Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Đặc sắc nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.74 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN THƯƠNG

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG CỦA LAN KHAI

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. PHAN HUY DŨNG

NGHỆ AN - 2012


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU......................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề...........................................................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát......................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................7
6. Đóng góp của luận văn.............................................................................................7
7. Cấu trúc của luận văn...............................................................................................7
Chương 1 LOẠI HÌNH TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG VÀ TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG


TRONG VĂN NGHIỆP LAN KHAI...........................................................................9
1.1. Loại hình truyện đường rừng................................................................................9
1.1.1. Khái niệm............................................................................................................9
1.1.2. Lược sử truyện đường rừng trong văn học Việt Nam hiện đại.......................10
1.1.3. Một số đặc điểm thi pháp của truyện đường rừng...........................................12
1.2. Truyện đường rừng trong văn nghiệp Lan Khai.................................................17
1.2.1. Con người, cuộc đời Lan Khai.........................................................................17
1.2.2. Sự nghiệp văn học của Lan Khai.....................................................................19
1.2.3. Vị trí truyện đường rừng trong di sản văn học của Lan Khai..........................20
Chương 2 ĐẶC SẮC TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG LAN KHAI TRÊN PHƯƠNG
DIỆN TẠO DỰNG HÌNH TƯỢNG VỀ CẢNH VÀ NGƯỜI MẠN NGƯỢC........26
2.1. Thiên nhiên mạn ngược trong truyện đường rừng của Lan Khai.......................26
2.1.1. Một thiên nhiên đẹp tươi mà kỳ bí...................................................................26
2.1.2. Một thiên nhiên có trật tự - quy luật tồn tại riêng............................................29
2.1.3. Một thiên nhiên vừa hiện thực vừa mang tính biểu trưng...............................33
2.2. Con người mạn ngược trong truyện đường rừng của Lan Khai.........................37
2.2.1. Những hình tượng con người mang bản chất tốt đẹp của núi rừng.................37
2.2.2. Những hình tượng con người hiện thân của cái xấu, cái ác............................43
2.2.3. Những hình tượng con người vừa “phi thời gian”, vừa mang tính lịch sử cụ
thể................................................................................................................................46
2.3. Một vài so sánh....................................................................................................49
2.3.1. So sánh quy mô bức tranh đường rừng trong truyện Lan Khai với các tác giả
khác.............................................................................................................................49
2.3.2. Nét khác biệt trong điểm nhìn về cảnh và người mạn ngược giữa Lan Khai
với các tác giả khác.....................................................................................................52
2.3.3. Nét độc đáo ở cách thể hiện không gian rừng núi trong truyện của Lan Khai
so với các tác giả khác................................................................................................57
Chương 3 ĐẶC SẮC TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG CỦA LAN KHAI Ở CÁCH SỬ
DỤNG YẾU TỐ KỲ ẢO VÀ XỬ LÝ NGÔN NGỮ................................................62
3.1. Yếu tố kỳ ảo trong truyện đường rừng của Lan Khai.........................................62

3.1.1. Khái niệm yếu tố kỳ ảo.....................................................................................62


3
3.1.2. Cội nguồn của yếu tố kỳ ảo trong truyện đường rừng của Lan Khai..............65
3.1.3. Liều lượng và tính thẩm mỹ của yếu tố kỳ ảo trong truyện đường rừng của
Lan Khai......................................................................................................................69
3.2. Nghệ thuật xử lý ngôn ngữ người mạn ngược trong truyện đường rừng của Lan
Khai.............................................................................................................................71
3.2.1. Dùng ngôn ngữ người mạn ngược như một cách tạo không khí đặc trưng cho
truyện..........................................................................................................................71
3.2.2. Ngôn ngữ người mạn ngược đối với việc thể hiện tính cách nhân vật...........74
3.2.3. Sự dung hoà đẹp đẽ giữa tính cá biệt và tính toàn dân của ngôn ngữ trong
truyện đường rừng của Lan Khai...............................................................................76
3.3. Một vài so sánh....................................................................................................79
3.3.1. Nét độc đáo trong cách sử dụng yếu tố kỳ ảo của Lan Khai so với các nhà văn
viết truyện đường rừng khác......................................................................................79
3.3.2. Nét độc đáo trong cách xử lý ngôn ngữ của Lan Khai so với các nhà văn viết
truyện đường rừng khác..............................................................................................82
3.3.3. Ý nghĩa thời sự của vấn đề...............................................................................84
KẾT LUẬN.................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................89

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lan Khai là nhà văn hết sức tài năng và có số phận khá đặc biệt
trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945. Ông sáng tác khá
nhiều, đủ thể loại. Suốt một thời kỳ dài, do nhiều thành kiến và ngộ nhận, sự
nghiệp văn học của ông chưa được đánh giá một cách thấu đáo. Gần đây, với
cái nhìn cởi mở hơn về các vấn đề đời sống cũng như văn học, người ta đã bắt

đầu chú ý đến Lan Khai và triển khai những nghiên cứu chuyên sâu về ông.
Với luận văn này, chúng tôi muốn tham gia vào quá trình nhận chân những
giá trị bị khuất lấp của văn học quá khứ, cụ thể là góp phần làm sáng tỏ thêm
tầm vóc của Lan Khai trong lịch sử văn học, thông qua nghiên cứu một mảng
sáng tác rất đặc sắc của ông: truyện đường rừng.
1.2. Lan Khai không phải là nhà văn duy nhất viết truyện đường rừng
nhưng là người có công đầu trong việc khẳng định tư cách tồn tại của loại
hình sáng tác đặc thù, có hệ thống thi pháp riêng biệt này. Qua tìm hiểu đặc


4
sắc nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai, chúng tôi muốn có được
điểm tựa để tìm hiểu toàn bộ loại hình truyện đường rừng trong văn học
Việt Nam hiện đại - một loại hình sáng tác có thành tựu không nhỏ với
những tên tuổi sáng giá như Lan Khai, Thế Lữ, TchyA Đái Đức Tuấn, Lý
Văn Sâm, Vũ Hạnh…
1.3. Truyện đường rừng không thể được đồng nhất với truyện viết về đề
tài miền núi. Với luận văn này, chúng tôi mong có được một sự biện biệt
tương đối sáng rõ về các khái niệm này để có thể hiểu sâu sắc hơn về tính đa
dạng của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại cũng như thưởng thức được những
cái hay mà loại truyện đường rừng, truyện viết về tài miền núi (vốn được dạy
học khá nhiều trong chương trình Ngữ văn trung học) mang lại.
2. Lịch sử vấn đề
Truyện đường rừng của Lan Khai là một trong những thành tựu xuất
sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại được nhiều học giả quan tâm ngay từ
đầu những năm ba mươi của thế kỷ XX. Trước Cách mạng tháng Tám, có một
số bài viết và một số tác giả quan tâm đến Lan Khai như Trần Huy Liệu,
Trương Tửu, Hải Triều, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan...
Đương thời, Trương Tửu trong bài Ba nhà văn tả cảnh đăng trên báo
Loa, số 79 thứ năm 22 Aout 1935 đã gọi Thế Lữ, Lưu Trọng Lư và Lan Khai

là “ba nhà văn mới mẻ” vì đã cách mạng lối tả cảnh trong văn học Việt Nam
hiện đại ở nhiều bình diện; đồng thời cũng tiên đoán rằng: “Tiểu thuyết của ba
ông nên được hoan nghênh như một tân trào văn học và tên tuổi ba ông sẽ bắt
buộc nhà văn học sử đặt lên một trang danh dự”. Ưu ái hơn với Lan Khai,
trong bài Văn Lan Khai cũng đăng trên báo Loa, số 83 thứ năm 19 September
1935, ông đánh giá cao thành tựu mà Lan Khai đạt được, gọi ông là “nhà
nghệ thuật của rừng rú” vì “đã mở lối cho nghệ thuật bước vào một thế giới lạ
lùng, đầy rẫy những hình trạng nhiệm màu đột thú. Trong phạm vi ấy ông vẫn


