Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội Sở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.63 KB, 77 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

1

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

LỜI MỞ ĐẦU
Trước xu thế tồn cầu hố đang phát triển hết sức mạnh mẽ như hiện nay,
Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới. Hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là ngoại thương nổi lên như chiếc cầu nối
giữa kinh tế trong nước với kinh tế toàn cầu. Để thực hiện được chức năng này,
nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại đóng vai trị là cơng cụ thiết yếu. Trong các nghiệp
vụ ngân hàng thương mại, thanh toán quốc tế là một nội dung quan trọng nhất, cụ
thể: cung cấp các khoản bảo lãnh hoặc tín dụng như bảo lãnh phát hành L/C, cho
vay…đối với nhà nhập khẩu và chiết khấu chứng từ xuất khẩu, mua lại chứng từ
nhờ thu…đối với nhà xuất khẩu; làm trung gian thanh toán cho các bên liên quan,
đảm bảo an tồn nhanh chóng và chính xác…
Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế tại các
NHTM Việt Nam được quan tâm đầu tư và phát triển hơn bao giờ hết như: đầu tư,
đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế và đầu tư
phát triển cơng nghệ thanh tốn hiện đại. Tuy nhiên, hoạt động của NHTM là một
trong những lĩnh vực dịch vụ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro trong thanh toán
quốc tế xảy ra sẽ làm thiệt hại khơng nhỏ đến các NHTM cả về tài chính và uy tín.
Nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản khi bị thiệt hại q lớn và khơng có
khả năng khắc phục rủi ro. Do đó, việc mở rộng thanh tốn quốc tế (TTQT) của
NHTM phải đi đơi với việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
Nhằm làm giảm thiểu các rủi ro cũng như thiệt hại cho các NHTM trong hoạt
động TTQT, em chọn nghiên cứu đề tài: “ Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế
rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội Sở Ngân hàng TMCP Kỹ
Thương Việt Nam”
Trong phạm vi chuyên đề, em xin đề xuất một số biện pháp để hạn chế rủi ro


trong hoạt động TTQT cũng như một số kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền
đưa ra một số chính sách hỗ trợ cho các NHTM trong quá trình hoạt động của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS.TS Lê
Đức Lữ cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình, những đóng góp bổ ích của các anh chị

SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

2

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

đang làm việc tại Hội Sở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.

SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

3

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM
1.1. Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM.
1.1.1. Vai trị của hoạt động thanh tốn quốc tế đối với NHTM.
Ngày nay, các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng nhằm tăng thu nhập
không những từ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, mà ngày càng mở rộng các
nghiệp vụ ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế (TTQT), bảo
lãnh…Các hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng phí
ngày một tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Trong các nghiệp vụ ngoại bảng, hoạt
động TTQT đối với các NHTM Việt Nam là nghiệp vụ quan trọng nhất, có tốc độ
phát triển mạnh, mang lại cho ngân hàng khoản thu phí cao, thơng qua nghiệp vụ
TTQT để chắp nối các nghiệp vụ khác như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ xuất
nhập khẩu, mở rộng quan hệ tín dụng…Do đó, nghiệp vụ TTQT có thể được coi
xem là nghiệp vụ ngoại bảng đặc trưng co các NHTM Việt Nam ngày nay.
Ngồi ra TTQT có tác dụng bơi trơn và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối
ngoại nói chung và đối với ngoại thương nói riêng. Đồng thời, TTQT cịn là một
mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác giúp NHTM phát triển
và thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Chính vì lẽ
đó, trong thời gian gần đây, hoạt động TTQT tại các NHTM Việt Nam được quan
tâm đầu tư và phát triển hơn bao giờ hết như: đầu tư đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho
cán bộ, làm nghiệp vụ TTQT và đầu tư phát triển cơng nghệ thanh tốn hiện đại…
1.1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế.
1.1.2.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền – REMITTANCE.
a). Khái niệm và đặc điểm:
Chuyển tiền là phương thức trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển
tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định trong tài khoản
cho một người nhất định nào đó (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định và

SV: Trần Phương Lan


Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

4

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

trong một thời gian nhất định.
Từ khái niệm đó cho thấy, chuyển tiền là phương thức thanh tốn đơn giản,
trong đó, người chuyển tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán với nhau thông
qua dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng khi thực hiện chuyển tiền
chỉ đóng vai trị trung gian thanh tốn theo uỷ nhiệm của khách hàng để hưởng phí,
mà khơng bị ràng buộc bất cứ điều gì đối với các bên.
Trong phương thức chuyển tiền áp dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu, việc
có trả tiền hay khơng phụ thuộc vào thiện chí của người nhập khẩu. Người nhập
khẩu sau khi nhận hàng có thể khơng tiến hành chuyển tiền, hoặc cố tình dây dưa,
kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người xuất khẩu, do đó, làm
cho quyền lợi của người xuất khẩu không được bảo đảm. Chính vì nhược điểm này
mà trong ngoại thương phương thức chuyển tiền thường chỉ được áp dụng trong các
trường hợp các bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau.
Có 2 hình thức chuyển tiền là:
- Chuyển tiền bằng thư – Mail Transfer (M/T): Là hình thức chuyển tiền trong
đó lệnh thanh tốn của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung 1 bức
thư mà ngân hàng này gửi yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện.
- Chuyển tiền bằng điện – Telegraphic Transfer (T/T): Là hình thức chuyển
tiền, trong đó lệnh thanh tốn của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội
dung 1 bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh tốn thơng qua truyền
tin của mạng viễn thơng như SWIFT. Nội dụng chính của chỉ thị chuyển tiền qua

điện cũng tương tự như trong thư chuyển tiền.
Với 2 hình thức chuyển tiền nêu trên phí dịch vụ chuyển tiền bằng thư
thấp hơn chuyển tiền bằng điện, song lại chậm hơn rất nhiều so với chuyển
tiền bằng điện.
b). Quy trình nghiệp vụ:
 Các bên tham gia:
- Người chuyển tiền (Remitter): Là người mua, nhà nhập khẩu, người mắc nợ,
nhà đầu tư, người chuyển kiều hối…Người chuyển tiền ( hay người trả tiền) yêu cầu
ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng ở một nước khác.

SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

5

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

- Người thụ hưởng (Beneficiary): Là người bán, nhà xuất khẩu, chủ nợ, người
nhận vốn đầu tư, người nhận kiều hối…do người chuyển tiền chỉ định và được nhận
số tiền do ngân hàng chuyển đến.
- Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): Là ngân hàng ở nước người
chuyển tiền và thực hiện lệnh chuyển tiền do người này gửi đến.
- Ngân hàng trả tiền (Paying Bank): Là ngân hàng trả tiền cho người thụ
hưởng và thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền ở
nước người thụ hưởng.



