Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

bài tập lớn nghiên cứu tìm hiểu về các loại chipset trên bảng mạch chính (mainboad) trên máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.68 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TẬP LỚN
MÔN: KIẾN TRÚC MÁY TÍNH
Đề tài: Nghiên Cứu Tìm Hiểu Về Các Loại Chipset Trên
Bảng Mạch Chính (Mainboad) Trên Máy Tính.

Giáo viên hướng dẫn:

Ths Nguyễn Tuấn Tú

Nhóm sinh viên thực hiện:

Nhóm 14

Lớp:

KHMT1 - K9

Hà Nội: 2015
1


MỤC LỤC

2


LỜI NÓI ĐẦU
Chipset có tác dụng gì trên bo mạch chủ?


Nếu tự mình muốn lắp lấy chiếc máy tính bạn sẽ bối rối với vô số chipset
hiện có trên thị trường. Intel, VIA, SiS... không ngừng đua tranh về công nghệ

chipset! Công nghệ nào sẽ hiệu quả cho công việc của bạn đây?
Để chọn được bo mạch chủ (BMC) xử lý nhanh, hoạt động ổn định thì
yếu tố quan tâm hàng đầu của bạn phải là chipset - đây là trung tâm đầu não
quản lý mọi hoạt động của BMC, từ việc giao tiếp CPU, bộ nhớ, đồ họa đến các
thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím, âm thanh, mạng, modem, printer...). Theo
kinh nghiệm thực tiễn, các BMC dùng cùng chipset có tốc độ và sự ổn định
không khác biệt nhiều. Vì vậy bạn cần chọn chipset đủ mạnh, đáp ứng được
nhu cầu, ổn định.
Qua hình minh họa bạn sẽ hình dung
ra hoạt động của chipset. Nói một cách dễ
hiểu, nó giống như ngã tư và bùng binh
trong hệ thống giao thông, nếu quản lý
không tốt thì rất dễ kẹt xe, tranh chấp
tuyến đường, khi đó hệ thống sẽ chạy chậm
hoặc thậm chí treo luôn mà bạn không biết
tại sao. Thông thường, chipset gồm 2 thành
phần: chipset cầu bắc (North Bridge Chipset) và chipset cầu nam (South
3


Bridge Chipset). Nhiệm vụ của hai chipset này được quy định rõ ràng và hiếm
khi thay đổi. Năm 1997, giao tiếp AGP được giới thiệu và chipset cầu bắc có
thêm nhiệm vụ kết nối với card đồ họa. Chipset cầu bắc sẽ quản lý việc giao
tiếp dữ liệu với CPU, RAM và card đồ họa, vì vậy nó rất quan trọng, khả năng
xử lý của BMC phụ thuộc chipset này rất nhiều. Chipset cầu nam quản lý các
thiết bị ngoại vi, thông tin từ ngoài vào chipset cầu nam được đưa lên cầu bắc
để xử lý và trả kết quả về. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ như chipset Intel

875P lại đưa giao tiếp mạng gigabit lên chip cầu bắc để tránh nghẽn đường
truyền từ chip cầu nam lên cầu bắc. Tại sao Intel lại làm như vậy? Giao tiếp
giữa chipset cầu bắc và cầu nam qua kỹ thuật Hub Link của Intel đạt băng
thông 266MB/giây. Trong trường hợp xấu nhất thì những thành phần sau có
thể

giao

tiếp

cùng

lúc:

IDE

RAID

0:

100

MB/giây;

LAN

1

Gb/giây=125MB/giây; USB 2.0: 60 MB/giây; card PCI: 21 MB/giây; Serial
ATA: 150 MB/giây. Như vậy, theo lý thuyết thì băng thông lớn nhất sẽ là

456MB/giây (card âm thanh và các thành phần khác chưa được tính vào).
Hub Link với băng thông 266MB/giây cũng có trường hợp bị quá tải. Do đó,
Intel đã tổ chức lại và đưa giao tiếp mạng từ chipset cầu nam sang chipset
cầu bắc, bởi vì thành phần này có thể góp phần làm nghẽn băng thông giao
tiếp giữa 2 chipset (VIA và SiS có công nghệ riêng làm cho băng thông giao
tiếp giữa chipset cầu nam và bắc đạt 1GB/giây nên hai hãng này đã không
đưa mạng gigabit cho chipset cầu bắc quản lý).
Một trường hợp khác là chipset nForce3 150. Trong khi các hãng
thường dùng 2 chipset thì nVidia lại tích hợp cả cầu bắc và cầu nam thành
nForce3 150, khi đó sẽ không còn quãng đường di chuyển từ cầu nam lên cầu
bắc và ngược lại, do đó sẽ giảm thời gian xử lý.
Trên thị trường có rất nhiều chipset được sử dụng cho BMC, mỗi loại
đáp ứng một yêu cầu riêng, chipset dùng với CPU Intel có Intel 845, 845E,
845G, 845PE, 848P, 865P, 865PE, 865G, 875P; SiS 645, 648, 650, 655; VIA
P4X333, P4X400, PT800, PT880... Chipset dùng CPU AMD có VIA KT333,
4