5
chiếm vị trí đàn anh, trơ trọi như cây đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát”.
Trong các thành tựu nghệ thuật của Lan Khai, ông đề cao ngôn từ nghệ thuật
mà nhà văn Lan Khai sử dụng trong tác phẩm [31].
Giai đoạn tiếp theo, người ta đón đọc Nhà văn hiện đại (1942) Vũ
Ngọc Phan và cũng nhận ra sự đề cao của ông đối với tập Truyện đường
rừng của Lan Khai. Theo Vũ Ngọc Phan, Lan Khai đã “dắt người ta một
cách thân mật vào các gia đình Thổ Mán, và cho người ta thấy những tâm
tính dị kỳ” [23]. Ông cho rằng sở trường của Lan Khai là những mảng đề tài
viết về miền núi: “Mặc dầu Lan Khai viết nhiều loại từ trước đến nay, ông
chỉ đáng được nổi tiếng về tiểu thuyết đường rừng hơn cả” [23]. Vũ Ngọc
Phan đã đi vào nhận xét về cách sử dụng ngôn từ nghệ thuật trong các truyện
đường rừng của ông.
Công trình tiếp theo có thể kể đến là công trình biên khảo Việt Nam
văn học sử giản ước tân biên (1965 - Tập III) của tác giả Phạm Thế Ngũ. Đến
đây, Phạm Thế Ngũ đã đặc biệt đề cao khả năng quan sát của Lan Khai: “Ông
có một vị trí quan sát tinh tế, được phụ giúp bởi một ngôn ngữ chuẩn xác,
khúc chiết, nhiều khi giàu những hình ảnh tân kì. Ở những tiểu thuyết đường
rừng, khi thì ông huyễn hoặc người đọc bằng những bức tranh thiên nhiên đầy
những ấn tượng, hình sắc, âm thanh. Khi thì ông đưa cây bút tả thật bình dị

vào những cảnh sinh hoạt, giới thiệu cho chúng ta một cách tinh tế, chính xác,
lắm nét phong tục dân thượng” [22].
Như vậy trong vòng ba mươi năm (1935 - 1965), truyện đường rừng
của Lan Khai đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi đề cao. Tiếp
đó, do hoàn cảnh chiến tranh kéo dài và những vấn đề tế nhị, di sản của Lan
Khai đã bị thất lạc khá nhiều nên hoạt động nghiên cứu phê bình về tác giả bị
hạn chế. Gần đây, có nhiều bài viết đã đi vào khảo sát và nghiên cứu môt cách
sâu rộng và toàn diện hơn về các tác phẩm của Lan Khai, trong đó chiếm đa
số là các công trình nghiên cứu về Truyện đường rừng của nhà văn. Mới đây


6
nhất có thể kể đến là cuốn Truyện đường rừng, tác phẩm và chuyên khảo
(2004), hai tác giả là Trần Mạnh Tiến và Nguyễn Thanh Trường đã đưa ra
những nhận xét với thành công và hạn chế trong các tiểu thuyết đường rừng ở
cả bình diện nội dung và hình thức.
Ngoài ra, cũng cần phải kể đến những tài liệu sau có đề cập từng mặt
của đề tài mà luận văn chúng tôi thực hiện:
- Trần Mạnh Tiến (2006), “Người đầu tiên tìm ra “kho báu” chốn sơn
lâm”, Tạp chí Dân tộc, (6).
- Lê Thị Tâm Hảo (2005), Ngôn từ nghệ thuật trong Truyện đường
rừng của Lan Khai, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Lê Thị Tâm Hảo (2006), “Bút pháp miêu tả các nhân vật phản diện
trong Truyện đường rừng của Lan Khai”, Lan Khai - Nhà văn hiện thực xuất
sắc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
Nhìn chung, tất cả những công trình nghiên cứu kể trên đều chứa đựng
những thông tin đáng tin cậy về con người, văn nghiệp và đặc biệt là giá trị
lớn, độc đáo của mảng truyện đường rừng của Lan Khai. Những thông tin đó
giúp ích cho chúng tôi rất nhiều khi đi vào nghiên cứu đề tài Đặc sắc nghệ
thuật truyện đường rừng của Lan Khai.

3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Như tên đề tài đã chỉ rõ, đối tượng nghiên
cứu của chúng tôi trong luận văn này là Đặc sắc nghệ thuật truyện đường
rừng của Lan Khai.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát: Chúng tôi chủ yếu khảo sát 5 truyện được
đưa vào mục Truyện đường rừng trong Tuyển tập Lan Khai, tập 1 là: Rừng
khuya, Dấu ngựa trên sương, Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối Đàn, Chiếc nỏ
cánh dâu. Ngoài ra chúng tôi cũng khảo sát thêm các truyện được xếp vào
mục Tiểu thuyết lịch sử trong Tuyển tập Lan Khai, tập 2 là Ai lên phố Cát,


7
Đỉnh non Thần, bởi các truyện này cũng vẫn thường được các nhà nghiên cứu
dùng làm dẫn chứng khi nói tới truyện đường rừng của Lan Khai.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Giới thuyết khái niệm truyện đường rừng và xác định vị trí mảng
truyện đường rừng trong sự nghiệp văn học rất phong phú của Lan Khai
4.2. Tìm hiểu đặc sắc của truyện đường rừng của Lan Khai trên phương
diện tạo dựng hình tượng về cảnh và người mạn ngược.
4.3. Phân tích nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo và sử dụng ngôn ngữ
trong truyện đường rừng của Lan Khai.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp loại hình,
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp…
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số đặc sắc nghệ thuật của
truyện rừng Lan Khai trên các phương diện: tạo dựng hình tượng về cảnh và
người mạn ngược, sử dụng yếu tố kỳ ảo và vận dụng vốn từ ngữ của người
miền núi một cách tài hoa, đầy tính nghệ thuật.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khả, nội dung chính của luận
văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Loại hình truyện đường rừng và truyện đường rừng trong
văn nghiệp Lan Khai
Chương 2. Đặc sắc truyện đường rừng của Lan Khai trên phương
diện tạo dựng hình tượng về cảnh và người mạn ngược.


