Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

một số nhận xét về hiểu biết bệnh hen của bệnh nhân hen phế quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.4 KB, 7 trang )

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HIỂU BIẾT BỆNH HEN CỦA
BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN
Nguyễn Văn Thành, Hà Tấn Đức
Khoa Phổi-Thận - Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ

ABSTRACT
In order to correct problems, and to care adequately for asthmatic patients,
the authors study the understanding degree of asthmatic patients' group
about their knowledge.
Of the 78 asthmatic cases, the authors have used the technique of metereddose-inhale (MDI) correctly to be low (53.8%), no case has been monitored
by a peak flow meter at home (0%), and if the patients have received
consulting about asthma, they would understand better than others who
have not receive consulting (72.5% versus 47.3% with p < 0.05). From the
survey result, the authors suggest:
- Need to improve the asthmatic knowledge in asthmatic patients,
especially, through directly education with individuals.
- Need to emphasize the role of medications in the metered-dose inhale
form (particularly, corticosteroid MDI),technique for using metereddose-inhale (MDI), and monitoring by a peak flow meter at home over
contents of education.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh nhân hen có khuynh hướng đánh giá độ nặng các triệu chứng xảy ra đối
với họ chưa đầy đủ, và đánh giá việc kiểm soát các triệu chứng quá mức thực tế.
Hơn 1/3 các bệnh nhân có triệu chứng hen nặng dai dẳng nói rằng bệnh hen của họ
được kiểm soát tốt hoặc kiểm soát hoàn toàn. Việc giáo dục bệnh nhân sẽ nâng
cao sự hiểu biết về bệnh giúp cải thiện việc sử dụng thuốc đều đặn, giảm được các
trường hợp cấp cứu, giảm số lần nhập viện, và giảm được chi phí điều trị .
Có một đánh giá đúng về mức độ hiểu biết của bệnh nhân sẽ giúp cho chúng ta
có định hướng đúng trong công việc giáo dục bệnh nhân, nâng cao nhận thức về
bệnh hen phế quản ở bệnh nhân hen, từ đó có thể nâng cao chất lượng điều trị
bệnh.
Đề tài nghiên cứu này có mục tiêu là:


(a) Đánh giá sự hiểu biết của bệnh nhân hen về bệnh hen phế quản.
(b) Sự hiểu biết của bệnh nhân về phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh.


(c) Trên cơ sở này chúng tôi sẽ tìm ra những vấn đề cần quan tâm trong
chương trình giáo dục về bệnh hen cho bệnh nhân hen phế quản.
2 PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Là những bệnh nhân đến khám và điều trị tại phòng khám hen và khoa nội
bệnh phổi Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ (BVĐKCT), được các bác sỹ chuyên khoa
hô hấp chẩn đoán hen phế quản (bằng triệu chứng lâm sàng và chức năng hô hấp).
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả.
- Chọn mẫu: theo cách thuận tiện.
- Thu thập dữ kiện: người thu thập số liệu là 2 bác sỹ thực hiện xuyên suốt trong
quá trình lấy số liệu. Phương tiện thu thập là bảng câu hỏi, bảng câu hỏi này
chúng tôi biên soạn có tham khảo "The St George’s respiratory questionnaire"
(U.K) và "Respiratory questionnaire" (Fishman’s - Pulmonary disease and
disorders - Appendix A - A1).
Bảng câu hỏi gồm 4 phần:
- Sự hiểu biết về bệnh.
- Hiểu biết về điều trị và phòng ngừa.
- Kỹ thuật sử dụng MDI.
- Khả năng tự theo dõi bằng lưu lượng đỉnh kế.
Cách tính điểm như sau: Mỗi câu trả lời đúng tính 1 điểm, sai 0 điểm. Ở mỗi
phần được hỏi nếu bệnh nhân trả lời đúng > 75% các câu hỏi thì được xếp trả lời
tốt, < 75% các câu hỏi xếp trả lời không tốt. Sử dụng bình xịt định liều đạt yêu
cầu khi trả lời đúng tất cả các bước trong kỹ thuật xịt thuốc.
Các so sánh được kiểm định bằng kiểm định t.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Mẫu khảo sát là 78 bệnh nhân.


