Nguyễn Phương Thảo
Mục
lục:
Lời mở đầu............................................................................................................1
Chương I : Phát triển du lịch bền vững........................................................5
1.1. Lý luận về phát triển bền vững......................................................................5
1.2. Lý luận về phát triển du lịch bền vững..........................................................5
1.2.1. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững.................................................5
1.2.2. Điều kiện để phát triển du lịch bền vững..............................................7
1.2.2.1. Nhóm điều kiện chung.......................................................................7
1.2.2.2. Nhóm điều kiện đặc trưng..............................................................8
1.2.2.3, Các điều kiện sẵn sàng phục vụ khách du lịch...............................9
1.2.2.4, Phải đảm bảo tính hiệu quả...........................................................11
1.2.2.5, Phải đảm bảo tính công bằng........................................................11
1.2.2.6, Đảm bảo tính cộng đồng...............................................................12
1.2.2.7, Bản sắc văn hóa..............................................................................12
1.2.2.8, Sự phát triển...................................................................................13
1.2.3, Các nguyên tắc để phát triển du lịch bền vững........................................13
1.2.3.1, Sử dụng nguồn lực một cách bên vững. .........................................13
1.2.3.2, Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường........................................13
1.2.3.3, Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức và giảm thiểu chất thải................14
1.2.3.4, Hợp nhất phát triển du lịch bền vững với hoạch định chiến lược...16
Chương II. Phát triển du lịch bền vững với Làng cổ Đường Lâm................ 17
2.1. Giới thiệu chung về làng cổ Đường lâm........................................................ 17
2.2.Điều kiện phát triển du lịch bền vững làng cổ Đường Lâm............................ 19
2.2.1. Điều kiện phát triển du lịch......................................................................19
2.2.1.1. Nhóm điều kiện chung.......................................................................19
2.2.1.2. Nhóm điều kiện đặc trưng.................................................................20
2.2.1.3, Các điều kiện sẵn sàng phục vụ khách du lịch..................................27
2.2.2. Ngoài những yếu tố nội tại có sãn, để phát triển bễn vững du lịch ở Đường
Lâm cần đáp ứng thêm những yếu tố sau:..............................................................28
1
Nguyễn Phương Thảo
2.2.2.1. Tính hiệu quả.......................................................................................28
2.2.2.2. Tính công bằng và tính cộng đồng......................................................29
2.2.2.3. Đảm bảo giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa địa phương...............29
Chương III. Thực trạng giải pháp phát triển bền vững du lịch làng cổ Đường
Lâm......................................................................................................................30
3.1. Thực trạng bảo tồn làng cổ ............................................................................30
3.2. Đề xuất giải pháp............................................................................................33
Kết luận.............................................................................................................37.
Danh mục tài liệu tham khảo.............................................................................38.
2
Nguyễn Phương Thảo
Lời mở đầu.
1, Lí do chọn đề tài.
Là một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, với 14 huyện,
thị xã, dân số 2,5 triệu người, diện tích tự nhiên 2.192km2, lại nằm kề cận Thủ Đô
Hà Nội, Hà Tây đang cố gắng khai thác tiềm năng ấy , đẩy nhanh tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa để trở thành một tỉnh giàu đẹp. Lợi thế lớn nhất cả Hà
Tây là nằm ngay cửa ngõ thủ đô - trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả
nước- thị trường lớn tiêu thụ nguồn hàng hóa, dịch vụ lớn cho cả vùng. Hệ thống
giao thông đường bộ, đường sắt tương đối phát triển thuận tiện cho sự giao thông
trong cả nước. Đặc biệt nơi đây có rất nhiều danh nam thắng cảnh nổi tiếng được
du khách trong ngoài nước biết đến như Động Hương tích - Chùa Hương, Ba Vì,
Đồng Mô, chùa Trăm Gian, chùa Tây Phương...và gần đây nhát là sự kiên làng cổ
Đường Lâm được bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận "di tích lịch sử cấp quốc gia"
đang trở thành một điểm đến lí tưởng. Vì vậy du lịch đang trở thành ngành kinh tế
trọng điểm của tỉnh. Một trong những điểm du lịch mà chính quyền nhân dân tỉnh
cũng như chính quyền nhân dân thành phố Sơn Tây để ý và dành nhiêu sự quan
tâm là bảo tồn và phát triển bền vững du lịch làng cổ Đường Lâm - một ngôi làng
cổ mang nhiều giá tri văn hóa lịch sử, sau Hội An, sau Phố Cổ Hà nội là những
phố cổ nơi đô thị, thì Đường Lâm là ngôi làng cổ đầu tiên ( tính đến năm 2008)
được bộ Văn Hóa Thông tin xếp hạng "di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia". Sau
lễ công nhận, Cục Di sản văn hóa phấn đấu gửi đơn đề nghị UNESCO công nhận
làng cổ Đường Lâm vào danh sách di sản văn hóa thế giới.
Lúc sinh thời, giáo sư Trần Quốc Vượng đã nhận xét: "Đường Lâm là vùng đất
cổ người xưa. Tựa lưng vào núi Tản, mặt ngoảnh nhìn sông nước Tích Đà, Đường
Lâm sẽ trường tồn và phồn vinh cùng non sông đất nước". Chính bởi các giá trị
3
Nguyễn Phương Thảo
văn hóa lịch sử - tiềm năng khai thác du lịch của Làng Cổ mà em đã chọn nơi đây
làm đối tượng nghiên cứu trong bài đề án của mình. Phát triển du lịch là đúng đắn,
nhưng phải bảo tồn để gìn giữ cho đời sau những giá trị quí giá mà chúng ta đang
được hưởng.
Vì vậy em quyết định chọn du lịch bền vững làng cổ Đường Lâm làm đề tài
nghiên cứu cho bài đề án môn học của mình, với mục đích tìm hiểu thực trạng bảo
tồn, tôn tạo làng cổ như thế nào, đã và đang khai thác phục vụ du lịch ra sao, mặt
nào phát huy tích cực, và đâu là hạn chế để đề ra giả pháp khắc phục? Làng cổ
đang đứng trước nhiều thực tại đáng buồn, và nó cần nhiều hơn thế sự quan tâm
không chỉ của các cấp chính quyền, mà còn của những ai thật sự biết quí giá
những giá trị quí giá mà chỉ Làng Cổ có được.
2, Phạm vi nghiên cứu.
Làng cổ Đường Lâm, chiều dài niên đại hơn 400 trăm năm hình thành và phát
triển. Thuộc thành phố sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Di sản văn hóa, lịch sử cấp quốc gia.
Quá trình nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vai trò của du lịch bền vững, tầm quan
trọng của việc phát triển du lịch bền vững tại Làng Cổ Đường Lâm, thực tại và đề
xuất giải pháp.
3, Phương pháp nghiên cứu.
Tiếp cận vấn đề thông qua việc thu thập thông tin thứ cấp, kết hợp với quá trình
thực tế tại Làng Cổ.
4, Nội dung đề tài.
Nội dung của đề tài bao gồm những khái niệm cơ bản lý luận về du lịch bền
vững, các điều kiện phát triển bền vững, các nghuyên tắc, thực trạng, và giải pháp.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương :
Chương I: Phát triển bền vững.
Chương II: Phát triển bền vững với Làng Cổ Đường lâm.
Chương III: Thực trạng,giải pháp phát triển bền vững du lịch làng cổ Đường Lâm.
kết luận.
