại, nó đã trở thành món ăn tinh thần không
thể thiếu của công chúng.
1.2. Bối cảnh lịch sử xã hội và bức tranh chung của truyện ngắn
sau 1986
1.2.1. Bối cảnh xã hội
Thế kỷ XX là thế kỷ nhiều biến động trong lịch sử dân tộc. Đại thắng
mùa xuân 1975 đã đưa lịch sử dân tộc ta bước vào một thời đại mới, đánh dấu
bước ngoặt trong sự vận động và phát triển, đưa Tổ quốc ta bước vào kỷ
nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, sau khi tận hưởng niềm
vui bất tận đó, đất nước ta phải đối diện với nhiều thử thách cam go không
kém phần khốc liệt. Hậu quả của tàn tích chiến tranh in dấu trên tất cả các vấn
đề của đời sống: cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề, kinh tế kém phát triển lại


15
càng nghèo nàn hơn và đặc biệt là mất mát về con người trong cuộc chiến.
Con người bước ra khỏi chiến tranh còn nhiều bỡ ngỡ, tâm lý chưa bắt kịp với
cơ chế thị trường, cùng với những mặt trái của cơ chế xã hội cũ…làm cho
cuộc sống và việc quản lý xã hội gặp nhiều khó khăn.
Sớm nhận ra những biến động ấy, Đại hội VI của Đảng (1986) với
những quyết nghị quan trọng về đổi mới đất nước, trên tinh thần "nhìn thẳng
vào sự thật", "đổi mới tư duy"… đã thực sự đưa đất nước tiến lên, vươn tới
khung trời của hội nhập và các giá trị mới, đưa tư duy con người Việt Nam
sang hệ hình tư duy mới, lấy những giá trị nhân văn, nhân bản làm cốt lõi. Toàn

cầu hóa và kinh tế thị trường là một diễn biến mạnh mẽ, cuốn đất nước ta sau
đổi mới vào vòng phát triển và hội nhập, mang tính quy luật của thế giới. Thế
giới quan, nhân sinh quan và quan niệm thẩm mĩ của con người dần thay đổi
theo những biến chuyển của văn hóa, lịch sử xã hội. Con người mới với tư duy
và mĩ cảm mới, với những thị hiếu mới trong bối cảnh mới của cấu trúc lịch sử
xã hội, văn hóa là những tiền đề có tính căn bản cho sự vận động của văn học
Việt Nam. Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng đã khẳng định quyết tâm đổi mới
toàn diện với những biến đổi mạnh của đời sống xã hội trên tinh thần khoa học
và cách mạng. Mặt trận kinh tế cùng với văn hóa tư tưởng đều được đổi mới
đồng bộ, và văn học cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Trong bối cảnh xã hội được dân chủ hóa, đời sống văn học dần mang
sắc diện mới trong quan niệm và cách đánh giá. Sự đa dạng về nhu cầu và thị
hiếu của người đọc được tôn trọng, thị trường văn học được hình thành theo
đúng quy luật vừa rộng rãi vừa khắc nghiệt của cung - cầu. Từ đó đòi hỏi
những người làm công tác sáng tác và nghiên cứu văn học cũng phải bắt nhịp
kịp với đời sống cả về tư duy lẫn hành động. Mỗi người tìm cho mình một thể
loại phù hợp để ươm mầm tài năng và đáp ứng nhu cầu văn học của thời đại.
Truyện ngắn nhờ vào những điều kiện thích hợp ấy mà lên ngôi, đứng vào vị