Quy trình nghiệp vụ:
Ngân hàng
trả tiền

(3)

Ngânhàng
chuyển tiền

(4)

Người thụ hưởng
(Nhà XK)

(2)

(1)

Người chuyển tiền
(Nhà NK)

(1) Người xuất khẩu giao hàng và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu.
(2) Nhà nhập khẩu sau khi kiểm tra bộ chứng từ và hàng hoá, nếu quyết
định trả tiền thì viết lệnh chuyển tiền ( theo M/T hay T/T) cùng với uỷ nhiệm chi
(nếu có tài khoản) gửi ngân hàng phục vụ mình.
(3) Ngân hàng nhận chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại
lý hoặc chi nhánh nhận trả tiền.
(4) Ngân hàng trả tiền – thanh toán cho người xuất khẩu.
1.1.2.2. Phương thức thanh toán ghi sổ - OPEN ACCOUNT.

a). Khái niệm và đặc điểm:
 Khái niệm: Đây là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất khẩu sau khi
hồn thành giao hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo
dõi việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ
như đã thoả thuận. Như vậy, về thực chất đây là phương thức thanh tốn nợ cịn
khất lại, ngược với phương thức thanh toán ứng trước.

SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

6

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

 Đặc điểm:
- Khơng có sụ tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản
và thực hiện thanh toán.
- Chỉ có bên tham gia thanh tốn là nhà XK và nhà NK.
- Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người nhập
khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, khơng có hiệu
lực thanh quyết tốn.
Quy trình nghiệp vụ:
(1) Người bán giao hàng hoá và dịch vụ cùng với các chứng từ.
(2) Báo Nợ trực tiếp.
(3) Người mua dùng hình thức chuyển tiền để trả tiền khi đến hạn.
Sơ đồ:

Bên Nhập khẩu

(1)

Bên Xuất khẩu

(2)
(3)
NH bên mua

NH bên bán

b). Điều kiện áp dụng:
Phương thức thanh toán mở tài khoản thường được áp dụng thanh toán trong
quan hệ bạn hàng tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau với điều kiện của thương vụ.
- Dùng trong mua bán hàng đổi hàng, thường xuyên, trao làm nhiều lần trong năm.
- Dùng trong thanh tốn tiền gửi hàng bán tại nước ngồi.
- Dùng trong thanh toán tiền phi mậu dịch như: tiền cước phí vận tải, tiền phí
bảo hiểm, tiền hoa hồng trong nghiệp vụ môi giới uỷ thác, tiền lãi cho các khoản
vay và đầu tư.
1.1.2.3.

Phương thức nhờ thu – COLLECTION OF PAYMENT.

a). Khái niệm và đặc điểm:
Nhờ thu là phương thức thanh tốn, trong đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau
khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất

SV: Trần Phương Lan


Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

7

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

trình bộ chứng từ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán hay chấp nhận
thanh toán trên cơ sở hối phiếu do nhà xuất khẩu lập ra.
Nhờ thu là sự dung hịa giữa: phương thức ghi sổ (có lợi cho nhà nhập khẩu
bởi vì việc thanh tốn tiền chỉ xảy ra sau khi đã nhận được hàng hóa) và phương
thức ứng trước (có lợi cho nhà xuất khẩu, bởi vì nhà xuất khẩu nhận được tiền trước
khi giao hàng). Trong khi đó, bằng cách sử dụng ngân hàng như một trung gian thu
hộ số tiền ở người mua trả cho người bán, phương thức nhờ thu có thể : giảm được
rủi ro cho cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu, hạn chế sự chậm trễ trong việc nhận
tiền đối với nhà xuất khẩu và nhận hàng đối với nhà nhập khẩu.
b). Các bên tham gia:
- Người có yêu cầu ủy nhiệm thu:: Là nhà xuất khẩu hàng hoá hay cung ứng
dịch vụ (gọi chung là bên bán).
- Người trả tiền: Nhà nhập khẩu hàng hoá hay dịch vụ (gọi chung là bên
mua).
- Ngân hàng nhận uỷ thác thu: là ngân hàng phục vụ bên bán.
- Ngân hàng xuất trình: Là ngân hàng thu hộ, thường là ngân hàng đại lý
hoặc chi nhánh của ngân hàng nhận ủy nhiệm thu.
c). Phân loại và quy trình nghiệp vụ: Dựa trên cơ sở cách thức u cầu thanh tốn
của bên bán có thể phân biệt thành 2 hình thức thu sau:
c1). Nhờ thu phiếu trơn – Clean collection:
 Khái niệm: Là phương thức thanh tốn, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu chỉ

bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu), cịn các chứng từ thương mại được gửi
trực tiếp cho người nhập khẩu, khơng thơng qua ngân hàng.
 Quy trình nhờ thu phiếu trơn:
NH bên xuất khẩu

(3)

NH bên nhập khẩu
(6)

(2)

(7)

(5)

(4)

(1)

Nhà xuất khẩu
SV: Trần Phương Lan

Nhà nhập khẩu
Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

8


GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

Trong đó:
(1) Nhà xuất khẩu gửi hàng hoá và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho nhà
xuất khẩu.
(2) Nhà xuất khẩu lập hối phiếu và đơn yêu cầu nhờ thu gửi tới ngân hàng phục
vụ mình để nhờ thu tiền từ nhà nhập khẩu.
(3) Ngân hàng nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu cùng lệnh nhờ thu tới ngân hàng
nhà nhập khẩu để thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu.
(4) Ngân hàng nhà nhập khẩu thơng báo và xuất trình hối phiếu cho nhà nhập
khẩu để thanh toán (đối với hối phiếu trả ngay) hay ký chấp nhận thanh toán hối
phiếu (đối với hối phiếu kỳ hạn).
(5) Nhà nhập khẩu trả tiền (đối với hối phiếu trả ngay) hoặc chấp nhận trả tiền
(đối với hối phiếu kỳ hạn).
(6) Ngân hàng nhà nhập khẩu chuyển trả giá trị tiền nhờ thu hay hối phiếu kỳ
hạn đã chấp nhận thanh toán cho ngân hàng nhà xuất khẩu.
(7) Ngân hàng nhà xuất khẩu chuyển trả giá trị tiền nhờ thu hay hối phiếu kỳ
hạn đã chấp nhận cho nhà xuất khẩu.
 Rủi ro trong phương thức nhờ thu phiếu trơn: Do việc trả tiền trong
phương thức nhờ thu phiếu trơn không căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, mà chỉ
dựa vào hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát, do đó:
• Rủi ro chủ yếu thuộc về nhà xuất khẩu:
- Nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ, thì nhà xuất khẩu chẳng bao giờ nhận được
tiền thanh tốn.
- Nếu năng lực tài chính của nhà nhập khẩu yếu kém, thì việc thanh tốn sẽ
dây dưa, chậm trễ và tốn kém.
SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A



