Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Góp phần nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của nấm linh chi (Ganoderma lucidum (Lyess. ex Fr.) Karst.) ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.55 MB, 47 trang )

B ộ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
___ *____

rĐ à m ^7h i r~Jltíi 'TôcưựỊ,

GÓP PHẦN NGHIÊN cứu
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HOÁ HỌC






7

.

VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA NẤM LINH CHI
(Ganoderma lucidum (Lyess. ex Fr.) Karst.) Ở VIỆT NAM

(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHOÁ 1997- 2002)

Hà Nội, tháng 5 năm 2002


BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
___ *____

Sinh viên (ĩ)àjrvL & h ị ^7liu Tỉỗầntị



GÓP PHẦN NGHIÊN cứu
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HOÁ HỌC






7



VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA NẤM LINH CHI
(Ganoderma lucidum (Lyess. ex Fr.) Karst.) Ở VIỆT NAM
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHOÁ 1997- 2002)

Nẹười hướng dẫn: TSKH. Trần Văn Thanh
TS. Nguyễn Viết Thân
Nơi thực hiện:

Bộ môn Dược liệu

Thời gian thực hiện: 1/2002 - 5/2002


MỜ3 @ c Á M ơ
\)&Às Ío íicị ílù lii tao mỊ ọit- ẵcết á^i/ ỏclu aẮo, tôx X/UV ẾlaiỊ to dưi



cam/ Ơừv
AX c íi a n tíim a Ắ tổ 1i:
3 5 3 C 3 C iU .T 0 ita .y iU A

J q).
c)liíữlVCỊ n c ịư ơ i đ ã t/LLt1C

Let íĩ lt1ỚAVCj d ă tv OA oíl t (Lxo tô i íl oan

tírcmíi ívii oá íxiaiv tô t íixịIi LẨỊ}y riÀij. cJai/ c£Lrujp X/Lrv (Lctip toy íỉưi cxxna ƠAX t ớ i
t o à n (Lôy cá c tliaij côy taojixj Ếtoy m Ạn/

Ccêxi OA cẮ c (La nxo ív ĩchac

ctã I ií r u tt íu x K Cj t u p đ ữ OA t a o ctu ằu ívXeiv cẨ o t ô x

cỊyttá t/L tnii tír iic

íium IvKoa (xiaiv Iuxiị.

3 Ca ƠLô/ú,

iv c ị Ả

l^

2 ỷ . 5.2 0 02


Ỗ u i i v OyLẲrv^ aưrvc ĩ í ụ , 3 ỉ i u 3 Ù ™ ,


MỤC LỤC

1rang
ĐẶT VẤN ĐỂ

I

Phần I. TỔNG QUAN

1.1. Vài nét về lịch sử hệthống học họ Linhchìipanodermataceae
Donk)

3

1.2. Đặc điểm hình thái cơbảncủa họGanodermataceae Donk

4

1.3. Thành phần hoá hoá của nấm Linh chi

7

1.4. Tác dụng trị liệu cơ bản của nấm Linh chi

10

Phần II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u


12

2.1. Nguyên liệu

12

2.2. Phương pháp nghiên cứu

12

Phần III. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

14

3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật của nấm Linh chi trồng ở
Việt Nam

14

3 .1 .1. Nghiên cứu về hình thái bên ngoài

14

3.1.2. Quan sál bào tử đảm

15

3.] .3. So sánh với nấm Linh chi hoang dại, Trung Quốc, Hàn
Quốc


15

3.2. Nghiên cứu về thành phần lioá học của nấm Linh chi trồng ở
Việl Nam

18

3.2.1. Dìniíí các phán ứng hoá học xác định sơ bộ các nhóm chất
ch ính

IN

3.2.2. Sơ đồ chiết xuất các hợp chất trong nấm Linh chi

19

3.2.3. Sơ bộ xác định số các chất trong cắn A (cắn từ dịch chiết
ethylacetat) bằng sắc ký lớp mỏng

20

3.2.4. Phân lập các chất trong cắn A bằng sắc ký cột

21


3.2.5. Thuỷ phân cắn B (cắn tù' dịch chiết n-butanol)

26


3.2.6. Sơ bộ xác định số các chất trong sản phẩm thuỷ phân của
căn B bằng sắc ký lớp mỏng

26

3.2.7. Phân lập các chất trong sản phẩm lliuỷ phân của cắn 13
bằng sắc ký CỘI

28

3.3. Nghiên cứu tác dụng chống oxy lioá của dịch chiết nấm
Linh chi

29

3.3.1. Xác định hoạt độ chống oxy hoá theo phương pháp
Blagodorop

3I

3.3.2. Nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá bảo vệ tế bào gan
theo phương pháp của Jawiga Robak và Misno Tanaka