16
thế hàng đầu trong những thể loại văn học hiện đại và sớm gặt hái đươc thành
quả nổi bật.
Văn học sau 1986 đã chuyển từ một nền văn học sử thi sang một nền
văn học quan tâm nhiều hơn đến đời tư cá nhân con người. Văn học không
còn độc tôn cảm hứng chính trị, âm hưởng anh hùng ca của thời đại đánh giặc
cứu nước, thay vào đó là muôn mặt của cuộc sống đời thường. Văn học bám
sát vào hiện thực đời sống thay cho những biểu hiện đơn điệu một chiều trước
đó. Văn chương thực sự phản ánh đúng trạng thái tâm lý con người, qua đó
can dự trực tiếp vào đời sống xã hội. Tinh thần "cởi trói", "nhìn thẳng vào sự

thật", "viết đúng sự thật" trong văn học đã làm nên những đổi mới mạnh mẽ
sâu sắc và toàn diện.
Văn học vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa mang tính nhân bản
và nhân văn sâu sắc. Văn học hướng nội nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn tới số
phận con người cá nhân trong mọi hoàn cảnh của đời sống; có nhiều tìm tòi
mới về nghệ thuật thể hiện.
Nền kinh tế thị trường đã có tác dụng tương đối tích cực đối với văn
học, nhiều ngòi bút tài năng tìm được thế mạnh để sáng tác và văn học đáp
ứng được yêu cầu, đòi hỏi mới của người đọc hôm nay. Sự tự ý thức phải thay
đổi từ phía đội ngũ sáng tác cùng với những yêu cầu đổi mới văn học đã tạo
tiền đề cho văn học Việt Nam chuyển mình.
1.2.2. Bức tranh chung của truyện ngắn Việt Nam sau 1986
Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước của Đảng ta từ 1986, nền
văn học nước nhà có những bước chuyển mình sâu sắc. Văn học vận động
theo hướng dân chủ hóa, đổi mới quan niệm về nhà văn, về văn học, về con
người, phát huy phong cách sáng tạo và những thể nghiệm mới của nhà văn.
Trong hoàn cảnh lịch sử có nhiều thuận lợi, sự giao lưu văn hóa với các nước
trên thế giới được mở rộng cùng với truyền thống từ ngàn xưa của nền văn


17
học dân tộc, thể loại truyện ngắn từ sau 1986 với những ưu thế nhất định đã
giúp nó lên ngôi trở thành mũi nhọn của văn học Việt Nam sau đổi mới.
- Dân chủ hóa đời sống văn học
Dân chủ hóa trong quan niệm văn học
Văn học thời kỳ 1945 - 1975 do phát triển trong hoàn cảnh đất nước
chiến tranh nên được xem như một công cụ chính trị, một vũ khí tư tưởng cổ
vũ cho những sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc. Thì nay, nền kinh tế thị
trường tất yếu dẫn đến lối sống đa chiều, không còn thuần khiết đơn giản, vô
tư như trước nữa mà có nhiều phức tạp nhiêu khê và rối rắm. Cách nhìn văn

học như một vũ khí tuyên truyền cho chủ trương đường lối chính trị về cơ bản
được giải tỏa, cách chỉ đạo lãnh đạo đường lối văn nghệ cũng được nhìn nhận
lại. Văn học trở lại đúng nghĩa một hình thái xã hội đặc thù, nó phát ngôn cho
đời sống và nhu cầu thẩm mỹ của cá nhân con người. "Văn học gắn bó với
hiện thực, nhưng không chỉ phản ánh về hiện thực mà còn suy nghĩ về hiện
thực. Đối tượng phản ánh của văn học không chỉ có xã hội mà còn là con
người với tất cả sự phức tạp và bí ẩn của nó. Tính chất mỹ văn của văn
chương được nhấn mạnh" [1,148].
Quan niệm về văn học chịu sự chi phối của nhu cầu xã hội và phong
cách của nhà văn. Nhà văn không tìm đến những gì quá cao siêu, mỹ lệ mà
cần xem văn chương như một nhu cầu bình thường của đời sống, viết về
những giá trị có trong đời thường với cái nhìn chân thực và gần gũi. Đổi mới
quan niệm về văn học giúp nhà văn có một tâm thế mới, chủ động hơn trong
quá trình sáng tác.
Tinh thần dân chủ trong đánh giá văn học cũng biểu hiện rõ rệt. Văn
học thoát khỏi tính mô phạm của một thời kỳ sử thi kéo dài, văn học giai đoạn
này vẫn được nhìn nhận dưới mẫu số chung là cảm hứng nhân văn, nhân bản,
lấy con người làm đối tượng cơ bản để phục vụ. Tuy nhiên, sự đánh giá về