Chuyên đề tốt nghiệp

9

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

- Nếu nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh
toán hay từ chối ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn.
- Đến hạn thanh toán hối phiếu kỳ hạn, nhưng nhà nhập khẩu khơng thể
thanh tốn hoặc khơng muốn thanh tốn (do tình hình tài chính, tình hình kinh
doanh của nhà nhập khẩu trở nên xấu đi, hay nhà nhập khẩu phát sinh chủ tâm lừa
đảo) thì nhà xuất khẩu có thể kiện ra tồ nhưng rất tốn kém và không phải lúc nào
cũng nhận được tiền.
• Đối với nhà nhập khẩu:
Rủi ro có thể phát sinh khi hối phiếu đòi tiền đến trước và phải thực hiện
nghĩa vụ thanh tốn, trong khi hàng hố khơng được gửi đi, hoặc đã được gửi nhưng
chua tới, hoặc khi nhận hàng hố có thể là khơng đảm bảo đúng chất lượng, chủng
loại và số lượng như đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại. Như vậy, rủi ro đối
với nhà xuất khẩu là rất lớn vì giữa việc nhận hàng và thanh tốn của nhà nhập khẩu
khơng có sự ràng buộc với nhau, cho nên nhờ thu phiếu trơn thường chỉ áp dụng
trong những trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thực sự tin tưởng lẫn nhau,
cụ thể, nhà xuất khẩu phải có thiện chí giao hàng, cịn nhà nhập khẩu thì phải có
thiện chí thanh toán.
Như vậy, phương thức nhờ thu trơn chỉ áp dụng trong những trường hợp:
- Nhà xuất khẩu và nhập khẩu tin tưởng lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh
với nhau giữa công ty mẹ - công ty con hoặc chi nhánh của nhau.
- Thanh tốn các dịch vụ có liên quan tới xuất nhập k hẩu hàng hóa, vì việc
thanh tốn này khơng cần thiết phải kèm theo chứng từ như tiền cước phí vận tải,

bảo hiểm…
c2). Nhờ thu kèm chứng từ - Documentary Collection.
 Khái niệm: Là phương thức thanh tốn, trong đó, chứng từ gửi đi nhờ thu
khơng chỉ bao gồm chứng từ tài chính, mà cịn chứng từ thương mại. Ngân hàng chỉ
trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hoặc ký chấp
nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn.
SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

10

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

 Quy trình nhờ thu kèm chứng từ:
Ngân hàng
Nhà xuất khẩu

(2)

(3)

Ngân hàng
nhà nhập khẩu

(7)


(8)

(6)

(5)

Nhà nhập khẩu

Nhà xuất khẩu

(4)

(1)

Trong đó:
(1) Nhà xuất khẩu gửi hàng hoá cho nhà nhập khẩu.
(2) Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán (bao gồm hối phiếu và các chứng
từ thương mại) cùng đơn yêu cầu nhờ thu gửi tới ngân hàng phục vụ mình để nhờ
thu tiền từ nhà nhập khẩu.
(3) Ngân hàng nhà xuất khẩu chuyển bộ chứng từ cùng một lệnh nhờ thu tới
ngân hàng nhà nhập khẩu để thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu.
(4) Ngân hàng nhà nhập khẩu thông báo và xuất trình hối phiếu cho nhà nhập
khẩu.
(5) Nhà nhập khẩu trả tiền (đối với hối phiếu trả ngay) hoặc nhận trả tiền (đối
với hối phiếu kỳ hạn).
(6) Ngân hàng nhà nhập khẩu trao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu đi
nhận hàng.
(7) Ngân hàng nhập khẩu chuyển trả giá trị tiền nhờ thu hay hối phiếu kỳ hạn đã
chấp nhận thanh toán cho ngân hàng nhà xuất khẩu.
(8) Ngân hàng nhà xuất khẩu chuyển trả giá trị tiền nhờ thu hay hối phiếu kỳ


SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

11

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

hạn đã chấp nhận cho nhà xuất khẩu.
Trong nhờ thu kèm chứng từ, nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng ngoài
việc thu hộ tiền còn nhờ ngân hàng khống chế chứng từ hàng hóa đối với nhà nhập
khẩu. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Với
cách khống chế theo bộ chứng từ này quyền lợi của bên bán được đảm bảo hơn vì
sự ràng buộc giữa việc thanh tốn tiền và nhận hàng của nhà nhập khẩu. Tuy nhiên
trong phương thức thanh tốn này vẫn cịn mặt hạn chế như sau:
- Bên bán thông qua ngân hàng giữ hộ bộ hồ sơ hàng hóa mới chỉ đảm bảo
được quyền sở hữu hàng hóa của mình, chứ chưa khống chế được việc trả tiền của
bên mua.
- Bên mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hàng
hóa (khơng cần nhận hàng), khơng thanh tốn khi thị trường biến động bất lợi cho
họ.
- Bên bán tuy vẫn có quyền sở hữu hàng hóa, bán hàng cho người khác nếu
bên mua khơng thanh tốn, song việc giải tỏa hàng gặp khó khăn và gặp rủi ro trong
tiêu thụ hàng.
- Ngân hàng chỉ đứng vị trí trung gian thu tiền hộ bên bán khơng có trách
nhiệm đến việc trả tiền của bên mua.

1.1.2.4.

Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ (L/C – LETTER OF
CREDIT).

Phương thức L/C: là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi
nhất và ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc tế, chiếm khoảng 70% giá trị thanh
tốn. Lý do là nó bảo đảm quyền lợi một cách tương đối cho cả người mua và người
bán.
a). Khái niệm và đặc điểm:
 Khái niệm:
Thư tín dụng (L/C) là một cam kết thanh toán của ngân hàng cho người xuất
khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các
điều khoản và điều kiện của L/C.
Được hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, song sau khi được

SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

12

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

thiết lập, thư tín dụng lại hồn tồn độc lập với hợp đồng ngoại thương và khi đó
phương thức thanh tốn này đã được thiết lập. Tính chất độc lập của thư tín dụng
được thể hiện ở chỗ nghĩa vụ của ngân hàng đối với người hưởng lợi L/C (nhà xuất

khẩu) không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán. Ngân hàng
mở L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu trình và nội dung của L/C đã
được mở để trả tiền cho người bán. Việc thanh tốn của ngân hàng khơng phụ thuộc
vào thực trạng của hàng hố. Nếu thực trạng của hàng hố khơng đúng với chứng từ
thì hai bên mua bán phải trực tiếp giải quyết với nhau. Trong trường hợp người mua
không thanh tốn tiền cho ngân hàng thì ngân hàng vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ
trả tiền cho người bán, thực hiện đầy đủ và đúng với các điều khoản đã được quy
định trong L/C.
b). Các bên tham gia và ưu thế của phương thức thanh toán L/C.
Từ bản chất, nội dung của tín dụng chứng từ có thể thấy các bên tham gia
trong việc thực hiện phương thức này gồm có:
(1) Người yêu cầu mở L/C (Applicant): là người nhập khẩu hàng hoá hoặc là
người do người mua uỷ thác. Khi hợp đồng mua bán áp dụng phương thức tín dụng
chứng từ thì việc mở L/C của người là điều kiện đầu tiên để cho người bán thực
hiện hợp đồng. Người mua căn cứ vào hợp đồng mua bán để làm đơn yêu cầu ngân
hàng mở L/C. Người mua phải trả một khoản thủ tục phí cho ngân hàng mở L/C và
thường phải ký quỹ giá trị kim ngạch của L/C tại ngân hàng mở L/C. Người mua có
quyền từ chối hay khơng hồn trả tồn bộ hay một phần số tiền L/C nếu xét thấy bộ
chứng từ không phù hợp với điều kiện đã nêu ra trong L/C.

(2) Ngân hàng phát hành L/C (Issuring bank): là ngân hàng đại diện và
cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng nhận đơn của nhà nhập khẩu và
căn cứ vào yêu cầu trong đơn để mở L/C, sau đó chịu trách nhiệm thông báo cho
nhà xuất khẩu biết. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ
được gửi đến nếu thấy phù hợp thì thanh tốn hoặc chấp nhận thanh tốn. Nếu ngân
hàng làm sai sót thì phải chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ được gửi đến nếu
thấy phù hợp thì thanh tốn hoặc chấp nhận thanh tốn. Nếu ngân hàng làm sai sót
thì phải chịu trách nhiệm. Sau khi đã trả tiền cho người bán ngân hàng trao lại bộ
SV: Trần Phương Lan


Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

13

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

chứng từ cho nhà nhập khẩu và đòi lại khoản tiền thủ tục phí. Ngân hàng mở L/C
thường là ngân hàng ở nước ngồi, cũng có trường hợp ở nước thứ 3 nào đó.
(3) Ngân hàng thơng báo (Advising Bank): là ngân hàng báo tín dụng chứng
từ cho người hưởng lợi một cách trực tiếp hoặc thông báo cho một ngân hàng khác.
Người hưởng lợi không nhất thiết là khách hàng của ngân hàng thông báo, ngân
hàng này thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C tại nước người xuất
khẩu.
(4) Người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán hàng nhà xuất khẩu và là
bên được hưởng lợi tín dụng chứng từ. Nhà xuất khẩu chỉ giao hàng khi nào biết
được người hưởng L/C đúng với nội dung của hợp đồng mua bán. Nếu sai sót hợp
đồng mua bán hoặc có điều gì bất lợi cho mình thì người hưởng lợi có quyền yêu
cầu người mua sửa đổi hoặc bố sung L/C. Nội dung sửa đổi hay bổ sung L/C phải
được ngân hàng mở L/C xác nhận thì mới có hiệu lực thanh tốn.
Ngồi 4 thành viên trên, trong 1 số trường hợp đặc biệt, cịn có thành viên
sau: Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng đứng ra xác nhận cho người mở L/C theo
yêu cầu của ngành mở L/C, Ngân hàng chiết khấu: là ngân hàng đứng ra mua hối
phiếu có kỳ hạn chưa đến hạn trả tiền do người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền
theo yêu cầu của người mở L/C, Ngân hàng trả tiền: là ngân hàng mở L/C hoặc có thể
một ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C chỉ định.

Thực tế, q trình thanh tốn L/C khơng nhất thiết phải có đủ các ngân hàng

nói trên cùng tham gia mà tuỳ từng trường hợp cụ thể sẽ xác định các thành viên
tham gia. Thông thường chỉ có hai và đơi khi chỉ có một ngân hàngđứng ra làm tất
cả các chức năng nói trên về nghiệp vụ thanh tốn L/C.
c). Quy trình nghiệp vụ:
(3)

(3)

Ngân hàng
phát hành L/C

Ngân hàng
thông báo L/C

(6)
(7)

(9)

(8)

(2)

Người nhập khẩu
SV: Trần Phương Lan

(7)

(5)


(6)

(4)

Người xuất khẩu
Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

14

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

(1)

(1) Hai bên mua, bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh
toán theo phương thức L/C.
(2) Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà
nhập khẩu lam đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu phát hành một L/C
cho người xuất khẩu hưởng.
(3) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, ngân hàng phát hành lập một
L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo về
việc phát hành L/C và chuyển L/C đến người xuất khẩu.
(4) Khi nhận được thông báo L/C ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho nhà
xuất khẩu tồn bộ nội dung thơng báo về việc phát hành L/C, và khi nhận được bản
gốc L/C thì chuyển ngay và nguyên vẹ cho nhà xuất khẩu.
(5) Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, cịn nếu khơng
thì đề nghị người nhập khẩu thơng qua ngân hàng phát hành L/C sửa đổi, bổ sung
L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương.

(6) Sau khi giao hàng nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và
xuất trình thơng qua ngân hàng thơng báo cho ngân hàng phát hành L/C để thanh toán.
(7) Ngân hàng phát hành L/C sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp
với L/C do mình phát hành thì tiến hành thanh tốn cho nhà xuất khẩu; nếu thấy
khơng phù hợp, thì từ chối thanh tốn và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng
từ cho nhà xuất khẩu.
(8) Ngân hàng phát hành L/C đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ
cho người nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
(9) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả
tiền hoậc chấp nhận trả tiền, nếu thấy khơng phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
d) Những thuận lợi và khó khăn.
• Đối với nhà nhập khẩu.

SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

15

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

- Lợi ích: chắc chắn nhà xuất khẩu phải đáp ứng các quy định của L/C, nhà
nhập khẩu chỉ phải thanh toán khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện
và điều khoản của L/C để đi nhận hàng. Nhà nhập khẩu được sự giúp đỡ của ngân
hàng trong việc bảo đảm các điều kiện của L/C được tuân thủ, dễ dàng được ngân
hàng tài trợ về vốn. Được các điều khoản của UCP 500 bảo vê.
- Bất lợi: ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ nên buộc phải thanh

tốn bất kể hàng hóa tốt hay xấu. Rủi ro thuộc về phía nhà nhập khẩu. Nếu nhà xuất
khẩu cố ý lập chứng từ hàng hóa giả mạo, nhà nhập khẩu sẽ phải gánh chịu những
thiệt hại do lừa đảo từ phía nhà nhập khẩu.
• Đối với nhà xuất khẩu:
- Lợi ích: được đảm bảo thanh tốn khi tuân thủ các điều kiện và điều khoản
của L/C và nhận được thanh toán nhanh nhất. Được ngân hàng giúp đỡ và tư vấn,
giảm thiểu được các rủi ro. Ngoài ra, nhà xuất khẩu có thể sử dụng L/C như là một
phương thức tài trợ cho xuất khẩu như: chiết khấu bộ chứng từ, bán bộ chứng từ
cho ngân hàng, vay vốn ngân hàng bằng thế chấp bộ chứng từ…
- Bất lợi: chi phí cao, đơi khi khơng đáp ứng được những quy định của L/C,
nên việc thanh tốn có thể bị trì hỗn, thậm chí bị từ chối thanh tốn.
• Rủi ro đối với ngân hàng phát hành.
- Lợi ích: khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng cũng thu được lợi ích khá
lớn từ các khoản phí dịch vụ, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, bảo lãnh quốc tế, kinh
doanh ngoại tệ…
- Bất lợi: bị ràng buộc bởi trách nhiệm của mình đối với người mua và
người bán với tư cách là một thành viên tham gia vào phương thức thanh toán.
1.1.2.5. Phương thức chuyển tiền bồi hồn bằng điện (TelegraphicTransfer
Reimbusement - TTR).
a). Khái niệm:
Hình thức này cũng buộc người mua mở L/C như bình thường, khi người
bán xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng thơng báo, ngân hàng sẽ kiểm tra, nếu

SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

16

thấy bộ chứng từ phù hợp với L/C thì sẽ trả tiền ngay cho người bán. Người xuất
khẩu sẽ nhận được tiền hàng sớm, chỉ độ vài ngày. Sau đó ngân hàng thơng báo sẽ
chuyển chứng từ cho ngân hàng mở L/C và ngân hàng này sẽ hoàn tiền bằng điện
cho ngân hàng thơng báo.

b) Quy trình nghiệp vụ phương thức chuyển tiền bồi hồn bằng điện.
(3)

Ngân hàng
mở L/C

(11)

(10)

Ngân hàng
thơng báo

(8)
(9)

(2)

Người nhập khẩu

(1)


(6)

(7)

(4)

Người xuất khẩu

(5)

(1) Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại.
(2) Người xuất khẩu xin mở L/C thanh tốn theo phương thức chuyển tiền bồi
hồn bằng điện.
(3) Ngân hàng mở L/C gửi cho ngân hàng thông báo 1L/C với TTR
(4) Ngân hàng nhận L/C thanh toán cho người xuất khẩu biết.
(5) Người xuất khẩu giao hàng hóa cho người nhập khẩu.
(6) Người xuất khẩu trình bộ chứng từ hàng hóa xin thanh tốn.
(7) Ngân hàng thơng báo thanh toán ngay cho người xuất khẩu khi chứng từ phù
hợp với L/C
(8) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ hàng cho ngân hàng mở L/C.
(9) Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ phù hợp sẽ trả tiền cho ngân
hàng thông báo.
(10) Ngân hàng mở L/C báo cho người nhập khẩu đến thanh toán tiền hàng.
(11) Sau khi người xuất khẩu kiểm tra chứng từ và thanh tốn thì ngân hàng mở
L/C giao cho người nhập khẩu bộ chứng từ để đi nhận hàng.
c). Rủi ro gặp phải trong phương thức TTR.
Tuy phương thức này có bắt buộc mở L/C tức là đã có sự đứng ra bắt đầu
SV: Trần Phương Lan


Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

17

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

của ngân hàng tuy nhiên một rủi ro khơng thể tránh khỏi đó là việc ngân hàng
thông báo trả tiền cho người bán và việc ngân hàng mở L/C bồi hoàn tiền cho
ngân hàng thông báo đều dựa trên chứng từ, trong khi tình trạng thật giả của
chứng từ (nếu người bán cố tình làm bộ chứng từ giả) thì khơng thể kiểm tra được,
khi người mua phát hiện ra và không chịu thanh tốn thì thiệt hại sẽ thuộc về ngân
hàng. Hoặc khi người mua từ chối nhận hàng vì nhiều lý do khác nhau, khơng trả
tiền cho ngân hàng thì ngân hàng cũng chịu thiệt. Người bán được nhận tiền sớm
do đó dễ có động cơ tiêu cực như giao hàng không đúng như trong hợp đồng về
chủng loại, số lượng và chất lượng…ảnh hưởng đến việc kinh doanh của người
mua.

1.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM.
1.2.1. Rủi ro trong hoạt động của NHTM.
1.2.1.1. Khái niệm rủi ro.
Trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất kinh doanh có những sự
cố, những tai hoạ, tai nạn bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra gây thiệt hại về người và tài
sản không thể dự báo trước, những tình huống bất ngờ như vậy gọi là rủi ro.
Khi nói đến rủi ro người ta thường nghĩ đến điều khơng tốt lành hoặc một
thiệt hại, tổn thất nào đó về vật chất hữu hình hoặc vơ hình bất ngờ mang đến do
những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây nên.
Như vậy, “ rủi ro là sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người,

đem lại những hậu quả mà người ta khơng thể dự đốn được”.
1.2.1.2. Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
NHTM là loại doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đặc biệt – hàng hóa tiền tệ.
Đa phần trong đó là các khoản tiền gửi phải trả khi có yêu cầu. Nguồn tiền của
NHTM đang có thay đổi mạnh mẽ do gia tăng cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng,
giữa các ngân hàng với các tổ chức tài chính dưới ảnh hưởng của cơng nghệ thơng
tin và q trình tồn cầu hoá. Các nguồn tiền gửi của cá nhân và doanh nghiệp trở
nên dễ dàng di chuyển hơn, nhạy cảm hơn với lãi suất. Điều này tạo thuận lợi hơn
cho một ngân hàng trong việc tìm kiếm nguồn tiền song lại làm tăng tính mỏng
manh, kém ổn định của cả hệ thống. Tài sản của ngân hàng chủ yếu là các động sản
SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