4
Nguyễn Phương Thảo
Chương I : Phát triển du lịch bền vững.
1.1. Lý luận về phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển
về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương
lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới,
mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng
để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên
và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát
triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn
trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái
học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) của Ủy ban Môi trường và
Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát
triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai..." 1. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển
kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt
được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức
xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính:
kinh tế - xã hội - môi trường.
1.2. Lý luận về phát triển du lịch bền vững.
1.2.1. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững.
Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với
mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn khách tới các vùng và quốc
5
Nguyễn Phương Thảo
gia du lịch. Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để
đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có một nền văn hoá lâu đời, phong phú,
thống nhất mà đa dạng. Với số dân gần 80 triệu người của 54 dân tộc anh em cùng
đoàn kết chung sống trên một vùng lãnh thổ, trải qua nhiều đời, mỗi dân tộc đã
đóng góp dựng xây tạo nên những thành quả trên nhiều lĩnh vực: kinh tế-văn hoá xã hội, bên cạnh đó cũng hình thành nên những vùng văn hoá với những nét đặc
trưng riêng. Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam với các thành phần dân tộc,
qua hàng ngàn năm xây đắp đã tạo dựng nên một kho tàng văn hoá hết sức phong
phú, độc đáo và quý giá. Xuyên suốt chặng đường lịch sử hình thành và phát triển
của đất nước, các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và
của 54 dân tộc anh em nói riêng là một di sản vô cùng quý báu, một nguồn tài
nguyên vô giá trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.Văn hoá truyền
thống của các dân tộc Việt Nam trong những năm đổi mới đã góp phần phát triển
ngành du lịch non trẻ của nước nhà. Hàng triệu du khách quốc tế đến Việt Nam
hàng năm không chỉ với mục đích tắm biển, thưởng ngoạn thiên nhiên hoang dã và
nghỉ tại các khách sạn sang trọng, mà các giá trị văn hoá truyền thống của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam với những nét độc đáo, bí ẩn mới chính là yếu tố quan
trọng giữ chân du khách.
Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân, nghị
quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định "... Phát triển du lịch
tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá,
sinh thái, môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về
văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh", đảm bảo sự phát triển bền
vững của ngành du lịch.
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới - WTO đưa ra tại Hội nghị về
Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 “Du lịch
bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện
tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo
tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong
tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm
thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn
6
Nguyễn Phương Thảo
duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ
sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.
Sự phát triển của du lịch trong những năm qua đã góp phần làm sống động
thêm các công trình và địa chỉ văn hoá như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, quần thể
di tích Huế, phố cổ Hội An, phố cổ Hà Nội..., các lễ hội truyền thống của dân tộc,
các di tích lịch sử cách mạng. Nhiều làng nghề truyền thống cũng đã hồi sinh và
phát triển do những tác động từ việc phát triển của du lịch. Tạo một nguồn thu
đáng kể cho ngân sách của địa phương và cộng đồng địa phương. Mặc dù vậy vẫn
trị văn hoá truyền thống của dân tộc do sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chủ
quản, sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các ngành, sự thiếu ý thức của du khách và
cũng có thể do mục đích thiên về khai thác thu lợi nhuận của ngành du lịch mà
thiếu đi sự đầu tư tôn tạo cần thiết. Do đó phát triển du lịch gắn liền với yếu tố bền
vững là tất yếu để phát triển ngành du lịch Việt Nam.
Để phát triển bần vững du lịch cần thỏa mãn 3 yếu tố sau:
- Mối quan hệ hài hòa giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và
lợi ích kinh tế, xã hội, văn hóa. Sự phát triển của yếu tố này dựa trên sự phát triển
của yếu tố kia, nhưng không làm ảnh hưởng xấu đến nhau.
- Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài.
- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu
cầu các thế hệ tiếp theo.
1.2.2. Điều kiện để phát triển du lịch bền vững.
Để một địa điểm du lịch nói riêng và ngành du lịch của một quốc gia nói
chung có thể phát triển bền vững với du lịch trước hết cần có đủ các điều kiện phát
triển mà bất cứ một điểm du lịch nào cũng cần có, theo giáo trình kinh tế du lịch
( biên soạn bởi GS.Ts Nguyễn Văn Đính, Ts Trần Thị Minh Hòa và các giảng viên
của trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân - Hà Nội), các điều kiện đó bao gồm:
1.2.2.1. Nhóm điều kiện chung:
- Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế chung của đất nước.
Khả năng và xu hướng phát triển du lịch của một vùng trước hết phụ thuộc vào
tình hình và xu thé phát triển kinh tế chung của cả đất nước.
Theo ý kiến của một số chuyên gia thuộc hội đồng kinh tế và xã hội liên hợp quốc,
một đất nước muốn phát triển du lịch thì nước đó phải tự sản xuất được phần lớn
số của cải vật chất cho du lịch, bởi du lịch là sự xuất khẩu tại chỗ. Tình hình kinh
7
Nguyễn Phương Thảo
tế của một đất nước có vũng mạnh hay yếu kém ảnh hưởng rất lón đến phát triển
du lịch. Đặc biệt là các nhàng nông nghiệp, công nghiệp chế biến lương thực thực
phẩm, đây là những ngành hỗ trợ trực tiếp cho ngành du lịch. Ở đây cần nhấn
mạnh vai trò của các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ thịt bò, hải sản,
công nghiệp chế biến rượu bia...
Đồng thời một số chỉ tiêu khác cần được quan tâm như: tỉ lệ xuất nhập khẩu,
GDP, thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động...
- Tình hình chính trị hòa bình ổn định.
Những năm gần đây, Việt Nam thu hút rất nhiều khách du lịch quốc tế, không
chỉ phải bởi tài nguyên thiên nhiên, đất nước, con người phong phú, mà còn bởi
Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới.
Người ta không thể vừa đi chơi, vùa lo nghĩ xem không biết tai họa gì, và lúc nào
có thể giáng xuống đầu mình, cái mà du khách cần thật sự ở điểm đến là tính an
toàn, độ tin tưởng cao, muốn phát triễn du lịch thì phải bảo đảm được điều này.
Các điều kiện an toàn với khách cần kể đến là:
▪ Tình hình an ninh trật tự tại điểm đến.
▪ Lòng hận thù của người dân bản xứ với một dân tộc nào đó.
▪ Các loại dịch bệnh...
Các điều kiện chung đã nêu ra ở trên tác động độc lập với du lịch và tách rời
nhau, do vậy sự phát triển của du lịch sẽ bị trì trệ, giảm sút, thậm trí là ngừng hẳn
nếu thiếu một trong những điều kiện trên. Sự có mặt của tất cả những điều kiện ấy
đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ của du l ịch như một hiện tượng kinh tế xã hội
đại chúng và lặp đi lặp lại.
1.2.2.2. Nhóm điều kiện đặc trưng.
- Điều kiện về tài nguyên du lịch.
Theo chúng ta đã biết, nếu một quốc gia dù có nền kinh tế phát triển cao, chính
trị văn hóa ổn định mà không có các tài nguyên du lịch thì không thể phát triển du
lịch được. Tiềm năng kinh tế là vô hạn song tiềm năng về tài nguyên du lịch là có
hạn nên phải phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả. Tài nguyên du lịch được
coi là điều kiện cần cho sự phát triển của du lịch trong khi đó các điều kiện chung
là điều kiện đủ.
Tài nguyên du lịch được chia thành hai loại: tài nguyên thiên nhiên và tài
nguyên nhân văn.