KT400, KT600, K8T800; SiS 746FX, SiS 755; nVidia nForce2, NVidia nForce3
150... và còn nhiều loại khác. Do số lượng chipset nhiều và một số có tính năng
gần giống nhau, nên để dễ dàng, bạn nên chọn CPU trước, sau đó sẽ tìm
chipset phù hợp CPU đã chọn.
Thông thường việc chọn chipset chủ yếu dựa vào tỉ lệ hiệu năng/giá tốt
nhất, đồng thời chipset cũng phải đủ sức đáp ứng các nhu cầu phát sinh trong
tương lai như cho phép nâng cấp CPU, bộ nhớ, ổ cứng và mở rộng các giao
tiếp ngoại vi. Không giống CPU, giá BMC dùng các chipset mới không biến
động nhiều sau một thời gian, vì vậy nếu được thì bạn nên trang bị chipset
mạnh cho BMC để dễ nâng cấp và thuận tiện trong việc giao tiếp với các thiết
bị mới.
Bởi vậy bài thuyết trình này nhằm giới thiệu chung khái quát về chipset

và một số hãng sản xuất chipset lớn trên thế giới.

*

*

*

5


1. KHÁI NIỆM CHUNG
1.1

. KHÁI NIỆM
Chipset là một nhóm các mạch tích hợp (các “chip”)được thiết kế để làm

việc cùng nhau và đi cùng nhau như một sản phẩm đơn.Trong máy tính ,từ
chipset thường dùng để nói đến các chip đặc biệt trên bo mạch chủ hoặc trên
các card mở rộng.
Khi nói đến các máy tính cá nhân (PC) dựa trên hệ thống Intel
Pentium,từ “chipset”thường dùng để nói đến hai chip bo mạch chính :chip cầu
bắc và chíp cầu nam.nhà sản xuất chip thường không phụ thuộc vào nhà sản
xuất bo mạch.
Trong các máy tính gia đình ,các máy trò chơi từ thập niên 1980 và thập niên
1990,tù chipset được dùng để chỉ các chip âm thanh và hình ảnh.
Các hệ thống máy tính đươcj sản xuất trước thập niên 1980 thường
dùng chung một loại chipset,mặc dù các máy này có nhiều đặc tính khác
nhau.ví dụ.chipset NCR 53C9x,một chipset giá thấp sử dụng giao diện SCSI cho
các thiết bị lưu trữ,có thể thấy trong các máy Nnix (như MíP Magnum )các

thiết bị nhúng hay các máy tính cá nhân.
1.2 CÔNG DỤNG
Chipset là thiết bị dùng để điều khiển mọi hoạt động của mainboard.
1.3

NHẬN DẠNG

Là con chip lớn nhất trên main và thường có một vạch vàng ở một góc ,mặt
trên có ghi tên nhà sản xuất.
1.4 Các nhà sản xuất lớn
Các nhà sản xuất chipset có tên tuổi hiện nay có thể nhắc đến như:INTEL, SIS
VIA…..

6


2. CHIP CẦU BẮC
2.1. KHÁI NIỆM
Chip cầu bắc(north birdge),hay còn gọi là Memory Controller Hub
(MCH),là một trong hai chip trong một chipset trên một bo mạch chủ của
PC,chip còn lại là chip cầu nam.Thông thường thì chipset luôn được tách
thành chip cầu bắc và chip cầu nam mặc dù đôi khi hai chip này được kết hợp

làm một

(chip cầu bắc VIA KT600 (đã bỏ bộ phận tản nhiệt)
2.2 TỔNG QUAN
Chip cầu bắc đảm nhiệm việc liên lạc giữa các thiết bị CPU,RAM AGP
hoặc PCI Express,và chip cầu nam.Một vài loại còn chứa chương trình điều
khiển video tích hợp,hay còn gọi là Grapphics and Memory controller Hub

(GMCH).Vì các bộ xử lý và RAM khác nhau yêu cầu các tín hiệu khác nhau ,một
chip cầu bắc chỉ làm việc với một hoặc hai loại CPU và nói chung chỉ làm việc
với một loại RAM.Có một vài loại chipset hỗ trợ hai loại RAM(những loại này
7