18

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

tài chính (các khoản vay, chứng khốn) với tính rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng rất
cao. Cơng nghệ ngânhàng cho phép ngân hàng có thể chuyển nguồn tiền của mình
đầu tư tới các vùng, các thị trường khác nhau ngày càng xa trụ sở chính. Điều này,
một mặt cho phép ngân hàng giảm bớt rủi ro thơng qua đa dạng hố khách hàng, đa
dạng hoá sản phẩm và thị trường. song mặt khác cũng làm tăng tính rủi ro do tính
biến động lớn trên thị trường thế giới và khu vực, do thông tin sai lệch…Các loại
rủi ro mà ngân hàng hay gặp phải đó là:
a). Rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất cho ngân hàng do khách

hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả tiền đầy đủ vốn và lãi. Khi
thực hiện cho vay một khách hàng cụ thể, ngân hàng khơng dự kiến là khoản cho
vay đó sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên những khoản vay đó ln hàm chứa rủi ro. Một số ý
kiến cho rằng trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, tỷ lệ tổn thất dự kiến đối
với hoạt động tín dụng ln được xác định trước trong chiến lược hoạt động chung.
Do vậy, khi tổn thất dưới mức tỷ lệ tổn thất dự kiến, ngân hàng coi đó là một thành
cơng trong quản lý.
b). Rủi ro hối đoái.
Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất cho ngân hàng khi tỷ giá
hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính. Trong cơ chế thị trường, tỷ giá thường
xuyên dao động. Sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái của ngân hàng tạo ra
thu nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên, có những thay đổi tỷ giá
ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.
c) Rủi ro lãi suất.
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi lãi suất thay đổi
ngồi dự tính. Lãi suất ngân hàng (cả bên tài sản lẫn bên nguồn vốn) thường xuyên
biến động với các mức độ khác nhau có thể dẫn đến tổn thất. Rủi ro lãi suất có liên
quan chặt chẽ với rủi ro tín dụng.
d). Rủi ro thanh khoản.
Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu
thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến làm gia tăng các chi

SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

19


GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

phí đế đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh
toán.
e). Rủi ro tồn đọng vốn.
Rủi ro tồn đọng vốn xảy ra khi vốn bị tồn đọng lớn không cho vay và đầu tư
làm thu nhập của ngân hàng giảm sút.
f). Các rủi ro khác. Các rủi ro khác là khả năng xảy ra cướp ngân hàng, nhầm lẫn
trong thanh toán, hoả hoạn…
1.2.2. Rủi ro trong thanh toán quốc tế.
Rủi ro trong TTQT là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện TTQT
liên quan đến các giao dịch quốc tế, nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên
tham gia thanh toán quốc tế như: nhà nhập khẩu, xuất khẩu, các ngân hàng các tổ
chức cá nhân và các tác nhân trung gian… hoặc do những nhân tố khách quan khác
gây nên như thiên tai, chiến tranh, chính trị…Đặc biệt trong hoạt động TTQT, liên
quan đến các giao dịch thương mại quốc tế. Rủi ro trong giao dịch quốc tế cũng
giống như rủi ro trong giao dịch thương mại trong nước, nhưng khoảng cách về địa
lý, những khác biệt về văn hoá, luật pháp…làm tăng thêm các khó khăn liên quan
đến giao dịch quốc tế. Có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá rủi ro liên quan trực
tiếp đến giao dịch và TTQT.
1.2.3. Phân loại rủi ro theo nguyên nhân.
1.2.3.1. Rủi ro thương mại.
Loại rủi ro này hiện diện trong tất cả các giao dịch giữa các thương gia, rủi
ro trong giao dịch quốc tế cũng giống như những rủi ro xảy ra trong các giao dịch
nội địa. Tuy nhiên nó phức tạp hơn nhiều trong xử lý. Rủi ro này được xem xét một
cách khác nhau từ phía người xuất khẩu và từ phía người nhập khẩu.
- Đối với nhà xuất khẩu
+ Những khuyết tật của khâu thanh toán.
+ Sự suy yếu tài chính của con nợ (người mua hàng): Người mua hàng

bất ngờ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn trong kỳ hạn đã thoả thuận, khi
ngân quỹ của họ hết tiền, họ sẽ đề nghị xin gia hạn trả nợ. Sự thanh tốn có thể
được thoả hiệp nếu người mua chưa thể cải thiện được tình hình tài chính.

SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

20

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

+ Những quy định pháp lý: Trường hợp người mua tuyên bố không cịn
khả năng chi trả, doanh nghiệp đó sẽ bị giải thể theo luật pháp. Nợ của nhà xuất
khẩu chỉ được thanh toán sau khi các khoản nợ được gọi là ưu tiên giải quyết xong
như các khoản tiền lương, các khoản nợ các tổ chức xã hội, thuế…Nhà xuất khẩu
rất ít cơ hội thu hồi dù rất nhỏ các khoản mà người mua đã nợ. Trước sự mất khả
năng chi trả của người mua, có rất ít biện pháp hữu hiệu nếu người xuất khẩu không
thực hiện các điều kiện an tồn về thanh tốn trước khi thực hiện hợp đồng thương
mại hoặc không mua bảo hiểm của các công ty chuyên trách về vấn đề này.
- Đối với người nhập khẩu.Cũng như các quan hệ giao dịch thương mại nội
địa rủi ro xảy ra ngay cả đối với người mua (người nhập khẩu) rủi ro xảy ra khi vi
phạm các điều khoản của hợp đồng thương mại.
*Thời hạn gửi hàng
Theo hợp đồng đã ký kết, người nhập khẩu bắt buộc phải nhận hàng trong
thời hạn đã thỏa thuận để họ có thể giao hàng cho đối tác của mình. Mọi sự chậm
trễ trong quá trình vận chuyển từ người xuất khẩu đều gây khó khăn cho nhận hàng

hố theo đúng hạn của hợp đồng sẽ gây tổn thất khi người mua không đúng thời hạn
đã thoả thuận với đối tác.
*Sự thay đổi về điều kiện và thời gian thanh toán
Nhiều khi hợp đồng thương mại đã ký quy định cụ thể về các điều kiện và
thời gian thanh toán, song người xuất khẩu đơn phương thay đổi buộc nhà nhập
khẩu phải thanh tốn ln cho nhà nhập khẩu bị động phải có khoản vay từ ngân
hàng để tài trợ cho việc thanh toán với phần lãi phải trả. Nếu khoản vay lớn sẽ gây
khó khăn trong việc vay vốn và ảnh hưởng đến khả năng nhận hàng.
*Những thay đổi trong điều kiện vận chuyển hàng hoá.
Tuy hợp đồng đã ký cụ thể phương tiện vận chuyển, song trong quá trình
vận chuyển hàng có những tình huống thay đổi chuyển hàng bằng phương tiện
chậm hơn, gây sự chậm trễ trong nhận hàng, ảnh hưởng đến giao hàng với đối tác.
*Rủi ro trong bảo hiểm
Trong hợp đồng thương mại được ký, các bên tham gia thiếu sự quản lý chặt
chẽ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng trong vận chuyển hàng hoá, hàng hoá được

SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

21

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

đền bù với giá cao nhất như trong thoả thuận bảo hiểm nhưng khoản tiền được nhận
thấp hơn nhiều so với giá trị thực của hàng hoá.
*Yếu tố chất lượng hàng hoá.