18
văn học cởi mở hơn trước, quan niệm về cái đẹp không tuyệt đối bất biến mà
nhiều thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Có nhiều giá trị văn chương mà
lâu nay bị coi nhẹ, lãng quên hoặc xem là "vùng cấm" thì nay được đánh giá
lại, tính chất "giải thiêng" trong văn học được khai thác triệt để.
Dân chủ hóa đời sống văn học
Chủ trương đổi mới năm 1986 đã thổi một luồng sinh khí mới vào đời
sống văn học, văn hóa xã hội. Nhạy cảm với những vấn đề của đời sống, giới
tri thức, văn nghệ sỹ đã có những suy nghĩ mới, tìm tòi sáng tạo mới tạo điều
kiện cho văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng phát triển mạnh mẽ.

Về phương diện sáng tác, văn học sau đổi mới phát huy những ưu thế
trong giai đoạn lịch sử mới. Từ nền văn học sử thi chuyển mình sang nền văn
học hậu chiến với biết bao vấn đề cần được quan tâm, nhà văn có cơ hội thỏa
sức khai thác mọi đề tài mà mình đã lưạ chọn, từ đó bộc lộ tài năng trong sáng
tác nghệ thuật. Văn học nói nhiều đến cái dung dị đời thường cụ thể qua số
phận cá nhân, thậm chí những cái xấu, những mặt trái của xã hội cũng được
khai thác. Văn học thực sự được "cởi trói", nhà văn sáng tác bằng chính tài
năng cùng với tinh thần tôn trọng văn chương và tôn trọng người đọc. Chính
vì vậy mà dấu ấn cá nhân trong sáng tác nghệ thuật được thể hiện rõ rệt.
Mối quan hệ giữa văn học và công chúng cũng có nhiều thay đổi. Nhu
cầu của người đọc đối với sáng tác văn học được tôn trọng, mọi người có
quyền được thưởng thức theo thị hiếu của mình. Thị trường văn học cũng
được hình thành theo quy luật cung cầu vì thế quá trình sáng tác của nhà văn
ít nhiều bị chi phối.
Mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc: nhà văn không còn đứng ở vị thế
cao hơn mà "giáo dục", "tuyên truyền" cho người đọc mà họ đứng gần hơn
trong tư cách "một người bạn tâm tình". Người đọc đứng ngang hàng với nhà
văn, bộc lộ quan điểm thị hiếu riêng của mình, làm chủ trong nhu cầu tiếp
nhận văn học.


19
Phương diện phê bình sau đổi mới cũng có nhiều chuyển biến tích cực
mang tinh thần hiện đại, tính chất đối thoại xuất hiện ngày càng nhiều, văn
hóa phê bình mang diện mạo của tinh thần dân chủ rõ rệt.
- Đổi mới tư duy nghệ thuật, quan niệm và cảm hứng văn học
Đổi mới tư duy nghệ thuật
Sau 1986, cùng với công cuộc đổi mới văn học của Đảng và nhu cầu
thẩm mỹ của người đọc, văn học nước nhà đã có sự cách tân. Đổi mới văn
học phải bắt đầu từ sự đổi mới về tư duy của người nghệ sỹ.

