BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC
DỰ ÁN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM
HƯỚNG DẪN HỌC
TIN HỌC
6
(SÁCH THỬ NGHIỆM)
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
LỜI NÓI ĐẦU
Mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực
nghiệm đối với lớp 6 từ năm học 2014 - 2015 với mục tiêu là đổi mới đồng bộ các hoạt động sư
phạm trong nhà trường; bảo đảm cho học sinh được tự quản, tự tin trong học tập, chiếm lĩnh được
kiến thức, kĩ năng qua tự học và hoạt động tập thể; phù hợp với mục tiêu đổi mới và điều kiện về
năng lực đội ngũ giáo viên, thiết bị giáo dục của hầu hết các trường học Việt Nam; đồng thời có giải
pháp thu hút các gia đình và cộng đồng tích cực tham gia cùng nhà trường thực hiện chức năng
giáo dục.
Thay cho sách giáo khoa hiện hành, học sinh học theo mô hình trường học mới sử dụng sách
Hướng dẫn học được thiết kế dựa trên chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng
tích hợp. Bộ sách gồm 8 môn học: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên (tích hợp Vật lí, Hoá học, Sinh
học); Khoa học xã hội (tích hợp Lịch sử, Địa lí), Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Hoạt động
giáo dục (tích hợp Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật). Mỗi bài học trong sách Hướng dẫn học được biên
soạn theo chủ đề tích hợp để có thể tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực của học sinh theo các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực với các hoạt động: "Khởi động", "Hình thành kiến thức",
"Luyện tập", "Vận dụng", "Tìm tòi, mở rộng". Hoạt động học của học sinh trong mỗi bài học cần được
thực hiện một cách linh hoạt ở trong lớp, ngoài lớp, ở nhà và cộng đồng. Các hoạt động học của học
sinh được tổ chức trên lớp, cùng với các hoạt động học ở ngoài lớp học tạo thành chuỗi hoạt động
học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng.
Hoạt động "Vận dụng" và "Tìm tòi, mở rộng" là các hoạt động chủ yếu giao cho học sinh thực
hiện ở ngoài lớp học, không tổ chức dạy học hoàn toàn trên lớp. Vì vậy nội dung các hoạt động này
trong tài liệu Hướng dẫn học có thể là cung cấp thông tin bổ sung; nêu những yêu cầu, định hướng
và gợi ý về phương pháp thực hiện; mô tả sản phẩm học tập phải hoàn thành để học sinh tự phát
hiện, lựa chọn tình huống thực tiễn giúp vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được trong bài học và
tìm tòi, mở rộng theo sở thích, sở trường, hứng thú của mình. Các hoạt động này hết sức cần thiết
và quan trọng, giúp cho việc phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, cần phải tổ chức thực
hiện đầy đủ và hiệu quả nhưng không yêu cầu tất cả học sinh thực hiện như nhau, sản phẩm học
tập của mỗi học sinh trong các hoạt động này cũng không giống nhau.
Trong quá trình biên soạn và triển khai thực nghiệm, các tác giả đã tiếp thu nhiều ý kiến phản
hồi và đã hết sức cố gắng chỉnh sửa, hoàn thiện bộ sách. Tuy nhiên, bộ sách chắc chắn không tránh
khỏi những điểm còn hạn chế, thiếu sót cần được tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung. Các tác giả bộ sách
trân trọng cảm ơn và mong nhận được những ý kiến đóng góp của đông đảo giáo viên, học sinh,
cha mẹ học sinh và những người quan tâm để bộ sách ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo.
2
CÁC TÁC GIẢ
Phần 1.
LÀM QUEN VỚI TIN HỌC
VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1.
THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
MỤC TIÊU
- Hiểu được khái niệm thông tin và lấy được ví dụ để minh hoạ. Chỉ ra được những
vật mang tin hiện diện trong cuộc sống hàng ngày và thông tin mà chúng mang.
- Liệt kê được ba bước của hoạt động thông tin và cách thức con người thực hiện
ba bước đó thông qua các giác quan và bộ óc của mình. Nêu được ví dụ cụ thể
minh hoạ về ba bước của hoạt động thông tin.
- Biết tin học là khoa học xử lí thông tin bằng máy tính điện tử. Bước đầu hiểu
được nhiệm vụ của ngành Tin học.
A.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Thông tin là gì?