8
Chương 3. Đặc sắc truyện đường rừng của Lan Khai ở cách sử dụng
yếu tố kỳ ảo và xử lý ngôn ngữ


9
Chương 1
LOẠI HÌNH TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG VÀ TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG
TRONG VĂN NGHIỆP LAN KHAI
1.1. Loại hình truyện đường rừng
1.1.1. Khái niệm
“Truyện đường rừng là những truyện viết về miền núi, dưới hình thức
phiêu lưu, sẵn sàng dung nạp những yếu tố thần kỳ, ma quái” [31, 528]. Đó là
những truyện đi sâu vào thế giới của rừng thẳm, đi sâu vào đời sống văn hóa
của các dân tộc thiểu số. Nhưng không phải bất kì sáng tác nào về đề tài miền
núi cũng được gọi là “Truyện đường rừng”. Trong những năm ba mươi của
thế kỷ XX xuất hiện nhiều cây bút viết về đề tài miền núi như Lan Khai,
TchyA, Thế Lữ, Lý Văn Sâm v.v… Tuy mỗi người có cách viết khác nhau
nhưng tất cả điều thể hiện cái mới, cái lạ về thế giới rừng thẳm.
Nói đến tiểu thuyết đường rừng là nói đến những truyện có sự kết hợp
yếu tố lãng mạn với yếu tố hiện thực, đôi khi xen cả yếu tố truyền kì làm cho

câu chuyện thêm hấp dẫn. Có truyện nghiêng về phong tục, có truyện thiên về
lịch sử và có loại truyền kỳ (mang nhiều yếu tố kinh dị). Loại truyện truyền kì
là những truyện lạ đường rừng, cũng lấy bối cảnh rừng núi nhưng ở đó xuất
hiện yếu tố kì ảo làm cho người đọc có cảm giác sợ hãi. Những câu chuyện
của Lan Khai như: Người lạ, Ma thuồng luồng, Đôi vịt con, Người hóa hổ,
Gò thần là những câu chuyện dị kì, ít nhiều mang dấu vết của truyện cổ dân
gian. Truyện Gò thần kể chuyện một con bò của Long Vương lên cạn bị giết,
Vua Thủy Tề liền dâng nước phá tan gò Yên Ngựa để trả thù. Kì dị hơn là
truyện Đôi vịt con: một chàng trai Kinh cưới một cô gái Thổ làm vợ. Khi
chàng nhận được tin của người nhà phải về quê có việc gấp thì người vợ đem
lòng sinh nghi. Người vợ dùng thuật chài (một lối yểm bùa) làm cho anh ta
tiêu mòn sinh lực rồi thổ ra huyết đến chết, khi vừa tắt thở thì có “đôi vịt con


10
từ bụng chui qua cuống họng ra ngoài rồi biến mất”. Ghê rợn hơn là truyện
Người hóa hổ, anh chàng Mèo đen (H’mông) có mẹ già tự nhiên hóa hổ, xé
xác cháu ăn thịt rồi trốn vào rừng sâu, mất hóa quần áo, toàn thân lông lá mọc
đầy… Đó là một pho truyện lạ đầy màu sắc truyền kỳ và kinh dị nửa hư nửa
thực, có khả năng khơi dậy tính hiếu kỳ và kích thích trí tò mò của người đọc.
Tác giả TchyA thì có biệt tài kể truyện ma quái, ta bắt gặp cảnh ma sống
chung với con người lâu ngày mà không biết, đến khi phát hiện thì đã quá
muộn. Ngoài ra, đến với TchyA người đọc còn bắt gặp những cái chết bất đắc
kỳ tử. Muốn đầu thai kiếp khác phải bắt người khác chết thế mình. Peng Slao
chính là con ma trành nàng đã quyến rũ được anh chàng họ Đèo vào ngôi nhà
sàn của mình để ân ái. Sau cuộc ân ái đó Peng Slao đã được giải thoát. Hay
đến với Thế Lữ tác giả của Vàng và máu ta cũng bắt gặp những cái chết đầy
bí ẩn. Phần lớn các nhà văn như Đái Đức Tuấn, Thế Lữ đều viết loại “truyện
đường rừng” này. Trong những câu truyện của họ, dường như sự sống của
con người hoàn toàn chìm khuất giữa núi rừng. Ở đây Đái Đức Tuấn và Thế

Lữ quan tâm nhiều đến chi tiết gây sự giật gân, kinh dị nên ít nhiều đã bỏ qua
những khung cảnh nên thơ, êm đềm của con người miền núi.
Qua những ý kiến trên, có thể kết luận: “Truyện đường rừng là kho
tàng truyện lạ đầy màu sắc truyền kì và kinh dị, nửa thực nửa hư, có khả năng
khơi dậy tính hiếu kì của độc giả, kích thích trí tưởng tượng của người đọc.
Và tất nhiên, đằng sau những câu chuyện có màu sắc truyền kỳ, có những yếu
tố kì ảo đó nhà văn luôn phản ánh hiện thực cuộc sống của con người, nhất là
những người miền núi” [34, 12]
1.1.2. Lược sử truyện đường rừng trong văn học Việt Nam hiện đại
Văn học Việt Nam trong những năm 1930-1945 rất phát triển. Có thể
nói đây là thời kì rất hưng thịnh của nền văn học. Các nhà văn, nhà thơ sáng
tác rất nhiều tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau. Nhưng có sức hấp dẫn
đặc biệt đối với độc giả lúc bấy giờ là những truyện viết về đề tài miền núi.


11
Đây là mảng đề tài rộng lớn giúp các nhà văn, nhà thơ tự do bay lượn và thả
hồn mình vào những điều kì bí, mới lạ.
Những tác phẩm viết về rừng núi trong giai đoạn đầu có thể nói đến là
Vàng và máu của Thế Lữ. Tuy viết về đề tài rừng núi nhưng Thế Lữ lại tập
trung miêu tả những cái chết rất kì quái để kích thích trí tò mò của độc giả.
Ông ít chú ý đến những phong tục tập quán hay những cảnh thiên nhiên sinh
đẹp của núi rừng. Còn khi đến với TchyA qua tác phẩm Thần Hổ, Ai hát giữa
rừng khuya thì người đọc như được hòa mình vào thế giới cổ tích, thần thoại
mà trong đó chứa đựng nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo, hoang đường, gợi ra
một không gian chứa bao điều hư thực về cuộc sống huyền bí của thế giới đại
ngàn. Nhìn chung những truyện thời kì này mang đậm tính truyền kì. Các nhà
văn còn có cái nhìn xa lạ, e dè với thiên nhiên miền núi, vốn hiện lên như một
thế giới huyền bí, linh thiêng, đầy hiểm nguy và bất trắc, vừa gợi trí tò mò
khám phá vừa gây cảm giác ghê sợ. Thời gian trong những câu chuyện

thường diễn ra vào ban đêm, nên mọi sự nguy hiểm điều rình rập chung
quanh con người. Ở đây con người như một người khách viễn du vào chốn
rừng xanh, mọi tiếng động, âm thanh cũng trở nên xa lạ và bí ẩn. Cảnh rừng
núi, mây, suối, cỏ cây được các tác giả hình dung như những con quái vật ẩn
chứa bao bí mật và đầy khủng khiếp. Nhưng khi đến với Lan Khai thì thế giới
rừng thẳm không còn xa lạ với con người, mà nó trở nên gần gũi. Nhà văn đã
đi vào khám phá từng ngõ ngách của rừng núi. Có thể nói Lan Khai đã đưa
người đọc đến với xứ sở thiên nhiên hùng vĩ, gần gũi với đời sống đồng bào
các dân tộc thiểu số với các tác phẩm tiêu biểu như: Rừng khuya, Suối Đàn,
Tiếng gọi của rừng thẳm,… Khi viết về đề tài miền núi Lan Khai không phải
là một người khách viễn du mà ông viết bằng cả tấm lòng của mình. Mọi sự
vật, hiện tượng dưới cái nhìn của Lan Khai điều có sức sống mãnh liệt bởi
ông sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,… Một
nét độc đáo của Lan Khai so với các nhà văn khác là ông rất am hiểu ngôn