33

Phần IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT
4.1. Kết luận

37


4.2. Để xuất

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

i

37

39


CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT

CHCI3

:

Cloroíorm

HTCO

:

Hoạt tính chống oxy hoá

MDA


:

Malonyl dialdehyd

MeOH

:

Methanol

POL

:

Peroxy hoá lipid

SKLM

:

Sắc ký lớp mỏng

TT

:

Thuốc thử


ĐẶT VÂN ĐỂ

Nấm Linh chi (Ganoderma lucỉdum (Lyess. ex Fr.) Karst.) là một loại
dược liệu quý hiếm, được sử dụng từ rất lâu trong y học cổ truyền của các
nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Á Đông khác trong đó
có Việt Nam. Linh chi đã được y học cổ truyền Trung Quốc xếp đứng đầu
trong nhóm “Thượng dược” với chức năng điều hoà hoạt động chuyển hoá,
kéo dài tuổi thọ, tăng khả năng đề kháng của cơ thể đối với những biến động
của môi trường xung quanh.
Cho đến nay, với trên 200 công trình nghiên cứu, các nhà khoa học trên
thế giới đã phát hiện ra rất nhiều hoạt chất ở nấm Linh chi, trong đó có những
nhóm hoạt chất rất quan trọng như: saponin triterpenoid, polysaccharid,
steroid, acid amin, nguyên tố hiếm germanium... Đây là những nhóm hoạt chất
có vai trò quyết định trong việc điều tri các bệnh về tim mạch, bệnh gan mật,
bệnh ung thư, chống oxy hoá và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Chính vì những giá trị quý báu đó mà nhu cầu sử dụng thuốc từ nấm Linh
chi trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng ngày càng tăng.
Ở Việt Nam, việc điều tra, khai thác nấm Linh chi hoang dại còn hạn
chế, trồng và bào chế nấm Linh chi mới chỉ được phát triển ở quy mô rất nhỏ,
sản lượng còn thấp, năng suất chưa cao, đặc biệt hàm lượng hoạt chất chưa
được đánh giá chi tiết. Bởi vậy, nghiên cứu và khẳng định giá trị dược liệu của
nấm Linh chi Việt Nam là rất cần thiết, giúp các nhà dược liệu đẩy mạnh việc
điều tra, khai thác, phát triển công nghệ trồng và sản xuất thuốc từ nấm Linh
chi của Việt Nam phục vụ tốt hơn nữa việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

1


Để góp phần vào việc thực hiện mục

tiêu chung đó, chúng tôi đã tiến


hành nghiên cứu nấm Linh chi trồng ở Việt Nam vói một số nội dung sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật.
2. Nghiên cứu về thành phần hoá học.
3. Thử tác dụng chống oxy hoá của nấm Linh chi trồng ở Việt Nam.

2


Phần I

TỔNG QUAN
1.1. Vài nét lịch sử về hệ thông học họ Linh chi (Ganodermataceae Donk)
Nấm Linh chi đã được con người sử dụng từ rất lâu song những nghiên
cứu về chúng thực sự mới chỉ bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII [8].
Năm 1781, w . Curtis mô tả mẫu nấm đầu tiên đặt nền móng cho các
nghiên cứu về nấm Linh chi sau này [8, 12, 16].
100 năm sau (1881) nhà nấm học người Phần Lan - Karste đã tách từ họ
Nấm Lỗ Polyporaceae ra một nhóm đặc biệt, xây dựng nên chi mới độc lập là
Ganoderma Karst.. Chi này có cấu trúc bào tử đảm đặc trưng hình trứng cụt, có
lớp vỏ kép, bề mặt sần sùi mụn cóc. [12, 13, 16].
Song song với chi Ganoderma Karst., vào năm 1905, Murill lại phát hiện
ra một nhóm nấm Polypore nữa và ông đề nghị xác lập một chi mới nữa độc
lập là Amauroderma Murr.. Các loài của chi này cũng có độ đồng nhất cao
trong cấu trúc bào tử đảm tương tự như các loài của chi Ganoderma Karst.,
duy chỉ có lỗ nảy mầm đã tiến hoá rõ rệt, khó nhận ra [12,16].
Sau này, nhà nấm học người Hà Lan - Donk - đã nghiên cứu tỉ mỉ quá
trình phân hoá của hai loài Ganoderma Karst. và Amauroderma Murr. và thấy
được mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng về cấu trúc bào tử đảm. Chính vì vậy
đến năm 1948, ông quyết định xây dựng họ Linh chi Ganodermataceae Donk
tách ra từ họ nấm Lỗ (Polyporaceae) với hai chi lổn là Ganoderma Karst. và

Amauroderma Murr. [12].
Tuy nhiên, với việc sử dụng kính hiển vi điện tử quét, vào những năm đầu
của thập niên 70, Steyaert đã xác lập thêm 2 chi nữa là Humphreya Stey. và