Đọc nội dung sau để biết về giá trị của thông tin.
Chúng ta thường nghe thấy câu nói "Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ thông
tin", nhưng không phải tới ngày nay thông tin mới có giá trị.
Năm 490 trước Công nguyên, trong cuộc xâm lược Hi Lạp lần thứ nhất, quân đội
Ba Tư đã bị người Hi Lạp đánh bại trong cuộc chiến ở thung lũng Marathon. Sau trận
3
đánh, để ngăn ngừa cuộc bạo loạn do người Ba
Tư xúi giục sắp diễn ra ở hậu phương, tướng Hi
Lạp đã cử chiến sĩ Pheidippides về báo tin chiến
thắng. Pheidippides đã chạy bộ vượt qua 42km
đường rừng núi trở về thủ đô Athens và gục
ngã sau khi nói lời cuối cùng. Tin chiến thắng
đã dập tắt ý định bạo loạn. Ngày nay bức tượng
của Pheidippides được đặt trên con đường từ
Marathon về thủ đô Athens để tưởng nhớ người
anh hùng và tên Marathon được đặt cho bộ môn
chạy đường trường.
Tượng Pheidippides ở Athens
(Nguồn: en.wikipedia.org)
Thảo luận nhóm để tìm thêm ví dụ minh hoạ khác về giá trị của thông tin trong một
số lĩnh vực, chẳng hạn:
- Dự báo thời tiết.
- Thông tin về các sự kiện thể thao như World Cup.
Chia sẻ với lớp về ý kiến thảo luận của nhóm.
B.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khái niệm thông tin
Đọc nội dung sau để hiểu rõ về khái niệm Thông tin và mục đích nghiên cứu của
ngành Tin học.
4
Thông tin là tất cả những gì đem lại hiểu biết về con người và thế giới xung quanh
ta. Con người có nhu cầu đọc báo, nghe đài, xem ti vi,... là để nhận được thêm thông
tin. Thông tin mang lại cho con người những hiểu biết và nhận thức về các đối tượng
trong tự nhiên và đời sống xã hội. Những sự vật, hiện tượng đem lại thông tin được
gọi là vật mang tin, ví dụ như quyển sách hay tiếng nói. Thông tin là đối tượng nghiên
cứu của ngành Tin học.
Tin học là ngành khoa học nghiên cứu cách thu thập, lưu trữ và xử lí thông tin
thông qua công cụ là máy tính điện tử.
Làm bài tập sau.
Bài tập số 1. Em hãy ghép mỗi mục ở cột bên trái với một mục ở cột bên phải sao
cho phù hợp. Hãy chia sẻ và so sánh kết quả với các nhóm khác.
Vật mang tin
Thông tin mang theo
1) Lời giảng của cô giáo
a) Cách đi tới một địa điểm nào đó
2) Tấm biển chỉ đường
b) Đến giờ vào lớp hay giờ giải lao
3) Đèn tín hiệu giao thông màu đỏ
c) Tình hình xã hội trong nước và quốc tế
4) Tiếng trống trường
d) Trời sắp mưa
5) Bản tin thời sự trên ti vi
e) Kiến thức mới trong bài học
6) Thiếp mời dự đám cưới
7) Bảng điểm các môn học
8) Những đám mây đen phủ kín bầu trời
f) Tình hình học tập của em trong năm
học vừa qua
g) Thời gian, địa điểm tổ chức đám
cưới và họ tên của cô dâu chú rể
h) Phải dừng lại
2. Hoạt động thông tin của con người
Đọc nội dung sau để hiểu con người tiến hành hoạt động thông tin như thế nào.
5
Hoạt động thông tin của con người bao gồm ba bước:
- Thu nhận thông tin. Thông tin thu nhận được gọi là thông tin vào.
- Xử lí thông tin. Thông tin nhận được sau khi xử lí gọi là thông tin ra.
- Lưu trữ và trao đổi thông tin.
Thu nhận thông tin
Xử lí thông tin
Thông tin vào
Lưu trữ, trao đổi thông tin
Thông tin ra
Ví dụ hoạt động thông tin của một người lái xe trên đường bao gồm:
- Thu nhận thông tin: quan sát xe cộ xung quanh và đèn giao thông phía trước,
nghe tiếng còi của xe khác,...
- Xử lí thông tin: căn cứ vào những thông tin thu nhận được để ra quyết định
điều khiển tay lái như: đi thẳng hay rẽ, tăng tốc hay hãm phanh,...