12
ngữ của người dân tộc thiểu số. Trong các tác phẩm của mình thì ông sử dụng
khá nhiều lời ăn tiếng nói của người dân tộc thiểu số. Điều này giúp người
đọc am hiểu thêm về tính cách của người dân tộc thiểu số thông qua ngôn ngữ
giao tiếp của họ.
Đến với giai đoạn văn học cách mạng thì mảng đề tài về miền núi vẫn
được các nhà văn tiếp tục khai thác. Ở đây ta bắt gặp hình ảnh những con
người đầy gan dạ, dũng mảnh. Họ đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ rừng
thẳm, bảo vệ làng bảng của mình. Có thể nói truyện đường rừng ở giai đoạn
này phát triển thêm một bước mới. Các nhân vật hành động không vì mục
đích cá nhân mà vì lợi ích của cộng đồng, họ biết dựa vào Đảng đấu tranh để
tìm ra lối đi cho mình tiêu biểu với các tác phẩm: Vợ chồng A Phủ của Tô
Hoài, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc,…
Ngày nay trước sự phát triển của kinh tế thị trường, những tác phẩm

viết về đề tài miền núi là hết sức cần thiết, để nhà nước có những chính sách
hỗ trợ kịp thời về tinh thần lẫn vật chất cho con người vùng cao. Bên cạnh đó,
nó còn để đáp ứng nhu cầu của các người đọc, thích tìm ra cái mới, cái lạ, cái
mình chưa biết. Đồng thời, truyện đường rừng còn là đề tài rộng lớn đối với
các nhà văn, nhà thơ thích phiêu lưu vào thế giới rừng thẳm.
1.1.3. Một số đặc điểm thi pháp của truyện đường rừng
Các nhà văn đường rừng thường đem người đọc đến với một thế giới
rừng núi đầy hoang sơ và bí ẩn. Trong Tiếng gọi của rừng thẳm (Lan Khai) ta
gặp một không gian hoang sơ mà sự sống như ngưng lại: “Trời mây ủ rủ, cây
cỏ phai màu, những dải núi xa thăm thẳm, chìm ngập trong khoảng sương mù.
Rừng không lặng lẽ xác xơ. Mặt đồng không phơi gốc rạ, trống rỗng đìu hiu.
Thỉnh thoảng, con quạ đen thẳng cánh bay xa, kêu mấy tiếng thì trong tâm
hồn người ta cũng như trên cảnh vật, cái cảm giác về sự chết càng bâng
khuâng, man mác.” [13,575]. Cũng có lúc người đọc bắt gặp một không gian
đầy bí ẩn của đêm tối, với những nỗi sợ hãi thấm vào tận xương thịt con


13
người: “Sự im lặng tựa hồ thấm vào giác quan ta bằng cây rừng suối chảy,
hùm, gấu kêu và giun dế nỉ non dưới cỏ rậm…” [13,758].
Gần gũi và gắn bó với thiên nhiên nên cảnh rừng núi đã in đậm trong
tâm hồn của nhà văn Lan Khai khi viết về truyện đường rừng. Do đó, thế giới
không gian được tác giả thể hiện rất rõ nét: đó là không gian của đêm tối,
không gian của hùm, beo và thú dữ hay không gian của những ngày mưa gió
bất thường. Không gian rừng núi trong nhiều truyện đường rừng của Lan
Khai cũng là môi trường sống thực sự, luôn chan hòa ánh sáng để bù đắp
những mất mát cho người đô thị. Trong Tiếng gọi của rừng thẳm, Hoài Anh
đã chán ghét cuộc sống nhộn nhịp nơi đô thành, chàng tìm đến cảnh vật nơi
miền sơn dã. Từ đó ta thấy ngoài không gian hoang sơ, bí ẩn Lan Khai còn
đem đến cho người đọc một không gian đẹp đẽ, tràn đầy sinh khí cho cuộc

sống tự do với núi rừng bạt ngàn.
Thời gian trong các tác tác phẩm đường rừng mang yếu tố hư cấu, thời
gian qua rất nhanh khiến cho mọi vật như không kịp đoán nhận ánh nắng của
ngày mới “Ngày mùa Đông, thời giờ qua như chớp. Dưới nền mây thấp sắc
chì, thoáng cái chỉ còn ghi chút ánh đỏ lờ mờ trên đỉnh non tây.” [13, 514]. Ở
đây tác giả đặc biệt chú ý đến thời gian của ban đêm. Trong Chiếc nỏ cánh
dâu thời gian của đêm tối làm cho mọi vật như hiện lên trước mặt “sự im lặng
của cảnh vật rõ rệt đến có thể rờ mó được” [13, 715].
Con người trong truyện đường rừng là con người của rừng núi sống gần
với tự nhiên. Giữa con ngườn và tự nhiên có sự hòa quyện với nhau, nhưng
cũng có khi thế giới tự nhiên tỏ ra khắc nghiệt với con người, tác động vào
con người để cùng tồn tại. Thế giới tự nhiên luôn tác động vào mỗi giác quan
của con người để rồi gây ra những ấn tượng, những cảm giác những suy tư
trong tâm hồn con người. Đó là cảnh một buổi chiều trong Suối Đàn mà ở đó
có sự giao cảm tuyệt vời giữa con người với tự nhiên. Thế giới tự nhiên
không chỉ được cảm nhận qua lăng kính tâm hồn của con người mà qua đó nó


14
còn khơi dậy hồn người. Đó là khi: “Ngày mỗi lúc một xuống dần, chìm trong
cái màu vàng úa của hoàng hôn. Gió đã im hơi trước đêm từ từ tiến lại. Tôi
nhìn xa, phong cảnh trước mặt. Đồi ruộng, rừng cây đấy những tĩnh mịch.
Những chỏm rừng xa căng lên đường chân mây đỏ như những mảng ren màu
úa thắm. Tâm hồn tôi bị xâm chiếm bởi cái êm ái của sự vật. Tôi thấy tương
tư tất cả” [13,653]. Nhưng cũng có lúc tự nhiên cũng xa lánh con người
“Chung quanh cây cỏ vẫn thờ ơ. Dòng suối vẫn rì rầm kể chuyện. Cây đào
vẫn mỉm cười qua trăm nụ thắm. Tôi cảm thấy lòng tê tái bởi cái cảnh cô độc
của mình giữa sự thờ ơ của cả vũ trụ” [13,674]. Cũng có khi chỉ thoáng qua
vài nét cảnh vật nhưng lại là những dấu ấn gọi những kì niệm sâu sắc trong
tâm thức của con người. Đó là hình ảnh chàng trai trẻ H’mông trong tiểu

