Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tìm hiểu sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 13 trang )

Nhóm 7


Những biến chuyển về tâm lý – xã hội ở tuổi dậy thì

• Ham muốn được người khác đối xử với mình như người lớn
• Tình bạn mở rộng và sâu sắc hơn trong độ dậy thì
• Ý thức về giới tính trở nên rõ ràng hơn


• Có sự chuyển biến rất lớn về tâm lý, thể hiện qua các mối quan hệ cuộc
sống, rõ nét nhất là trong quan hệ với cha mẹ, với bạn bè, bạn cũng nhận
thấy mình có ý thức hơn về giới tính, muốn khám phá mình và bạn khác
giới.
• Đặc biệt các bạn rất thích hoặc có những hành vi thử nghiệm như: ý thức
được về tình dục, rất thích thử sức mình, thích khẳng định mình và thích
thoát ly sự kiểm soát của bố mẹ…do thiếu hiểu biết nên những hành vi thử

nghiệm đó thường có nguy cơ gây hại cho sức khỏe và xã hội.


 Cùng với sự biến đổi hình dáng thì biến đổi về tâm sinh lý cũng
ngày càng rõ rệt, tác động mạnh mẽ đến ý thức của trẻ về bản
thân.


Lúc này, trẻ đã bắt đầu hình thành khái niệm
“thích”, “yêu”, “kết”, “cặp đôi”. Đặc biệt, cảm xúc
của trẻ lúc này cực kỳ nhạy. Tuy nhiên, vì cảm
xúc và nhận thức chưa chín chắn, chưa ổn định
nên tình cảm rất dễ thay đổi.




• Rối loạn tâm lý:
Trẻ thường dễ bị tác động bởi chuyện học hành, bài vở, nhất là khi bước

vào mùa thi. Không những thế, một số trẻ còn thường xuyên phải thức
khuya hay phải nhờ đến sự trợ giúp của café để tỉnh táo hơn. Điều này càng
khiến cho sức khỏe của trẻ bị suy giảm, tinh thần mệt mỏi, lo âu, rối loạn

tâm lý…
Bên cạnh đó, việc ăn uống và sinh hoạt thất thường ở lứa tuổi này cũng
dễ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Các biểu hiện dễ thấy nhất của căn bệnh rối

loạn tâm lý là biếng ăn, mất ngủ, mệt mỏi, dễ cáu gắt, lo âu, học tập giảm
sút… Nặng hơn, một số trường hợp còn có cả các biểu hiện như nói năng
lung tung, khóc cười vô cớ, dễ hoảng sợ, ngại tiếp xúc với người khác…,

thậm chí còn có ý định tự tử.


• Rối loạn cảm xúc:
Rối loạn cảm xúc là một căn bệnh tâm lý xảy ra khi có tình trạng rối loạn tại
não bộ, gây nên những bất ổn về tinh thần như chuyển từ cảm xúc hưng phấn
sang cảm xúc ức chế một cách nhanh chóng hoặc ngược lại. Nguyên nhân của căn
bệnh này thường là do những biến đổi ở tuổi dậy thì sẽ khiến trẻ nhạy cảm hơn,
dễ bị tác động bởi các áp lực trong học tập, làm việc…
Vì thế, khi cha mẹ thấy trẻ có các biểu hiện của rối loạn cảm xúc như chán ăn,
mất ngủ, gầy sút, hoạt động chậm chạp, mất tập trung, hay quên… thì cần tham
khảo ý kiến các chuyên gia tâm lý để điều chỉnh kịp thời và tránh tình trạng bệnh
nghiêm trọng hơn.



• Rối loạn hành vi:

Ở tuổi dậy thì, những định hình về xã hội xung quanh chưa thể toàn diện như
người trưởng thành. Trẻ có thể bị tác động chỉ từ sách báo, phim ảnh bạo lực, các
văn hóa phẩm đồi trụy và cả từ bạn bè xấu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rối
loạn hành vi và gây nên những hậu quả nghiêm trọng như gây thương tích cho
người khác, chống người thi hành công vụ, trộm cắp, đua xe mạo hiểm…
Khi mắc phải căn bệnh này, trẻ thường có hành vi xâm phạm sớm và rất khó
thích ứng với xã hội. Một số trường hợp có thể thích ứng với các hoạt động xã hội
nhưng vẫn có hành vi chống đối, phạm pháp. Việc điều trị căn bệnh này cũng rất
khó khăn, đòi hỏi phải có sự phối hợp khắt khe từ bản thân người bệnh và những
người xung quanh.


• Nhu cầu tình dục:
Ở độ tuổi này, trẻ đã có nhu cầu tình dục. Đặc biệt, trẻ luôn
thích khám phá tò mò về cơ quan sinh dục và các hành vi liên quan đến

tính dục. Với bản tính tò mò, ham khám phá cùng với sự nhầm tưởng
tình yêu và chưa ý thức được hậu quả, dễ khiến các em hành động theo
bản năng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Nếu không được quan tâm, với bản tính tò mò, trẻ sẽ tự tìm hiểu
trên mạng và bạn bè. Lúc này sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ sa vào những
trang web có nội dung xấu, đồi trụy, hay gặp bạn bè xấu dễ dẫn đến

những nhận thức lệch lạc về tình yêu và tình dục.



• Trầm cảm:
Trầm cảm là căn bệnh rối loạn tâm thần thường gặp với nhiều triệu chứng
như hay buồn bã, không quan tâm tới mọi thứ xảy ra xung quanh và cả với bản
thân, dễ mệt mỏi, mất hi vọng vào tương lai… Căn bệnh này thường rất dễ mắc
phải ở lứa tuổi dậy thì do độ tuổi nhạy cảm này dễ chịu áp lực từ xung quanh, từ
học hành, bố mẹ, thầy cô, bạn bè hay cả từ các chất kích thích…
Khi bị trầm cảm, trẻ thường tự cô lập mình với thế giới bên ngoài. Thậm chí,
rất nhiều trẻ chỉ quan tâm tới thế giới “ảo” và sống trong thế giới này. Điều này

khiến cho cuộc sống của trẻ trở nên nhàm chán, u ám, thiếu niềm tin…


Phòng chống các biến đổi tâm lý ở tuổi dậy thì
- Khi có biểu hiện của các bệnh tâm lý như trên, cha mẹ nên tâm sự tìm cách giúp
đơn con.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc
với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy…
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể trẻ bằng các thực phẩm lành mạnh, chăm chỉ
tập thể dục để tăng cường sức khỏe…
- Nếu bệnh không giảm hoặc có các dấu hiệu nặng hơn, cha mẹ hãy đưa trẻ tới gặp

bác sĩ tâm lý ngay để có hướng điều trị kịp.


- Định nghĩa các mối quan hệ: tình bạn hay tình
yêu. Việc phân biệt những cảm xúc của tình bạn và
tình yêu là rất khó khăn.
- Làm sao để ứng xử thích hợp trước sự hấp dẫn của
một người bạn khác giới.

- Vấn đề xác định sự bình đẳng giữa hai người. Một
tình bạn đích thực có thể tồn tại giữa hai người bình
đẳng với nhau.
- Địa điểm làm quen




×