Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trong vụ xuân năm 2014 tại huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.19 MB, 118 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGÔ THỊ LAN ANH

TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN BÓN QUA
LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT LẠC TRONG VỤ XUÂN NĂM 2014 TẠI
HUYỆN
DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


2

NGHỆ AN, 2014

Lời cảm ơn

Thời gian hoàn thành luận văn này là sự khép lại của chặng đường phấn
đấu, học tập dưới sự giáo dục, dạy dỗ tận tình của các thầy giáo, cô giáo khoa
Nông – Lâm – Ngư trường Đại Học Vinh. Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự
cố gắng của bản thân còn có sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo làm
việc tại phòng thiết bị, thí nghiệm khoa Nông – Lâm – Ngư và người thân, bạn bè.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo và
đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Nguyễn Quang Phổ đã nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.


Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo làm việc tại
trung tâm Thực hành thí nghiệm khoa Nông – Lâm – Ngư trường Đại Học Vinh
đã giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành các thí nghiệm.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã luôn
bên cạnh tôi, dành cho tôi nguồn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện luận văn này.
Dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng bản thân còn thiếu kinh nghiệm, khả năng
và kiến thức, thời gian còn hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy rất mong sự góp ý, đánh giá chân thành từ phía các thầy cô giáo và
bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Nghệ An, tháng 10 năm 2014
Người thực hiện

Ngô Thị Lan Anh


3

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực
tiếp thực hiện trong vụ Xuân năm 2014, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn
Quang Phổ. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng
được sử dụng để bảo vệ bất cứ học vị nào trong và ngoài nước.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự trích dẫn và giúp đỡ trong luận văn này đã
được thông tin đầy đủ, trích dẫn chi tiết và chỉ rõ nguồn gốc.
Nghệ An, tháng 10 năm 2014
Người thực hiện

Ngô Thị Lan Anh



4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT
CHLB
Đ/c
ĐHQG
FAO
PB
KL
NN&PTNT
NSLT
NSTT
NSKT
NXB
LA
LAI
LAD
HSQH
SWL

Công thức
Cộng hòa liên bang
Đối chứng
Đại học Quốc gia
Tổ chức Nông lương thế giới
Phân bón
Khối lượng

Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Năng suất kinh tế
Nhà xuất bản
Diện tích lá
Chỉ số diện tích lá
Thời gian diện tích lá
Hiệu suất quang hợp
Khối lượng diện tích lá

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Bảng 1.1.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.

Tên bảng
Ngưỡng chịu đựng của lá cây với phân phun qua lá
Thời gian bắt đầu các giai đoạn của các giống lạc thí nghiệm
Chiều cao thân cây lạc ở các công thức thí nghiệm qua một số

Trang
19
35
37


5


Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.

giai đoạn phát dục chủ yếu
Số lá xanh trên thân chính cây lạc qua một số giai đoạn phát
dục chủ yếu
Ảnh hưởng của phân bón lá đến số cành trên cây thời kỳ thu
hoạch
Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên của các công thức thí nghiệm qua
một số thời kỳ phát dục chủ yếu
Diện tích lá cây lạc qua một số thời kỳ phát dục chủ yếu
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến chỉ số diện tích lá của các
giống lạc thí nghiệm
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khối lượng diện tích lá của
các giống lạc thí nghiệm
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến thời gian diện tích lá của

các giống lạc thí nghiệm
Bảng 3.10. Tích lũy chất khô của các giống lạc thí nghiệm qua các thời kỳ
Tích lũy chất khô của lá cây lạc ở các giống lạc thí nghiệm qua
Bảng 3.11.
các thời kỳ
Hiệu suất quang hợp của cây lạc qua các giai đoạn sinh trưởng,
Bảng 3.12.
phát triển

Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến số quả, quả chắc và tỷ lệ
Bảng 3.13.
quả chắc/cây
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến các yếu tố cấu thành năng
Bảng 3.14.
suất cây lạc
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất lạc các giống thí
Bảng 3.15.
nghiệm
Bảng 3.16. Mức độ nhiễm các loại sâu, bệnh hại chính trên lạc thí nghiệm
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của việc dùng phân bón qua lá

39
42
44
47
49
52
54
56
58
60
62
63
65
67
69


6


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4
Hình 3.5.

Tên Hình
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến chiều cao cây lạc giống
L14 qua các thời kỳ
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến chiều cao cây lạc giống
L20 qua các thời kỳ
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến số lá xanh trên thân chính
giống L14 qua các thời kỳ
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến số lá xanh trên thân chính
giống L20 qua các thời kỳ
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến chiều dài cành cấp 1 đầu
tiên của giống L14 qua các thời kỳ

Trang
38
38
40
40
45


7


Hình 3.6.
Hình 3.7.
Hình 3.8.
Hình 3.9.
Hình 310
Hình 3.11.
Hình 3.12.
Hình 3.13.
Hình 3.14.
Hình 3.15.
Hình 3.16
Hình 3.17

Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến chiều dài cành cấp 1 đầu
tiên của giống L20 qua các thời kỳ
Ảnh hưởng của Phân bón qua lá đến diện tích lá cây lạc qua
giống L14 các thời kỳ
Ảnh hưởng của Phân bón qua lá đến diện tích lá cây lạc qua
giống L20 các thời kỳ
Ảnh hưởng của Phân bón qua lá đến chỉ số diện tích lá cây lạc
giống L14 qua các thời kỳ
Ảnh hưởng của Phân bón qua lá đến chỉ số diện tích lá cây lạc
giống L20 qua các thời kỳ
Ảnh hưởng của Phân bón qua lá đến khối lượng diện tích lá cây
lạc giống L14 qua các thời kỳ
Ảnh hưởng của Phân bón qua lá đến khối lượng diện tích lá cây
lạc giống L20 qua các thời kỳ
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khả năng tích lũy chất khô
giống lạc L14 qua các thời kỳ

Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khả năng tích lũy chất khô
giống lạc L20 qua các thời kỳ
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khả năng tích lũy chất khô
của lá cây lạc giống L14 qua các thời kỳ
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khả năng tích lũy chất khô
của lá cây lạc giống L20 qua các thời kỳ
Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

46
48
48
50
50
53
53
57
57
59
59
66


8

MỤC LỤC
TT

1.
2.
3.