- Trao đổi thông tin: bấm còi xe, bật đèn xi-nhan ra hiệu cho các xe khác nhường
đường.
Con người thực hiện ba bước của hoạt động thông tin bằng chính khả năng của mình:
- Bước thu nhận thông tin được con người thực hiện thông qua năm giác quan
(ví dụ mắt nhìn thấy hình ảnh, tai nghe được âm thanh,…);
- Bước xử lí và lưu trữ (ghi nhớ) thông tin được con người thực hiện bằng bộ não;
- Bước trao đổi thông tin được con người thực hiện thông qua lời nói, cử chỉ,
chữ viết.
3. Thu nhận thông tin
Làm bài tập sau.
Bài tập số 2. Để làm rõ về chức năng thu nhận thông tin của năm giác quan, em hãy
ghép mỗi mục ở cột bên trái với một mục ở cột bên phải sao cho phù hợp.
6
Giác quan
Thông tin thu nhận được
1) Thị giác (mắt)
a) Vị chua, ngọt, mặn
2) Thính giác (tai)
b) Nhiệt độ nóng lạnh, cảm giác xù xì
hay trơn nhẵn của các đồ vật khi cầm
chúng
3) Vị giác (lưỡi)
c) Hình ảnh mọi vật xung quanh ta
4) Xúc giác (làn da)
d) Mùi thơm của bông hoa
5) Khứu giác (mũi)
e) Những âm thanh trong cuộc sống
hàng ngày như tiếng nói, tiếng nhạc,...
Chia sẻ với lớp về kết quả bài tập của nhóm.
4. Hỗ trợ của máy tính trong việc thu nhận thông tin
Đọc nội dung sau để hiểu vì sao con người cần sự hỗ trợ của các công cụ trong việc
thu nhận thông tin.
Khi chưa có máy tính thì con người chỉ có thể thu nhận thông tin bằng chính các
giác quan của mình. Tuy nhiên giác quan của con người thua kém so với nhiều loài
động vật khác, ví dụ:
Thị giác
Đại bàng có thể nhìn thấy một con chuột ở
cách xa 1,6km.
7
Thính giác
Chó có thính giác nhạy bén gấp hai lần con
người và nghe được cả siêu âm.
Khứu giác
Mũi chó thính nhạy hơn một triệu lần so với
con người.
Ngày nay nhờ có các thiết bị thu nhận thông tin được điều khiển tự động bởi
máy tính mà con người có thể “nghe” được siêu âm, “nhìn” trong bóng đêm, lấy được
thông tin về những gì đang diễn ra trong miệng núi lửa phun trào hay trên bề mặt
sao Hoả.
5. Xử lí thông tin
Đọc nội dung sau để hiểu hoạt động xử lí thông tin của con người.
Căn cứ trên những thông tin thu nhận được, quá trình xử lí thông tin sẽ giúp con
người đưa ra quyết định hành động hay đem lại hiểu biết mới cho bản thân.
Làm bài tập sau
Bài tập số 3. Em hãy tìm hiểu hoạt động thông tin của con người trong các trường
hợp sau:
1) Một học sinh đang đạp xe trên đường.
2) Một cầu thủ đang rê dắt bóng.
3) Một kì thủ đang suy nghĩ tìm nước cờ phù hợp.
4) Nhóm học sinh đi tham quan bảo tàng sinh vật.
8
Với mỗi ví dụ em hãy phân tích rõ thông tin vào là gì, thông tin ra là gì, quá trình xử
lí diễn ra thế nào, sau đó em hãy điền vào các ô trống trong bảng sau:
Trường hợp
1.
Thông tin vào
Xử lí thông tin
Thông tin ra
Hình ảnh, âm thanh xe Nhớ lại luật giao thông, Giữ nguyên tốc độ, đi
cộ xung quanh mà bạn dựa theo kinh nghiệm chậm lại, tăng tốc, rẽ
đó quan sát và nghe lái xe của bản thân.
trái, rẽ phải,...
được.
2.
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
3.
4.
Đọc để hiểu vai trò trợ giúp của máy tính đối với hoạt động xử lí thông tin của con người.