3


Haddowia Stey. làm phong phú thêm hệ thống phân loại của họ Linh chi. Hai
chi này có cấu trúc vỏ ngoài của bào tử đảm rất đặc biệt so với Ganoderma
Karst. và Amauroderma Murr.. Lớp vỏ bào tử của Humphreya Stey. kết dày
kiểu ô lưới đa tạp, còn ở Haddowia Stey. lại có cấu trúc hình quả cam tẽ múi
[12, 16].
Cũng vào những năm đó (1971) Ainsvvorth G. c dựa vào đặc điểm hình
thái thể quả, cấu trúc bào tử đảm, đã đưa ra hệ thống phân loại một cách hoàn
chỉnh. Cho đến nay hệ thống phân loại này đã và đang được nhiều nhà khoa
học trên thế giói sử dụng [15]. Chính vì vậy, nấm Linh chi (Ganoderma
lucidum (Lyess. ex Fr.) Karst.) thuộc chi Linh chi (Ganoderma); Họ Linh chi
(Ganodermataceae)',

Bộ

nấm

(Aphyllophorales);

Lỗ

Lớp

nấm


đảm

Basidiomycetesy, Ngành nấm đảm (Basidiomycotina) và thuộc Giới nấm
(Mycetaỉia).
Ở Việt Nam, nấm Linh chi phân bố chủ yếu ở miền Bắc nước ta đặc biệt
là những nơi có rừng Lim xanh [16]. Ngoài ra còn có ở một số vùng của miền
Nam. Các mẫu đều được sưu tầm từ tháng 3 đến tháng 12 ở miền Bắc và vào
mùa mưa ở miền Nam. Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học trong
nước như Trần Văn Mão, Trịnh Tam Kiệt, Đàm Nhận, Phạm Quang Thu, Lê
Xuân Thám... đã phát hiện được trên 40 loài Linh chi ở lãnh thổ nước ta trong
đó chiếm ưu thế và thường gặp nhất là nấm Linh chi (Ganoderma lucidum
(Lyess. ex Fr.) Karst.).
1.2. Đặc điểm hình thái cơ bản của họ Ganodermataceae Donk
Nấm Linh chi là một loài thực vật bậc thấp thuộc ngành Nấm
(Basidiomycotina) nên có đặc điểm chung của ngành là được cấu tạo bởi các
tế bào có nhân thật không có diệp lục, nhận thức ăn từ môi trường bên ngoài
bằng cách hấp thu (sống dị dưỡng) [1]. Ngoài ra còn có các đặc điểm riêng:

4


+ Sợi nấm gồm nhiều đoạn ngăn cách với nhau bởi các vách ngang. Mỗi
đoạn được coi như một tế bào có một hay nhiều nhân. Trên các vách ngang
đó có lề nhỏ, từ đó chất nguyên sinh và cả nhân có thể đi qua [11].
+ Cuống thể quả biến dị lớn: Các loại đa niên thường không cuống còn
các loài có cuống thì rất phong phú: Từ loài có cuống rất ngắn (0,5 cm), rất
mảnh (0,2 cm) cho đến dài cỡ hàng 5-10 cm hoặc rất dài (20-25 cm), to và mập
(đường kính có thể tói 3,3 cm) [11, 13]. Cuống nấm có thể phân nhánh hoặc
không, màu sắc thay đổi khác nhau tuỳ từng loài. Cuống thường đính bên, đôi

khi đính gần tâm do quá trình liên tán mà thành [14].
+ Mũ nấm: Dạng thận, gần tròn đôi khi xoè thành hình quạt hoặc ít nhiều
dị dạng. Trên mặt mũ có vân gợn đồng tâm và có tia rãnh phóng xạ, màu sắc
từ vàng nâu - vàng cam - đỏ nâu - đỏ tím - nâu đen, nhẵn, bóng, láng như
vecni, sẫm màu dần khi già. Lớp vỏ láng phủ suốt trên mặt mũ và chạy dài
theo cuống nấm. Kích thước tán biến động từ 2-30 cm, dày 0,8-2,5 cm tuỳ
từng loài. Phần đính với cuống hoặc gồ lên hoặc lõm xuống [7, 10,12,14, 16].
+ Thịt nấm dày từ 0,4-1,8 cm màu vàng kem - nâu nhạt - trắng. Nấm
mềm dai khi tươi, khi khô chắc, cứng và nhẹ. Hệ sợi có đầu tận cùng phình
hình chuỳ, màng rất dày, đan kết vào nhau tạo thành lớp vỏ láng phủ trên mặt
mũ [12, 16].
+ Bào tầng là một lớp ống dày từ 0,2-1,7 cm, gồm các ống nhỏ thẳng,
miệng tròn, trắng - vàng ánh xanh [8, 12].
+ Đảm đơn bào mang 4 bào tử đảm hình trứng - trứng cụt [16].
+ Bào tử đảm có cấu trúc vỏ kép, màu vàng mật ong sáng, ở giữa tụ dạng
giọt dầu, kích thước (5-6) X (8,5-12) I^m. v ỏ bào tử khá dày cỡ 0,7-1,2 |dm, có
cấu trúc phức tạp: Màng ngoài trong suốt, màng trong sần sùi mụn cóc, gai
nhọn - gò trống [5, 12, 15, 22]. Đặc biệt, dù hình thái bên ngoài của nấm biến