4.
5.
CHƯƠNG I
1.1.
1.2.
1.2.1.

Tên mục
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Mục lục
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nội dung nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Vai trò của cây lạc
Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc
Vai trò sinh lý của N ( nitơ) và nhu cầu dinh dưỡng khoáng N ở

1.2.2.
1.2.3.
1.2.4.

cây lạc

Vai trò sinh lý của lân và nhu cầu dinh dưỡng lân của cây lạc
Vai trò sinh lý của kali và nhu cầu dinh dưỡng kali của cây lạc
Vai trò sinh lý của canxi và nhu cầu dinh dưỡng canxi của cây

Trang
i
ii
iii
iv
v
vii
1
1
2
2
3
3
4
4
6
6
6
6
7


9

1.2.5.


lạc
Vai trò sinh lý của Mg, S và nhu cầu dinh dưỡng Mg,S của cây

1.2.6.

lạc
Vai trò sinh lý của Borax và nhu cầu dinh dưỡng Borax của cây

1.3.
1.4.
1.4.1.
1.4.2.
1.5.
1.5.1.
1.5.2.

lạc
Mối quan hệ giữa đất – cây trồng – phân bón
Bón phân cân đối – hợp lý
Khái niệm bón phân cân đối – hợp lý
Tác dụng của bón phân cân đối – hợp lý
Cơ sở của việc bón phân qua lá
Khái niệm phân bón qua lá
Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hút chất dinh dưỡng của

9
11
11
12
13

13

1.5.3.
1.5.4.
1.5.5.
1.5.6.
1.5.7.
1.6.

rễ
Cơ chế của sự hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng qua bộ lá
Những lý do sử dụng phân bón qua lá
Ưu điểm của phân bón lá đối với cây trồng
Các loại phân bón lá
Các biện pháp nâng cao hiệu quả của phân bón lá
Tình hình sử dụng phân bón lá và một số kết quả nghiên cứu về

15
17
18
18
19

1.6.1.
1.6.2.
1.6.2.1.
1.6.2.2.
1.7.

phân bón lá trên thế giới và ở Việt Nam

Tình hình sử dụng phân bón lá
Nghiên cứu về phân bón lá trên thế giới và Việt Nam
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Diễn biến thời tiết, khí hậu từ tháng 1 – 5 năm 2014 tại huyện

CHƯƠNG II
2.1.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.
2.3.
2.4.
2.4.1.
2.4.2.
CHƯƠNG III
3.1
3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.

Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng
Quy trình trồng và chăm sóc cây lạc
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Dụng cụ
Phương pháp xử lý số liệu
Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Thời gian
Địa điểm
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sinh trưởng của cây lạc
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến thời gian bắt đầu các giai đoạn
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến chiều cao thân cây lạc
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến số lá xanh trên cây

8
8

14

20
20
22
22
23
24
25
25
25
25
28
29
32
32

32
32
32
34
34
34
36
38


10
3.1.4.
3.1.4.1.
3.1.4.2.

Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sự phát triển của cành lạc
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến số cành trên cây
Ảnh hưởng của phân bón qua lá chiều dài cành cấp 1 đầu tiên

3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.
3.2.5.
3.2.6.
3.3.

qua các thời kỳ
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến các chỉ tiêu sinh lý của cây lạc

Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến diện tích lá lạc
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến chỉ số diện tích lá
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khối lượng diện tích lá
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến thời gian diện tích lá
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến tích lũy chất khô
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến hiệu suất quang hợp
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất và các yếu tố cấu

3.3.1.
3.3.2.

thành năng suất
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến số quả và quả chắc/cây
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến các yếu tố cấu thành năng

3.3.3.
3.4
3.5.
1.
2.

suất cây lạc
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất lạc
Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến mật độ sâu, bệnh hại
Hiệu quả kinh tế của việc dùng phân bón qua lá
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp, cây thực phẩm có giá trị
kinh tế và dinh dưỡng cao. Hiện nay lạc đang được trồng ở nhiều nước trên thế
giới. Theo FAO ( Food and Agriculture Organization) trong các loài cây lấy hạt
có dầu được trồng hàng năm trên thế giới, lạc có diện tích và sản lượng đứng thứ 2
sau đậu tương, Việt Nam là nước trồng lạc đứng thứ 5 ở châu Á sau: Ấn Độ,
Idonesia, Trung Quốc và Myanma.[23]. Lạc có vai trò quan trọng trong cơ cấu
cây trồng của hầu hết các địa phương trong cả nước. Lạc là cây lấy dầu có giá trị,
trong hạt lạc chứa lượng dầu cao từ 40 ÷ 57 %, ngoài ra chứa protein khá cao từ
20 ÷ 37,5 % và các vitamin quan trọng khác như vitamin A, B 1, B6, vitamin PP,
có thể sử dụng trực tiếp làm thực phẩm.[23] . Lạc là cây có khả năng cải tạo đất do