thuyết Dấu ngựa trên sương đứng lặng nhìn “con đường đất thắm” vẫn là con
đường với những cảnh vật quen thuộc hàng ngày mà sao giờ đây trước mắt
anh “Con đường mở ra hun hút và trên đó có bao nhiêu đoàn phu tải, trong số
có cha anh nửa đã đi qua và hát vang lừng. Lại cũng trên con đường này, mẹ
anh đã đẻ rơi anh trên ngựa” [13,530]. Cũng có khi tác giả đưa người đọc đến
những âm thanh trong trẻo của tiếng suối như những cung đàn muôn điệu
đang giãi bày về một kỷ niệm đẹp đã trở thành dư âm buồn, bởi cái tình thân
thiết của đôi lứa giữa chàng trai người Kinh và cô gái Tầy trong Suối Đàn đã
bị chia phôi khiến cho lòng người bàng hoàng đau đớn khôn nguôi: “Đêm
nằm nghe tiếng Suối Đàn lơ lửng trong sương, lòng tôi khỏi sao nhớ thương
não nùng, thương nhớ người mà tôi ước ao không được !” [13, 678]. Đây
chính là giây phút Lan Khai đã đưa nhân vật của mình đến với tự nhiên, hòa
nhập với tự nhiên. Để rồi, họ tự tìm cho mình những phút tạm lãng quên hiện
thực để sống với quá khứ tươi đẹp, để có được chút hạnh phúc dù chỉ trong
khoảnh khắc ngắn ngủi.
Truyện đường rừng nhấn mạnh tính chất độc đáo khác thường của đối
tượng miêu tả, từ những cảnh núi non trùng điệp bao la, hùng vĩ tới những


15
cảnh sắc tươi sáng trong trẻo của bầu trời và vạn vật, những hương thơm của
hoa rừng, những lay động dịu êm của cây cỏ, những nét trẻ trung tràn đầy sức
sống của muôn loài. Và xen vào đó là hình ảnh của sông, suối, của những
màn sương mỏng lúc chiều buông, của những ánh nắng vàng tươi rói bao
trùm lên cả một không gian rộng lớn. Âm thanh của tiếng chim kêu, gió thổi
rừng cây xào xạc, của sông, suối của mưa nguồn thác đổ. Và bên cạnh những
âm thanh diệu kì ấy là biết bao màu sắc sặc sỡ của cỏ cây hoa lá, của các
nguồn ánh sáng ở những thời điểm khác nhau, khi bình minh, lúc chiều tà, khi
trăng xế, lúc đêm khuya. Bên cạnh đó thì hình ảnh con người hiện lên trong
tác phẩm cũng hết sức độc đáo qua ngòi bút của Lan Khai. Trong Rừng

khuya, Mai Kham là một chàng trai người Dao khỏe đẹp hát hay, có đời sống
nội tâm phong phú, yêu quê hương làng bản, là một người đa cảm yêu cảnh
vật: “Mai Kham mỗi lần đánh trâu xuống tắm vẫn tần ngần nhìn suối nước
thao thao, cuồn cuộn như mải miết đi tìm bờ mộng, bến xa…” [13,486]. Anh
đến với tình yêu chân thành và dũng cảm, sẵn sang chết cùng người yêu.
Trong Tiếng gọi của rừng thẳm, Cang Ngrào là một chàng trai có thân hình
khỏe mạnh, say lao động, yêu cô gái Peng Lang cùng động Đèo Hoa một cách
hồn nhiên chân thành, có diễn biến tâm lý phức tạp, đau khổ xót xa khi người
yêu lạc bước, sống thủy chung với người yêu và cũng chết vì tình yêu. Khi
viết về người phụ nữ, Hồng Thầu ta lại thấy hình ảnh những cô thiếu nữ
đường rừng ở đây hiện lên rất đẹp; một vẻ đẹp tươi trẻ, khỏe khoắn hồn
nhiên; một tâm hồn trong sáng, bình dị cùng một tình yêu say đắm. Họ là
những cô gái “vừa quen, vừa lạ” tuy “áo chàm chân không mà tươi đẹp lạ
thường”; “mắt họ sáng ngời, má ửng đỏ, miệng cười tươi và thấp thoáng dưới
tấm xiêm chàm là những đôi bắp chân bước nhịp nhàng vừa chắc nịch vừa
trắng nõn” [31, 197]. Nhưng ẩn sau vẻ đẹp về ngoại hình tràn đầy sức sống ấy
là tính cách hồn nhiên trong sáng thơ ngây. Nét tính cách đó chứa chất trong


16
mỗi tâm hồn, cùng những ước muốn giản dị của đời người và một cuộc sống,
tình yêu, hạnh phúc gia đình.
Trong truyện đường rừng, các nhà văn thường sử dụng yếu tố kì
ảo tiếp thu được từ văn học dân gian. Những truyện này thu hút người đọc bởi
những yếu tố thần kì, ma quái. Đó là một sự đền đáp ơn nghĩa hay là sự trả
thù của các con vật. Đến với những chuyện Người lạ, Ma thuồng luồng, Con
bò dưới thủy tề, Đôi vịt con, Người hoá hổ, Con thuồng luồng của nhà họ
ma… người đọc bắt gặp những câu chuyện dị kì mang đầy màu sắc truyền kì
và kinh dị. Chẳng hạn như Ma thuồng luồng gợi ra một hình trạng khủng
khiếp, khi con vật mang hình hài kinh dị từ hang sâu chui lên cưỡng hiếp vợ

một anh phù thuỷ người Dao. Truyện Con bò dưới thủy tề kể chuyện một con
bò của Long Vương lên cạn bị giết, Vua Thuỷ Tề liền dâng nước phát tan gò
Yên Ngựa để trả thù. Kì dị hơn là truyện Đôi vịt con, một chàng trai Kinh
cưới một con gái Thổ (Tày) làm vợ nhưng lại bạc tình bỏ về xuôi, bị gia đình
người vợ dùng thuật chài làm cho tiêu mòn sinh lực thổ ra huyết rồi chết, khi
vừa tắt thở thì có: “Đôi vịt con từ bụng chui qua cuống họng ra ngoài rồi biến
mất” [14, 557]. Ghê rợn hơn là truyện Người hoá hổ, anh chàng Mèo đen
(H’mông) có mẹ già tự nhiên hoá hổ, xé xác cháu ăn thịt rồi trốn vào rừng
sâu, “mất hết quần áo, toàn thân lông lá mọc đầy”. Bên cạnh cái ác còn có cái
thiện, đó là sự đền ơn của con thuồng luồng đối với con người. Trong truyện
Con thuồng luồng của nhà học ma ta thấy thuồng luồng đã đền đáp cái ơn
nuôi dưỡng bằng cách ngày nào cũng cho người nuôi mình bắt được thật
nhiều cá. Tất cả những truyện này, ngoài mục tiêu chính nhằm thỏa mãn nhu
cầu giải trí còn muốn nhắc nhở con người cần phải bảo vệ thiên nhiên, vì con
người là một phần của thế giới đó. Khám phá cuộc sống về con người miền
núi trên nhiều bình diện khác nhau, người nghệ sĩ đã phản ánh cái hiện thực
vô hình của cuộc sống tự nhiên, đồng thời hướng tới mục tiêu thoả mãn nhu
cầu thẩm mỹ của người thưởng thức.