Trong nền văn học kháng chiến, tư duy sử thi luôn chiếm ưu thế đã ăn
sâu vào đời sống tâm lý, tình cảm của con người thời chiến. Trong hoàn cảnh
đất nước đang "muôn triệu trái tim chung một tiếng nói" văn học chủ yếu là
những áng anh hùng ca cổ vũ, hiệu triệu cho tinh thần đánh giặc, thống nhất đất
nước của cả dân tộc. Con người sử thi đẹp đẽ lộng lẫy, hiên ngang trong tư thế
ra trận, họ là những viên ngọc sáng lấp lánh không tỳ vết sống cho mục tiêu và
lý tưởng cao cả của Đảng và dân tộc. Họ được viết với những ngôn từ đẹp đẽ
tráng lệ, đầy chất thơ để thể hiện cái đẹp vượt lên trên đời thường đâm tính lý
tưởng (Mảnh trăng cuối rừng, Những đứa con trong gia đình…). Sau 1975, văn
xuôi tập trung đi vào đời sống cá nhân con người với nhiều vấn đề như tình
yêu, khát vọng, những nhu cầu thường nhật, nhu cầu phát triển cá tính của con
người trong đời sống hiện đại. Tư duy sử thi được thay thế bằng tư duy tiểu
thuyết, đậm tính đời thường và văn học lúc này mang tính đối thoại rộng rãi.
Văn học từ sau 1980 đã hình thành khuynh hướng "văn xuôi thế sự", các nhà
nghiên cứu gọi đó là văn xuôi đời thường. Văn học có thể viết về mọi chuyện,
kể cả những phiền toái trong cuộc sống như Con chó và vụ ly hôn của Dạ Ngân,
viết về thế giới "vi mô" của đời sống tâm hồn con người như Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, hay văn học còn mang ân
hưởng phê phán trên tinh thần nhân văn trong một số tác phẩm của các nhà


20
văn: Người không đi cùng chuyến tàu của Nguyễn Quang Thân, Bức tranh của
Nguyễn Minh Châu, Gió từ miền cát của Xuân Thiều….
Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người
Con người bao giờ cũng là vấn đề trung tâm của một nền văn học, một
giai đoạn văn học. Tư duy văn học mới bao giờ cũng bắt đầu từ việc đổi mới
quan niệm nghệ thuật về con người. Theo ý kiến của Trần Đình Sử: "Quan
niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người
đã được hóa thân vào các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể

hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho hình
tượng nhân vật trong đó".
Con người thời kỳ 1945 - 1975 trong văn học Việt Nam là con người sử
thi, đại diện cho cộng đồng, con người được coi là tinh hoa của cả thời đại.
Con người luôn sống tốt đẹp và nêu gương cho lý tưởng chính trị, cho bản
lĩnh bất khuất kiên cường để chiến đấu và chiến thắng trong chiến tranh.
Nhưng khi trở về với đời sống hậu chiến, bầu không khí hồ hởi không còn
nữa, tất cả lắng lại, chiêm nghiệm để bắt đầu một cuộc sống khác đi. "Một
mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ sống cho đời", cuộc sống mới với nhiều bộn bề
phức tạp, nó mang cái nhìn suy tư và lắng đọng hơn. Chủ thể con người với
những mối quan hệ đa dạng là phạm trù trung tâm của văn học. Sự phong phú
nhiều chiều trong đời sống của họ là cội nguồn của quan niệm đa dạng về con
người trong văn học. Trong vô vàn các mối quan hệ trong đời sống, ở họ dần
dần hình thành nên tính cách các nhân, ý thức cá nhân, nét cá biệt trong đời
sống. Vì thế, con người chung chung trong văn học không còn được đề cao
thêm nữa.
Con người trong truyện ngắn đổi mới phức tạp và lắm mâu thuẫn. Hiện
tượng phân tuyến rạch ròi tốt - xấu, thiện - ác, ta - ngụy… như trong văn học
sử thi không còn phù hợp trong xu thế văn học mới. Bởi lẽ, tất cả sự bề bộn


21
của đời sống đã chi phối mạnh mẽ đến cuộc sống riêng của họ, khiến họ phải
thích nghi phù hợp với mọi sự thay đổi. Vì vậy con người thể hiện tiếng nói
đa thanh của đời sống xã hội.
Đổi mới cảm hứng
Văn học sau 1975 trở về với cuộc sống đời thường, vì thế cảm hứng
truyện ngắn cũng theo đó mà thay đổi, văn học sâu lắng hơn với cảm hứng
phê phán, trào lộng, điềm tĩnh chiêm nghiệm… về cuộc sống một cách đầy
đủ và toàn vẹn hơn. Văn chương hướng tới những vấn đề đời tư và số phận