5


đổi rất đa dạng, song về cấu tạo của bào tử đảm thì có độ ổn định rất cao, dù
là chủng nuôi trồng ở Nhật Bản, Trung Quốc hay chủng Lim Hà Bắc, Đà Lạt
[ 10, 11, 12].

Các bào tử đảm đơn bào, trong điều kiện thuận lợi, nảy mầm tạo ra hệ sợi
sơ cấp rồi qua một loạt sự phát triển tạo tán nấm. Tán nấm hình thành bào
tầng rồi lại phát tán bào tử đảm tạo thành chu trình sống của nấm Linh chi [5,
7, 11]. Chu trình sống này tương tự như chu trình sống của những nấm đảm

khác [12, 18].
Hình 1 : Chu trình sống của nấm Linh chi

Nấm Linh chi có thể mọc trên cây gỗ (thường là thuộc bộ Đậu Fabales)
sống hay đã chết. Thể quả gặp rộ vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), có
thể mọc trên thân cây, quanh gốc cây hoặc từ các rễ cây, thích hợp với
6


bóng rợp, ánh sáng khuyếch tán nhẹ với nhiệt độ ôn hoà. Nên ở các vùng núi
đồi cao trên 1000 m so với mực nước biển, thường có các chủng thích hợp nhiệt
độ thấp từ 21- 26° như các vùng Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo, Tây Nguyên ở nước ta

[12].
1.3. Thành phần hoá học của nấm Linh chi
Trong khi ở Tây Âu, các nhà khoa học hầu như chỉ đi sâu vào nghiên cứu
hệ thống học, điều tra cơ bản và các đặc điểm sinh học của các nấm Linh chi
thì ở các nước châu Á, các nhà khoa học lại dẫn đầu về nghiên cứu thành phần
hoá học, trồng và bào chế các loại thuốc từ nấm Linh chi. Thực tế một số tác
giả đã quan tâm phân tích thành phần cấu tạo lớp vỏ láng ở các loài
Ganoderma và Amauroderma vào những năm cuối của thập niên 20 đã phát
hiện các ergosterol và các enzym phenoloxydase, peroxydase ở G. lucidum
(Krebs. G., 1911; Subramanian s., 1961) [12].
Đặc biệt, trong khoảng 20 năm gần đây, nhiều cơ sở nghiên cứu của một
số nước đã xác định thành phần và cấu trúc hoá học của nấm Linh chi và thu
được một số kết quả sau:
- Về định tính: Trong thể quả của nấm Linh chi có polysacarid, acid
amin, họp chất steroid, saponin, protein, alcaloid, dầu béo [5]. Ngoài ra còn
có thành phần / ỉavonoid, song theo những tài liệu chúng tôi tham khảo được
thì flavonuid trong nấm Linh chi còn chưa được nghiên cứu nhiều.

- Về định lượng tổng quát, nấm Linh chi có chứa các chất sau [4]: Lignin
13 - 14%, hợp chất có nitơ 1,6 - 2, 1%, chất béo (kể cả dạng xà phòng hoá) 1,9
- 2%, hợp chất phenol 0,08 - 0,1% (có thể tới 0,4% trong cao), hợp chất sterol
toàn phần 0,14 - 0,16% (có thể có tới 0,52 trong cao), saponỉn toàn phần 0,3 1,23%, hàm lượng ergosterol 0,3 - 0,4%, chất khử 4 - 5 %, xeỉlulose 54 -56%,
nước 12 - 13% (trong cao mềm của Việt Nam thì tới 22,32%). Ngoài ra theo

7


những công trình nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Trung Quốc, nấm
Linh chi có chứa hàm lượng germanium cao hơn hàm lượng germanium trong
Nhân sâm từ 5 đến 8 lần [5].
Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và bằng các phương pháp
hiện đại: Phổ hồng ngoại (IR), phổ tử ngoại (UV),... sắc ký khí - Khối phổ
liên hợp (GS - MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (đánh dấu với H3 và c 13)
(NMR) và đặc biệt là kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp (HPLC) và phổ kế plasma
(ICP) từ những năm 1980 đến nay, người ta đã xác định chính xác rất nhiều
thành phần hoá học trong nấm Linh chi [12]. Có thể khái quát trong bảng sau:
B ảng 1 : Thành phần hoá học nấm Linh chi
H oạt chất