8
Nguyễn Phương Thảo
- Tài nguyên thiên nhiên: bao gồm các yếu tố như địa hình, khí hậu, động
thực vật hay chính là hệ sinh thái. Hệ sinh thái đề cập đến việc duy trì các hệ thống
trợ giúp cuộc sống ( đất, nước,không khí và cây xanh), bảo vệ sự đa dạng và ổn
định của các loài và các hệ sinh thái.
Yêu cầu này đòi hỏi các hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ
thuật phải được đầu tư xây dựng vừa phục vụ nhu cầu phát triển du lịch song phải
chú ý tới môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên nhân văn : Được chia thành tài nguyên lịch sử và tài nguyên văn
hóa.
Mỗi nước đều có giá trị lịch sử, nhưng ở mỗi nước các giá trị lịch sử ấy lại
có sức hấp dẫn khác nhau. Các giá trị tài nguyên lịch sử bao gồm những giá tri gắn
liền với nền vă hóa chung của loài người, và những giá trị lịch sử đặc biệt gắn
riêng với mỗi qốc gia, dân tộc, mỗi địa phương khác nhau.
Tương tự các giá trị lịch sử, các giá trị văn hóa cũng thu hút khách du lịch với
nhiều mục đích thăm quan khác nhau. Đầu tiên phải kể đến các sự kiện văn hóa
lớn như hội trợ, triển lãm, biểu diến nghệ thuật, liên hoan phim... Đồng thời các
phong tục tập quán lâu đời, các truyền thống văn hóa vốn có của mỗi địa phương
cũng là yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch.
Các thành tựu khinh tế chính trị cũng là yếu tố hấp dẫn khách, khách du lịch
thường rất tò mò về muốn tìm hiểu về chính sách đời sống xã hội của địa phương
cũng như của đất nước.
Tóm lại tài nguyên nhân văn là yếu tố quan trọng cơ bản để phát triển du lịch.
1.2.2.3, Các điều kiện sẵn sàng phục vụ khách du lịch.
- Các điều kiện về tổ chức.
Các điều kiện về tổ chức bao gồm những nhóm điều kiện cụ thể sau:
Sự có mặt của bộ máy quản lí nhà nước về du lịch. Bộ máy đó bao gồm: bộ máy
cấp trung ương,địa phương, hệ thống các thể chế quản lí, sự có mắt của các tổ
chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch. Các tổ chức này có nhiệm vụ chăm
lo, đảm bảo sự đi lại và phục vụ tận tình trong thời gian lưu trú của khách du lịch.
Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp này bao gồm:
Kinh doanh khách sạn.
Kinh doanh lữ hành.
Kinh doanh vận chuyển khách du lịch.
9
Nguyễn Phương Thảo
Kinh doanh các dịch vụ khác.
- Các điều kiện về kĩ thuật.
Các điều kiện về kĩ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch
trước tiên là cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. và sau là cơ sở vật chất kĩ
thuật hạ tầng xã hội.
Về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch:
Cơ sở vật chất kĩ thuật của tổ chức du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương
tiện kĩ thuật giúp cho việc phục vụ để thỏa mãn các nhu cầu du lịch như khách
sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà giải trí, cửa hàng, công
viên, đường xá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện... Cơ sở vật chất kĩ thuật du
lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch.
Sự tận dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch và việc thỏa mãn các nhu cầu của du
khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch.
Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng xã hội.
Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng xã hội là phương tiện vật chất không phải do các
tổ chức du lịch xây dựng lên, mà là của toàn toàn xã hội. Đó là hệ thống đường xá,
nhà ga sân bay, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước, công viên,
nhà hát, viện bảo tàng... Cơ sở vật chất kĩ thuật xã hội là điều kiện đòn bẩy cho
hoạt động kinh tế - xã hội phát triển, đối với ngành du lịch, thì đây là yếu tố cơ sở
để khai thác tiềm năng du lịch, và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngược lại, du
lịch cũng là yếu tố tác động tích cực nhằm nâng cao, mở rộng cơ sở vật chất kĩ
thuật hạ tầng xã hội. Trong các yếu tố của cơ sở hạ tầng của xã hội quan trọng nhất
là hệ thống giao thông vận tải, sau đó là hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp
thoát nước, hệ thống cung cấp điện. Được xây dựng phục vụ nhân dân đại phương,
xong trong du lịch đây là những yếu tố quan trọng nhất để phát triển du lịch, bởi
nó ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu thiết yếu của khách du lịch. Và cũng không quá
đáng nếu nói rằng đây là những yếu tố tác động mạnh mẽ tới chất lượng phục vụ
khách du lịch.
- Điều kiện về kinh tế.
Ảnh hưởng tới hoạt động du lịch sâu sắc phải kể đến các hoạt động kinh tế, các
điều kiện đó là:
Việc đảm bảo nguồn vốn cho phát triển du lịch. Do yêu cầu của hoạt động này
là luôn luôn đổi mới, luôn đi đầu về phương tiện hiện đại, chất lượng cao...
10
Nguyễn Phương Thảo
Việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế rộng rãi với bạn bè thế giới.
Việc cung ứng vật tư cho ngành du lịch phải đẩm bảo thường xuên và đảm
bảo chất lượng, sự đảm bảo này rất quan trọng bởi hai lý do chính sau: Thứ nhất,
đáp ứng nhu cầu cao, rộng rãi của du lịch. Thứ hai, là công cụ thu hút dòng ngoại
tệ chạy vào trong nước.Không chỉ quan tâm đến số lượng, mà việc cung ứng vật tư
cho ngành du lich còn phải hết sức chú ý đến chất lượng, giá cả của hàng hóa, dịch
vụ. Đảm bảo được điều này nghĩa là đã tạo dựng cho sản phẩm du lịch vị thế cạnh
tranh trên thương trường..
- Một số sự kiện văn hóa, tín ngưỡng... đặc biệt.
Đây là các sự kiện diễn ra ngắn nhưng lại có sức thu hút và hấp dẫn khách du
lịch lớn. Đó là các hội nghị cấp quốc gia, cấp quốc tế. Các cuộc thi lớn như tôn
vinh sắc đẹp, trí tuệ, nghệ thuật...các sự kiện thể thao, hay các sự kiện tín ngưỡng,
kinh tế, chính trị... tuy không phải là điều kiện cơ bản để phát triển du lịch nhưng
đây lại là yếu tố có vai trò và ý nghĩa lớn:
Thứ nhất, là dịp để giới thiệu, quảng bá với du khách về hình ảnh, đất nước,
con người, các giá trị văn hóa lịch sử, các giá trị truyền thống lâu đời,..
Thứ hai, khắc phục tính không đồng đều trong việc sử dụng cơ sở vật chất kĩ
thuật du lịch. Đồng thời đây cũng là hình thức hữu hiệu giảm thiểu tác động của
tính màu vụ.
Sau khi thỏa mãn được những điều kiện trên để phát triển du lịch, thì để phát
triển du lịch bền vững cần thêm những điều kiện sau:
1.2.2.4, Phải đảm bảo tính hiệu quả.
Tính hiệu quả liên quan đến việc đánh giá các phương thức, biện pháp đo
lường chi phí, thời gian, lợi ích của cá nhân, xã hội thu được thông qua hoạt động
du lịch. Có nghĩa là phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và lao động bỏ ra trong
hoạt động kinh doanh du lịch.
1.2.2.5, Phải đảm bảo tính công bằng.