thường được sử dụng khi có sự thay đổi về chuẩn) .ví dụ chip cầu bắc của
chipset NIVIDA nForce2 chỉ làm việc với bộ xử lý Duron,và Athlon XP với DDR
SDRAM,chipset Intel i875 chỉ làm việc với hệ thống sử dụng bộ xử lý Pentium
4 hoặc Celeron có tốc độ lớn hơn 1.3 GHz và sử dụng DDR SDRAM,chipset Intel
i915 chỉ làm việc với Intel Pentium 4 và Intel Celeron ,nhưng có thể sử dụng
bộ nhớ DDR hoặc DDR2
2.3 TẦM QUAN TRỌNG
Chip cầu bắc trên một bo mạch chủ là nhân tố quan trọng quyết định số
lượng,tốc độ và loại CPU cũng như dung lượng,tốc độ và loại RAM tối đa phụ
thuộc bộ xử lý và thiết kế của bo mạch chủ.Các máy Pentium thường có giới
hạn bộ nhớ là 128MB, trong khi các máy dùng Pentium 4 có giới hạn là 4G .Kể
từ Pentium pro đã hỗ trợ địa chỉ bộ nhớ lớn hơn 32 bit, thường là 36 bit, do
đó có thể định vị 64 GB bộ nhớ. Tuy nhiên các bo mạch chủ chỉ hỗ trợ một
lượng RAM ít hơn vì các nhân tố khác (như giới hạn của hệ điều hành và giá
thành của RAM).
Mỗi chip cầu bắc chỉ làm việc với một hoặc hai loại chip cầu nam. Do vậy nó
đặt ra những hạn chế kỹ thuật đối với chip cầu nam và ảnh hưởng đến một số
đặc tính của hệ thống.
Chip cầu bắc đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định một máy tính có
thể được kích xung đến mức nào.
2.4 SỰ PHÁT TRIỂN GẦN ĐÂY
Bộ điều khiển nhớ điều khiển việc giao tiếp giữa CPU và RAM được đưa
vào trong các bộ vi xử lý AMD64, Các nhà thiết kế máy tính khác như Intel,
IBM đã cân nhắc sự thay đổi này cho các dòng sản phẩm của họ. Một ví dụ cho

sự thay đổi này là chipset đơn NVIDIA's nForce cho hệ thống AMD64. Nó kết
hợp tất cả các đặc tính một Cầu Bắc thông thường (computing) với một cổng
tăng tốc đồ họa (Accelerated Graphics Port_AGP) và nối trực tiếp tới CPU.
8


Trên các bo mạch nForce4 chúng được xem như MCP (Media Communications
Processor - Bộ xử lý giao tiếp đa phương tiện).
Trong tương lai, một giải pháp cho System-on-chip|SOC/Single Chip sẽ luôn
phổ thông hơn do đòi hỏi giảm thiểu các thành phần khi lắp ráp. Tuy nhiên
các chíp lớn có thể làm giảm tính đa dụng của giải pháp và làm tăng tính
phức tạp cũng như số lượng chân. Điều dự đoán này tại thời điểm hiện tại
không quan trong lắm vì gần đay co rất nhiều loại bus tốc độ cao (PCIe, SATA)
có thể lập trình nguyên bản hoặc cao hơn.Điều này giống như đem việc thực
hiện chuẩn kết nối thông qua một bus chuẩn (có thể là PCIe), loại bus có thể
được kết hợp, thành một bộ điều khiển siêu vào-ra (Super I/O).
3. CHIP CẦU NAM
3.1 KHÁI NIỆM
Chip cầu nam(sourth birdge), hay còn gọi là I/O Controller Hub
(ICH), là một chip đảm nhiệm những việc có tốc độ chậm của bo mạch chủ
trong chipset. Khác vớichip cầu bắc, chip cầu nam không được kết nối trực
tiếp với CPU. Đúng hơn là chip cầu bắc kết nối chip cầu nam với CPU.

(Chip cầu nam VIA 686A, thường sử dụng trên những bo mạch chủ AMD
Athlon thế hệ đầu tiên.)
3.2 TỔNG QUAN
Bởi vì chip cầu nam được đặt xa CPU hơn, nó được giao trách nhiệm liên lạc
với các thiết bị có tốc độ chậm hơn trên một máy vi tính điển hình. Một chíp
9



cầu nam điển hình thường làm việc với một vài chíp cầu bắc khác, mỗi cặp
chíp cầu bắc và nam phải có thiết kế phù hợp thì mới có thể làm việc với nhau;
chưa có chuẩn công nghiệp rộng rãi cho các thiết kế thành phần lôgic cơ bản
của chipset để chúng có thể hoạt động được với nhau. Theo truyền thống, giao
tiếp chung giữa chip cầu bắc và chip cầu nam đơn giản là bus PCI, vì thế mà
nó tạo nên một hiệu ứng cổ chai (bottleneck), phần lớn các chipset hiện thời
sử dụng các giao tiếp chung (thường là thiết kế độc quyền) có hiệu năng cao
hơn.
3.3 TÊN GỌI
Tên gọi "chip cầu nam" bắt nguồn từ việc vẽ một kiến trúc trên sơ đồ.
Trong đó CPU phải ở trên sơ đồ tại phía bắc. CPU nối với chipset qua một cầu
nối có tốc độ cao (cầu bắc) ở phía bắc của các thiết bị khác đã vẽ. Cầu bắc sau
đó được nối với phần còn lại của chipset qua một cầu nối có tốc độ nhanh
hơn(cầu nam ).
4. MỘT SỐ HÃNG SẢN XUẤT CHIPSET HIỆN NAY
Các nhà sản xuất chipset cho máy tính lớn là : Intel, SiS, VIA,AMD ,
nVIDIA,..
4.1 INTEL
Intel là công ti sản xuất chipset lớn nhất thế giới, cũng là nhà sản xuất
bộ Xử lý trung tâm(CPU) lớn nhất, các sản phẩm gần đây như 845, 848, 865,
875, 915, 925, 945, 955, 965, 975, P35, Q35, G33, G31, X38,.. Mỗi loại đều chia
làm các dòng P, G nVIDIA, ATI, J, D tùy tính năng.
4.2 AMD
AMD là nhà sản xuất linh kiện tích hợp bán dẫn có trụ sở tại
Sunnyvale,California,Hoa Kỳ.AMD là nhà sản xuất bộ vi xử lý (CPU)x86 lớn thứ
hai trên thế giới sau Intel và là một trong những nhà sản xuất bộ nhớ flash
hàng đầu trên thế giới,ngoài ra AMD còn sản xuất chipset và một số linh kiện
10



