Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

NHU CẦU THUÊ NHÀ TRỌ CỦA SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.97 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
BÀI KIỂM TRA
MÔN: XÃ HỘI HỌC
Đề tài:
NHU CẦU THUÊ NHÀ TRỌ CỦA SINH VIÊN
Sinh viên nghiên cứu: Nguyễn Thị Len
Lớp: TĐ_KT19
HÀ NỘI - 2010
Trong những năm gần đây những người ngoại tỉnh đổ ra các thành phố
lớn để làm ăn sinh sống, thuê nhà trọ ngày càng tăng. Cộng với số lượng sinh
viên cũng ngày càng tăng làm cho nhu cầu chỗ ở của sinh viên ngày càng trở
nên khó khăn, cấp bách.
Trong giai đoạn giá cả leo thang như hiện nay, việc tìm thuê một ngôi
nhà hoặc 1 phòng trọ ưng ý để ở riêng thật là một vấn đề nan giải. Vì vậy một
số bạn sinh viên (ngoại tỉnh) hoặc một số người có thu nhập khiêm tốn
thường có xu hướng ở trọ chung với nhau để chia sẻ tiền thuê trọ.
Qua tìm hiểu và từ kinh nghiệm của cả bản thân tôi nhận thấy việc tìm
được một chỗ thuê trọ ưng ý là hết sức khó khăn với những sinh viên, người
ngoại tỉnh như tôi nói riêng và sinh viên nói chung. Khắp khu vực trường đại
học công đoàn nhiều sinh viên trong suốt mấy ngày nay vẫn rảo chân vào khu
dân cư để tìm nhà thuê trọ. Với họ nhiệm vụ này càng trở nên khó khăn hơn
khi cung thì ít mà nhu cầu tìm chỗ ở của sinh viên hiện nay lại quá nhiều.
Do khan hiếm chỗ trọ quanh khu vực trường, nhiều sinh viên tìm giải
pháp yên tâm hơn là tìm đến các địa điểm thuê trọ xa hơn. Mặc dù ở cách xa
trường nhưng việc tìm được một chỗ thuê trọ yên ổn đã là may mắn. Nhiều
người đã mất rất nhiều thời gian để tìm nhà thuê trọ nhưng chưa có đành phải
ở tạm chỗ bạn bè, hay phải ở ghép.
Thuê được nhà là may mắn nên nhiều sinh viên cũng không hề đắn đo
khi điều kiện sống trong những căn phòng trọ đó quá thiếu thốn và ô nhiễm
như một dãy gồm 12 phòng ở sâu bên trong ngõ trại cá – Trương Định – Hai
Bà Trưng đã đầy kín người thuê cả mấy tháng nay, mặc cho dãy nhà nằm


ngay sau kênh nước thải đen ngòm, lúc nào cũng nồng nặc mùi khó ngửi.
Nước sinh hoạt thì được lấy từ giếng khoan , nơi thì nước ngả màu vàng, nơi
2
thì nước có mùi gỉ sắt. Điện dùng cho sinh hoạt được chru nhà tính theo giá
“cắt cổ”.
Có một thực tế cho tới bây giờ là trong khi tỉ lệ sinh viên tăng lên theo
hàng năm, thì diện tích KTX các trường Đại học cũng chỉ mới đáp ứng được
một phần nhu cầu. Ngay như trường ĐH Thuỷ Lợi, tỷ lệ đảm bảo nơi ở của
sinh viên cũng chỉ khiêm tốn ở mức 30% trong đó chỉ ưu tiên những trường
hợp con em thương bình, gia đình chính sách và hộ nghèo. Cùng chung cảnh
ngộ với các trường đại học khác, với hàng chục nghìn sinh viên nhưng hiện
nay KTX của học viện ngân hàng cũng chỉ đáp ứng chỗ ở cho gần 1.000 sinh
viên.
Khi cung không bắt kịp cầu thì giá cả cũng vì thế mà leo thang. Trước
thời điểm nhập học, giá cả có vẻ “dễ thở” hơn so với thời điểm sau hè. Nếu
trước đây một căn phòng có diện tích 15m
2
có giá khoảng từ 300.000-
400.000đ/tháng thì hiện nay, vẫn diện tích đó giá “hữu nghị lắm” cũng lên
đến 500.000đ thường là từ 600.000-700.000đ/tháng có nơi chủ nhà ép giá tới
1.000.000đ/tháng.
Ông Nguyễn Viết Vượng, hiệu trưởng trường Đại học Công Đoàn cho
biết. Trong khi nhu cầu về chỗ ở thì đông nhưng diện tích của KTX của
trường lại khiêm tốn, hiện nay chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của sinh viên.
Khi KTX không đáp ứng chỗ ở thì tự nhân viên phải tìm nơi tá túc cho riêng
mình. Và khi nhu cầu tăng lên, sẽ rất khó khăn, tình trạng “tát nước theo
mưa” khi các chủ nhà trọ thi nhau tăng giá. Nếu vùng này giá nhà tăng cao và
sinh viên tìm đến vùng khác thì ngay lập tức giá nhà cũng được đẩy lên.
Minh tuân, một sinh viên Đại học Công Đoàn ngán ngẩm cho biết: Giá
nhà tại khu vực đống đa tăng lên quá cao (phòng của Tuấn trước đây là