Tính công bằng đề cập đến sự bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu giữa cá
nhân, hộ gia đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai, giữa
con người và thiên nhiên. Sứ mệnh của hoạt động du lịch là đem lại lợi ích cho
cộng đồng dân cư địa phương, ngược lại chình quyền và dân cư địa phương có
trách nhiệm cùng với doanh nghiệp lữ hành, khách du lịch bảo tồn các giá trị tài
nguyên du lịch đang khai thác. Đồng thời, cân bằng cũng đề cập đến việc hòa
11
Nguyễn Phương Thảo
nhập, cân bằng hài hòa giữa các yếu tố như giữa kinh tế và môi trường, giữa nông
nghiệp và du lịch, giữa các loại hình du lịch. Phát triển du lịch phải tạo được sự
liên kết và cân đối liên ngành để tạo hiệu quả tổng hợp.
1.2.2.6, Đảm bảo tính cộng đồng.
Tính cộng đồng đề cập đến vấn đề tham gia của cư dân địa phương vào quá
trình phát triển du lịch, tham gia một cách trực tiếp hoặc thông qua đầu tư trong
kinh doanh du lịch, cũng như trong việc thúc đẩy các hoạt động của các ngành có
liên quan như công nghiệp,tiểu thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp. Hay thông qua
gián tiếp thông qua ý thức bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch. Tính cộng đồng ở
đây vô cùng quan trọng. Tại điểm thăm quan chính là nơi khách du lịch sẽ tới, và
cũng là nơi cu trú của cộng đồng dân cư đại phương, vì vậy sự sống còn của điểm
du lịch ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân nơi đây, và ý thức bảo tồn
phát huy các giá tri tại điểm du lịch ảnh hưởng quyết định tới điểm du lịch. Đồng
thời, bên cạnh những nỗ lực của cộng đồng dân cư địa phương,còn đòi hỏi ý thức
của khách du lịch để cùng bảo tồn giá trị tài nguyên thiên nhiên nơi đây.
1.2.2.7, Bản sắc văn hóa.
Bản sắc văn hóa đề cập đến việc bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống,
các truyền thống văn hóa đặc sắc như tôn giáo, nghệ thuật và lối sống. Du lịch
phải tăng cường bảo vệ văn hóa thông qua chính sách du lịch văn hóa. Muốn phát
triển du lịch bền vững, phải luôn chú ý trả lời câu hỏi: xem kỹ xem đường lối phát
triển hiện tại của ta có hại gì đến văn hóa không? Sự hủy hoại này có thể dễ thấy
như sự suy đồi các di tích lịch sử, những cảnh quan thu hút khách du lịch, nhưng
nó cũng có thể khó thấy, như sự suy thoái văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, ngôn
ngữ bản xứ.
Bản sắc văn hoá truyền thống là di sản quý báu của đất nước, là sự kết tinh
của bao thế hệ sáng tạo, đã trải qua thử thách của thời gian lịch sử do đó cần được
quý trọng, bảo tồn và phát huy. Phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hoá nói
riêng không chỉ đơn giản là khai thác các di sản văn hoá, mà đi kèm nó là những
dịch vụ phụ trợ khác để tạo nên một sản phẩm du lịch văn hoá hoàn chỉnh sao cho
vừa bảo vệ được di sản, không làm mất đi các giá trị quí báu của bản sắc văn hóa,
vừa tạo điều kiện thuận lợi thoải mái cho khách du lịch, tham quan. Chính vì vậy,
phát triển du lịch bền vững với mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
12
Nguyễn Phương Thảo
truyền thống cần tập trung vào xây dựng một chiến lược lâu dài, toàn diện về bảo
tồn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc cho mục đích phát triển du lịch
1.2.2.8, Sự phát triển.
Phát triển là khai thác các tiềm năng, thông qua đó làm tăng khả năng cải
thiện chất lượng cuộc sống. Phát triển du lịch phải đảm bảo không chỉ đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch mà còn phải đem lại sự phát triển cho
cộng đồng dân cư địa phương, và cải thiện ngân sách. Tăng trưởng là kết quả của
sự phát triển, nhưng không đồng nghĩa với sự khai thác triệt để và hủy hoại môi
trường. Nhiều quốc gia tập trung phát triển du lịch mà quên mất môi trường,
không thấy được mối quan hệ thân mật gắn bó giữa du lịch và môi trường. Do đó,
để yếu tố bền vững thực hiện rồi, còn phải đẩm bảo yếu tố phát triển tạo sự hài hòa
cân đối trong qui hoạch phát triển.
1.2.3, Các nguyên tắc để phát triển du lịch bền vững.
1.2.3.1, Sử dụng nguồn lực một cách bên vững.
Việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân
văn là rất cần thiết, nó bảo đảm cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển lâu
dài. Phát triển bền vững ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai một nguồn tài
nguyên du lịch không kém hơn so với cái mà các thế hệ trước được hưởng.Việc sử
dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực phát triển du lịch được xem là
vấn đề sống còn đối với việc quản lý hợp lý mang tính chất toàn cầu và quốc gia.
1.2.3.2, Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường.
Du lịc sẽ góp phần tích cực tới sự nghiệp giáo dục môi trường, nhu cầu nghỉ
ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên trong lành đã kích thích
việc tôn tạo môi trường. Đặc biệt những năm gần đây các loại hình du lịch gần gũi
với thiên nhiên ngày càng được khách du lịch ưu chuộng, như du lịch sinh
thái,homestay, các khu nghỉ dưỡng cao cấp... chính du lịch tạo nên động lực mạnh
đối với việc bảo tồn và bảo vệ môi trường, đặc biệt là sự phát triển và mở rộng
mạng lưới các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu nghỉ dưỡng, các
khu du lịch sunh thái... Ngày nay trên thế giới hiện có hơn 5.000 khu bảo tồn thiên
nhiên, riêng ở Việt Nam có 105 khu rừng đặc dụng ( trong đó có 16 vường quốc
gia ).
13
Nguyễn Phương Thảo
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng, hoạt động du lịch gây ảnh
hưởng không tốt tới môi trường. Hoạt động du lịch ồ ạt có nguy cơ làm suy thoái
tài nguyên du lịch. Sự tập trung qua nhiều người và thường xuyên tại một địa điểm
du lịch làm cho tài nguyên du lịch không kịp phục hồi và đi đến chỗ hủy hoại.
Tại nhiều điểm du lịch, do ý thức của du khách, trách nhiệm của người làm du
lịch và chính quyền địa phương sở tại không cao nên tình trạng sả rác bừa bãi
trong mùa du lịch tại địa điểm du lịch lên tới mức báo động. Mặt khác, do số
lượng của các công trình phục vụ khác tăng nhanh, vượt khả năng chịu đựng của
các cơ sở hạ tầng khiến chúng bị xuống cấp trầm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến
môi trường.
Do những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực trên của du lịch tới môi trường, nếu
phát triển du lịch mà không quan tâm tới mối quan hệ biện chứng giữa chúng thì
không thể bền vững được.
1.2.3.3, Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức và giảm thiểu chất thải.
Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn
kém cho việc hồi phục tổn hại về môi trường và làm tăng chất lượng của du lịch.
Mọi người có nhận thức rằng sự tiêu thụ quá mức sẽ dẫn đến sự hủy hoại môi
trường trên toàn cầu và đi ngược lại sự phát triển bền vững.