Tuy bộ não con người phát triển hơn tất cả các loài động vật khác nhưng vẫn
không đáp ứng được so với yêu cầu xử lí thông tin ngày càng tăng. Với khả năng
thực hiện hàng tỉ phép tính trong một giây, máy tính điện tử (gọi tắt là máy tính) đã hỗ
trợ con người rất nhiều trong quá trình xử lí thông tin.
6. Lưu trữ và trao đổi thông tin
Đọc nội dung sau để hiểu vai trò đắc lực của máy tính đối với hoạt động lưu trữ và
trao đổi thông tin của con người.
9
Máy tính hỗ trợ rất đắc lực cho con người trong việc lưu trữ và trao đổi thông tin.
Một thiết bị nhớ flash (USB) nhỏ bằng ngón tay có thể chứa được lượng thông tin
tương đương với nhiều cuốn từ điển. Nhờ có mạng Internet nên việc trao đổi thông
tin trở nên rất dễ dàng và thuận tiện. Những phần mềm hội thoại trực tuyến như
Skype, Yahoo Messenger giúp ta chuyện trò và nhìn thấy hình ảnh của bạn bè từ xa
hàng nghìn cây số.
Ở đây các em tạm hiểu phần mềm là một tập hợp những lệnh do con người viết
ra để điều khiển máy tính làm một việc nào đó, trong các bài sau chúng ta sẽ tìm
hiểu sâu hơn.
Trong Tin học, thuật ngữ "phần mềm" còn được gọi theo cách khác là "chương trình
phần mềm" hay "chương trình".
C.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Làm bài tập sau.
Bài tập số 4. Hãy cho biết hoạt động nào dưới đây là để lưu trữ thông tin?
(A) Ghi chép lại bài giảng vào vở.
(B) Sử dụng máy tính cầm tay để tính luỹ thừa.
(C) Sử dụng máy ghi âm để thu âm một bài hát.
(D) Chụp ảnh khi tới thăm một danh lam thắng cảnh.
(E) Sử dụng ống nhòm để quan sát chiếc tàu thuỷ trên biển.
Bài tập số 5. Hãy cho biết hoạt động nào dưới đây là để trao đổi thông tin?
(A) Một diễn giả đang diễn thuyết trước người nghe.
(B) Hai học sinh đang thảo luận với nhau để giải bài tập.
(C) Khách hàng trả tiền để mua một món hàng ở chợ.
(D) Người lái xe ô tô bóp còi để xin đường, nháy đèn xi-nhan trước khi rẽ.
(E) Bố em đang xem chương trình thời sự trên ti vi.
10
Làm bài tập sau.
Bài tập số 6. Em hãy cho biết, nếu thông tin vào là bảng điểm các môn học của học
sinh trong lớp thì những thông tin nào dưới đây có thể là thông tin ra?
(A) Bạn Đạt học giỏi nhất lớp.
(B) Học kì II bạn Minh tiến bộ hơn học kì I.
(C) Bạn Nam cao nhất lớp.
(D) Bạn An chơi thân với bạn Bình.
Chia sẻ và so sánh với nhóm khác về kết quả bài tập của nhóm.
D.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Theo em thì chú chó nuôi trong nhà có trao đổi thông tin với chủ hay không, nếu có
thì nó làm cách nào để diễn đạt và biểu thị thông tin?
E.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Em hãy tìm thêm ba ví dụ trong đó con người xử lí thông tin theo các cách sau:
a) theo nhóm.
b) mỗi người bắt buộc phải xử lí thông tin một cách độc lập trong một khoảng thời
gian ấn định sẵn.
c) cá nhân xử lí thông tin với sự trợ giúp của máy tính điện tử.
11
Bài 2.
CÁC DẠNG THÔNG TIN
MỤC TIÊU
- Nhớ và liệt kê được những dạng thông tin cơ bản: văn bản, hình ảnh và âm thanh.
- Hiểu rằng không chỉ nội dung mà cách biểu diễn thông tin cũng quan trọng.
- Biết khái niệm bit, byte, KB, MB, GB.
- Biết máy tính biểu diễn thông tin dưới dạng dãy bit.
A.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Làm bài tập sau.
Bài tập số 1. Em đã biết rằng con người thu
nhận thông tin bằng các giác quan: mắt để nhìn,
tai để nghe,… Hãy cho biết thông tin trong truyện
tranh Tấm Cám hay Doremon được tác giả biểu
thị dưới dạng nào (đánh dấu vào ô vuông thích
hợp)? Hãy chia sẻ và so sánh kết quả với các
nhóm khác.