41
41
43
46
46
48
51
53
55
60
61
61
63
64
66
68

71
71
72
73
76


11
ở rễ lạc có các vi khuẩn nốt sần có khả năng cố định đạm cung cấp cho cây nâng
cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Hiện nay ở nước ta, lạc là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng,
là nguồn thực phẩm cho con người, nguồn thức ăn cho gia súc và là cây cải tạo đất
lý tưởng. Sản xuất lạc ở Việt Nam ngày càng phát triển, từ năm 1995 đến năm
2000 sản xuất lạc có xu hướng tăng về diện tích và sản lượng nhưng năng suất
chưa cao, chỉ đạt khoảng 1,4 tấn/ha. [30]. Nhưng đến năm 2009 diện tích trồng lạc
trong cả nước đạt 249,2 nghìn ha và năng suất đạt 2,1 tấn /ha, cao hơn nhiều so
với các năm trước.
Để cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt thì không những cây cần các
chất dinh dưỡng như protein, lipit, gluxit…để cấu trúc cơ thể và cung cấp năng
lượng, mà cây còn cần các chất có hoạt tính sinh học như vitamin, enzim,
hoocmon….[17] Trong đó, các loại phân vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng
trong phân bón lá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình
sinh trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý của cây.
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay phân bón lá được nông dân sử dụng
khá phổ biến nhất là ở các vùng chuyên canh rau màu, trồng hoa cây cảnh, cây ăn
quả và trên một số cây lương thực thực phẩm. Phân bón lá có tác dụng kích thích
sinh trưởng, tăng khả năng đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu quả, tăng năng suất
chất lượng nông sản, kéo dài thời gian bảo quản…
Tuy nhiên không phải người nông dân nào cũng hiểu hết tính năng và sử
dụng phân bón lá đúng cách. Nhiều hộ nông dân quan niệm phân bón lá như là

liều thuốc bổ cho cây trồng, phun không hiệu quả cho lúc này thì tốt cho lúc khác
nên sử dụng sản phẩm không đúng thời kỳ, không đúng giai đoạn sinh trưởng của
cây trồng [33]. Nhiều hộ nông dân vì mục đích kinh tế, sử dụng phân bón lá chứa
các chất kích thích sinh trưởng với liều lượng cao, phun liên tục, nhiều lần, không
đảm bảo thời gian cách ly, hậu quả gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tính mạng
của người tiêu dùng. Nhiều trường hợp, do không biết, không đọc kỹ hay để đỡ
tốn công phun, mà phối trộn phân bón lá với thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ…điều
này vô tình làm cho hiệu quả phòng trừ bệnh không cao, bệnh hại không giảm mà


12
có xu hướng bị nặng hơn, cỏ dại không chết mà còn phát triển nhiều hơn.
Nhưng trên thực tế, người dân đang sử dụng phân bón lá chưa khoa học,
phù hợp và chưa đúng mục đích dẫn đến năng suất lạc không cao. Chính vì vậy tôi
chọn đề tài“Đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất lạc trong vụ Xuân năm 2014 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát: Đánh giá được hiệu quả sử dụng 3 loại phân bón qua
lá đã được khuyến cáo trong sản xuất cho cây lạc, và trên vùng đất đại diện cho
khu vực thí nghiệm. Trên cơ sở đó, có thể lựa chọn và sử dụng chúng như một yếu
tố hỗ trợ bổ sung nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông sản của cây lạc ở
vùng nghiên cứu.
* Mục tiêu cụ thể :
- Đánh giá được hiệu quả của phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất cây lạc.
- Xác định loại phân bón lá đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu, bệnh hại trên cây lạc khi sử dụng phân bón
qua lá.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu thu được sẽ góp phần khẳng định ưu điểm và tồn tại

của các loại phân bón qua lá đã nghiên cứu đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất của lạc ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, đề xuất loại phân bón qua lá có hiệu quả
kinh tế cao để khuyến cáo cho người dân trồng lạc ở Diễn Châu và những vùng
sinh thái tương tự khác áp dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần hoàn thiện quy
trình thâm canh nâng cao năng suất và hiệu quả trồng lạc.
4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón qua lá đến các chỉ tiêu về sinh trưởng,
phát triển của cây lạc.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón qua lá đến các yếu tố cấu thành năng
suất của cây lạc.


13
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá lên sự sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc trong vụ Xuân năm 2014 tại huyện
Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Quy trình kỹ thuật áp dụng là : Kỹ thuật thâm canh cây
lạc của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An.

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Vai trò của cây lạc
Lạc là cây trồng có giá trị kinh tế nhiều mặt bởi nó là cây họ đậu ngắn
ngày, các chất dinh dưỡng trong hạt khá đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng và có
hàm lượng cao. Cây lạc là cây trồng quan trọng xếp thứ 13 trong số các cây thực
phẩm trên thế giới.[23].
* Về vai trò cải tạo đất :
Cây lạc đóng vai trò to lớn trong hệ thống luân canh cây trồng nhờ bộ rễ có
khả năng cố định đạm vì vi khuẩn nốt sần cộng sinh với rễ cây họ đậu đã làm giàu

thêm cho đất khoảng 500 - 600 kg N/ha, trung bình là 25 - 200 kg N/ha/năm.
* Giá trị dinh dưỡng