17
1.2. Truyện đường rừng trong văn nghiệp Lan Khai
1.2.1. Con người, cuộc đời Lan Khai
Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình Khải, cha ông là Nguyễn Đình Chức
- người đã hưởng ứng phong trào Cần Vương nên chạy từ Huế ra Hương Sơn
(Hà Tĩnh) tham gia cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng. Khi căn cứ tan rã,
Phan Đình Phùng qua đời, ông Chức đã phải chạy lên tận miền sơn cước Vĩnh
Lộc, Chiêm Hóa để náu thân. Tại nơi sơn lâm này, ông đã chọn nghề dạy học,
bốc thuốc để mưu sinh và để đức cho đời.
Do đức tín của nghề thuốc và nghề thầy, lại thêm tinh thần nghĩa sĩ vốn

cuộn chảy nên ông Nguyễn Đình Chức nhanh chóng trở thành người có uy tín
trong vùng và được một gia tộc bề thế trên đây gả cho cô con gái yêu của họ
là Lê Thị Thục. Sự kết duyên đó đã cho ra đời ông Nguyễn Đình Khải, nhà
văn nổi tiếng Lan Khai sau này.
Lan Khai là người rất thông minh. Người ta đồn rằng cha mẹ ông cho
ông cắp sách đến đâu học ông cũng nhanh chóng "lấy được hết chữ", "lấy
được hết kiến thức" của người dạy mình, đó là còn chưa kể đến tài vẽ vời, làm
thơ, viết văn của ông. Ấp ủ những điều chưa làm được cho đời của mình, coi
chữ nghĩa và kiến thức là trên hết nên cha ông đã bạo gan đưa ông xuống
trường Bưởi để học. Đây là một việc làm táo bạo, hết lòng vì con của cha mẹ
ông. Vì ngày ấy, ở nơi heo hút, nghèo khó như Tuyên Quang, một gia đình
giáo viên kiêm nghề bốc thuốc như ông Chức mà dám đem tiền đưa con
xuống Hà Nội học là chuyện "lạnh người".
Học xong trường Bưởi, năm 18 tuổi ông thi đỗ Trường Cao đẳng Mỹ
thuật Đông Dương, một trường có tiếng của chế độ bảo hộ Pháp quốc lúc bấy
giờ. Đây cũng là ngôi trường đào tạo ra nhiều người nổi tiếng sau này. Năm
21 tuổi, trong dặm đường đi về giữa Hà thành và xứ Tuyên ông đã gặp và kết


18
duyên với bà Hà Thị Minh Kim, một người con gái có nhan sắc, nết na và
nhân hậu có một không hai của xứ Tuyên Quang.
Lấy vợ xong, ông để vợ lại xứ Tuyên Quang còn ông lại về Hà Nội tiếp
tục công việc học hành. Nhưng học dưới mái trường của chế độ bảo hộ, một
phần bị bức ép, thêm phần nữa với sự khinh miệt dân An Nam của một số
người lúc bấy giờ nên ông đã quyết định bỏ học, về xứ Tuyên êm đềm và thơ
mộng để dạy học, dịch sách và viết văn.
Với tài năng của mình cùng với duyên bút mực, tuy ở chốn thâm u
thượng ngàn nhưng chỉ 5 năm sau ông đã thành danh với các thể loại, tiếng
tăm vang cả đến giới văn chương Hà Nội lúc bấy giờ. Trên đà này, để có môi

trường và những giao lưu trong sáng tác, ông đã quyết định đưa cả 8 người
trong gia đình mình về Hà Nội thuê nhà viết văn kiếm sống. Các tờ báo có tên
tuổi lúc bấy giờ như: Loa, Ngọ Báo, Đông Tây, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ
thông bán nguyệt san… liên tục đăng bài của ông. Sau khi lựa chọn, năm
1938 ông quyết định về với Tiểu thuyết thứ bảy.
Một năm sau, năm 1939, Vũ Đình Long, "trùm xuất bản" gạo cội của
ngành báo và tạp chí ở Hà Nội lúc bấy giờ đang làm chủ Nhà xuất bản Tân
Dân có sáng kiến xin giấy phép ấn hành Tạp chí Tao Đàn. Đây là tạp chí đầu
tiên chuyên ngành về văn học của làng báo nước ta lúc bấy giờ. Để có tờ tạp
chí ghi dấu ấn trong lịch sử làng báo, ông Long đã đi tìm người tài. Và cái
tâm, cái tầm của Lan Khai đã được ông chú ý. Lan Khai được ông Vũ Đình
Long rủ về và đặt ngay cương vị Tổng thư ký Bộ biên tập mà ngày nay gọi là
Tổng biên tập lúc ông mới bước sang tuổi 33.
Được ông Vũ Đình Long ưu ái nhưng với cách quản lý tiền của ông
Long nên tuy nổi tiếng nhưng ông Lan Khai ngày ấy vẫn đói lắm. Và để kiếm
đủ tiền thuê nhà, nuôi 8 miệng ăn, mỗi tháng ngoài cộng tác với báo và các
tạp chí khác thì ngay ở Nhà xuất bản Tân Dân thôi ông Lan Khai cũng phải


19
viết được một cuốn sách dày 100 trang với tư cách làm thuê cho ông Long.
Mỗi trang lúc đó ông Long trả ông Lan Khai 8 hào.
Nhưng kỳ lạ thay, chính trong thời kỳ khốn khó này, Lan Khai lại tỏa
sáng và viết được nhiều tác phẩm nhất trên văn đàn. 17 năm cầm bút, ông đã
để lại cho đời tới 50 cuốn sách thuộc các thể loại như: tiểu thuyết, tiểu thuyết
lịch sử, tiểu thuyết tâm lý xã hội, nghiên cứu lý luận và phê bình văn học,
dịch sách, làm thơ (thơ ông lấy bút danh là Lâm Tuyền Khách). Riêng tập
Truyện đường rừng của ông đã hút hồn nhiều người, làm mê mẩn bao thiếu
nữ Hà Nội lúc bấy giờ.
1.2.2. Sự nghiệp văn học của Lan Khai

Năm 1939, Lan Khai làm tổng thư ký Tạp chí Tao Đàn là tạp chí tiêu biểu
nhất trong các ấn phẩm của nhà xuất bản Tân Dân và ông là cây bút chủ lực của
nhà xuất bản này. Đồng thời, tên tuổi Lan Khai xuất hiện đều đặn trên các tờ
báo: Loa, Ngọ báo, Đông tây, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông báo nguyệt san...
Năm 1928, tác phẩm Nước Hồ Gươm với bút danh Lan Khai xuất hiện
trên văn đàn đã gây được sự chú ý của độc giả đương thời. Về thể tài, đây là
cuốn ái tình tiểu thuyết, ra đời sau cuốn Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách ba
năm. Kể từ tác phẩm đầu tay này cho đến cuốn tiểu thuyết lịch sử cuối cùng
nhan đề Việt Nam người về đâu?, Lan Khai đã có gần 50 cuốn sách gồm nhiều
thể loại và nhiều lĩnh vực như: tiểu thuyết lịch sử, lí luận và phê bình, phóng
sự và dịch thuật, sưu tầm văn học dân gian, thơ và câu đối cùng một số bức
tranh phong cảnh và ký họa với nhiều ghi chép còn nằm trong bản thảo…
Đương thời, Lan Khai được nhà văn Vũ Ngọc Phan xem là một nhà văn đa
tài: “Ông đã nhúng tay vào hầu hết các loại tiểu thuyết, rồi ông lại muốn ngả
cả về mặt dịch thuật nữa” [23,982].
Lan Khai đặt chân vào làng tiểu thuyết đầu tiên với thể tài tâm lý xã hội
với các tác phẩm: Nước Hồ Gươm (1928), Cô Dung (1928 - 1938), Lầm
Than (1929 - 1934 xuất bản 1938), Mực mài nước mắt (1938) ….