điện tử khác.AMD nổi tiếng với dòng sản phẩm Athlon cho thị trường cao cấp
và Duron cho thị trường cấp thấp giá rẻ.
4.3 SIS
SiS là công ti của Đài Loan chuyên sản xuất các bộ xử lý cho máy tính và
các thiết bị điện tử khác. SiS trước kia khá mạnh trong thị phần sản xuất
Chipset nhưng giờ đã thu hẹp thị phần. Giờ tập trung vào các chipset cho hệ
thống của AMD và các CPU cho các thiết bị cầm tay và điện tử khác.
4.4 VIA
VIA Một nhà sản xuất chip bán dẫn hàng đầu của Đài Loan. Mạnh trong
các dòng chipset cho PC và CPU xử lý cho các thiết bị điện tử nhỏ.
4.5 nVIDIA
nVIDIA là công ti lớn nhất thế giới về sản xuất bộ xử lý đồ họa GeForce
(GPU). Những năm gần đây công ti còn sản xuất các chipset rất tuyệt một
phần hỗ trợ cho công nghệ của card đồ họa của hãng với tên là nForce như
nForce, 4, 570i, 780i, 790i,..
4.6 ATI
ATI tuơng tự như nVidia. ATI cũng ko kém cạnh nVidia là bao trong lĩnh
vực sản xuất bộ xử lý đồ họa với nhãn hiệu Radeon. Gần đây ATI cũng mạnh
lên trong lĩnh vực sản xuất chipset với thương hiệu Radeo Express. ATI đã bị
AMD mua lại và trở thành công ti con của AMD
5. CÁC LOẠI CHIPSET
5.1 CHIPSET CỦA INTEL
5.1.1 CHIPSET INTEL 4 SERIES
Chipset Intel 4 series: Tăng cường khả
năng xử lý đồ hoạ nâng cao

11



Họ chipset Intel 4 series, gồm các chipset Intel Express G45, G43, P45 và P43,
được kỳ vọng là sẽ biến những hệ thống máy tính thành một trung tâm giải
trí và truyền thông liên lạc cao cấp.

Chipset Intel G45 Express mới, với hệ thống tăng tốc đồ họa Intel
X4500HD cải tiến, mang lại những cấp độ mới về hiệu năng và chất lượng
hình ảnh, bao gồm một số những tính năng "lần đầu tiên xuất hiện" trên các
nền tảng thiết bị của Intel:
Chipset Intel P45 Express, một thế hệ tiếp theo của chipset Intel P35
Express phổ biến, được thiết kế để mang lại những tính năng hiệu suất hoạt
động cho các nền tảng phổ thông. Chipset mới này bổ sung khả năng hỗ trợ
PCI Express 2.0 thế hệ mới với cấu hình đồ họa kép mới cùng khả năng tinh
chỉnh hiệu suất hoạt động vượt qua các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của nó.
Dưới đây là những chi tiết về các chipset mới:
5.1.1.1 Chipset Intel G45 Express:

Mang lại những tiến bộ về video, đồ họa, khả năng
xử lý nhạy bén cùng khả năng mở rộng. Chipset G45
Express hỗ trợ trải nghiệm Blu-ray đầy đủ, ngay cả
khi có các tác vụ nền đang chạy, và có thể được thiết kế vào trong một kích
thước hệ thống nhỏ gọn để phát triển mô hình máy tính rạp hát tại gia.
5.1.1.2 Chipset Intel G43 Express:
Chipset Intel G43 Express mang lại những tính năng đồ họa ấn tượng
cho nhu cầu điện toán hàng ngày. Công nghệ Intel Clear Video bảo đảm khả
năng trải nghiệm các nội dung HD mượt mà và sắc nét. Tăng cường động cơ
đồ họa 3-D với khả năng hỗ trợ toàn diện Microsoft Windows Vista Premium.
12


Tích hợp với các giao diện hiển thị số như HDMI, DVI, DisplayPort và HDCP

với khả năng hiển thị độc lập kép.