14
Sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc. Hạt lạc là loại hạt to và có chứa
nhiều dinh dưỡng. Trong hạt hầu như có đầy đủ các chất đại diện cho tất cả các
nhóm chất hoá học hữu cơ và rất nhiều chất vô cơ như lipid, protein, glucid, và
các amin… Trong đó lipid (dầu) chiếm tỉ lệ lớn nhất, sau đó là protein và glucid.
Nó cung cấp một nguồn năng lượng rất lớn. Trong 100g hạt lạc cung cấp 590kcal,
trong khi trị số ở đậu tương là 411kcal, gạo tẻ là 353 kcal, thịt lợn nạc là
286kcal…[29].
* Giá trị xuất khẩu
Trên thị trường thế giới, lạc là mặt hàng của nhiều nước. Do giá trị nhiều
mặt của hạt lạc nên chưa bao giờ lạc mất thị trường tiêu thụ. Theo số liệu của FAO
1999, hiện đang có 100 nước đang trồng và xuất khẩu lạc. Ở Xênêgan, giá trị lạc
chiếm 80% giá trị xuất khẩu, ở Nigiêria chiếm 60% giá trị xuất khẩu. .[30]
Hiện nay có 5 nước xuất khẩu lạc chủ yếu, đó là: Trung Quốc, Mỹ,
Achentina, Ấn Độ và Việt Nam. Các nước phải nhập khẩu lạc là Nhật Bản,
Inđônêxia, Canada, Philipin, Đức…Ở Việt Nam sản lượng lạc xuất khẩu dao động
từ 100-130 nghìn tấn, [23].Khối lượng xuất khẩu từ năm 1990 đến nay có chiều
hướng tăng, tuy nhiên sự tăng ấy còn ở mức độ chậm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
là hạt, song về chất lượng của chúng ta còn rất thấp vì kích cỡ hạt nhỏ, hàm lượng
dầu thấp nên giá trị chưa cao. Năm 1990, sản lượng của xuất khẩu Việt Nam chỉ
đạt 70 nghìn tấn trong khi tổng sản lượng sản xuất ra là 213 nghìn tấn.[23].
* Giá trị công nghiệp
Do giá trị dinh dưỡng của lạc, con người đã sử dụng như một nguồn thực
phẩm quan trong. Ngoài việc dùng để ăn dưới nhiều hình thức như luộc, rang, nấu
xôi, làm bánh kẹo, chao dầu… lạc được dùng để ép dầu ăn và khô dầu để chế biến
nước chấm và chế biến các mặt hàng khác.[17]. Gần đây nhờ công nghiệp thực

phẩm phát triển, người ta chế biến nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc như
lạc rút dầu, bơ lạc, chao, phomat sữa, sữa lạc,… được sử dụng chế biến nhiều loại
thuốc trong y dược, dùng làm dầu nhờn để xoa máy, bỏ trục xe, loại dầu xấu dùng
để nấu xà phòng.
* Giá trị nông nghiệp


15
Lạc là cây trồng có ý nghĩa nhất là đối với các nước nghèo vùng nhiệt đới.
Sản phẩm phụ của lạc là thức ăn quý cho động vật nuôi. Khi ép dầu sản phẩm phụ
là khô dầu với lượng dinh dưỡng khá cao làm thức ăn cho gia súc gia cầm. Dùng
khô dầu trong khẩu phần thức ăn sẽ làm tăng sản lượng trứng của gà, làm lợn tăng
trọng nhanh hơn. Khi phân tích thân lá lạc thì có 47% đường bột, trên 15% chất
hữu cơ chứa Nitơ và 1,8% chất béo nên thân lá lạc cũng có thể dùng làm thức ăn
cho gia súc.[17].
Lạc có bộ rễ rất sâu và có nhiều nốt sần tự hút được đạm đáng kể. Vì vậy
trồng lạc có tác dụng cải tạo, bồi dưỡng, tăng độ phì nhiêu của đất, tạo điều kiện
cho việc thâm canh tăng năng suất là đối với đất bạc màu, ở vùng Trung Du và đất
bồi dốc, trồng lạc thu đông có tác dụng vừa sản xuất giống tốt, vừa làm cây phủ
đất chống xói mòn trong mưa lũ. Ngoài ra, lạc là loại cây trồng có khả năng trồng
xen, trồng gối vụ với các cây hoa màu, cây công nghiệp khác cho năng suất và
hiệu quả cao.
Như vậy, lạc là loại cây trồng có nhiều giá trị cả về kinh tế, nông nghiệp và
môi trường. Để phát huy hiệu quả của cây lạc, chúng ta cần có nhiều đề tài nghiên
cứu nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của cây lạc từ đó phát triển kinh tế nông
thôn, cải tạo môi trường.
1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc
1.2.1. Vai trò sinh lý của N (nitơ) và nhu cầu dinh dưỡng khoáng N ở cây lạc
Mỗi nguyên tố có vai trò quan trọng đối với hoạt động sinh lý của cây lạc: N
cấu thành prôtêin và các hợp chất có N khác ở trong các bộ phận non của cây, N có

mặt trong các enzim quan trọng trong các hoạt động sống của cây [17].
Đạm là thành phần không thể thiếu được ở prôtêin dự trữ trong hạt. Ở thời kỳ
sinh trưởng dinh dưỡng, N tập trung ở các phần non của cây, các mô phân sinh đang
hoạt động, ở các phần sống của tế bào. Khi hạt chín, phần lớn N trong cây tập trung ở
hạt.
Vì vậy thiếu đạm cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá vàng, chất khô tích luỹ chất
khô giảm, số quả và trọng lượng quả đều giảm, nhất là thiếu N ở thời kỳ sinh trưởng
cuối. Lượng N lạc hấp thu rất lớn, để đạt được 1 tấn lạc quả khô cần sử dụng tới