20
Nhưng ưu thế làm nên thành tựu đặc sắc trong sự nghiệp văn học của
Lan Khai phải kể đến các Truyện đường rừng của ông. Sáng tác của Lan Khai
có thể chia thành hai loại: tiểu thuyết và truyện ngắn. Về tiểu thuyết có các tác
phẩm: Dấu ngựa trên sương (1939), Hồng thầu (1194), Suối Đàn (1941),
Tiền mất lực (1940)…Về truyện ngắn đáng chú ý là loại truyền kỳ, có những
tác phẩm chính sau: Người lạ, Gò thần, Đôi con vịt…
Bên cạnh công việc sáng tác, Lan Khai còn tham gia nhiều hoạt
động khác như nghiên cứu về triết học, văn học và nghệ thuật, dịch thuật,
phỏng vấn…

Như vậy, sự xuất hiện cây bút Lan Khai trên trường văn nghệ thời kỳ
1930 - 1945 là sự xuất hiện của một người hoạt động văn hóa sôi nổi có ảnh
hưởng mạnh mẽ tới sinh hoạt nghệ thuật đương thời. Việc nghiên cứu các di
sản văn học của Lan Khai không thể tách rời các quan niệm nghệ thuật của
ông, bởi các quan niệm đó có tác động tới thực tiễn văn học dân tộc trong thời
kỳ hiện đại hóa nền văn học Việt Nam ở thế kỷ XX.
1.2.3. Vị trí truyện đường rừng trong di sản văn học của Lan Khai
1.2.3.1. Con đường Lan Khai đến với truyện đường rừng
Lan Khai sinh ra tại một vùng rừng núi hoang vu bên bờ sông Gấm, tại
Bản Luộc, xã Vĩnh Lộc, châu Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang. Hơn hai mươi
năm sau, người con của xứ sở áo chàm đó bằng tài năng và nghị lực đã trở
thành một cây bút nổi tiếng trên văn đàn cả nước với bút danh Lan Khai được
nhiều người kính trọng. Đương thời, với những truyện đường rừng, ông được
Trương Tửu gọi là “nghệ sĩ của rừng rú”, “là đàn anh trong thế giới sơn lâm”,
“là cây đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát”. Về năng lực sáng tạo, ông được
Vũ Ngọc Phan phong “là lão tướng trong làng tiểu thuyết”. Với cuộc đời chưa
tròn bốn mươi tuổi (1906 - 1946) và mười tám năm cầm bút, ông đã để lại
hàng trăm tác phẩm đủ các đề tài và thể loại như: tiểu thuyết tâm lý xã hội,


21
tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết “đường rừng”, truyện ngắn, ký, thơ, hội hoạ và
dịch thuật, các tác phẩm nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học...
Lan Khai sinh ra nơi núi rừng phía Bắc của Tổ quốc, trong tiếng đưa
nôi đã có cả tiếng vi vu của gió ngàn, tiếng khướu bách thanh, tiếng rì rào của
những đàn ong đi kiếm mật. Thời thơ ấu, Lan Khai sống gần gũi và gắn bó
với cộng đồng các dân tộc Việt Bắc như: Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Đeo
Tiền, Hà Nhì... Nơi đây có đường sang Bắc Cạn, đi Cao Bằng và Hà Giang,
sang Yên Bái. Cái xứ sở mà Lan Khai cho rằng: “...Phần nhân tạo luôn luôn
có cơ bị lấn bởi phần thiên nhiên bao bọc tứ phía mà cái màu xanh xanh bất

diệt không những thôi cả sang quần áo dân bản thổ còn ánh lên cả da mặt kẻ
ngụ cư nữa”. Đó là những năm tháng đẹp đẽ nuôi dưỡng tâm hồn và chất văn
chương của nhà văn. Lớn lên chút nữa, chàng trai Chiêm Hoá học hành và
sống nơi Hà thành đô hội, nhưng cái chất “đường rừng” vẫn không thể mất đi.
Mỗi kì nghỉ hè, Lan Khai lại trở về nơi núi Thần sông Gấm gặp lại bạn bè xưa
và có những cuộc phiêu lưu kì thú vào những làng bản. Khải đã tham dự
nhiều cuộc vui làng bản bên bếp lửa hồng nghe già bản kể những câu chuyện
xa xưa, được nghe những điệu hát then, ngắm những cô gái bản múa lượn với
“hai bàn chân trắng thấp thoáng dưới đôi ống quần lĩnh hoa chanh cứ rập rờn,
chờn vờn, như bước bâng khuâng trên những đợt sóng thanh âm khoan
nhặt”... Nguyễn Đình Khải nhận ra chất “đường rừng” khó lòng mất đi dù ông
có đến bất cứ nơi nào. Hơn hết cả, đọng lại trong ông ngoài những ngọt bùi
của món cơm lam, giấc ngủ yên bình dưới mỗi nếp nhà sàn, mùi ngai ngái
thơm của cỏ cây mật ngọt khắp đại ngàn là tình người chân chất mà ấm áp,
cùng sẻ chia đói no, cùng chung tay một lòng chống lại kẻ thù của tất cả các
dân tộc anh em. Sau này, khi phải trở về quê hương do bước đường lập thân
dang dở, chàng trai trẻ vẫn không dứt nổi cái “say tình” với miền núi. Bận
vào mình bộ quần áo chàm quen thuộc, kèm theo chiếc giá vẽ và tập giấy,
ông đã đắm chìm vào cuộc sống và con người vùng cao để rồi từ đó đã phác


22
hoạ ra hàng trăm bức tranh về thiên nhiên tươi đẹp, về những cuộc “sinh
hoạt âm thầm bí mật” của đồng bào các dân tộc anh em phía Bắc đất nước.
Tình yêu với rừng núi được ông thể hiện mộc mạc mà nặng nghĩa tình qua
những vần thơ:
Ta yêu cảnh non cao rừng thẳm
Với những chòm cây xanh tốt
Những vách đá chênh vênh
Ta yêu tiếng suối rơi thánh thót năm canh

Tiếng chim mừng hoa sớm, vượn đón trăng thanh
Ta yêu sắc hoa bướm trắng tinh
Sắc hoa mua tím phớt
Ta yêu những ruộng lúa mênh mông
Những nương ngô bát ngát
Những trâu bò dê ngựa thả đầy ngàn
Ta yêu những dịp krèng, điệu hát nồng nàn
Những đêm lạnh mơ màng quanh bếp lửa [31, 21-22].
Qua bài thơ ta cũng thấy rằng cái duyên, cái nợ của Lan Khai với miền
ngược là rất lớn. Trong những truyện đường rừng, vị thế của ông luôn là
người con rể của đồng bào, người bạn của chốn non xanh nước biếc, người
nghệ sĩ luôn muốn khám phá cái đẹp ẩn chứa trong rừng núi. Những khung
cảnh và những con người vùng cao lọt vào con mắt xanh của Lan Khai bỗng
trở nên thật gần gũi, lấp lánh chất thơ, chất nhân văn cao đẹp.
1.2.3.2. Sự thăng hoa của ngòi bút Lan Khai với truyện đường rừng
Truyện đường rừng của Lan Khai là bức tranh đặc sắc về thế giới thiên
nhiên muôn màu muôn vẻ của một nhà văn, một hoạ sĩ tài hoa. Theo lời nhận
xét của Nguyễn Vỹ dành cho Lan Khai: “Nhà văn đường rừng” là biệt hiệu
của anh em làng văn Bắc Hà đã tặng cho Lan Khai, vì anh chuyên viết các
truyện về mạn ngược, nghĩa là về các vùng Thượng du Bắc Việt, nơi anh đã