Văn bản.
Hình ảnh.
B.
Âm thanh.
Không theo ba dạng trên.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Ba dạng tồn tại chính của thông tin
Đọc nội dung sau đây để biết những dạng tồn tại chính của thông tin.
12
Thông tin quanh ta rất phong phú, chúng thường tồn tại dưới ba dạng cơ bản là
văn bản, hình ảnh và âm thanh.
• Dạng văn bản: những gì được ghi lại bằng chữ viết, các kí hiệu hay các con
số trong sách vở báo chí là các ví dụ về thông tin ở dạng văn bản.
• Dạng hình ảnh: các sơ đồ, hình vẽ minh hoạ trong sách báo, các bức ảnh
chụp cho ta thông tin dưới dạng hình ảnh.
• Dạng âm thanh: thông tin ở dạng này được truyền tải thông qua lời nói, các
bản nhạc hay bài hát, tiếng loa phát thanh, tiếng còi xe,...
Làm bài tập sau.
Bài tập số 2. Hãy suy nghĩ xem trong những trường hợp sau đây vật mang tin là gì,
sau đó điền vào các ô trống trong bảng (theo mẫu). Hãy chia sẻ và so sánh kết quả với các
nhóm khác.
Trường hợp
Bài học hàng ngày
ở lớp.
Vật mang
Vật mang
Vật mang
thông tin dưới
thông tin dưới
thông tin dưới
dạng văn bản
dạng hình ảnh
dạng âm thanh
Các dòng chữ trong Những hình vẽ trong Lời giảng bài của
sách vở, trên bảng, sách vở, trên bảng, thầy cô, video clip
trên màn hình, ...
trên màn hình, ...
dạy học, ...
Một trận đấu bóng
đá phát trên ti vi.
Cuốn truyện tranh
Doraemon.
Đèn tín hiệu
giao thông.
2. Biểu diễn thông tin trong máy tính
Đọc nội dung dưới đây để hiểu rằng thông tin có thể được biểu diễn theo nhiều cách
khác nhau, còn bên trong máy tính thì thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bit.
13
Cùng một thông tin nhưng nó có thể được biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau,
khi đó việc chọn cách biểu diễn nào là rất quan trọng. Chẳng hạn, Napoleon - danh
tướng người Pháp - đã nói: “Một hình vẽ có giá trị hơn ngàn lời nói”, nghĩa là để mô
tả vị trí và tuyến đường hành quân của đối phương thì một bản vẽ tốt hơn nhiều so
với việc mô tả bằng lời. Tuy nhiên trong việc tiếp thị bán hàng thì kĩ năng diễn đạt
bằng lời lại mang tính quyết định.
Con người thường biểu diễn thông tin dưới dạng âm thanh (lời nói) và hình ảnh
(văn bản, cử chỉ). Vậy em có biết thông tin được biểu diễn bên trong máy tính dưới
dạng nào không?
“Thông tin được máy tính biểu diễn dưới dạng dãy các bit”.
Bit là đơn vị nhỏ nhất để đo lượng thông tin. Một bit chứa thông tin cho biết đang
có dòng điện chạy qua một thiết bị hay không. Để máy tính có thể xử lí, thông tin sau
khi thu nhận vào cần được biến đổi thành dãy các bit. Sau khi máy xử lí xong, thông
tin kết quả dưới dạng các dãy bit lại được biến đổi thành văn bản, âm thanh hay hình
ảnh để hiển thị cho người dùng xem.
3. Các đơn vị đo lượng thông tin
Đọc nội dung sau để biết đơn vị đo lượng thông tin.
Bit chứa một lượng thông tin rất ít ỏi, phải cần tới 16, 32 thậm chí là 64 bit mới
có thể biểu diễn được một kí tự (tức là một chữ cái, chữ số hoặc dấu), vì thế người
ta thường dùng những bội số của bit như:
- Byte (đọc là “bai”, 1 byte = 8 bit)
- KB (Ki-lô-bai, bằng 1024 byte)
- MB (Mê-ga-bai, khoảng hơn 1 triệu byte)
Dưới đây là những đơn vị đo lượng thông tin hay dùng:
Kí hiệu
B
14
Cách đọc
Giá trị
Bai
1 byte = 8 bit
KB
Ki-lô-bai
1 KB = 210 byte =1024 byte (khoảng 1 nghìn byte)
MB
Mê-ga-bai
1MB = 210 KB (khoảng 1 triệu byte)
GB
Gi-ga-bai
1GB = 210 MB (khoảng 1 tỉ byte)
TB
Tê-ra-bai
1TB = 210 GB (khoảng 1 nghìn tỉ byte)
C.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Làm bài tập sau.