400.000đ/tháng nay được tăng lên 800.000đ/tháng với lý do của chủ nhà là có
thêm một công trình phụ khép kín, nên cậu đã phải lặn lội xuống tận cầu Diễn
3
thuê nhà. Tuy nhiên một căn phòng “ở được” tại đây cũng phải trả từ
400.000-500.000đ/tháng. Giá có rẻ hơn một chút nhưng chi phí xăng xe cho
cả quãng đường dài tính ra cũng bằng nhau.
Ngay như khu vực Mỹ Đình, nơi được xem là nhà trọ có “giá mềm”, hợp
với hầu bao của sinh viên thì thời gian gần đây cũng đã nhúc nhích tăng giá.
Mai Thị Ánh Tình, sinh viên trường Đại học Thương Mại cho biết: Căn
phòng 20m
2
mà cô thuê trước đây là 500.000đ/tháng thì trong khoảng 6 tháng
gần đây đã tăng lên 600.000đ/tháng.
Giải pháp kinh tế hiện nay mà sinh viên thường thực hiện là một nhóm
người thuê chung cả căn nhà vài triệu đồng. Tuy nhiên cuộc sống chung đụng
này cũng chỉ là giải pháp trước mắt khi học chưa tìm được cho mình một nơi
ở hợp lý.
Để tìm được nhà thuê trọ phù hợp với điều kiện và yêu cầu của mình các
bạn sinh viên hiện nay đa phần nhờ vào các mối quan hệ quen biết, hay phải
trực tiếp tự mình đi tìm.
Với việc công nghệ thông tin ngày càng phổ biến như hiện nay, thông tin
được lan truyền với tốc độ ánh sáng rất nhiều các báo điện tử ra đời cung cấp
thông tin tới người tiêu dùng Internet. Các bạn sinh viên có thể truy cập vào
các trang có nhiều thông tin về nhà thuê trọ như: rongbay, muare.vn, 5giay.vn
hay thue.eway.vn. Bạn cũng có thể vào google.com.vn tìm kiếm các cụ từ như
nhà trọ chính phủ, tìm nhà thuê trọ… Việc tìm và lựa chọn nhà ở các website
trên là việc bạn phải biết chọn bởi hầu hết các site không duyệt thông tin được
đăng dẫn đến nhiều trung tâm môi giới lấy giá cắt cổ. Thậm tệ hơn là đánh lửa
người dùng bằng rất nhiều chiêu thức, thông tin không chính xác.
Khi nhu cầu nhà ở ngày càng trở nên cấp bách nhà sinh viên “nhắm mắt

nhắm mũi” đặt bút ký vào những hợp đồng thuê nhà “trời ơi đất hỡi”. Chấp
nhận cả những điều vô lý, miễn giải quyết trước mắt một nơi ở khả dĩ tập
4
trung cho việc học hành. Lợi dụng tâm lý này một số chủ trọ đã nghĩ ra đủ
phương kế để tận thu tiền của sinh viên.
Đa số sinh viên khi thuê trọ không làm hoặc không đọc kỹ bản hợp đồng
thuê nhà. Xảy ra chuyện tranh chấp, giải quyết hợp đồng, để cuối cùng thiệt
thòi vẫn thuộc về sinh viên. Theo tình hình chung hiện nay hợp đồng giữa
sinh viên và chủ nhà là những “hợp đồng miệng” cam kết dựa trên lời nói và
niềm tin.
Một người bạn của tôi tên Khánh cho biết: Anh tìm thuê được một nhà
trọ ở Bách Khoa, khi thuê cũng chỉ thoả thuận bằng miệng với chủ nhà trọ.
Đến kỳ thi Đại học vừa qua chủ nhà ngang nhiên cho thí sinh ở ghép với các
sinh viên trong dãy trọ trong đó có Khánh bất chấp sự phản đối của mọi
người. Thậm chí chủ nhà còn doạ sẽ đuổi ra khỏi nhà nếu sinh viên không
chấp thuận. Đến hết sáu tháng Khánh dọn đi và lấy lại tiền đặt cọc thì chủ nhà
nói tiền cọc của Khánh đã bù đắp vào chi phí sửa chữa nhà ở, nhưng chỗ ở bị
hư hỏng…
Đa số sinh viên thuê trọ thường không ý thức được quyền lợi của mình.
Thực chất việc làm hợp đồgn là tôn trọng quyền lợi của nhau dựa trên cơ sở
pháp luật. Nếu những sinh viên nhắm mắt làm ngơ để có một chỗ ở thì khi sự
cố xảy ra sẽ chỉ biết lặng thinh, chịu thiệt vì trong tay không có bằng chứng
nào để bấu víu.
Trước thông tin chính thức từ ngày 01/3/2009 tập đoàn điện lực Việt
Nam (EVN) sẽ tăng giá điện. Và theo khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt
mà bộ tài chính vừa ban hành, giá nước sạch sinh hoạt tối đa tại đô thị là
12.000đ/m
3
. Tuy nhiên đại đa số các chủ nhà trọ thường thu tiền điện, tiền
nước với giá cao gấp rưỡi đến gấp đôi khung giá quy định.

5

×