23
sinh ra... Anh bỏ nghề giáo viên, cũng chỉ vì anh mải nghe tiếng gọi của “rừng
thẳm”, tiếng gọi mà anh ghi chép say sưa thành những bóng vang huyền bí
trong các tác phẩm văn chương và trong các nét họa của anh” đã cho thấy cái
say sưa, yêu con người và thiên nhiên miền núi đến thế nào của Nguyễn Đình
Khải”. Thời kì ấy, sau ông còn dấy lên phong trào viết về miền núi như Đi
săn khỉ của Vũ Trọng Phụng, Lan rừng của Nhất Linh, Đỉnh non Tản của
Nguyễn Tuân, nhưng rồi tất cả đều lắng xuống để nhường chỗ cho “một cây

đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát” là Lan Khai như Trương Tửu từng nhận
xét. Những năm ba mươi của thế kỷ XX, trên các tờ báo: Đông Pháp, Đông
Phương, Tao Đàn đã xuất hiện những tác phẩm: Gió núi trăng ngàn (1934),
Những câu hát xanh (1937) của tác giả Lâm Tuyền Khách - bút danh mới của
Lan Khai. Đó là “món quà thanh thú” nơi “rừng xanh đất đỏ” - là di sản văn
hóa dân gian của các dân tộc mà nhiều thế kỷ qua “kho báu” đó bị khuất lấp
sau đám mây mù của lịch sử. Lan Khai có gần ba mươi năm sống gắn bó với
cộng đồng các dân tộc thiểu số, am hiểu sâu sắc nhiều ngôn ngữ và phong tục
tập quán của đồng bào cùng với những cuộc hành trình trong thế giới sơn lâm
ở mọi miền đất nước từ Việt Bắc tới Tây Nguyên, đã tạo nên nguồn nhựa
sống dồi dào qua từng trang viết.
Có thể xem Lan Khai là người mở đường vào thế giới sơn lâm và tìm ra
được một con đường cách tân tiểu thuyết, tiêu biểu với các tác phẩm Rừng
khuya, Mọi rợ, Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối Đàn, Hồng Thầu... Ông đã cho
người đọc thấy được trọn vẹn hơn cuộc sống và con người miền núi. Ở đó
không chỉ có u tối, khổ đau và đầy rẫy những nguy hiểm cạm bẫy mà còn có
sự tươi sáng, sống động của tạo vật con người. Cùng với non nước hữu tình là
tình người ấm áp, trong sáng đoàn kết yêu thương nhau của các dân tộc anh
em. Đặc điểm chung trong phần tiểu thuyết đường rừng này là lối miêu tả
chân thực song cũng không kém phần bay bổng về chuyện tình của những đôi
nam nữ yêu nhau hồn nhiên, tha thiết như trong truyện Rừng khuya, Suối đàn,


24
Đỉnh non Thần, nhưng rồi tất cả các cuộc tình nồng thắm ấy đều bị chia rẽ
bởi những lí do rất khác nhau làm màu sắc cuộc sống miền núi càng trở nên
phong phú. Nếu so sánh với truyện Vàng và máu của Thế Lữ, độc giả chỉ thấy
trên núi rừng, người ta tranh giành nhau sự sống. Những tính toán, giết hại
nhau cũng chỉ vì sự giành giật vật chất mà thôi. Sức hấp dẫn của tiểu thuyết
Truyện đường rừng biểu hiện ở bức tranh phong cảnh đặc sắc, những phong

tục mang đậm dấu ấn bản làng, qua đó làm nổi bật lên chân dung sống động
của con người nơi đây. Lan Khai là một nghệ sĩ tài ba đã vận dụng cả nhạc,
hoạ, thơ ca để có thể miêu tả cho hết cái đẹp tuyệt mỹ của hoá công ban tặng
cho núi rừng. Có thể nói ngòi bút của ông đã chạm vào mọi vật trong rừng từ
những ngọn cây, lá cỏ, muôn chim đến đất trời, mây gió. Trong đó sâu lắng
nhất là tâm trạng con người trước thiên nhiên và tình người muôn điệu mà
càng đi sâu quan sát càng thấy yêu, thấy thấm thía. Xét ở thể loại tiểu thuyết
đường rừng, Lan Khai được coi là người đi tiên phong mở đường và là người
thành công nhất trong giai đoạn 1930 - 1945. Ông cũng là người đi trước Tô
Hoài, Nguyên Ngọc, Mạc Phi, Ma Văn Kháng, Vi Hồng, Nguyễn Huy Thiệp
về mặt thời gian trong mảng văn học miền núi. Thành công này có được là
bởi ông đã sớm lựa chọn cho mình một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên,
con người miền núi bằng cả tấm lòng và lí trí.
1.2.3.3. Truyện đường rừng và truyện “bán đường rừng”
Truyện đường rừng là những truyện viết về đề tài miền núi, nhưng
không phải truyện nào viết về đề tài miền núi cũng được xem là truyện đường
rừng. Để biết được truyện đường rừng thì chúng ta phải xét trên phương diện
cốt truyện, bối cảnh, không gian, thời gian, và nhân vật trong tác phẩm. Từ
đó, chúng ta có thể thấy được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai
loại truyện này.
Trong truyện đường rừng có cả một không gian, thời gian, nhân vật rất
khác lạ. Nhiều khi nó hấp dẫn người đọc ở sự rùng gợn. Phần lớn những


25
truyện của Lan Khai được được chúng tôi khảo sát trong luận văn này là
truyện đường rừng.
Truyện “bán đường rừng” là những tác phẩm cũng viết về đường rừng
mhưng không quá nhấn mạnh vào sự hoang sơ, bí ẩn, mai quái của bối cảnh,
của cuộc sống con người. Trong nhiều trường hợp, rừng núi thuần túy chỉ

hiện lên như một không gian cụ thể của các sự kiện lịch sử, các câu chuyện
thế sự. Trong hệ thống tiểu thuyết của Lan Khai cũng có loại truyện được
gọi ước lệ là “bán đường rừng này” như truyện Đỉnh non thần. Trong nhiều
bảng liệt kê tác phẩm của Lan Khai ở nhiều tài liệu, truyện này khi thì được
xếp vào ô truyện lịch sử, khi thì được xếp vào ô truyện đường rừng. Theo
chúng tôi, cảm hứng lịch sử ở truyện này đậm hơn cảm hứng tô đậm vẻ đẹp
hay nét kỳ bí của miền sơn dã. Tuy nhiên, qua nó, ta hoàn toàn có thể tìm
thấy những ví dụ sinh động để minh họa cho các đặc điểm nổi bật của truyện
đường rừng.


×