5.1.1.3 Chipset Intel P45 Express:
Chipset Intel P45 Express, hỗ trợ các bộ vi xử lý 2
nhân và 4 nhân mới nhất trên công nghệ 45nm của
Intel, mở rộng những giới hạn về khả năng sáng
tạo với những khả năng được thiết kế để mang lại
hiệu suất hoạt động chất lượng cao, đáp ứng
những nhu cầu về những nền tảng điện toán nhanh nhất.
5.1.1.4 CHIPSET 925X EXPRESS
Chipset 925X là sản phẩm 'chủ lực' của Intel, hỗ trợ cả hai
loại BXL là Pentium 4 Prescott và Extreme Edition có
xung hệ thống 200MHz (FSB 800MHz). Có thể bạn sẽ
thắc mắc sự khác nhau giữa 925X và 915 là gì? Đó
chính là 925X có điều khiển bộ nhớ hiệu quả và nhanh hơn so
với 915, tương tự như 875P so với 865 trước kia. Công nghệ này gọi là
Enhanced Memory Pipelining: tối ưu dữ liệu, lệnh thực thi cho bộ nhớ kênh
đôi; thêm vào đó là thuật toán lưu dữ liệu động để tối ưu thời gian truy cập.
Tuy nhiên sự cải thiện tốc độ của 925X so với 915 không thể đạt mức cải thiện
của 875P so với 865PE mặc dù công nghệ của 925X về lý thuyết rất hứa hẹn .
5.1.1.5 CHIPSET 915G EXPRESS
Chipset 915G, được tích hợp chip đồ họa Graphics Media Accelerator
900 (GMA 900), là người 'kế vị' của Extreme Graphics II (EG II) trong chipset
865G. Intel đưa ra GMA 900 nhằm thay thế các loại card đồ họa cấp thấp; đây
được coi là sự nâng cấp công nghệ cho dòng EG II xây dựng trên DirectX 7.
13


Tuy nhiên GMA 900 không hỗ trợ hoàn toàn DirectX 9 từ phần cứng, chỉ có
tính năng đổ bóng điểm (pixel shade) là nhanh hơn, trong khi đổ bóng đỉnh

(vertex shader) hoạt động chủ yếu dựa vào BXL .

Chipset 915G làm việc giống như người tiền nhiệm 865G, cũng có dung
lượng phụ thuộc vào bộ nhớ hệ thống. Trong BIOS, dung lượng bộ nhớ chia sẻ
tối đa là 32MB và khi cần thì dung lượng bộ nhớ tạm thời có thể tăng thêm
96MB nhờ vào công nghệ chia sẽ bộ nhớ động 3.0 (Dynamic Video Memory
Technology - DVMT). Giống như các giải pháp đồ họa tích hợp khác, việc truy
cập bộ nhớ hệ thống để xử lý hình ảnh 3D sẽ không hiệu quả, do đó đây chỉ là
giải pháp tiết kiệm để xử lý những ứng dụng không nặng về đồ họa. Một lợi
ích khác của đồ họa tích hợp là ít tốn điện năng so với card đồ họa rời và cũng
không cần đến những quạt tản nhiệt 'khổng lồ'.
5.1.1.6 CHIPSET 915P EXPRESS
Chipset 915P cũng tương tự như 915G nhưng không có chip đồ họa tích
hợp mà chỉ có khe cắm PCI Express x16 dành cho card đồ họa rời.
5.1..2 CHIPSET INTEL 3 SERIES

Theo Intel Việt Nam, ngày 5/6/2007 Intel đã công bố về họ chipset Intel
3 Series (dòng 3) mới cùng một số kế hoạch công nghệ khác xoay quanh các
bộ vi xử lý Intel Core 2 Duo và Intel Core 2 Quad dành cho người sử dụng máy
tính tại gia đình và doanh nghiệp.Các sản phẩm này mang lại một loạt những
14


tính năng đột phá cho các máy tính, như hiệu suất hoạt động của máy tính
cao hơn, video có độ phân giải cao hơn cùng các công nghệ lưu trữ dữ liệu tốt
hơn giúp bảo vệ tốt hơn những dữ liệu có giá trị. Các chipset này còn được
thiết kế để sử dụng với các bộ vi xử lý “họ Penryn” 45 nanomet (nm) của Intel.
Hơn 100 thiết kế bảng mạch chủ đang được phát triển và dự kiến họ chipset
mới này sẽ đạt mức tăng trưởng nhanh nhất trong lịch sử của Intel.
5.1.3 CHIPSET INTEL XEON

Hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới
Intel đã cho ra đời bộ vi xử lý Xeon có phần
mở rộng 64 bit. Với mã hiệu Nocona, chip
đầu tiên được thiết kế cho thị trường máy
trạm
Loại chip này, có tốc độ lên tới 3,6 GHz, có khả năng xử lý dữ liệu tốt hơn chip
32 bit nhưng phần mềm phải được tối ưu hóa để đạt được lợi ích tối đa mà
phần mở rộng 64 bit bổ sung. Chip Xeon mới cũng tăng cường một số chức
năng như bộ nhớ DDR2, PCI Express, một bus trước 800 MHz cùng công nghệ
Extended Memory 64. Được chế tạo theo quy trình 90 nm, bộ vi xử lý này cũng
sẽ tận dụng công nghệ siêu phân luồng của Intel.
Intel cũng giới thiệu chipset mới E7525 được tối ưu hóa cho máy trạm. Với
mã hiệu Tumwater, E7525 sẽ tăng khả năng truyền dẫn của kênh truyền hệ
thống lên 50% so với các chipset thế hệ trước.
Nhiều nhà sản xuất mainboard và máy tính đã cam kết cung cấp máy trạm
dùng chip Xeon mới, trong đó có Dell, HP, Fujitsu, NEC và Optimus.
Nocona ra mắt gần một năm sau khi AMD công bố bộ vi xử lý 32/64 bit
Opteron được sử dụng trong máy tính của những nhà sản xuất máy chủ hàng
đầu Hewlett-Packard, IBM và Sun Microsystems.