Bài tập số 3. Giả sử mỗi kí tự được biểu diễn bằng 16 bit, mỗi dòng gồm trung bình
80 kí tự, mỗi trang sách in có 30 dòng, một quyển sách dày trung bình là 200 trang. Vậy
trung bình một cuốn sách chứa 2 × 80 × 30 × 200 = 960 000 byte. Em hãy tính xem với
một chiếc USB dung lượng 16GB ta có thể chứa được lượng thông tin tương đương với
bao nhiêu cuốn sách? Hãy chia sẻ và so sánh kết quả với các nhóm khác.
D.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Một kĩ sư muốn chế tạo một chú robot để trò
chuyện và phục vụ con người. Ông đã trang bị cho
robot trí thông minh nhưng sau đó chỉ còn đủ kinh
phí để lắp thêm hai trong số năm giác quan của con
người là mắt, tai, mũi, lưỡi và xúc giác ở làn da.
Theo em thì ông kĩ sư nên chọn những giác quan
nào? Hãy giải thích lí do?
E.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Em hãy tìm ví dụ về những sự kiện hay vật mang tin không biểu diễn thông tin bằng
văn bản, hình ảnh hay âm thanh.
15
Bài 3.
KHẢ NĂNG CỦA MÁY TÍNH
MỤC TIÊU
- Nêu được tóm tắt những khả năng của máy tính.
- Biết những ứng dụng thực tế của máy tính trong khoa học kĩ thuật và đời sống,
qua đó thấy được vai trò quan trọng của máy tính.
A.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Đọc nội dung sau để trả lời câu hỏi.
Năm 1997 máy tính Deep Blue của công ti IBM đánh bại vua cờ Garry Kasparov.
Năm 2008 IBM công bố siêu máy tính Roadrunner với tốc độ 1 triệu tỉ phép tính/
giây. Nếu có 6 tỉ người làm việc liên tục 24 tiếng/ngày, thì phải mất tới 46 năm mới
xử lí xong công việc mà Roadrunner chỉ cần đúng một ngày để hoàn thành.
Đó là một số ví dụ nói lên khả năng to lớn của máy tính. Nhờ những khả năng
đó mà máy tính ngày càng đảm nhiệm vai trò quan trọng trong khoa học kĩ thuật và
đời sống.
Theo em những nhận xét sau đây về vai trò của máy tính có chính xác hay không?
Hãy chia sẻ và so sánh kết quả với các nhóm khác.
a) Máy tính là vạn năng, bất cứ lĩnh vực hay công việc gì máy tính cũng có thể làm
tốt hơn con người.
b) Máy tính chỉ được dùng trong một vài lĩnh vực khoa học mà thôi, còn đa số công
việc thường ngày trong cuộc sống thì máy tính chẳng giúp được gì mà con người
phải tự làm cả, ví dụ như việc cấy cày, đan lát rổ rá, đục đẽo chạm khắc bức
tượng, vui chơi tập luyện thể thao, chữa bệnh,…
16
B&C
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
1. Khả năng của máy tính
Đọc nội dung sau để hiểu khả năng xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin của máy tính.
Máy tính có khả năng:
• Làm tính nhanh và chính xác. Máy tính có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong một
giây. Con người có thể mắc sai lầm nhưng máy tính thì không bao giờ nhầm lẫn.
• Làm việc không mệt mỏi. Con người chúng ta không thể làm việc liên tục mà giữa
chừng phải nghỉ ngơi nhưng máy tính có thể làm việc liên tục với năng suất không
thay đổi.
• Lưu trữ rất nhiều thông tin. Một chiếc máy tính có thể chứa nội dung của cả một
thư viện với hàng vạn cuốn sách. Hơn nữa để tìm thông tin trong thư viện chúng
ta phải mất nhiều thời gian nhưng máy tính chỉ mất vài giây để tìm ra bất cứ thông
tin gì trong bộ nhớ khổng lồ của nó.
• Truyền thông tin vượt qua khoảng cách xa trong thời gian rất ngắn nhờ có những
mạng máy tính như Internet.