Hàng hoá với chất lượng không như chuẩn mực đã ký kết hay như theo tên
gọi gốc sẽ gây ra những rắc rối đối với người nhập hàng trong quan hệ với các cơ
quan chức năng (cơ quan hải quan, thuế…) cũng như từ phía khách hàng của người
nhập khẩu.
*Nguồn gốc của hàng hoá.
Khi hợp đồng hàng hoá đã ký nguồn gốc xuất sứ của hàng hố tại một nước
nào thì khơng thể thay thế việc nhập hàng từ nước khác. Trường hợp hải quan xác
định nguồn gốc xuất sứ của hàng hố khơng đúng như hợp đồng ký, người nhập
khẩu phải trả thêm khoản lệ phí.
*Rủi ro liên quan đến chi phí hàng phải lưu kho.
Trong trường hợp vận đơn hàng hoá chuyển đến sau khi hàng đã đến nơi
nhập hàng, người nhập hàng chưa thể nhận được hàng vì chưa có hồ sơ chứng từ
(do đến chậm). Người nhập hàng phải trả một khoản phát sinh mới là tiền lưu kho,
chi phí này cũng là gánh nặng cho ngưịi nhập khẩu.
1.3.2.2. Rủi ro trong thanh toán.
Đây là những bất ngờ, gây hậu quả tổn thất cho các bên tham gia thanh toán,
đặc biệt đối với các ngân hàng khi thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán cho các
bên tham gia kinh doanh, giao dịch quốc tế.
a). Rủi ro tín dụng
Đây là rủi ro mất khả năng thanh toán của một trong các bên tham gia vào
thanh toán đặc biệt trong phương thức tín dụng chứng từ.
*Rủi ro tín dụng của nhà nhập khẩu
Khi nhà nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của mình bị vỡ nợ, phá sản
mất khả năng thanh toán sẽ gây ra rủi ro cho ngân hàng phát hành thư tín dụng. Khi
ngân hàng phát hành L/C thay mặt người nhập khẩu cam kết trả tiền cho bên xuất
khẩu, trong trường hợp các ngân hàng không yêu cầu ký quỹ 100%, mà ngược lại
ngân hàng tài trợ cho vay đối với người nhập khẩu, gặp trường hợp mất khả năng

SV: Trần Phương Lan


Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

22

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

thanh toán của người nhập khẩu, rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu xảy ra, sẽ
gây khơng ít khó khăn, tổn thất cho ngân hàng phát hành.
*Rủi ro tín dụng của nhà xuất khẩu
Rủi ro này thường xảy ra trong trường hợp ngân hàng thực hiện chiết khấu
chứng từ đối với hàng xuất khẩu, sự thiếu sót trong khâu kiểm tra chứng từ, gây tình
trạng sai sót trong hồ sơ thanh tốn bị từ chối thanh toán, trường hợp này ngân hàng
chiết khấu có quyền truy địi lại số tiền đã thanh tốn cho người xuất khẩu, song nếu
người xuất khẩu khơng cịn khả năng thanh tốn sẽ gây hậu quả rủi ro cho ngân
hàng chiết khấu.
*Rủi ro tín dụng của ngân hàng phát hành.
Nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh tốn vì một lý do nào đó, hoặc
bị đóng cửa, hoặc bị vỡ nợ phá sản…sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng chiết khấu và
người xuất khẩu, điều này phụ thuộc nhiều vào mức độ tín nhiệm của ngân hàng
phát hành. Tuy hãn hữu xảy ra trong lịch sử, song cũng đã có những ngân hàng
thương mại bị sụp đổ.
Nguyên nhân gây ra loại rủi ro tín dụng
Thứ nhất: Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cũng như các ngân
hàng thương mại phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, chịu sự chi
phối lớn của các quy luật cung - cầu, quy luật cạnh trạnh…nên phải thường xuyên
đối mặt với rủi ro từ mọi phía. Có khi do giá cả thay đổi, do cơng nghệ lạc hậu, khả
năng quản lý và điều hành yếu kém, khủng hoảng tài chính…gây phản ứng dây

chuyền khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn, thu lỗ trong kinh doanh, thậm chí
thua lỗ, vỡ nợ phá sản.
Thứ hai: Do thơng tin tín dụng khơng đầy đủ, nếu một bên khơng nắm vững
tình hình tài chính, uy tín khả năng thanh tốn của đối tác, khơng am hiểu, khơng
kiểm tra được các thông số kỹ thuật và hiệu quả của dự án mà mình tài trợ, thì rủi ro
tín dụng là điều khó tránh khỏi. Đây chính là thơng tin khơng cân xứng. Vì vậy lựa
chọn khách hàng và ngân hàng nước ngồi có quan hệ tín dụng tốt là điều vơ cùng
quan trọng trong thanh tốn quốc tế.
b). Rủi ro đạo đức

SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

23

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

Là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình khơng thực hiện đúng
nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi của ngưòi khác. Đạo đức hay còn được
hiểu là tín nhiệm, uy tín trong kinh doanh. Đây là vấn đề quan trọng trong thương mại
và thanh toán quốc tế, vì các bên đối tác tham gia thương vụ thường ở rất cách xa nhau,
thậm chí khơng hề gặp mặt nhau trong quá trình thực hiện thương vụ.
*Rủi ro đạo đức của nhà nhập khẩu
Nếu khách hàng nhập khẩu khơng phải là bạn hàng lâu năm, có tín nhiệm thì
rất dễ có những hành vi lừa người bán xếp hàng lên tàu, rồi trì hỗn, từ chối thanh
tốn bằng những thủ đoạn nghiệp vụ bắt lỗi sai sót chứng từ, ép giá người bán để