Các dự án được triển khai không có đánh giá tác động môi trường hoặc
không thực thi những kiến nghị về đánh giá tác động của môi trường đã dẫn đến
sự tiêu dùng tài nguyên môi trường và các tài nguyên khác một cách lãng phí
không cần thiết. Đây là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm và xáo trộn về văn hóa xã
hội. Các chất thải từ các công trình không được quan tâm xử lý đúng mức, dẫn đến
sự xuống cấp về môi trường một cách lâu dài.
Một số các dự án không được lập kế hoạch một cách nghiêm túc, đặc biệt là
trong thàh phần tư nhân đã gây ra những hậu quả, dẫn đến các cơ quan nhà nước
phải bỏ chi phí và công sức ra để phục hồi những tổn thất.
Chính vì vậy cần thiết phải có các biện pháp để giảm sự tiêu thụ quá
mức và giảm chất thải:
▪ Các doanh nghiệp du lịch và ngành du lịch phải giảm tiêu thụ các nguồn
lực du lịch.
▪ Ưu tiên các nguồn lực hiện có ở địa phương hơn là nhập khẩu theo xu
hướng thích hợp.
14
Nguyễn Phương Thảo
▪ Giảm nguồn rác thải và đảm bảo việc xử lý rác thải do du lịch thải ra một
cách an toàn.
▪ Sử dụng công nghệ xử lý rác thải, tái chế rác thải.
▪ Có trách nhiệm phục hồi những tác hại nảy sinh từ các dự án du lịch.
▪ Tránh tổn thất thông qua công tác tiền hoạch định đúng đắn và theo dõi,
giám sát liên tục. Duy trì tính đa dạng.Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của
thiên nhiên, văn hóa xã hội là hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là
chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.
▪ Sự đa dạng của môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội là một thế mạnh,
mang lại khả năng phục hồi cho những đột biến và áp lực, và đồng thời tránh việc
quá phụ thuộc vào một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn.
▪ Môi trường thiên nhiên được đặc trưng bởi tính đa dạng nhưng việc phát
triển kinh tế và du lịch đã phá hủy sinh thái trên phương diện rộng.
▪ Có tính toán cho rằng trong vòng 50 năm tới, có khoảng 25% các loài
động vật sẽ bị hủy diệt.Ngày nay, ở nhiều vùng đấtngập nước có 80% các rạn san
hô và 50% các khu rừng nguyên sinh trên hành tinh đã bị mất đi.
▪ Phát triển du lịch bền vững phải để lại cho các thế hệ tương lai một gia tài
đa dạng về thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những gì được thừa hưởng của
thế hệ trước đa dạng.
▪ Đa dạng văn hóa là một trong những tài sản hàng đầu của ngành du lịch,
do vậy, nó cần phải được giữ gìn, bảo vệ. Sự đa dạng văn hóa bản địa sẽ mất đi
khi nó bị xuống cấp, bởi cư dân biến nó thành một món hàng hóa đem bán cho du
khách.
Các biện pháp để duy trì tính đa dạng
▫ Trân trọng giữ gìn tính đa dạng của thiên nhiên và nhân văn.
▫ Đảm bảo nhịp độ, qui mô và lọai hình phát triển để bảo vệ tính đa dạng
của văn hóa bản địa.
▫ Ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh thái thiên nhiên bằng cách tôn trọng
sức chứa của mỗi vùng, áp dụng phương pháp tính tón sức chứa và nguyên tắc
phòng ngừa trước.
▫ Giám sát tác động của du lịch đồi với hệ sinh thái, đặc biệt đối với các
loài động thực vật.
15
Nguyễn Phương Thảo
▫ Khuyến khích đa dạng kinh tế, xã hội bằng cách lồng ghép du lịch vào
các hoạt động của cộng đồng địa phương.
▫ Ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời
bằng
chuyên môn phục vụ du lịch.
▫ Khai thác tốt các đặc trưng đặc thù của vùng hơn là áp đặt các chuẩn mực
đồng nhất.
▫ Đảm bảo qui mô, nhịp độ và loại hình du lịch nhằm khích lệ lòng yêu
mến khách và sự hiểu biết lẫn nhau.
▫ Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi và nhu cầu phát
triển.
Tính đa dạng rất quan trọng với sự sống còn của điểm du lịch. Nó như chất keo
hấp dẫn khách du lịch, và tạo cho điểm du lịch sức sống.
1.2.3.4, Hợp nhất phát triển du lịch bền vững với hoạch định chiến lược.
Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp
quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường, làm tăng khả
năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch.
Việc phát triển hợp nhất dựa trên hai quy tắc sau:
▪ Du lịch và hoạch định chiến lược phát triển.
Khi sự phát triển du lịch là một bộ phận hợp nhất của một kế hoạch cấp quốc
gia, nó xem việc phát triển và quản lý môi trường là một tổng thể thì sẽ mang lại
lợi ích tối đa và dài hạn cho nền kinh tế, quốc gia va địa phương ( trong đó có
ngành du lịch).
▪ Du lịch và đánh giá tác động môi trường.
Trong việc thiết kế các sơ đồ dự án qui hoạch du lịch, đánh giá tác động môi
trường là bắt buộc để xem qui mô hay loại hình phát triển du lịch đó có phù hợp
hay không và cân nhắc xem nó đem lại lợi ích thật sự gì cho khu vực, cho vùng
hay quốc gia hay không?
Các biện pháp cụ thể:
▫ Phải tính tới các nhu cầu trước mắt của cả cư dân địa phương và cả du
khách.
▫Hợp nhất tất cả các mặt kinh tế môi trường xã hội và văn hóa địa
phương vào trong việc quy hoạch.
16
Nguyễn Phương Thảo
▫Tôn trọng chính sách địa phương, khu vực và quốc gia các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, nhà cửa đất đai, nhà cửa và phúc lợi.
▫ Giảm thiểu các tổn hại về môi trường, xã hội và văn hóa với cộng đồng
địa phương bằng cách thực hiện đánh giá tác động tới môi trường một cách toàn
diện, có sự tham gia cua cư dân địa phương và chính quyền sân cư sở tại.
Tóm lại, muốn phát triển du lịch bền vững, phải nắm vững bốn nguyên tắc
trên.
Chương II. Phát triển du lịch bền vững với Làng cổ
Đường Lâm.
2.1. Giới thiệu chung về làng cổ Đường lâm.
Nằm cách Hà Nội khoảng 50km về phái tây, làng cổ Đường Lâm đang trở
thành một điểm du lịch nhiều tiềm năng, chưa được khai thác. Dự án tôn tạo và
phát triển Đường Lâm trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch đã có từ những
năm 1980, nhưng phải đến những năm gần đây, vấn đề này mới thực sự được quan
tâm, xem xét. Vấn đề bức thiết đặt ra là làm sao phát triển du lịch Đương Lâm mà
vẫn bảo tồn được các giá trị tài nguyên nhân văn quí giá có niên đại tới trên dưới
400 năm tuổi này. Điều đó đặt việc phát triển Đường Lâm với du lịch bền vững là
quan điểm hoàn toàn đúng đắn.
Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, xã Đường Lâm
gồm 9 thôn: Mông Phụ, Cam Thịnh, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Lâm, Phụ
Khang, Hà Tân, Hưng Thịnh và Văn Miếu. Đó là bản đồ hành chính hiện nay.
Trước kia, cả vùng này gọi là Kẻ Mía gắn liền với chợ Mía, phố Mía, bến
Mía, chùa Mía, Bà Chúa Mía... Tên Đường Lâm lần đầu tiên được ghi vào chính
sử với cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng những năm cuối thế kỷ VIII.