Làm bài tập sau.
Bài tập số 1. Em hãy ghép mỗi mục ở cột bên trái với một mục ở cột bên phải sao
cho phù hợp. Hãy chia sẻ và so sánh kết quả với các nhóm khác.
Khả năng của máy tính
Ví dụ minh họa
1) Làm tính nhanh và chính xác
a) Máy tính ở những cơ quan như bưu điện,
ngân hàng làm việc liên tục 24/24 giờ để nhận
và xử lí dữ liệu từ khắp nơi gửi về.
2) Làm việc không cần nghỉ ngơi
b) Phần mềm Yahoo Messenger cho phép
người sử dụng ở mọi nơi trên thế giới "nhìn
thấy" và trò chuyện với nhau.
3) Lưu trữ được lượng thông tin rất lớn và tìm c) Nếu 6 tỉ người trên thế giới làm việc liên tục
kiếm thông tin rất nhanh
24/24 giờ thì cũng phải mất 46 năm mới làm
xong công việc mà siêu máy tính Roadrunner
hoàn thành trong 1 ngày.
4) Truyền tin qua khoảng cách xa trong thời
d) Máy tìm kiếm Google chứa gần như toàn
gian ngắn
bộ tri thức của nhân loại, nhưng chỉ mất vài
giây để tìm ra thông tin theo yêu cầu.
17
2. Vai trò và đóng góp của máy tính trong xã hội
Đọc để hiểu rằng máy tính có những ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực
của xã hội hiện đại.
Máy tính hiện đang đóng vai trò thiết yếu trong các ngành khoa học kĩ thuật và
đời sống xã hội như:
1. Giáo dục. Máy tính đã làm thay đổi giáo dục. Bài giảng trên lớp trở nên sinh động
hơn nhờ những phần mềm thí nghiệm ảo trên máy tính và các bài giảng điện tử.
Mạng Internet giúp mọi người ở mọi lứa tuổi tham gia những khoá học nâng cao
trình độ hay tự mình khám phá kho tri thức vô hạn trên mạng mà không phải ra
khỏi nhà.
2. Y tế. Nhờ có khả năng điều khiển tự động và mô phỏng đồ hoạ của máy tính mà
những thiết bị y tế có thể chụp ảnh ba chiều cấu tạo bên trong cơ thể, theo dõi
nhịp tim, phẫu thuật cơ thể từ bên trong, hỗ trợ thính giác và thị giác cho người
khuyết tật.
3. Trợ giúp các công việc văn phòng. Nhờ máy tính và Internet mà nhân viên
công sở có thể soạn thảo in ấn tài liệu, họp trực tuyến với đối tác ở cách xa hàng
nghìn kilômet mà không cần rời khỏi bàn làm việc.
4. Khí tượng thuỷ văn, địa chất và các ngành khoa học tự nhiên. Dựa trên kết
quả tính toán của máy tính mà ngành khí tượng có thể dự báo thời tiết chính xác
tới từng giờ. Ngành địa chất tìm hiểu cấu trúc địa tầng hay tìm mỏ dầu dưới đáy
đại dương đều phải dùng đến máy tính. Những công trình nghiên cứu về gen của
ngành Sinh học nhằm cải tiến giống cây trồng đều sử dụng máy tính.
5. Thiết kế máy móc và công trình kiến trúc. Khi thiết kế một toà nhà hay một cỗ
máy các kĩ sư phải dùng máy tính để dựng lên bản thiết kế sau đó lại thông qua
máy tính để kiểm tra xem thiết kế đó có sử dụng được trong thực tế hay không.
6. Điều khiển tự động. Máy tính được sử dụng để điều khiển những dây chuyền sản
xuất yêu cầu độ chính xác cao (ví dụ sản xuất linh kiện đồng hồ) hay trong những
môi trường độc hại với con người (ví dụ lò nung thép, nhà máy điện hạt nhân).
7. Tài chính và thương mại. Máy tính là công cụ để thực hiện và quản lí những
giao dịch thương mại vì những việc đó yêu cầu tính toán trên nhiều khoản mục
một cách chính xác trong thời gian ngắn.
18
8. Lĩnh vực giải trí. Máy tính đã kéo theo sự ra đời của ngành công nghiệp trò chơi
(còn gọi là game) có doanh thu hàng tỉ đô la. Nhờ các kĩ xảo điện ảnh tạo ra bởi
máy tính mà các bộ phim trở nên hấp dẫn và hoành tráng hơn.