Nhóm

Lingzhi - 8

Protein

Ganodosteron

Steroid


Lanosporeric acid A

Steroid

Lanosterol II, III, IV

Steroid

Ganoderan A, B, c

Polysaccharid

ị3 - D - glucan

Polysaccharid

BN - 3B: 1,2,3,4

Polysaccharid

D-6

Polysaccharid

Ganoderic acid A,

Triterpenoid

B, D,F, H, K, Y, R,s

Ganodermadiol

Triterpenoid

Ganodermic acid Mf

Triterpenoid

Lucidon A

Triterpenoid

Lucidenol

Triterpenoid

Ganosporelacton A, B

Triterpenoid

8


Điều đáng lun ý là các nhóm hoạt chất chính này gặp khá phổ biến ở các
loài Ganodema Karst. và ở cả các loài Amauroderma Murr. như luận điểm về
tính thống nhất của họ Ganodermataceae Donk về phương diện hoá sinh học
(Lê Xuân Thám, Đàm Nhận, 1994) [11]. Đáng lưu ý nữa là các nhóm hoạt
chất này cũng gặp phổ biến trong cấu trúc (màng bào tử, bào tử đảm, hệ sợi)
của nấm tự nhiên và nuôi trồng.
Trong số các nhóm hoạt chất đó, nhóm có bản chất Proteỉn nổi bật nhất

là Lin%zhi - 8 do các nhà khoa học Nhật Bản (Kino K.et al.19'89 - 1991) tìm ra
đã được chứng minh là một tác nhân chống dị ứng phổ rộng và điều hoà miễn
dịch rất hữu hiệu [12].
Nhóm Nucleosid có các dẫn xuất của Adenosin vói tác dụng thư giãn cơ,
giảm đau và ức chế sự kết dính tiểu cầu [12, 16].
Nhóm Aỉcaloid có hàm lượng rất đáng kể trong thể quả của G.lucidum.
Alcaloid và Glucosid'. 1,82 - 3,06% [16].
Nhóm Steroid rất phong phú ở nấm Linh chi với tác dụng chủ đạo ức chế
sinh tổng hợp cholesterol. Đặc biệt từ bào tử đảm ngoài 2 lacton A và B còn 5
sterol đã được xác định chính xác công thức phân tử [12].
Nhóm Polysaccharid cũng rất phong phú ở nấm Linh chi và có hoạt tính
cao. Tăng tính miễn dịch, hạ đường huyết.[12]
Bên cạnh đó, các tài liệu tham khảo cho thấy nhiều acid béo tạo nên
thành tố chính của nấm Linh chi đã được định danh. Những acid này có đặc
tính bảo vệ hồng cầu và ngừa được ung loét [3].
Đa dạng nhất và tác dụng dược lý mạnh là nhóm Saponine - trierpenoid.
Trong nhóm này, người ta đã chứng minh được tác dụng giảm đau đến 37,9%
trên chuột thực nghiệm của các acid ganoderic A, B, c và H [23]. Mặt khác,
các kết quả nghiên cứu cho thấy từng Trierpenoỉd tinh khiết riêng rẽ thể hiện

9


hoạt lực thấp hơn khi dùng các phân đoạn tách chưa tinh chế, nghĩa là tổ hợp
các đồng phân của chúng có hiệu quả hơn. Do vậy, ngưòi ta thường dùng dịch
chiết toàn phần từ nấm Linh chi [6, 24].
1.4. Tác dụng trị liệu cơ bản của nấm Linh chi
Theo kinh nghiệm truyền thống của người phương Đông, các tác dụng
chi tiết, cụ thể của nấm Linh chi được tập hợp vào những mặt tác dụng sau
đây : Kiện não, bảo can, cường tâm, kiện vị, giải cảm, trường sinh [16].