3.1 Tổng số bệnh nhân trả lời tốt: 47/78 (60.2%)
3.2 Tổng số bệnh nhân hiểu biết về bệnh tốt là: 60/78 (76.9%)
3.3 Tổng số bệnh nhân hiểu biết về điều trị và phòng ngừa tốt là: 55/78
(70.5%)
3.4 Số bệnh nhân có theo dõi bệnh tại nhà bằng lưu lượng đỉnh kế: 0/78 (0%)
Tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết về bệnh tốt (76.9%) và hiểu biết về cách điều trị
phòng ngừa tốt (70.5%) cao hơn hẳn tỷ lệ hiểu biết chung về bệnh (60.2%), lý do
là bệnh nhân không thực hiện việc theo dõi bệnh tại nhà bằng lưu lượng đỉnh kế.
Kết quả nghiên cứu ở đây phù hợp với một nghiên cứu đa quốc gia trong vùng
Châu Á Thái Bình Dương của Isis Research (AIRIAP: Asthma insights and
Reality in Asia Pacific) vừa công bố năm 2001, cho thấy không có sự theo dõi đầy
đủ của bác sỹ hoặc của bệnh nhân về điều trị cũng như tình trạng bệnh, chỉ có 7%
có lưu lượng đỉnh kế (peak flow meter) và chỉ có 3% sử dụng lưu lượng đỉnh kế
1lần/tuần. Do vậy, cần có sự giáo dục bệnh nhân nhằm giúp họ thấy được tầm
quan trọng của việc theo dõi bệnh tại nhà bằng lưu lượng đỉnh kế.
3.5 Giả thuyết là những bệnh nhân sống ở thành phố hiểu biết chung về hen
phế quản tốt hơn những bệnh nhân sống ở nông thôn
Bảng 1: Tỷ lệ trả lời tốt giữa thành phố và nông thôn
Nơi cư trú
Thành phố
Nông thôn

Trả lời tốt (%)
67.5% (25/37)
50% (12/24)

p

> 0.05

Kiểm định 2 tỷ lệ (p> 0.05) cho thấy chưa có sự khác biệt về mức độ hiểu biết
chung về hen phế quản giữa thành phố và nông thôn.
3.6 Giả thuyết những bệnh nhân đã từng được nghe tuyên truyền về bệnh
hen hiểu biết chung về hen tốt hơn những bệnh nhân chưa từng được
nghe
Bảng 2: Tỷ lệ trả lời tốt giữa bệnh nhân đã nghe và bệnh nhân chưa nghe
tuyên truyền về hen
Đã nghe về hen
Chưa nghe về hen

Trả lời tốt (%).
72.5% (29/40)
47.3% (18/38)

p
< 0.05

Kiểm định 2 tỷ lệ (p< 0.05) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong
hiểu biết chung về hen giữa bệnh nhân đã nghe tuyên truyền về bệnh hen và bệnh
nhân chưa nghe.


3.7 Giả thuyết những bệnh nhân đã nghe tuyên truyền về hen qua những
phương tiện truyền thông sẽ sử dụng MDI nhiều hơn những bệnh nhân
chưa nghe tuyên truyền
Bảng 3: Tỷ lệ sử dụng MDI giữa những bệnh nhân có nghe tuyên truyền và
những bệnh nhân chưa nghe tuyên truyền về hen
Có nghe tuyên truyền

Chưa nghe tuyên truyền

Tỷ lệ sử dụng MDI
85% (34/40)
76.3% (29/38)

p
> 0.05

Kiểm định 2 tỷ lệ (p > 0.05) cho thấy chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ
sử dụng MDI giữa những bệnh nhân đã nghe tuyên truyền về hen và bệnh nhân
chưa nghe tuyên truyền.
3.8 Số bệnh nhân đã từng sử dụng MDI: 63/78 (80.7%)
3.9 Tổng số bệnh nhân trả lời về kỹ thuật sử dụng MDI đạt yêu cầu: 42/78
(53.8%)
Qua khảo sát chưa có sự khác biệt trong mức độ hiểu biết chung về bệnh giữa
nông thôn và thành thị (bảng 1). Bảng này cho thấy hiện nay thông tin về bệnh
hen mà bệnh nhân nhận được từ môi trường bên ngoài giữa nông thôn và thành thị
không có sự chênh lệch rõ, mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng ở thành
thị phổ biến hơn ở nông thôn. Điều này nói lên phần nào tính hạn chế của việc
giáo dục gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông. Ngoài ra, qua khảo sát
cũng cho thấy mức độ nhận thức chung về bệnh đuợc đánh giá cao hơn, có ý nghĩa
thống kê, ở nhóm bệnh nhân đã nghe tuyên truyền về bệnh hen (bảng 2), tuy nhiên
tỷ lệ sử dụng MDI giữa nhóm đã nghe tuyên truyền về hen và nhóm chưa nghe
tuyên truyền về hen không có sự khác biệt (bảng 3), tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm
nghiên cứu đã từng sử dụng MDI là 80.7%, và tỷ lệ trả lời đạt yêu cầu về kỹ thuật
sử dụng MDI chưa cao (53.8%), nói lên tính không hiệu quả của các phương pháp
giáo dục gián tiếp. Từ đây, đặt ra vấn đề trao đổi trực tiếp giữa thầy thuốc và bệnh
nhân về kiến thức chung hen phế quản, nhằm mục tiêu là nâng cao hơn nữa mức
độ hiểu biết ở bệnh nhân, gia tăng tỷ lệ sử dụng các thuốc dạng MDI, đặc biệt