thu lợi cho mình. Trong nhiều trường hợp nhà xuất khẩu đành chịu bán lỗ cịn hơn
th tàu chở hàng về, có khi do giá cả hàng hóa nhập khẩu giảm người mua hàng sợ
thu lỗ trong kinh doanh cố tình khơng nhận chứng từ để lấy hàng, hoặc trì hỗn
khơng thanh tốn nên đẩy ngân hàng vào tình thế khó khăn trong xử lý vốn, đặc biệt
trong nghiệp vụ trả chậm.Ngồi ra, tính chân thực của hồ sơ chứng từ rất quan trọng
vì có những sự lừa đảo trong lập chứng từ của ngân hàng “ma”.
*Rủi ro đạo đức của nhà xuất khẩu.
Khi nhà xuất khẩu cố ý giao hàng hố khơng phù hợp với hợp đồng nhưng
lại xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với các điều khoản ký kết của hợp đồng
thương mại hoặc nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ khống giả mạo (không giao hàng)
ngân hàng theo bộ hồ sơ hoàn hảo vẫn buộc phải thực hiện thanh tốn cho người
hưởng lợi, khi đó nhà nhập khẩu phải gánh chịu mọi rủi ro. Nếu ngân hàng tài trợ
cho ngưịi nhập khẩu thì rủi ro này ngân hàng cũng phải chịu đựng. Bởi vậy, ngưịi
mua phải có những biện pháp kiểm tra thông tin qua các hãng vận tải xem hàng hố
có thực sự được giao lên phương tiện vận tải hay khơng, nếu phát hiện có dấu hiệu
lừa đảo thì cần kết hợp với ngân hàng đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Trường hợp giá cả hàng hóa quốc tế tăng, người bán hàng sợ thiệt không
muốn giao hàng cho người mua nữa, điều này gây thiệt hại cho người mua, vì kế
hoạch sản xuất kinh doanh bị phá vỡ. Tất cả những vi phạm trên của nhà xuất khẩu
đều được coi là những rủi ro đạo đức.
*Rủi ro đạo đức của nhà chuyên chở

SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

24


GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

Người bán hàng giao hàng cho ngưòi chuyên chở nhưng bị họ lừa đảo, nhận
hàng lấy tiền rồi biến mất hoặc bán mất hàng. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải
thực hiện việc thanh toán cho người bán hàng theo hồ sơ chứng từ, còn việc kiện
hãng chuyên chở hoặc chờ bảo hiểm là hoàn toàn tách rời nhau, việc chờ đợi kiện
tụng rất mất thời gian và tốn kém, gây thiệt hại cho cả người mua và người bán.
*Rủi ro đạo đức của ngân hàng
Trong nhiều trường hợp ngân hàng phát hành cũng vi phạm cam kết của
mình như trì hỗn, chây ỳ hoặc từ chối thanh toán bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu
hoặc ngược lại đối với sự thiếu trung thực của ngân hàng chiết khấu khi bộ hồ sơ
không hoàn hảo vẫn gửi điện cam kết hồ sơ chuẩn đòi tiền ngân hàng phát hành,
ngân hàng phát hành tin tưởng thanh tốn sẽ gặp rủi ro, việc địi lại được tiền rất
khó khăn.
Nguyên nhân sâu xa của rủi ro đạo đức: là vấn đề thông tin không đầy đủ,
không cân xứng. Thiếu những thơng tin chính xác về khả năng tài chính, tình hình
hoạt động kinh doanh cũng như uy tín, tính trung thực của đối tác. Vì vậy đã đưa ra
những quyết định sai lầm gây nên rủi ro trong thanh tốn. Đặc biệt phương thức
thanh tốn tín dụng chứng từ theo UCP 500 quy định việc thanh tốn dựa hồn tồn
vào chứng từ hồ sơ thanh tốn, mà khơng căn cứ vào thực trạng hàng hố. Sự tách
biệt giữa thanh toán theo hồ sơ và hàng hoá đã tạo khe hở cho một số tổ chức, cá
nhân tiến hành lừa đảo, vì thế rủi ro đạo đức vẫn còn cơ sở tồn tại.
c). Rủi ro quốc gia:
Rủi ro quốc gia là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh
tế, về chính sách quản lý ngoại hối - ngoại thương của một quốc gia khiến cho Nhà
xuất khẩu không nhận được tiền hàng, cịn nhà nhập khẩu khơng nhận được hàng
hố.
Rủi ro quốc gia của một nước nhập khẩu xảy ra khi người mua hồn tồn có
khả năng và sẵn sàng thanh tốn cho người bán, song do những sự biến động hoặc

biến cố bất thường trong quốc gia nhập khẩu ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế…
khiến chính phủ nước đó cấm các cơng ty của nước mình thanh tốn ngoại tệ ra
nước ngồi hoậc hàng hố nhập về thuộc diện cấm không làm thủ tục thông quan

SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A


Chuyên đề tốt nghiệp

25

GVHD: PGS.TS. Lê Đức Lữ

được nên không thể thanh toán.
Rủi ro quốc gia của nước xuất khẩu xảy ra khi có sự thay đổi về chính sách
ngoại thương, thuế quan của quốc gia đó. Nhà xuất khẩu đã chuẩn bị giao
hàng,song do biểu thuế xuất khẩu tăng hoặc hàng hố đó bị cấm xuất khẩu nên gặp
rủi ro không thể chuyển hàng đi. Đôi khi do quan hệ thanh tốn giữa hai quốc gia co
biến cố khơng bình thường nên khó khăn trong việc nhận tiền hàng của người xuất
khẩu.
*Những nguyên nhân chính gây ra rủi ro quốc gia.
Đó chính là những ngun nhân gây ra biến cố chính trị, xã hội, kinh tế…tại
một nước.
- Mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo đe doạ sự ổn địnhập khẩu nội bộ
của một nước, xung đột xã hội thơng qua các cuộc biểu tình, đình cơng, bạo động,
chiến tranh.
- Vấn đề nợ nước ngoài chồng chất khiến cho chính phủ nước nhập khẩu
buộc phải đưa ra biện pháp cấm thanh toán hoặc chuyển ngoại tệ ngoại hối ra nước

ngoài.
- Dự trữ ngoại hối ở mức thấp và cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia bị
thâm hụt nặng nề, khiến cho chính phủ nước nhập khẩu buộc phải đưa ra biện pháp
cấp bách dừng thanh toán với nước ngoài.
- Sự cấm vận về kinh tế của quốc tế đối với nước nhập khẩu khiến cho mọi
hoạt động thương mại quốc tế và các tài khoản NOSTRO của nước đó ở nước ngồi
bị kiểm sốt gắt gao, thậm chí bị phong toả nên ngân hàng khơng thể thanh tốn tiền
hàng cho nước ngồi.
- Chính sách quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu đột ngột thay đổi thực
hiện chính sách ngoại hối thắt chặt hay cấm vận trong thanh toán gây ra rủi ro cho
nhà nhập khẩu và ngân hàng của họ.
d). Rủi ro pháp lý.
Rủi ro pháp lý xảy ra trong trường hợp có tranh chấp hay khiếu kiện giữa các
bên tham gia thanh toán. Khi đó vấn đề đặt ra là tồ án nước nào thụ lý và xử lý vụ

SV: Trần Phương Lan

Lớp: Ngân hàng 46A


×