con người, về vấn đề đấu tranh giữa các giá trị trong thời buổi nền kinh tế
thị trường.
- Đổi mới về bút pháp, giọng điệu, ngôn ngữ
Đổi mới giọng điệu, bút pháp
Sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về con người tất yếu kéo theo sự
thay đổi của giọng điệu. Nếu giọng văn trong văn học 1945 - 1975 mang âm
hưởng hào sảng, lạc quan đầy tinh thần tự hào và cổ vũ chiến đấu thì giọng
điệu của truyện ngắn Việt Nam sau đổi mới có nhiều nét khác biệt. Giọng văn
nghiêng nặng về lý giải và phân tích cuộc sống và tâm lý con người. Trong
một tác phẩm truyện ngắn có sự đan xen của nhiều giọng: giọng điềm tình,
giọng suy tư, giọng hào sảng, giọng phê phán, giọng triết lý… Sự linh hoạt đó
của giọng điệu giúp cho việc thể hiện sự phức tạp trong đời sống tinh thần
con người và hiện thực đời sống.
Trong văn học, bút pháp được xem là lối viết, cách viết. Văn học giai
đoạn này được viết quan niệm văn học mới, lối viết điềm tĩnh hơn, sâu sắc hơn,
để chiêm nghiệm những giá trị của cuộc sống, đậm tính nhân văn nhân bản.
Đổi mới về ngôn ngữ
Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ, ngôn ngữ nhân dân được xem
là cội nguồn của ngôn ngữ nghệ thuật. Ở giai đoạn 1945 - 1975 do xác định


22
văn học là để phục vụ cho đời sống chính trị xã hội, văn học mang tính đại
chúng. Từ đó, ngôn ngữ nghệ thuật giai đoạn này giản dị, trong sáng, hình
thức câu văn gọn, dễ đọc, dễ hiểu.
Bước sang thời kỳ đổi mới "chất thơ" giảm đi, "chất văn xuôi" trong
văn học tăng lên, đòi hỏi sự thay đổi về ngôn ngữ văn học. Ngôn ngữ văn
xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng trong thời kỳ này không còn viết để
vuốt ve người đọc. Ngôn ngữ trở nên đa dạng, gần gũi trong giọng điệu và thô
ráp trong từ ngữ.

1.3. Nhìn chung về sự nghiệp văn học Nguyễn Bắc Sơn
1.3.1. Vài nét về con người
Nguyễn Bắc Sơn là một gương mặt mới trong làng truyện ngắn Việt
Nam. Ông có năng khiếu văn chương từ nhỏ nhưng mãi tới lúc về già mới có
điều kiện viết văn và viết không ngừng nghỉ. Nhờ vào tinh thần lao động
nghiêm túc cùng với lòng say mê nghệ thuật nhà văn Nguyễn Bắc Sơn tạo
được sắc thái và diện mạo riêng trong các sáng tác của mình.
Nguyễn Bắc Sơn tên khai sinh là Nguyễn Công Bác, tốt nghiệp khoa
văn trường Đai học Sư phạm Hà Nội năm 1962, ông trở thành thầy giáo dạy
văn ở trường THPT Hoàn Kiếm trong 10 năm liền. Năm 1972, ông gia nhập
quân ngũ, khi đất nước giải phóng ông lại trở về với bục giảng. Từ 1982 đến
1992, ông giữ chức phó hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An - Hà Nội.
Nhiều lần được đề bạt lên làm hiệu trưởng nhưng ông nhất định từ chối, rồi
háo hức khi được mời làm trưởng phòng quản lý báo chí, xuất bản của Sở
Văn hóa Thông tin Hà Nội. Trong thời gian làm báo, ông tích lũy cho mình
một vốn sống dày dặn. Ông đi nhiều, nghe nhiều, cọ xát với đời sống, có thời
gian suy nghĩ và viết. Nguyễn Bắc Sơn đã cho ra đời hàng loạt bút ký, truyện
ngắn và những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng.
Ngày hôm nay, mặc dầu mái tóc đã bạc trắng, sống với tuổi già nhưng
Nguyễn Bắc Sơn vẫn lặng lẽ "ẩn mình" trong căn phòng nhỏ say mê với