Năm 1988, tại Nhật Bản đã có 300 bệnh nhân bị nhược cơ được điều trị
thành công bằng dịch chiết từ nấm Linh chi trên nguyên tắc điều hoà miễn dịch
[12, 16].
- Đối với bệnh về hệ tim mạch: Kết quả thông báo mói đây của Wangchi
và cộng sự năm 1994 có trên 35 bệnh nhân bị bệnh mạch vành tỏ ra triển vọng
với tỷ lệ tiến triển tốt trên 85,7%. Hàng loạt các hoạt chất của nấm Linh chi đã
chứng tỏ có tác dụng kìm hãm sinh tổng hợp cholesterol. Thực nghiệm ở Việt
Nam trên chuột cho thấy hiệu quả giảm tói 50% lượng cholesterol khi áp dụng
liều lượng 0,4g dược liệu trên một kilôgam thể trọng trong 30 ngày (Bùi Chí
Hiếu và cộng sự năm 1993).
Hiệu quả kìm hãm quá trình kết tụ tiểu cầu bởi dịch chiết nước của nấm
Linh chi được chứng minh rõ bằng invitro bởi nhiều công trình nghiên cứu.
Đến năm 1990 lại được một số các nhà khoa học Nhật Bản thử nghiêm với 33
bệnh nhân xơ cứng động mạch và cho kết quả khả quan.[12, 13,16]
- Đối với bệnh đái tháo đường ở người có tuổi, nấm Linh chi giúp ổn
định đường huyết. Đây là một hướng nghiên cứu rất cần được phát triển đặc
biệt khi tỷ lệ bệnh tiểu đường so với các bệnh khác ngày càng tăng cao trong
những thập niên trở lại đây [16].

10


- Bệnh gan và tiết niệu cũng được điều trị bằng chế phẩm từ nấm Linh
chi[16].
- Đối với bệnh về hô hấp: Nấm Linh chi đem lại kết quả tốt trong điều trị
viêm phế quản dị ứng cho gần 80% các trường hợp [7, 16]. Ngoài ra, dịch
chiết nước của nấm Linh chi còn được chứng minh làm giảm mệt mỏi trong
điều kiện thiếu oxy [25].
- Về khả năng chống oxy hoá của nấm Linh chi, ngay từ thập niên 80, ở
Trung Quốc các nhà khoa học đã chứng minh khả năng khử gốc tự do của

hydroxyl với đặc tính antioxydant, chống lão hoá của G. lucidum [4]. ở Việt
Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang Thường và cộng sự - Trường Đại học Dược Hà
Nội đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng nấm Linh chi có chứa các hoạt
chất chống oxy hoá, chúng có khả năng ức chế quá trình oxy hoá ở chuột
khi gây stress ở nhiệt độ cao, đã làm giảm 25,5% lượng MDA ở não chuột
(P < 0,01). Đây chính là cơ sở để khẳng định giá trị của nấm Linh chi - vị
thuốc trường sinh đối với bệnh của người già và kéo dài tuổi thọ [21].
Hiệu quả chống ưng thư của nấm Linh chi đã được chứng minh từ lâu,
với các bệnh nhân ưng thư phổi, ưng thư vú và ưng thư dạ dày... được điều trị
bằng các phương pháp xạ trị, hoá trị và giải phẫu được kết hợp với trị liệu
nấm. Những bệnh nhân này thòi gian sống kéo dài, tỷ lệ người sống trên 5
năm cao hơn nhóm không sử dụng nấm. Hiệu quả chống ưng thư cũng thể
hiện rõ với các tế bào ưng thư khoang miệng, ưng thư gan, đặc biệt kết hợp với
taxol từ cây Thông đỏ [16].

11


Phần II

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1. Nguyên liệu
- Nấm Linh chi Ganoderma lucidum (Leyss. ex Fr.) Karst. trồng ở Đà Lạt.
- Nấm Linh chi hoang dại thu hái được ở miền Bắc Việt Nam.
- Nấm Linh chi Trung Quốc và Hàn Quốc mua tại phố Lãn Ông, Hà Nội.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật
* Quan sát mô tả hình thái nấm Linh chi nuôi trồng, so sánh với hình thái
của nấm Linh chi hoang dại, nấm Linh chi Trung Quốc, Hàn Quốc theo
phương pháp ghi trong tài liệu Thực tập Thực vật [20] và Thực tập Dược liệu

[19].
* Quan sát và so sánh cấu tạo bào tử đảm của các mẫu nấm trên kính
hiển vi.
2.2.2. Nghiên cứu về thành phần hoá học của nấm Lỉnh chi trồng ở
Việt Nam
* Định tính các nhóm chất bằng các phản ứng hoá học theo phương pháp
của các tài liệu [2], [4], [19].
* Xây dựng sơ đồ chiết xuất các hợp chất theo phương pháp của các tài
liệu [2], [4], [19].
* Phân lập một số chất trong thành phần hoá học của nấm Linh chi trồng
ở Việt Nam bằng sắc ký cột với chất nhồi cột là Silicagen sắc ký cột, kích
thước hạt từ 60 - 200 |Lim của hãng Mecrk.