15


Tuy nhiên nhà sản xuất chipset AMD nhận xét, vẫn còn "một số lợi thế rõ rệt
trên nền AMD64 mà cấu trúc của Intel không có".

5.2 CHIPSET CỦA AMD
5.2.1 CHIPSET AMD –M690T
Ngày 2/4/2008, AMD đã cho ra đời mẫu chipset mới được tích hợp
công nghệ đồ hoạ của ATI nhằm cung cấp

cho người dùng khả năng đồ hoạ tốt hơn,
hiệu suất video cao hơn và nhiều lựa chọn
hiển thị hơn.
Mẫu chipset - M690T đã được AMD giới
thiệu tại Hội nghị hệ thống gắn kèm (ESC) ở San Jose, California. Đây là mẫu
chipset được tích hợp công nghệ đồ hoạ của ATI Technologies
Cùng với các chipset ATI khác, M690T được tích hợp động cơ xử lý đồ hoạ
Radeon x1250, giúp người dùng không cần phải dùng thêm card đồ hoạ rời.
Ngoài ra, chipset "gắn kèm" này còn tương thích với chip lõi kép Athlon và
chip lõi đơn Turion và Sempron, cùng khả năng hỗ trợ hệ điều hành
Windows Vista.
5.2.2 CHIPSET AMD- PHENOM

16


AMD (Advanced Micro Devices) giới thiệu một số chip Phenom mới,

trong đó có chip bốn lõi mới và chip ba lõi đầu tiên cho máy tính để bàn.
Pat Moorhead, phó chủ tịch bộ phận marketing của AMD, cho biết "Chúng tôi
cho ra đời các dòng chip ba lõi Phenom X3 8000 nhằm hướng đến những
người dùng không muốn bỏ nhiều tiền ra để mua chip bốn lõi, nhưng vẫn có
thể nâng cấp máy tính của mình lên cao hơn chip lõi kép.
Những chip ba lõi được tung ra thị trường cùng thời điểm này là Phenom X3
8400 với tốc độ 2,1 GHz, và Phenom X3 8600 với tốc độ 2,3 GHz. Cả hai vi xử lí
trên đều có L2 cache 1,5 Mbytes và L3 cache 2 Mbytes.
AMD đồng thời ra mắt ba chip bốn lõi mới: Phenom X4 9750 với tốc độ 2,4
GHz; Phenom X4 9850 với tốc độ 2,5 GHz; và Phenom 9100e, một vi xử lí hoạt
động ở điện thế thấp với tốc độ 1,8 GHz và công suất tiêu thụ tối đa 65 watt.
Các dòng chip trên đều có L2 cache 2 Mbytes và L3 cache 2 Mbytes.

Các nhà sản xuất máy tính cá nhân sẽ cho ra đời sản phẩm sử dụng các dòng
vi xử lí mới này vào quý hai năm 2008, AMD cho biết.
Các dòng chip ba lõi đã được giao hàng với số lượng lớn đến các nhà sản xuất
máy tính cá nhân, trong đó có cả Dell và Hewlett-Packard.
5.2.3 CHIPSET AMD 790GX
AMD cho ra mắt nền tảng chipset mới có tên là AMD 790GX ,kết hợp
giữa sức mạnh của dòng chip Phenom với đồ hoạ ATI Radeon HD 3300 mà
hãng này gọi là đồ hoạ bo mạnh chủ nhanh nhất thế giới (MGPU).Thử nghiệm
cho thấy ,hiệu suất của chipset AMD 790GX khi kết hợp với Phenom đã tăng
17


rất ấn tượng cùng với sự trợ giúp của công
nghệ Advanced Clock Calibration .có hai lựa
chọn đồ hoạ đối với AMD 790GX .Một là công
nghệ ATI Hybrid Cross FireX giúp kết hợp đồ
hoạ tích hợp ATI Radeon HD 3300 với card
đồ hoạ rời (có thể là dòng ATI Radeon HD
3400 hoặc ATI Radeon HD 2400 ). Hai là
công nghệ ATI CrossFireX Multi-GPU giúp kết
hợp nhiều card đồ hoạ với nhau để thoả mãn
nhu cầu của game thủ với hiệu suất 3D tốt nhất và độ phân giải màn hình cao
nhất.
Cũng theo AMD ,nhờ được tích hợp công nghệ Advanced Clock
Calibration (ACC) trên chip cầu nam của AMD 790GX nên khả năng ép xung
đối với dòng chip Pheom gần như tuyệt đối .Nền tảng đồ hoạ ATI Radeon HD
3300 mang lại những trải nghiệm game và HD hoàn hảo với khả năng linh
động cao nhờ có thể chạy song song được 2 card đồ hoạ ATI Radeon HD4800
với nhau.
AMD 790GX tương thích với công nghệ DirectX 10 ,cho phép người

chơi game đơn giản có thể lĩnh hội được trảI nghiệm đồ hoạ 3D và khả năng
giao tiếp động trong những tựa game mới nhất.
Chipset AMD 790GX có tính năng ATI Avivo và có thể thoả mãn những
định dạng video “kỹ tính” nhất như là VA-1, MPEG-2 và H.2646 .Tính năng
AMD Unified Video Decoder (UVD) của nền tảng này cho phép phát lại HD
trên chip đồ hoạ (GPU) thay vì trên CPU để người dùgn có thể tận dụng sức
mạnh của video độ nét cao .Những chiếc PC thích hợp AMD 790GX sẽ có được
các giao diện vodeo mới nhất như DisplayPort ,DVI ,HDMI ,và khả năng hỗ trợ
cùng lúc nhiều màn hình.