23
những trang viết, những bức tranh tự chụp, những pho tượng đá huyền thoại
trong một ngõ nhỏ trên đường Lạc Long Quân, Hà Nội. Thi thoảng ông vẫn
tham gia những chuyến đi, ông bảo "đi để làm mới mình, làm mới cảm xúc,
tích lũy vốn sống".
Tuổi tác và thời gian không làm mất đi dáng vẻ phong lưu và trẻ trung
của một tâm hồn nghệ sỹ. Ông có một sức trẻ hiếm thấy và một sức khỏe dẻo
dải, vì thế mà niềm yêu thích ngao du để tìm tòi cái mới và khám phá cuộc

sống luôn kích thích ông sáng tạo. Ông khao khát được viết, viết nhiều hơn
bây giờ, viết để còn để lại cho muôn đời sau đọc nữa. Tinh thần say mê lao
động ấy thật khiến cho người ta thêm ngưỡng mộ và trân trọng. Ở ông hiện
hữu một tâm hồn nồng hậu, yêu đời, yêu tha thiết cuộc sống và văn chương.
Bởi lẽ, văn chương đối với Nguyễn Bắc Sơn là nỗi niềm, là thân phận, là
lương tâm, là những trải nghiệm cuộc đời mà ông khao khát được gửi gắm
vào trang viết.
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Bắc Sơn được giới văn nghệ gọi là "Lão nhà văn trẻ", cách gọi
ấy không chỉ muốn nói ông là nhà văn mới bước vào nghề viết mà còn là
nhận xét về phong cách viết trẻ trung.
Ấp ủ mộng văn chương từ ngày còn đi học, nhưng đến thời gian làm
quản lý giáo dục ông mới bắt đầu viết. Vốn là người có nhiều trăn trở và suy tư
về cuộc sống, mỗi chuyện người chuyện đời, chuyện những miền quê đi qua
trong cuộc đời ông đều để lại cho ông dấu ấn, từ đó thúc dục, dồn nén tình cảm
và chúng trở thành nguồn tư liệu phong phú giúp ông sáng tạo.
Sáng tác của Nguyễn Bắc Sơn chủ yếu ở 3 thể tài chính:
- Tiểu thuyết
Nguyễn Bắc Sơn là một nhà văn khẳng định được tiếng nói của mình ở
thể loại tiểu thuyết. Mặc dù số lượng không nhiều nhưng tiểu thuyết của


24
Nguyễn Bắc Sơn mang tầm tư tưởng lớn và tính luận đề cao. Hai cuốn tiểu
thuyết làm vinh danh cho sự nghiệp văn học của ông là Luật đời và cha con
(2005), Lửa đắng (2008).
Luật đời và cha con là cuốn tiểu thuyết không chỉ thành công trên văn
đàn mà còn gây xôn xao trong giới điện ảnh. Nó đã được hãng phim truyện
truyền hình Việt Nam dựng thành phim dài 26 tập và được khán giả bình chọn
là phim truyền hình hay nhất năm 2007. Cho đến nay tiểu thuyết đã được tái