16
50 ÷ 75 kg đạm. Thời kỳ lạc hấp thu nhiều đạm nhất là thời kỳ ra hoa - làm quả và
hạt. Thời kỳ này chỉ chiếm 25% thời gian sinh trưởng của lạc, nhưng hấp thu tới
40 ÷ 45% nhu cầu đạm của cả chu kỳ sinh trưởng.
Có hai nguồn cung cấp đạm cho cây lạc là do bộ rễ hấp thu từ đất và đạm
cố định ở nốt sần do hoạt động của vi khuẩn cộng sinh cố định đạm.
Nguồn N cố định có thể đáp ứng được 50 ÷ 70% nhu cầu đạm của cây.
ngoài ra, lá cũng có khả năng hấp phụ N. Vì vậy phương pháp bón bổ sung N qua
lá rất có ý nghĩa, nhất là thời kỳ sinh trưởng cuối.
1.2.2. Vai trò sinh lý của lân và nhu cầu dinh dưỡng lân ở cây lạc
Lân còn đóng vai trò quan trọng đối với sự cố định N và sự tổng hợp lipít ở
hạt trong thời kỳ chín. Ngoài ra, bón lân còn kéo dài thời kỳ ra hoa và tăng tỷ lệ
hoa có ích. Đối với quá trình cố định đạm, lân trong thành phần của mối liên kết
cao năng ATP, chuyển năng lượng cho hoạt động cố định ở hạt khi chín, lân nằm
trong các enzim xúc tiến tổng hợp lipít. Người ta thấy rằng trong thời kỳ này, 50%
lượng lân của cây tập trung ở hạt. Bón đủ lân hàm lượng dầu trong cây tăng lên
đáng kể [17].
1.2.3. Vai trò sinh lý của kali và nhu cầu dinh dưỡng kali ở cây lạc
Kali trong cây dưới dạng muối vô cơ hoà tan và muối của axít hữu cơ trong
tế bào. Kali không trực tiếp đóng vai trò là thành phần cấu tạo của cây, nhưng

tham gia vào hoạt động của các enzim, nó đóng vai trò chất điều chỉnh xúc tác.
Chính vì vậy kali tham gia chủ yếu vào các hoạt động chuyển hoá chất ở cây. vai
trò quan trọng nhất của kali là xúc tiến quang hợp và sự phát triển của quả, ngoài
ra kali còn làm tăng cường mô cơ giới, tăng tính chống đổ của cây.
Trong cây kali tập trung chủ yếu ở các bộ phận non, lá non và lá đang hoạt
động quang hợp mạnh. Cây hấp thu kali tương đối sớm và tới 60% nhu cầu kali
của cây được hấp thu trong thời kỳ ra hoa - làm quả. Thời kỳ chín, nhu cầu về kali
hầu như không đáng kể (5 ÷ 7% nhu cầu kali).
Thiếu kali, thân cây chuyển thành màu đỏ sẫm và lá chuyển màu xanh nhạt.
Tác hại lớn nhất của thiếu kali là cây bị lùn, khả năng quang hợp và hấp thu N
giảm, tỷ lệ quả một hạt tăng, trọng lượng hạt giảm và năng suất lạc giảm rõ rệt.


17
Lạc có thể hút lượng kali rất lớn, trong môi trường giàu kali, nó có khả năng
hấp thu kali quá mức cần thiết.
1.2.4. Vai trò sinh lý của canxi và nhu cầu dinh dưỡng canxi ở cây lạc
Dinh dưỡng canxi đối với lạc được coi là nguyên tố thường, lượng can xi
lạc hấp thu gấp gần 2 ÷ 3 lần lượng lân hấp thu.
Các nhà khoa học đã đánh giá vai trò của can xi giúp ngăn ngừa tích luỹ
nhôm và các cation gây độc, tăng hoạt động của vi khuẩn nốt sần, tăng hấp thu
đạm. Để quả phát triển bình thường, can xi phải có ở quả đang phát triển.
Hàm lượng canxi cao trong lá ở mức tới hạn là 2%, các năng suất lạc cao
đều chuyển tới các bộ phận của cây, kể cả hoa và tia đang phát triển, nhưng ngay sau
khi tia quả đâm vào đất và phát triển quả, canxi từ rễ không được vận chuyển tới tia
quả nữa mà để hình thành và phát triển quả, tia phải trực tiếp hút canxi từ đất. điều này
giải thích vì sao phải có canxi trực tiếp vùng hình thành quả. .[17].
Hiện tượng quả lép, ốp thường xảy ra khi lượng canxi hữu hiệu trong đất
thấp và do ảnh hưởng xấu có thể gây ra bởi các loại phân khoáng hoặc thời tiết
đến sự hút canxi của quả.

Canxi ít di động trong cây, và hàm lượng canxi ở các bộ phận của cây phụ
thuộc vào sự cung cấp can xi ở thời điểm bộ phận đó hình thành. Phân canxi được
sử dụng ở hầu hết các vùng sản xuất lạc to quả, các dạng canxi có ảnh hưởng rất
lớn đến khả năng hấp thu canxi của lạc.
1.2.5. Vai trò sinh lý của Mg, S và nhu cầu dinh dưỡng Mg, S ở cây lạc
Mg là thành phần của diệp lục, vì vậy Mg có liên quan trực tiếp tới quang
hợp của cây, nếu thiếu Mg cây giảm hàm lượng diệp lục ở lá, lá vàng úa, cây lùn.
Lưu huỳnh là thành phần của nhiều loại axit amin quan trọng trong cây, vì
vậy S có mặt trong thành phần prôtêin của lạc. Thiếu S sự sinh trưởng của lạc bị
cản trở, lá có biểu hiện vàng nhạt, cây chậm phát triển, tác dụng tăng năng suất lạc
của thạch cao (CaSO4) ở Nigeria là nhờ S chứ không phải Ca. Sự hút S có liên
quan đến sự hút N và P2O5 để hình thành các axit amin, S có thể hấp thu bằng cả
rễ và quả, lượng S lạc hấp thu tương đương lân. Reich xác định hàm lượng S trong
lá trong chu kỳ sinh trưởng của lạc là khoảng 0,2% .


18
1.2.6. Vai trò sinh lý của Borax và nhu cầu dinh dưỡng Borax ở cây lạc
Borax, còn được biết dưới tên sodium borate (Na 2B4O7.10H2), và axít boric
(H3BO3) là những chất không màu, giống như muối và có thể ở dưới dạng bột
trắng.
Borax là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng. Ngày nay trên
70 quốc gia đã được phát hiện tình trạng thiếu Bo ở hầu hết các loại cây trên nhiều
loại đất. Phân Bo cũng đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam, kết
quả nghiên cứu trong đất cho thấy có tới 78% các loại đất nghèo Bo [4]. Nhìn
chung, sự thiếu Bo trong đất thường xảy ra trong những điều kiện như :
- Những vùng có khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều (do Bo là nguyên tố dễ bị
rửa trôi)
- Đất chua phát triển trên đá phún xuất, đất có pH < 4.
- Đất phát triển trên đá vôi.