Theo các văn bia cổ trong xã Đường Lâm thì năm 1473, có tên xã Cam Giá
(Phụng sự bi ký ở đình Đoài Giáp), năm 1634, có tổng Cam Giá Hạ (Sùng Nghiêm
tự bi ký ở chùa Mía), năm 1750, có tổng Cam Giá Thịnh (Tu tạo Sùng Nghiêm
tiền đường bi ký ở Đường Lâm). Đầu thế kỷ XIX, tổng Cam Giá Thịnh gồm 8 xã,
thôn, phó, giáp và tổng Cam Giá Thượng gồm 5 xã, thôn (Các tổng, trấn, xã danh
bị lãm). Cuối thế kỷ XIX (Đồng Khánh địa dư chí lược), tổng Cam Giá Thịnh gồm
17
Nguyễn Phương Thảo
7 xã, giáp (Cam Giá Thịnh, Đông Sàng, Phú Nhi, Mông Phụ, Đoài Giáp Thượng,
Cam Lâm, Yên Mỹ) và tổng Cam Giá Thượng gồm 5 xã (Cam Cao, Cam Đà, Nam
Yên, Bài Nha, Quỳnh Lâm). Diên cách cấp tổng và xã thôn vùng Kẻ Mía đã qua
nhiều thay đổi. Vì vậy khi nghiên cứu để xác định các giá trị của khu di tích lịch
sử văn hoá Đường Lâm cũng như khi xây dựng phương án bảo tồn tôn tạo, chúng
ta theo đơn vị hành chính hiện nay, nhưng không nên bị bó hẹp bởi địa giới hành
chính hiện đại đó mà nên nhìn nhận trong mối quan hệ địa lý và lịch sử của cả
vùng tức trong không gian lịch sử - văn hoá rộng hơn.
Ngày 28 tháng 11 năm 2005 Bộ trưởng Bộ Văn hoá thông tin đã ra Quyết
định số 77/2005/QĐ - BVHTT xếp hạng Di tích quốc gia Làng cổ Đường Lâm.
Sau cố đô Huế, phố cổ Hội An, phố cổ Hà Nội là những phố cổ ở đô thị, thì
Đường Lâm (TX Sơn Tây) là làng cổ đầu tiên ở nông thôn trong cả nước được xếp
hạng di tích quốc gia.
Ngày 19 tháng 5 năm 2006 tại Đường Lâm, UBND tỉnh cùng nhân dân,
chính quyền thị xã Sơn Tây đã mở hội làng và tổ chức long trọng lễ công bố Quyết
định trên. Đây là sự kiện có ý nghĩa lớn trong đời sống văn hoá của Đường Lâm,
của cả tỉnh Hà Tây. Đây cũng là cơ sở tốt để mở ra cơ hội mới cho việc bảo tồn
tôn tạo phát huy di sản văn hoá phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội
của Đường Lâm và của tỉnh, đặc biệt trong ngành du lịch.
18
Nguyễn Phương Thảo
( một góc làng cổ.....)
Vậy làng cổ đã có sẵn tiền đề gì cho phát triển du lịch bền vững nơi đây?
2.2.Điều kiện phát triển du lịch bền vững làng cổ Đường Lâm.
2.2.1 Điều kiện phát triển du lịch.
2.2.1.1, Nhóm điều kiện chung.
- Tình hình xu thế phát triển kinh tế Hà Tây.
Lợi thế lớn nhất của Hà Tây là nằm ở trung tâm khu vực sông Hồng, tiếp giáp
với thủ đô Hà Nội. Nhiều dự án lớn của trung ương đang được đầu tư trên địa bàn
tỉnh, như: làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, khu công nghệ cao Hòa Lạc,
khu Đại học quốc gia,... Hà Tây có nhiều danh lam thắng cảnh: động Hương Sơn,
núi Ba Vì, chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Trăm Gian...nhiều địa điểm di tích
cách mạng. Hà Tây có trên 1000 làng nghề, trong đó có 201 làng nghề có những
sản phẩm tinh sảo, được khách trong ngoài nước ưa thích. Lực lượng lao động dồi
dào, chủ yếu là alo động trẻ, khéo tay hay làm, được đào tạo bài bản ... với những
nhân tố trên là tiềm năng to lớn thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh phát triển.
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, ngay từ những
tháng đầu năm với sự nỗ lực của toàn tỉnh, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt dược
như sau: so với quí 1/2007, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
tăng 24%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 26,7%, giá
tri xuất khẩu tăng 11%, khách du lịch tới chùa Hương đạt gần 1 triệu lượt khách,
tăng 40%, khối lượng vận chuyển tăng 76% ( theo nguồn www.hdndhatay.com,
www.baohatay.com.vn)
Riêng thành phố Sơn Tây, với vị thế là trung tâm văn hóa chính trị thứ hai của
Hà Tây, trong những năm gần đây đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đạt 9.8%/năm. Trong đó, công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp chiếm 43,6%GDP, nông nghiệp chiếm 20,7%GDP, trong đó, chăn
nuôi chiếm 50% giá tri toàn ngành, giá trị sản xuất tăng 4,6% năm. Riêng ngành
du lịch thương mại, trong năm 2003, tổng doanh thu toàn ngành là 352 tỉ, tăng
30,4% so với năm 2001( theo www.baohatay.com.vn). kết quả này cho thấy vai
19
Nguyễn Phương Thảo
trò không nhỏ của ngành. Tuy nhiên, con số này còn nhỏ so vói tiềm năng thực tế
của tỉnh, vì vậy để tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh du lịch địa phương trong
thờ gian tới, nhằm đưa du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thị xã Sơn
Tây chủ trương xây dựng qui hoạch cho cơ sở hai tầng du lịch như qui hoạch cụm
di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm, đầu tư xây dựng các điểm du lịch ở Đồng
Mô, Xuân Khanh, tích cực quảng bá du lịch Hà Tây đến bạn bè trong và ngoài
nước.
Đây là những động thái tích cực tạo tiền đề, điều kiện cho sự phát triển mạnh
mẽ hơn nữa cho du lịch của thi xã nói riêng và toàn tỉnh nói chung trong tương lai.
- Tình hình chính trị ổn định.
Hòa chung không khí chính trị ổn định của cả nước, tình hình an ninh chính trị
Hà Tây nói chung và Sơn tây nói riêng rất ổn định, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi
cho du lịch phát triển. Thầy Trương Tử Nhân- Giảng viên trường đại học kinh tế
quốc dân đã nhận xét rằng "chúng ta đang ồ ạt ra nước ngoài để học hỏi kinh
nghiệm khoa học kĩ thuật, kinh tế...xong chỉ vài năm nữa thôi, các nước sẽ ồ ạt
sang Việt Nam để thăm quan, học hỏi, tìm hiểu về chính trị..."
Hơn nữa, dự án sát nhập Hat Tây về Hà Nội nhằm mở rộng diện tích Thủ Đô
đang mang lại cho Hà tây bộ mặt mới, nhiều cơ hội hơn, nhiều thách thức hơn.
Đặc biệt là du lịch. Và tất nhiên, điều kiện này đêm lại cho du lịch Đường Lâm
thêm sáng sủa hơn.
2.2.1.2. Các điều kiện đặc trưng.
- Tài nguyên tự nhiên.