18


19


5.2.4 CHIPSET AMD- QUAD-CORE PHENOM 9600+ BLACK EDITION

AMD đã cho ra mắt dòng vi xử lý quad-core Phenom 9600+ Black
Edition cho phép toàn quyền truy xuất vào phần điều khiển xung nhịp (hệ số

nhân và tốc độ bus). Với giá cả tương đương với phiên bản 9600+ Standard
Edition
Black Edition cho phép giới đam mê công nghệ thay đổi các thiết lập
liên quan đến tốc độ xung nhịp nhằm đạt được tốc độ cao hơn nhưng vẫn bảo
đảm khả năng làm mát cho phép. AMD cũng đưa ra cảnh báo "AMD không
chịu trách nhiệm về những nguyên nhân hư hỏng được gây ra bởi việc thực
thi ép xung (thậm chí khi mà việc ép xung được bật đèn xanh bởi phần mềm
OverDrive của AMD"
Tuy vậy dòng Phenom vẫn còn tồn tại một số lỗi là nguyên nhân dẫn

đến tốc độ thực thi bị kéo giảm xuống 20% khi các bản vá BIOS được áp dụng
(theo dữ liệu từ cuộc thử nghiệm benchmark do TechReport thực hiện vào
ngày 6 tháng 12 năm nay). Các lỗi được đưa ra liên quan tới TLB (translation
lookaside buffer, một loại bộ đệm tốc độ cao của CPU được dùng để quản lí bộ

20


nhớ trong những ứng dụng máy ảo) cũng như việc chuyển đổi dữ liệu từ bộ
đệm L2 sang L3
5.3 CHIPSET CỦA VIA
5.3.1 CHIPSET VIA-NANO
Với việc công bố thông tin cũng như lộ trình cho 3 dòng sản phẩm VXL
Nano mới hãng công nghệ bán dẫn Đài Loan VIA đã quyết tâm cạnh tranh với
dòng VXL giá rẻ và tiết kiệm năng lượng Intel Atom của gã khổng lồ Intel
3 dòng sản phẩm VXL Nano đã đưa ra cùng thời điểm chính là VIA Nano
1000/2000 , VIA Nano3000 và phiên bản lõi kép VIA Nano Dual Core .

Dòng chip di dông giá rẻ C7-M của VIA từng được sử dụng dòng netbook EE
PC đời đầu và HP 2133 Mini-note , sau đó bị thay thế bởi chip Atom. Với sự ra
mắt 3 dòng VXL Nano mới , VIA không giấu tham vọng cạnh tranh với Intel
Atom trên thị trường VXL giá rẻ và tiết kiệm năng lượng đang phát triển rất
nhanh này.
Dòng chip VIA Nano 1000/2000 có tốc độ lên đến 1.8 Ghz , bus 1333
MHz , bộ đếm 128KB/1MB Cache ,hỗ trợ công nghẹ 64Bi, ảo hoá
21


Virtualizion và được sản xuất với công nghệ 65nm (đóng gói Nano
BGA ).

VIA Nano3000 bao gồm các tính năng của dòng VIA Nano 1000/2000
và được tăng cường sức mạnh bằng tốc độ xử lý đồ hoạ SS4 ,tăng ttốc
tính toán số nguyên và dấu chấm động , tăng tốc bộ đệm và cải thiện
hơn về hiệu quả sử dụng năng kượng.
VIA Nano Dual Core la phiên bản lõi kép (native) của VIA Nano 3000 .
Dòng chip Nano 1000/2000 và Nano 3000 dự dịnh sẽ phát hành vào đầu và
giữa năm 2009 trong khi phiên bản lõi kép VIA Nano 3000 sẽ sử dụng công
nghệ sản xuất 45nm của Fuitsu hay TSMC và sẽ phát hành vào cuối năm 2009
đầu 2010
5.3.2 CHIPSET VIA-VN800
VIA technologies vừa cho ra mắt chipset VIA VN800-giải pháp chipset
đầu tiên hỗ trợ song song bộ xử lý VIA C7-M và INTEL Pentium-m
Bộ xử lý VIA C7-M hỗ trợ dòng RAM DDR2 533/400NHz tính năng hiệu