- Đất có kết cấu thô, đất thoát nước tốt như đất dốc,…
Canxi là nguyên tố tương tác mạnh với Bo, nhu cầu Bo của cây thấp khi
cây thiếu Canxi. Ngược lại, Kali là nguyên tố đối kháng với Bo, nếu bón quá
nhiều Kali sẽ ức chế cây hút Bo làm giảm năng suất cây trồng.
Vai trò của Bo trong cây:
- Bo rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của
cây. Giúp sự hình thành và phân hoá mầm hoa, tăng cường sức sống hạt phấn,
tăng tỷ lệ đậu trái, giúp giảm rụng hoa và trái non.
- Bo có liên quan đến quá trình tổng hợp Protein, Lipid, làm tăng hàm
lượng đường và các Vitamin trong củ, quả, ngăn ngừa sự thối rữa, giúp bảo quản
nông sản được lâu sau thu hoạch.
- Bo ảnh hưởng đến sự hấp thu và sử dụng canxi, đồng thời giúp điều
chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây.
Các kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước đều cho thấy khi bón
Bo vào gốc hoặc phun Bo qua lá đã làm gia tăng năng suất các loại cây trồng từ 6
- 48%, cải thiện chất lượng và màu sắc của nông sản cho người nông dân.


19
Triệu chứng thiếu Bo ở lạc:
Bo là nguyên tố ít di động nên triệu chứng thiếu Bo thường xuất hiện ở các
bộ phận non của cây. Ban đầu đỉnh sinh trưởng chùn lại, dần dần chết khô. Các lá
non thường bị biến dạng, gấp nếp và mỏng với màu xanh nhạt đến mất màu. Trên
bề mặt lá thường có những đốm nhỏ màu vàng trắng.
- Lá già có kết cấu dày, đôi khi cong lên và dòn.
- Hoa ít hoặc không hình thành, rễ còi cọc.
- Hoa, trái dễ bị thối và rụng non.
Để khắc phục các triệu chứng thiếu Bo, nhằm nâng cao năng suất và phẩm
chất lạc, chúng ta có thể bón các loại phân có chứa Bo vào gốc như: Borax, Boric
acid… hoặc phun qua lá như sản phẩm Pisomix, đầu trầu Polyhumate,Komix,…

Trong quá trình canh tác, ngoài phương pháp bón phân vào đất, việc sử
dụng phân bón lá để chủ động cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng ngày nay
đã trở thành một trong những biện pháp phổ biến với hầu hết bà con nông dân
1.3. Mối quan hệ giữa đất – cây trồng – phân bón
Đất là môi trường sống của cây ( chứa nhiều sinh vật lớn, nhỏ khác nhau)
luôn luôn biến động, thay đổi. Đất được hình thành với vai trò chủ yếu thuộc về
thế giới sinh vật mà trước tiên là thực vật cây xanh và thế giới vi sinh vật. Sự sống
của sinh vật trên bề mặt lục địa ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất lớp đất mặt. Lớp
đất mặt này là nguồn cung cấp thức ăn cho thực vật và qua thực vật cho động vật
và con người [12].
Phân bón là : Phân bón là nguồn cung cấp thức ăn chất khoáng thiết yếu
cho cây trồng, thiếu chất khoáng cây không thể sinh trưởng và cho năng suất,
phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng
suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất [32].
Phân bón là: Nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng
cải tạo đất, trong thành phần chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ đa
lượng, trung lượng, vi lượng, đất hiếm, hữu cơ, axit amin, vitamin, axit humic,
axit fulvic, vi sinh vật có ích, có một hoặc nhiều: chất giữ ẩm, chất hỗ trợ tăng
hiệu suất sử dụng phân bón, chất điều hoà sinh trưởng thực vật, chất phụ gia....


20
Cây hút thức ăn quan các con đường :
- Nhờ bộ rễ: Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là
nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất
nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ
hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân,
kali, lưu huỳnh, magê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan
chính lấy thức ăn cho cây.
- Nhờ bộ lá: Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có

thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất [35]. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khí
khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua
lá. Trên cây một lá mầm (đơn tử diệp) khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá,
thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: Lúa , lúa mì…, trên cây ăn trái
(cây thân gỗ) khí khổng thường tập trung nhiều ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón
lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao
được.
Quan hệ đất - cây trồng - phân bón là mối quan hệ biện chứng tác động qua
lại lẫn nhau và được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Đất
Cây trồng

Phân bón

Đất là môi trường sống , nơi chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây
trồng.Cây trồng cung cấp một lượng lớn sinh khối từ thân, rễ, lá…tạo nên một
tầng thảm mục trên bề mặt đất. Đây là nguồn phân bón hữu cơ hết sức quan trọng
giúp tăng độ phì nhiêu đất .[35]. Chính vì vậy mà cây trồng có thể sinh trưởng
phát triển được trên đất mà không cần bón phân.