12


* Phổ tử ngoại đo trên máy VARIAN 1E - CARY và phổ hồng ngoại đo
trên máy FT - IR NEXUS 870 tại phòng Phân tích tiêu chuẩn - Viện Dược
liệu.
2.2.3. Thử tác dụng chông oxy hoá của dịch chiết nấm Linh chi
a. Xác định hoạt độ chống oxy hoá theo phương pháp Blagodorop
* Nguyên tắc của phương pháp:
Tiến hành peroxy hoá acid béo chưa no (Tween 80) ở một nhiệt độ nhất
định. Sau một khoảng thời gian, phản ứng tạo ra MDA (Malonyl dialdehyd).
MDA phản ứng với acid Thiobacbituric tạo ra hợp chất trimethin màu hồng.
Đo cường độ màu của dung dịch sau phản ứng ở bước sóng X = 532 nm. Hoạt
độ chống oxy hoá được tính bằng phần trăm (%) MDA bị ức chế ở mẫu thử so
với mẫu đối chứng (coi HTCO của mẫu đối chứng bằng không).
b. Nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá bảo vệ tế bào gan của dịch chiết
toàn phần nấm Linh chi theo phương pháp của Jawiga Robak và Misno

Tanaka (tại phòng Đông y thực nghiêm - Viện Y học cổ truyền).
* Nguyên tắc của phương pháp:
Đánh giá hoạt tính chống oxy hoá của chất thử (dịch chiết nước toàn
phần của nấm Linh chi) bằng khả năng ức chế quá trình peroxy hoá lipid
(POL) trên cơ chất (gan chuột) khi so sánh với quá trình POL không có mặt
chất thử ở cùng điều kiện. Thực hiện phản ứng POL trên dung dịch đồng thể
gan chuột ở những nồng độ khác nhau của chất thử. Định lượng MDA tạo
thành trên nguyên tắc cho MDA phản ứng với acid Thiobarbituric tạo hợp chất
Trimethin màu hồng, đo cường độ màu của dung dịch sau phản ứng ở bước
sóng X = 532 nm. Hoạt độ chống oxy hoá được tính bằng phần trăm (%) MDA
bị ức chế ở mẫu thử so với mẫu đối chứng (coi HTCO của mẫu đối chứng
bằng không).

13


Phần III

THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật của nấm Linh chi trồng ở Việt Nam
3.1.1. Nghiên cứu về hình thái bên ngoài:
* Khi quan sát về hình thái bên ngoài của nấm Linh chi nuôi trồng ở Việt
Nam cho thấy một số đặc điểm sau:
- Thể quả có cuống.
- Mũ nấm:
+ Màu nâu đỏ, láng bóng như vécni.
+ Khi còn non có dạng u lồi, hơi tròn, sau này phát triển thành dạng
thận hay hình quạt, kích thước mũ nấm dao động từ 6 đến 1 lcm.
+ Trên mặt mũ nấm có những vân vòng đồng tâm ít lượn sóng và có tia
rãnh phóng xạ xuất phát từ tâm.

+ Mép mũ nấm gợn sóng và hơi cong về phía trong.
+ Mũ nấm dày nhất ở phần sát vói cuống và mỏng dần về phía mép,
trung bình từ 0,6 cm đến 1,3 cm. Mặt dưới của mũ nấm có màu trắng vàng.
- Cuống nấm:
+ Dài từ 6 đến 10 cm, hình trụ hoi dẹt, đường kính từ 1,5 cm đến 2,0 cm.
+ Cuống đính bên và thường đính vào phần lõm của mũ nấm.
+ Cuống có màu nâu đỏ, láng và đậm hơn màu của mũ nấm.
+ Cuống có thể phân thành 2 hoặc 3 nhánh tuỳ thuộc vào số lượng mũ
nấm.
* Cắt dọc mũ nấm quan sát thấy:

14


- Thịt nấm: Màu vàng kem, dày từ 0,2 cm đến 0,6 cm gồm rất nhiều sợi
nấm đan kết vào nhau tạo thành màng dầy, đai và nhẹ (ảnh 4).
- Bào tầng: Màu nâu nhạt, dày từ 0,4 cm đến 1,0 cm, cấu tạo bởi các ống
nhỏ, hình trụ xếp khít nhau tạo thành một khối vững chắc. Có khoảng 4 đến 5
ống trên lm m 2 bề rộng bào tầng (ảnh 4).
3.1.2. Quan sát bào tử đảm:
* Quan sát bào tử đảm của nấm dưới kính hiển vi thu được kết quả sau
- Bào tử đảm màu nâu sẫm, hình trứng, lõm một đầu, ở giữa có dạng giọt
dầu lớn.
- Bào tử đảm được cấu tạo bởi hai lớp màng: Lớp màng ngoài trong suốt
không màu; Lớp màng trong mầu sẫm, gồ ghề có các ụ nhỏ nổi sát ra màng
ngoài (ảnh 5a).
3.1.3. So sánh với nấm Linh chi hoang dại, Trung Quốc, Hàn Quốc:
* Khi so sánh hình thái bên ngoài và cấu tạo bào tử của nấm Linh chi
nuôi trồng ở Việt Nam với nấm Linh chi hoang dại, Trung Quốc, Hàn Quốc,
chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.