quả và tốc độ truy cập cùng với phần cứng hỗ trợ giải mã MPEG-2 DVD.
Chipset VIA VN800 hỗ trợ chủng loại ổ cứng Serial ATA ,âm thanh VIA Vinyl
Audio 6-channel và 8-channel.VIA Velocity Gigabit Ethernet and wireless LAN
connectivity,USB 2.0 và 1394.
VIA VN800 hỗ trợ chip đồ họa tích hợp S3 Graphics Unichrome pro (IGP)giúp
nâng cao khả năng hoạt động và xuất hình ảnh qua kênh đôi 128- 2D/3D sử
22


dụng bộ DDR chia sẻ.Chromotion CE Video display Engine kết hợp với khả
năng tăng tốc giải mã MPEG-2 dựa trên nền tảng phần cứng cùng với các
công cụ tái hiện hình ảnh cao cấp sẽ giúp đảm bảo chất lượng hình ảnh đẹp và
rõ nét nhất có thể.
Bên cạnh đó công nghệ VIA Flexi-Bus độc tôn của VIA còn cho phép VIA
VN800 có thể vừa hỗ trợ giao tiếp VIA V4 dành cho chip VIA C7-M và Intel
Pentium-M.

VIA VN800 còn được bổ sung thêm công nghệ tối ưu hóa sử dụng năng
lượng giúp tăng thời gian sử dung pin cho các mày tính xách tay.
5.4 CHIPSET CỦA SIS
5.4.1 CHIPSET SIS M671MX
SiS đã cho ra đời chipset được sản xuất dựa trên nền tảng di động Intel
- SiSM671MX đã được chứng nhận tương thích với Vista.
Chipset SiSM671MX sẽ hỗ trợ các CPU Intel Pentium M, và bộ nhớ DDR2 667.
Động cơ đồ hoạ tích hợp SiS Mirage 3 của chipset này sẽ cung cấp khả năng
tăng tốc cho các hiệu ứng ảo 3D dành cho giao diện người dùng Aero, một
tính năng chính của phiên bản Vista cao cấp.
5.4.2 CHIPSET SIS 655 FX
Chipset này có tính năng rất mạnh :hỗ trợ FSB
800 và công nghệ siêu phân luồng ( Hper Threading –
HT ) , dùng bộ nhớ kênh đôi (dual channel ) đạt tốc độ
6,4 MB/s ,giao tiếp card đồ hoạ AGP 4x/8x.
SIS 655 FX kết hợp với chip cầu nam SIS 964 qua công nghệ MUTIOL
cho băng thông giao tiếp 1GB/s .Chipset cầu nam SIS 964 hỗ trợ 2 giao tiếp
điĩa cứng Serial ATA (SATA)/RAID và ATA 100/133; 6 khe PCI ,âm thanh 6
kênh , mạng 10/100 cùng 8 cổng USB 2.0 tốc độ 480Mb/s.
23


5.4.3 CHIPSET SIS 655 TX
SIS 655 TX cũng tương tự 655FX nhưng nổi bật hơn nhờ công nghệ
Advanced Hyper Streaming , nó làm cho dòng dữ liệu di chuyển qua chipset
hiệu quả ,’êm’ và thông minh hơn .Hơn nữa , công nghệ này còn tăng tốc
truyền dữ liệu đến khối điều khiển bộ nhớ ,do đó tăng tốc độ hệ thống .SIS
655TX cũng giao tiếp với chipset cầu nam SIS964.
5.5 CHIPSET CỦA ATI
5.5.1CHIPSET ATI- MOBILITY RADEON HD 3000 SERIES


AMD mang tới CES thêm một dòng chipset mới dành cho card màn hình
gọi là ATI Mobility Radeon HD 3000 series. Sản phẩm hứa hẹn sẽ có mặt trong
các dòng máy xách tay.
Tương tự như dòng Radeon HD 3000 chuẩn dành cho hệ máy để bàn,
phiên bản Mobility được cho rằng sẽ đem lại khả năng trình diễn hình ảnh
mạnh mẽ chưa từng thấy trên các thiết bị di động. Nó thêm
vào cơ chế xử lý shader mới nhằm hỗ trợ tốt hơn cho
các trò chơi và ứng dụng 3D có thể sử dụng
DirectX 10.1 và các kỹ thuật mới cập nhật trong
OpenGL 2.0.
HD 3000 cũng thêm vào giao tiếp PCI Express 2.0 trên lý thuyết cho phép
truyền dữ liệu nhanh hơn phiên bản cũ. Ngoài ra nó cũng thêm vào một tùy
24


chọn cho phép chuyển tiếp hình ảnh sang màn hình có hỗ trợ công nghệ
DisplayPort, tương tự như loại Crystal LCD vừa được Dell giới thiệu
Dòng HD 3000 vẫn giữ lại các ưu điểm từ các phiên bản trước như khả năng
giải mã độ phân giải 1080p. AMD cho biết đã sẵn sàng cho ra mắt chipset phổ
thông HD 3400 với khả năng xử lý 40 dòng và chipset tầm trung HD 3600 (xử
lý 120 dòng) dành cho máy tính xách tay. Còn phiên bản cao cấp HD 3800 hy
vọng sẽ sớm được ra mắt trong nửa đầu năm 2008.
Việc hỗ trợ hệ điều hành không được đề cập đến nhưng nhiều khả năng sẽ bao
gồm Mac OS X, Windows XP và Vista.

25



×