Một cảnh phim Kinh Kông
(Nguồn: www.blastr.com)
Làm bài tập sau.
Bài tập số 2. Trên đây chúng ta đã liệt kê 8 ngành nghề và lĩnh vực có sử dụng máy
tính. Em hãy cho biết từng mục dưới đây nói về lĩnh vực số mấy? Hãy chia sẻ và so sánh
kết quả với các nhóm khác.
a) AutoCAD là phần mềm ứng dụng để tạo ra các bản vẽ kĩ thuật cho ngành kiến
trúc, điện tử hay chế tạo linh kiện máy móc.
b) Phần mềm Rapid Typing giúp các em luyện cách gõ nhanh mà không cần nhìn
bàn phím.
c) Mô hình dự báo thời tiết HRM được Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung
ương áp dụng từ năm 2002 tới nay sử dụng 32 chiếc máy tính.
19
d) Instant Heart Rate là phần mềm đo nhịp mạch máu
thông qua điện thoại di động (xem hình). Phần mềm này
chụp ảnh để phát hiện sự thay đổi của mao mạch trên
đầu ngón tay sau đó đưa ra kết quả nhịp mạch.
e) Máy rút tiền tự động ATM (Automatic Teller Machine) kết
nối với ngân hàng thông qua mạng máy tính giúp khách
hàng kiểm tra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh
toán một cách dễ dàng và thuận tiện.
f) Phần mềm SmartHome của công ti BKAV (Việt Nam) điều khiển các thiết bị trong
nhà theo kịch bản thông minh. Ví dụ đèn tự động bật sáng khi có người đi vào
phòng, còi báo động kêu khi có người lạ đột nhập hay khí gas rò rỉ, rèm cửa tự
động mở ra và đèn tăng cường độ sáng khi ánh sáng trong phòng không đủ,...
g) Bộ phần mềm Microsoft Office cho phép soạn thảo và in ấn tài liệu công văn, lập
các bảng biểu thống kê số liệu,…
h) Nhờ kĩ xảo đồ hoạ của máy tính mà khán giả xem phim được thấy một cách sống
động những nhân vật vốn không tồn tại ngoài đời thực như khủng long, King Kông,…
3. Hạn chế của máy tính
Đọc để hiểu rằng hiện nay ở một số lĩnh vực cá biệt, khả năng của máy tính còn hạn
chế so với con người.
Qua các hoạt động trên các em đã thấy máy tính có thể làm được rất nhiều việc
với hiệu suất cao hơn con người. Vậy phải chăng máy tính đã hoàn toàn giỏi hơn
con người? Không phải như vậy. Máy tính còn thua kém con người ở hai điểm sau:
• Hiện nay máy tính vẫn chưa đạt được năng lực tư duy và suy luận như con
người. Khả năng tư duy của bộ não người là một cơ chế tự nhiên vô cùng
tinh vi phức tạp mà khoa học hiện nay mới chỉ tìm hiểu được một phần rất
nhỏ để chế tạo máy tính mô phỏng theo.
• Mỗi ngày chúng ta tiếp thu rất nhiều thông tin, trải qua nhiều năm những tri
thức khổng lồ đó tích góp lại thành ra vốn sống và kinh nghiệm. Đó là những
thứ rất khó trang bị cho máy tính.
20
D.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Một số học sinh cho rằng sau này lớn lên đi làm, chỉ có những người làm trong một
số ngành nghề như Tin học, Thiết kế tự động,... mới cần dùng tới máy tính còn đa số
những nghề khác như bác sĩ, nhân viên ngân hàng, thương gia,... thì không dùng tới
máy tính và Tin học nữa. Em hãy tìm lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh rằng ý kiến trên
là không chính xác.
E.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Theo em thì hiện nay máy tính vẫn kém con người trong những công việc nào? Hãy
chọn phương án trả lời đúng.
(A) Sáng tác bài hát.
(B) Điều khiển một dây chuyền sản xuất với rất nhiều máy móc đang hoạt động.
(C) Làm thơ.
(D) Sáng tác một bức tranh trừu tượng.
(E) Tham gia một cuộc trò chuyện với con người.
(F) Làm các phép tính.
(G) Điều khiển một con tàu vũ trụ đổ bộ xuống Sao Hoả.
21