nhấn mạnh corticoid dạng MDI là phương thức rất quan trọng trong việc kiểm soát
hen phế quản, đồng thời hướng dẫn bệnh nhân kỹ thuật sử dụng MDI đúng, tránh
lãng phí thuốc và nâng cao hiệu quả điều trị. Nhận xét này phù hợp với một
nghiên cứu của tác giả D.Charpin, J.-M.Aumadric và cộng sự qua một nghiên cứu
trên 40 trường hợp lưu lại khoa hồi sức, qua thời gian này bệnh nhân được tiếp xúc
trực tiếp với nhân viên y tế, và có sự chuyển biến trong cách thức tự quản lý, theo
dõi bệnh sau khi xuất viện.


3.10 Giả thuyết những bệnh nhân có trình độ học vấn trên cấp I sẽ có sự hiểu
biết chung về bệnh hen tốt hơn những bệnh nhân có trình độ học vấn từ
cấp I trở xuống
Bảng 4: Tỷ lệ trả lời tốt giữa bệnh nhân có trình độ học vấn cấp I và trên cấp
I
Học vấn
Cấp I
Trên cấp I

Trả lời tốt (%)
48.1% (13/27)
66.6% (34/51)

p
> 0.05

Kiểm định 2 tỷ lệ (p > 0.05) cho thấy chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa trình độ học vấn và mức độ hiểu biết chung về bệnh hen.
3.11

Giả thuyết những bệnh nhân có trình độ học vấn trên cấp I sẽ sử dụng

MDI nhiều hơn những bệnh nhân có trình độ học vấn từ cấp I trở
xuống

Kiểm định 2 tỷ lệ (p > 0.05) cho thấy chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ
sử dụng MDI giữa bệnh nhân có trình độ học vấn trên cấp I và bệnh nhân có trình
độ học vấn từ cấp I trở xuống.
Bảng 5: Tỷ lệ sử dụng MDI giữa những bệnh nhân có trình độ học vấn trên
cấp I so với những bệnh nhân có trình độ học vấn từ cấp I trở xuống
Học vấn
Cấp I
Trên cấp I

Tỷ lệ sử dụng MDI
74% (20/27)
84.3% (43/51)

p
> 0.05

Về mối tương quan giữa trình độ học vấn và mức độ hiểu biết chung về hen
cũng như tỷ lệ sử dụng MDI kết quả trên cho thấy: chưa thấy có sự chênh lệch về
mức độ hiểu biết chung về bệnh hen (bảng 4), cũng như tỷ lệ sử dụng MDI (bảng
5) giữa nhóm có học vấn trên cấp I so với nhóm có học vấn từ cấp I trở xuống.
4 KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ
- Cần thực hiện việc giáo dục bệnh theo từng cá nhân cụ thể thông qua sự trao
đổi trực tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân, đây là vấn đề cốt lõi quyết định
hiệu quả điều trị.
- Thông qua trao đổi trực tiếp, thầy thuốc cần giải thích cho bệnh nhân thấy rõ
tầm quan trọng của việc theo dõi bệnh tại nhà bằng lưu lượng đỉnh kế, và nhấn
mạnh vai trò của các thuốc dạng MDI, đặc biệt là corticoid dạng MDI; đồng

thời hướng dẫn cho bệnh nhân kỹ thuật sử dụng MDI đúng, cũng như phương
pháp thổi lưu lượng đỉnh kế đúng.
- Các yếu tố như: nơi cư trú ở nông thôn hay thành thị, trình độ học vấn không
thấy có sự ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết ở bệnh nhân, mà yếu tố ảnh hưởng


giúp nâng cao hiểu biết về hen phế quản ở bệnh nhân đó là bệnh nhân được
nghe tuyên truyền về bệnh hen.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Asthma Insights and Reality in Asia Pacific- Executive summarywww.airiapstudy.com.
Asthma management review- published by Excerpta Medica Asia LimitedHong Kong-  Excerpta Medica 1998.
The St George’s respiratory questionnaire (U.K).
Alfred P.Fishman M.D, Jack A.Elias M.D, Jay A.Fishman M.D- Fishman’sPulmonary disease and disorders -Appendix A- Respiratory questionnaire.
D.Charpin, J.-M.Aumadric, A.Lanteaume, H.Dutau- Comparaison du
comportement et du suivi d’un groupe d’asthmatiques avant et après un
séjour en réanimation. Enquête par questionnaire- Rev Mal Respir, 2000,
17, 1S13- 1S134,SPLF, Paris, 2000.



×