21
Cây trồng có thể duy trì quá trình sinh trưởng phát triển của mình nhờ sự
cung cấp dinh dưỡng từ đất mà không cần phân bón.Tuy nhiên để đạt năng suất
cao, ổn định, chất lượng nông sản tốt thì bên cạnh các yếu tố như khí hậu, thời tiết,
giống, kỹ thuật thâm canh,…Chúng ta cần phải thêm các loại phân vô cơ và các
phân bón hữu cơ.
1.4. Bón phân cân đối – hợp lý
1.4.1. Khái niệm bón phân cân đối – hợp lý

* Bón phân cân đối:
Là việc cung cấp đầy đủ các nguyên tố với số lượng và tỷ lệ thích hợp giữa
các loại phân bón cho từng vùng sinh thái nhất định để đạt được năng suất cao
nhất [32].
Bón phân cân đối phải đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng cân đối: Cân đối
giữa các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng, cân đối giữa hàm lượng vô cơ
và hữu cơ, cân đối với từng lại cây trồng.
Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định
với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây
sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở
mức thừa thãi.
Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có
ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.
Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các
yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượng phân bón
được sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau ở các
loại đất khác nhau.
Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại
phân mà không chú ý đến việc sử dụng các loại đất khác.
Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt
của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối
với năng suất cây trồng và đối với môi trường.
* Bón phân hợp lý:


22
Là sử dụng lượng phân bón thích hợp bón cho cây trồng đảm bảo tăng năng
suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại hậu quả tiêu cực lên
nông sản và môi trường sinh thái.
Bón phân hợp lý là thực hiện bón phân cân đối và đảm bảo bốn đúng: đúng

liều lượng, đúng loại phân, đúng tỷ lệ, đúng thời kỳ.
1.4.2. Tác dụng của bón phân cân đối – hợp lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về phân bón và cách bón phân cho cây
trồng. Bên cạnh những quan niệm cho rằng phân bón có ảnh hưởng tích cực đến
cây trồng thì cũng không ít ý kiến cho rằng phân bón là hoá chất có ảnh hưởng
xấu đến cây trồng và môi trường sinh thái [35].
Tuy nhiên, ý kiến này chỉ đúng khi sử dụng loại phân (chất khoáng ngoài
nhu cầu của cây) hoặc liều lượng quá cao làm chất đất “mặn” hoặc thiếu cân đối
(cân bằng về sinh lý) giữa các loại phân đã sử dụng. Nếu chúng ta biết sử dụng
phân bón một cách cân đối và hợp lý thì không những không huỷ hoại môi trường
mà còn làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản phẩm.
Thực tế cho thấy bón phân cân đối và hợp lý đều có tác dụng:
- Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất do không làm cây trồng phải
khai thác triệt để các chất dinh dưỡng trong đất mà con người không cung cấp đủ
cho nó.
- Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất: Khi bón phân cân
đối và hợp lý cây trồng có thể phát huy hết tiềm năng năng suất sẵn có.
- Tăng chất lượng nông sản: Tăng hàm lượng protein trong hạt ngũ cốc,
vitamin trong rau quả, đường trong mía, giảm tích luỹ nitrat trong rau, làm hình
dáng nông sản hấp dẫn hơn,…
- Bảo vệ nguồn nước, đất hạn chế khí thải, chất thải độc hại làm ảnh hưởng
đến môi trường.
1.5. Cơ sở của việc bón phân qua lá
1.5.1. Khái niệm phân bón qua lá
Bón phân qua lá, kể cả đối với dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, là cần
thiết để lạc quan hóa về năng suất, chất lượng dẫn đến gia tăng lợi tức của nhà


23
nông. Đối với nhiều vụ mùa ở khắp nơi trên thế giới. Bón phân qua lá đã minh

chứng tính hiệu quả, tính hiệu lực của nó, do đó nông dân nên được khuyến khích
áp dụng phương pháp này kể cả trên các loại cây trồng chưa được khảo nghiệm tới
[33].
Bón phân qua lá có vai trò quan trọng trong việc làm gia tăng chất dinh
dưỡng cho cây trồng và đã được nông dân áp dụng nhiều năm nay ở khắp nơi trên
thế giới, mặc dù thông tin về lĩnh vực này trên các tài liệu khoa học còn nhiều hạn
chế. Chỉ tới thời gian gần đây, các nhà khoa học mới chú tâm tới và điều này đã
được chứng kiến bởi hàng trăm chuyên gia tham dự hội nghị quốc tế chuyên đề về
Bón phân qua lá. .[2]
Bón phân qua lá là một phương pháp dễ áp dụng và hiệu quả để gia tăng
năng suất và chất lượng nông sản dẫn đến gia tăng lợi nhuận cho nhà nông nếu
được áp dụng đúng cách. Sự hiểu biết đầy đủ về Bón phân qua lá sẽ tránh được
các lầm lẫn và sẽ làm cho nông dân có thu nhập cao hơn. .[18].
Bón phân qua lá là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây
trồng lên các phần ở phía trên mặt đất của cây ( lá, cuống, hoa, trái) với mục đích
nâng cao sự hấp thu dinh dưỡng qua các phần trên mặt đất của cây trồng [18].
1.5.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hút chất dinh dưỡng của rễ
Trong thực tế ta thấy rằng nếu đất bị dí chặt, mặt đất bị đóng váng, đất chứa
nhiều chất hữu cơ chưa phân huỷ, trong đất tích tụ các chất độc đối với hô hấp của
rễ, đất phèn, mặn ngập úng lâu ngày có thể gây ra hô hấp yếm khí dẫn đến cản trở
sự hút dinh dưỡng của rễ và người ta gọi đây là hiện tượng “nghẹt rễ”.[14].
Ở các điều kiện gây ra nghẹt rễ cho cây, dù trong đất có thừa chất dinh
dưỡng cây cũng chỉ hút dược một phần. Khả năng lựa chọn "hút theo nhu cầu" của
cây bị phá hủy.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hút dinh dưỡng của cây gồm:
* Dinh dưỡng trong đất: Các chất dinh dưỡng ở trong đất không phải chất
nào cũng ở dạng “dễ tiêu”, vì vậy rễ cây cũng không thể hút được một số chất
dinh dưỡng này, mặc dù cây đang rất cần. .[28].Có rất nhiều hiện tượng xảy ra