bản 6 lần và được sự đón nhận của đông đảo bạn đọc.
Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay sau nhiều năm miệt mài lao động của
một nhà văn mái đầu đã bạc. Từ cái thửa đứng trên bục giảng văn học, rồi làm
cán bộ quản lý ở trường cấp ba Chu Văn An - Hà Nội, lầm lũi đi và viết trong
thời kỳ quản lý báo chí ở Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội… ông đã sưu tầm tư
liệu và sắp xếp nó có hệ thống vào trong trang văn để làm nên được công
trình đáng giá này. Ẩn nấp sau những con chữ của hơn 500 trang sách là thân
phận, những mảnh đời dưới góc nhìn của một nhà giáo, nhà báo, nhà quản lý
văn học, nhà Hà Nội học, Nguyễn Bắc Sơn khiến người đọc bị cuốn hút và
thuyết phục. Có hơn 20 bài giới thiệu và phỏng vấn trong các báo trong Nam
ngoài Bắc, cuốn tiểu thuyết đầu tay này được xem như một sự kiện trên văn
đàn văn học, một cuốn tiểu thuyết đề cập trực diện tới vấn đề chính trị xã hội.
Nếu 20 năm trước có Nguyễn Mạnh Tuấn với Cù lao tràm thì bây giờ có
Nguyễn Bắc Sơn với Luật đời và cha con. Luật đời và cha con xứng đáng là
tác phẩm văn học nghiêm túc mang tính thời sự cập nhật, đầy ắp chất liệu của
đời sống và con người hiện đại.
Bên cạnh Luật đời và cha con, Nguyễn Bắc Sơn còn viết tiếp tiểu
thuyết Lửa đắng. Đọc Lửa đắng người đọc liên tưởng ngay đến Luật đời và
cha con, tiểu thuyết được sự đón nhận của độc giả còn hơn cả tiểu thuyết
trước. Hai cuốn tiểu thuyết cùng chọn một bối cảnh, cùng một dàn nhân vật,


25
cùng khắc họa cuộc sống ở một thành phố vùng đồng bằng trong những năm
đầu của thời kỳ đổi mới. Nói cách khác, thời kỳ đổi mới còn đang ở dạng
phác thảo. Bên cạnh sự tương đồng, tiểu thuyết Lửa đắng không hoàn toàn là
phần tiếp theo của Luật đời và cha con, mà chỉ là cuốn thứ hai trong bộ tác
phẩm Luật đời tác giả ấp ủ, xây dựng như Nguyễn Bắc Sơn đã nói. Cùng
hướng tới miêu tả cuộc đấu tranh nhằm giải quyết xung đột giữa cái cũ và cái
mới, cụ thể là cuộc đấu tranh để đổi mới tư duy, thay đổi cách nghĩ. Nhưng

tiểu thuyết Luật đời và cha con tập trung vào cuộc xung đột và việc giải quyết
xung đột giữa các thế hệ, còn tiểu thuyết Lửa đắng xoay quanh một luận đề
khác - vấn đề cải cách hành chính. "Lửa đắng có thể coi là một tiểu thuyết
chính trị" (Phạm Xuân Nguyên). Hơn 600 trang đậm chất chính luận nhưng
nó vẫn gây hứng thú sâu sắc cho độc giả bởi tư duy lý luận sắc bén và cách tái
hiện đời sống. Dưới ngòi bút của Nguyễn Bắc Sơn, không còn cái gọi là
"vùng cấm" của văn học. Tinh thần nhìn thẳng, nói thật được nêu cao, tiểu
thuyết Lửa đắng được xem là bức tường thành vững chắc đứng sừng sững
chống chọi lại với cơ chế quản lý cũ, yêu cầu một sự thay đổi mãnh liệt…
Nhà phê bình Lê Thành Nghị cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết viết về đời
sống hiện đại với nỗi đau trước cái ác và sự lộng hành của đồng tiền đang làm
biến dạng một bộ phận xã hội, nhưng không làm độc giả mất niềm tin vào
cuộc đời. Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận định, nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã dũng
cảm khi đi vào một đề tài sát thực với cuộc sống đương đại, mang tính thời sự
nóng bỏng hiện nay… Qua từng trang tiểu thuyết, vị đắng của cơ chế chan
đầy trong lòng độc giả, cơ chế đã bị đồng tiền ngự trị dẫn đến sự thoái hóa về
nhân cách con người.
- Bút ký
Bút ký là thể nghiệm đầu tiên khi bước vào con đường sáng tác của tác
giả. Cho đến nay, Nguyễn Bắc Sơn đã có nhiều tập ký viết về những miền đất
ông đi qua, đi đến đâu ông viết đến đấy, viết về những việc chán vạn người


×