Đường Lâm nằm trong vùng chân núi Ba Vì Tản Viên và gần các sông Hồng,
sông Đà, sông Tích, sông Đáy. Núi Tản hùng vĩ là Tổ Sơn của đất Việt và với đền
Thượng, đền Trung, đền Hạ (còn gọi là cung Thượng, cung Trung, cung Hạ), đền
Và thờ Tản Viên Sơn Thánh là đệ nhất trong bộ Tứ Bất Tử( Thánh Gióng, Chử
đồng Tử, Sơn Tinh, chúa Liễu Hạnh), được coi như Thần điện của người Việt.
Đường Lâm mang cảnh quan của vùng trung du, vùng bán sơn địa với những
đồi gò, những “rộc” sâu, những ruộng ven sông với địa hình rất đa dạng, phong
phú. Trước đây, đồi gò phủ đầy rừng. Các làng xóm tụ cư bố trí quanh đồi gò và
ven sông. Những địa danh Đường Lâm, Cam Lâm, Mông Phụ, Phụ Khang... còn
như in dấu ấn của những đồi gò và cánh rừng xưa. Truyền thuyết dân gian về
Phùng Hưng, Ngô Quyền cũng nói nhiều đến một quê hương nhiều đồi gò, rừng
20
Nguyễn Phương Thảo
cây, thú dữ với vũng Hùm, đồi Hổ Gầm, rặng Duối... Đây là vùng “đất cổ”, “đất
thiêng” của đất nước, mang tính đa dạng về cảnh quan và sinh học, về môi trường
sinh thái. Gà Mía, mía Đường Lâm “Kẻ Mía kéo mật hộn đường”, gạo Rí, lúa Sọc,
lúa Sòi, “Cơm phố Mía”, “dưa hấu dưa gang là làng Mông Phụ”... là những đặc
sản của vùng Kẻ Mía - Đường Lâm đã đi vào ca dao, tục ngữ và nổi tiếng trong
vùng.
Về với Đường Lâm, trong không khí yên ả của một miền quê cổ kính, với cây
đa bến nước, sân đình, nơi mà cuộc sống ồn ào, náo nhiệt nơi thành thị sẽ không
bao giờ có được. Bạn được thả mình trong một bầu không khí tĩnh mịch nguyên
sơ, làng quê cổ kính, tìm về một khoảng trời tĩnh lặng, một không gian rất riêng
đem đến cho mỗi người khác nhau những cảm nhận khác nhau, đó chính là những
giá trị mà Đuờng Lâm có được, giá trị cảm nhận rất đặc biệt...và đây cũng là một
điều kiện để làng cổ phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch bền vững.
( rặng duối cổ)
- Tài nguyên nhân văn.
Đây mới thực sự là giá trị quí giá nhất của miền quê sứ Đoài này.
▪ Giá trị lịch sử.
Khu Đường Lâm có con người cư trú rất sớm. Ngoài di tích văn hoá Phùng
Nguyên (gò Mả Đống) thuộc sơ kỳ thời đại đồng cách ngày nay khoảng 4.000
năm, khảo cổ học còn tìm thấy dấu tích của văn hoá Sơn Vi thuộc hậu kỳ đá cũ
(Mông Phụ). Tên Đường Lâm cũng xuất hiện khá sớm, tất nhiên từ trước khi được
chép vào sử sách thế kỷ VIII. Đây rõ ràng là một vùng đất cổ và qua tiến trình lịch
sử, cư dân vùng này không những đã khai phá xóm làng, bảo tồn và phát triển
21
Nguyễn Phương Thảo
cuộc sống, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước chung của dân
tộc, mà còn cống hiến cho đất nước những người con ưu tú, những anh hùng và
danh nhân của dân tộc, trong đó nổi bật lên tên tuổi và sự nghiệp của Phùng Hưng,
Ngô Quyền. Và nhiều vị anh hùng khác...
Truyền thuyết kể lại rằng: Thủa ấy trên đồi là rừng đại ngàn rậm rạp, dưới
trằm giộc lau lách um tùm. Năm ấy cọp về, có một con cọp hung đữ đã bắt đi bao
mạng người. Dân trong vùng sợ hãi không dám vào đồi kiếm củi hái chè. Đêm
đêm cọp dữ còn mò cả vào làng rình bắt trâu bò lợn gà, khắp cả làng chưa nhọ mặt
người đã vội vã về nhà, luồng lạch rấp kín, cổng ngõ văng chặt, xóm làng eo óc
một nỗi sợ hãi rình rập bất cứ lúc nào. Có một trai làng cực kỳ khoẻ mạnh quyết
tâm diệt hổ dữ trừ hoạ cho dân làng. Lựa một tháng cuối đông gió Bấc se sắt thối,
khí lạnh trên đồi tràn về làm rờn rợn da người, chàng trai bện người nộm đem vào
đồi đến bên mép nước cắm xuống, ba bốn đêm liền như thế... Đêm ấy như bao
đêm khác, hổ dữ ra vũng nước duy nhất còn xót lại trong vùng, trước khi vục đầu
uống hổ ta lấy tay tát đổ người nộm như mọi hôm thường vẫn thế. Nhưng nó đâu
có ngờ hôm nay có một cánh tay rắn chắc đã túm chặt lây bờm nó và liên hồi
giáng xuống những quả đấm nặng như búa tạ... Chàng trai thông minh dũng cảm,
có sức khoẻ phi phàm đó chính là Phùng Hưng!
Phùng Hưng sinh ra và lớn lên ở làng Cam Lân (xã Đường Lâm), nửa sau thế
kỷ VIII, đất nước ta chịu ách đô hộ của nhà Tùy Đường cực kỳ hà khắc. Phùng
Hưng đã cùng em là Phùng Hãi và Bồ Phá Cần chiêu tập binh sĩ cùng nhân dân
phất cờ khởi nghĩa. Từ quê hương ông đánh thành Tống Bình (Hà Nội), đập tan
tành đạo quân xâm lược của Cao Chính Bình, dành lại quyền độc lập tự chủ (791802). Nhân dân tôn vinh ông là: Bố Cái Đại Vương!
Nói đến Phùng Hưng không thể không nói đến một người còn ưu tú nữa đó là
Ngô Quyền. Ngô Quyền là con trai Châu Mục Đường Lâm Ngô Mân (Ông chính
là người làng Cam Lâm). Ngô Quyền sinh ra tướng mạo tuấn kiệt hơn người, sáng
mắt như sao, sức địch muôn người. Thuở tráng niên đã từng ghì sừng hai con trâu
đực đánh nhau làm cho chúng hoảng sợ mà buông nhau bỏ chạy. Lớn lên ông làm
nha tướng cho Dương Diên Nghệ, trấn thủ châu Hoan, Châu Ái. Sau loạn Kiều
Công Tiễn ông đã trấn yên nước nhà và tiến hành cuộc kháng chiến chống thù
ngoài, trận đánh trên sông Bạch Đằng thể hiện sự thông minh tài trí thiên tài trong
lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
22
Nguyễn Phương Thảo
Một nhân vật lỗi lạc nữa đã để lại mốc son chói lọi trong trang sử nước nhà là
Thám Hoa Giang Văn Minh. Ông sinh năm Nhâm Ngọ (1582) ở làng Mông Phụ.