24
hàng ngày hàng giờ trong đất làm cho các chất dinh dưỡng trở nên khó tiêu, hoặc
bị mất đi.
Lân dễ bị các nguyên tố như nhôm, sắt kết tủa, ở vùng đất chua phèn làm
cho cây luôn bị thiếu lân. Kali dễ bị rửa trôi do nước mưa, nước tưới. Urê bón và
đất nhanh chóng bị các vi sinh vật trong đất chuyển hóa thành dạng đạm nitrat. Ở
dạng này, đạm dễ bị rửa trôi hoặc bị chuyển hóa tiếp thành nitơ phân tử và bay
vào khí quyển. .[33]. Vi sinh vật và cỏ dại cũng cạnh tranh dữ dội với cây trồng
để hút dinh dưỡng. Một gam đất có hàng tỷ vi khuẩn, nấm chúng hút chất dinh
dưỡng và chỉ khi chúng chết đi mới hoàn trả lại các chất này cho vùng rễ.
* Đất: Cây cần đất để sống nhưng chúng ta biết rằng trong một gram đất có
chứa hàng tỷ vi sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau và các động vật hạ đẳng khác.
Có loài có ích nhưng cũng có loài có hại cho hệ rễ, đặc biệt là tuyến trùng, khi
chúng phát triển tới một số lượng cao thì toàn bộ rễ tơ và lông hút của rễ bị hủy
diệt. Sau khi đoàn tuyến trùng đã gây hại cho các đầu rễ có chứa nhiều tế bào
lông hút nhất, chúng mở cửa cho các vi sinh vật gây bệnh (nấm, vi khuẩn, vi rút)
vào cây qua rễ và có thể gây tác hại nghiêm trọng đến sinh trường và phát triển
của cây.
* pH đất: pH đất là yếu tố ảnh hưởng lớn đến các phản ứng oxy hóa khử
của đất và dinh dưỡng của rễ cây. Ở đất kiềm (pH >7) hầu hết các chất vi lượng
đều trở nên “khó hấp thụ”, cây cần mà không hút được. Còn ở đất chua quá (pH <
4) một số kim loại độc cho rễ được giải phóng ở mức độ dư thừa làm tổn hại đối
với các tế bào lông hút.Ở đất quá chua phèn, người ta thấy số lông hút trên mặt rễ
tơ giảm đi rất nhiều so với đất có pH từ 6 ÷ 6,5. Ở đất ngập úng, sự phân huỷ các
chất hữu cơ dẫn đến hình thành các chất độc như H 2S, cản trở hô hấp của rễ, do đó
cản trở hút chất dinh dưỡng.
* Ẩm độ đất: Ở đất có độ ẩm quá thấp hoặc quá cao cây không hút được
nước từ đất, sự hút dinh dưỡng từ đó cũng đình chỉ luôn.
* Nhiệt độ: Nhiệt độ thay đổi cũng ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của tế
bào lông hút. Ở vùng nhiệt đới như nước ta, nếu nhiệt độ xuống dưới 15 oC là việc

hút dinh dưỡng của cây bị chậm lại.


25
Ngoài các yếu tố kể trên thì sự hút dinh dưỡng của bộ rễ còn bị ảnh hưởng
của nhiều yếu tố ngoại cảnh khác nữa như con người, vi sinh vật, cỏ dại.
Vì các yếu tố gây trở ngại nói trên mà gần đây người ta đã tìm hiểu các con
đường khác để đưa chất dinh dưỡng vào cây để phụ thêm cho hoạt động của hệ rễ
khi cần thiết. Con đường dinh dưỡng ngoài rễ hữu hiệu nhất đối với cây trồng đó
chính là con đường dinh dưỡng khoáng qua lá.
1.5.3. Cơ chế của sự hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng qua bộ lá
Để hiểu được chức năng của phương pháp Bón phân qua lá, cần giải thích
rõ ràng các quy trình sinh học khác nhau của cơ chế hấp thu qua lá và phân phối
dinh dưỡng bên trong cây trồng [20]. Để làm các nhiệm vụ bên trong lá hoặc vận
chuyển các chất dinh dưỡng khoáng ra khỏi lá đến các bộ phận khác của cây
trồng, một quy trình hấp thu thông qua màng tế bào ( plasma membrane), từ các
gian bào bên trong lá (apoplast) vào bên trong tế bào ( symplat) sẽ xảy ra. Theo
Romheld và El- Fouly, ( 1999), sự hấp thu dinh dưỡng qua lá có 5 bước như sau:
Bước 1: Làm ướt bề mặt lá bằng dung dịch phân bón
Vách ngoài của những tế bào lá được bao phủ bởi lớp cutin và một lớp sáp
có đặc tính chống thấm nước rất mạnh. Để việc hấp thu các chất dinh dưỡng dễ
dàng, ta có thể bỏ thêm các chất phụ gia vào phân bón qua lá để giảm sức căng bề
mặt.
Bước 2: Khi phun dung dịch hòa tan phân bón lên bề mặt của lá cây, sự hấp
thu các ion có thể xảy ra theo 3 cách sau:
Cách 1: Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lớp ngoại bì và vách tế bào
Cách 2: Qua các thủy khổng ở giữa các vách tiếp giáp các tế bào
Cách 3: Qua khí khổng giữa các tế bào bảo vệ
Theo Eichert Et Al, sự xâm nhập của chất lỏng xuyên qua bề mặt có sức
căng cao và các khí khổng có thể xảy ra dưới một số điều kiện. Một trong những

điều kiện này là tạo các giọt nhỏ dung dịch vây với sự thoát hơi nước hòa tan
thành dung dịch khoáng. Khi sự thoát hơi nước xảy ra, mức độ xâm nhập các chất
tan vào lá đạt cao nhất.


×