Tháng 2 năm Mậu Thìn (1628), đời Lê Vĩnh Tộ ở nước ta ông dự khoa thi Hội, đỗ
nhất giáp Tiến sĩ, cập đệ tam danh. (Có điều đáng lưu ý là khoa thi năm ấy không
lấy Trạng Nguyên, Bảng nhãn). Năm Đinh Sửu (1637) ông được Triều đình cử
làm chánh sứ, dẫn đầu một phái bộ sang Triều Minh. Sử cũ chép rằng: Trong khi
hội kiến với vua nhà Minh, sứ thần Giang Văn Minh đã trổ tài thao lược, đối đáp
với vua nhà Minh. Một lần vua Minh ra vế đối: ''Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" (Cột
đồng trụ đến ray rêu đã phủ xanh) Giạng Văn Minh khảng khái đối lại rằng: “Đằng
giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Bạch Đằng từ xưa máu thù còn loang đỏ). Vua
Minh nổi giận vì bị nhắc đến nỗi nhục thua trận, liền sai mổ bụng sứ thần Giang
Văn Minh xem "gan to mật lớn" đến nhường nào! Giang Văn Minh chết, vua
Minh tiếc một bậc tài danh, sai người ướp thủy ngân vào xác đưa về nước.
Vốn là mảnh đất giàu truyền thống , đến những năm đầu thế kỉ XX, làng Mông
Phụ lại sinh cho đất nước một người con ưu tú khác, đó là cụ Phan Kế Toại. Cụ
Phan Kế Toại (1898-1973) là con tuần phủ hà Kế Tiến. Lúc còn trẻ ông được cha
cho đi du học tại Pháp tai đây, ông được theo học trường hành chính, trong khi
nguyện vọng của ông là được học trường luật. Chính lúc này ông gặp Nguyễn Ái
Quốc tại Pari, Nguyễn Ái Quốc khuyên ông nên học trường hành chính để sau này
có cơ hội quay lại giúp đỡ nước nhà. Sau khi trở về nước, Cụ Phan được nhận
chức Tri Phủ đến "Khâm sai đại thần" khi cách mạng tháng 8 thành công, ông bỏ
nhiệm sở về nhà định bụng sống cuộc sống ẩn cư. Sau đó ông nhận lời mời của
chủ tịch Hồ Chí Minh lên chiến khu Việt Bắc tham gia vào cuộc kháng chiền
trường kì của dân tộc. Tại chiến khu, ông được giữ chức bộ trưởng bộ nội vụ, sau
khi thủ đô kháng chiến đã về Hà Nội, cụ Phan được cữ giữ chức Phó Thủ Tướng
Chính Phủ.
Trong thời kì hiện đại, mảnh đất " thủy tụ sinh tài" đấy còn có thêm người con
ưu tú là bộ trưởng bộ Thủy Lợi - Hà Kế Tấn. Có thể nói ông là người đặt nền
móng đầu tiên cho nhà máy thủy điện Hòa Bình...
Mảnh địa linh nhân kiệt này còn có thêm nhiều người con ưu tú nữa, đó thực
sự là niềm tự hào dân tộc. Quả là một mảnh đất địa linh nhân kiệt.
▪ Giá trị Văn hóa
23
Nguyễn Phương Thảo
Trong phạm vi xã Đường Lâm, đã bảo tồn cho đến nay nhiều di sản văn hoá
vật thể và phi vật thể quý giá.
Đường Lâm có 16 di tích kiến trúc gồm đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ,
lăng mộ,... Trong đó có 7 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, 1 di tích xếp
hạng cấp tỉnh. Đặc biệt có chùa Mía được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp loại đặc
biệt quan trọng. Đến chùa Mía được cảm nhận không gian khu tôn giáo tín ngưỡng
thờ Phật có chợ – chùa – chùa chợ của thời xưa Lê - Mạc, thấy được hương vị làng
cổ Việt Kẻ/ Mía, Kẻ/ chợ. 7 di tích đó là:
1- Đền - lăng Ngô Quyền (thôn Cam Lâm);
2- Đình thờ Phùng Hưng (thôn Cam Lâm);
3- Đình Mông Phụ (thôn Mông Phụ);
4- Chùa Mía (thôn Đông Sàng);
5- Đình Đoài Giáp (thôn Đoài Giáp);
6- Đình Cam Thịnh (thôn Cam Thịnh);
7- Đền thờ Giang Văn Minh (thôn Mông Phụ).
Trong các di tích trên, lăng và đền Ngô Quyền, đình thờ Phùng Hưng mang
nhiều ý nghĩa lịch sử, kiến trúc đình Mông Phụ có giá trị nghệ thuật cao, nét đặc
sắc nữa của kiến trúc nơi đây là sân đình được làm thấp hơn so với mặt bằng xung
quanh-đây là nghịch lý so với kiến trúc hiện đại. Nhưng theo người dân nơi đây thì
lại là dụng ý của các bậc tiền bối, bởi theo quy luật “nước chảy chỗ trũng”. Vào
những ngày mưa, nước từ ngoài dồn vào trong sân rồi mới chảy thoát ra đường
cống được hiểu là “tụ thuỷ sinh tài”, thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no.
Mặc dù trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tốc độ phát triển của đô thị
nhanh chóng, nhưng người dân nơi đây vẫn quyết tâm giữ gìn, bảo tồn cơ nghiệp
của tổ tiên để lại.
Chùa Mía được xếp loại đặc biệt quan trọng. Ngôi chùa đã tren dưới 400 tuổi
này có những giá trị kiến trúc quí báu với gần 300 pho tượng, trong đó có những
bức tượng độc nhất vô nhị ở Việt Nam, như bức "quan Âm Thị Kính", bức " phật
Thích Ca Mâu Li bên gốc cây Bồ Đề"... Ngoài ra còn một di tích được Uỷ ban
nhân dân tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh. Thật hiếm có một xã mà có đến 7 di tích
xếp hạng quốc gia và 1 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Đó là chưa nói đến những kiến
trúc cổ đã bị huỷ hoại mà tiêu biểu là Văn miếu Sơn Tây tại Mông Phụ, nay chỉ
24
Nguyễn Phương Thảo
còn bảo tồn được vài di vật như chiếc khánh đồng và khánh đá khắc chữ “Văn
Thánh miếu khánh” tại đình Mông Phụ và bài “Văn Thánh bi” được một cụ già địa
phương trân trọng di sản văn hoá quê hương ghi chép lại.
Ngoài các kiến trúc trên, các thôn của Đường Lâm còn lưu trữ được nhiều
dáng vẻ của làng cổ vùng trung du như đường làng, cổng làng (trong đó cổng làng
Mông Phụ rất đẹp) và những nhà ở dân gian truyền thống tập trung chủ yếu ở các
thôn Mông Phụ, Cam Thịnh, Đông Sàng, Đoài Giáp.
( một góc cổng làng Mông Phụ)
Đến Đường Lâm, bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm nhiều cảm giác hon nữa.
Đến Đường Lâm được xem trên 800 ngôi nhà cổ thuần Việt được xây bằng
chất liệu đá ong rất đặc trưng của xứ Đoài. Những ngôi nhà gỗ với tường xây bằng
đá ong đầu hồi bít đốc, không có cửa sổ hậu. Khuôn viên một nhà có tường bao
cũng bằng đá ong và con đường làng lát gạch nghiêng chạy giữa những bức tường
đá ong. Giếng nước ăn đào sâu cũng xây kè bằng đá ong. Đường Lâm còn lưu giữ
được nhiều dáng vẻ của làng cổ vùng trung du của người Việt với mô típ: cổng
làng, giếng nước, cây đa, đình, đền, chùa, miếu, nhà cổ đá ong,... Cổng làng Mông
25