Bảng 2: So sánh hình thái bên ngoài và cấu tạo bào tử đảm của nấm Linh chi
nuôi trồnẹ ở Việt Nam với nấm Linh chi hoang dại, Hàn Quốc, Trung Quốc
Đặc điểm

Linh chi trồng
ở Việt Nam

Linh chi
VN hoang dại

Linh chỉ
Trung Quốc

Linh chi
Hàn Quốc

* Mũ nấm :
- Hình dạng

- Kích thước

Dạng thận, quạt Dạng thận

Dạng thận

Hầu như tròn

hay gần tròn

hay gần tròn


hay gần tròn

hay dạng thận

6 - llcm

10 - 15cm

13 - 18cm

15 - 25cm

Dày 0,6- l,3cm Dày 0,8-1,2cm

15

Dày l,5-2,0cm Dày 1,8 -2,5cm


- Màu sắc

- Đặc điểm

Nâu đỏ

Nâu đen

Nâu đỏ


Vàng nâu

Mặt dưới vàng

Mặt dưới trắng

Mặt dưới vàng Mặt dưới vàng

kem

đục

Có vân tròn,

Có vân tròn

Có vân tròn

Mũ nấm có

mép lượn sóng

và các nếp nhăn

nhăn nheo

vòng đổng tâm

lưu huỳnh


*Cuống nấm:
6 - lOcm

15 - 25 cm

10 - 15cm

8 — 15cm

- Màu sắc

Nâu đỏ

Nâu đen

Nâu đỏ

Vàng nâu

- Đặc điểm

Đính bên, có thể

Đính bên,

Đính bên,

Đính bên, đôi

- Kính thước


không phân nhánh, hình trụ tròn

khi đính tâm,

hay hơi dẹt

hình trụ tròn

hình trụ tròn

Hình trứng

Hình trứng

Hình trứng

Hình trứng

Màu nâu

Màu nâu

Màu nâu

Màu nâu

phân nhánh,
hơi dẹt
* Bào tử đảm

- Hình dạng
- Màu sắc
- Đặc điểm

2 lớp màng, màng ngoài không màu, màng trong dẩy,màu nâu sẫm,
ở giữa có hình giọt dầu

Nhân xéli
Dựa vào bảng phân tích như trên, chúng tôi thấy rằng về hình thái bên
ngoài các loại nấm trên có một số điểm khác nhau (hình thái thể quả (ảnh
1,2,3), cuống nấm (ảnh 1,2)), nhưng về cấu tạo bào tử đảm thì không có sự
khác biệt rõ rệt (ảnh 5).

16


Ảnh 1: Nấm Linh chi trồng ở Việt Nam
Ảnh 2: Nấm Linh chi hoang dại

Ảnh 3: Nấm Linh chi nhập nội (a), (b) Linh
chi Trung Quốc; (c), (d) Linh chi Hàn Quốc

,
Anh

Các lát cắt nấm Linh chi

0 ,0 Im m

Ảnh 5: Bào tử đảm nấm Linh chi

(a) Bào tử đảm nấm Linh chi trổng ở Việt Nam; (b) Bào tử đảm nấm Linh chi


3.2. Nghiên cứu vê thành phần hoá học của nấm Linh chi trồng ở Việt Nam
3.2.1. Dùng các phản ứng hoá học xác định sơ bộ các nhóm chất chính
Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất trong nấm Lỉnh chi
STT

Alcaloid

1.

Saponin

2.

Flavonoid

3.

Phản ứng

Tên nhóm chất

Tạo tủa với thuốc thử chung:
T.T Mayer
T.T Dragendoff
T.T Buchardat


Kết quả
+
+
+

Phản ứng Cyanidin
Phản ứng với kiềm
Phản ứng với FeCl3 5%

+
+
+
+
+
+

Quan sát hiện tượng tạo bọt
Phản ứng Sankowski
Phản ứng Rozentalơ

Kết luận







4.


Anthraglycosid

Phản ứng Bortraeger
Vi thăng hoa

-

Không

5.

Acid amin

Phản ứng Ninhydril

+



6.

Glycosid tim

Phản ứng Legal
Phản ứng Keder
Phản ứng Baljet

-

Không


Phản ứng đóng mở vòng lacton
Phản ứng Diazo hoá
Vi thăng hoa

-

Không

Coumarin

' 7.

8.

Sterol

Phản ứng Liberman
Phản ứng Roseheim

+
+



9.

Polysaccharid

Phản ứng với Iod


+



*

Nhân xét: Kết quả ở bảng 3 cho thấy trong thành phần của nấm Linh

chi có một số nhóm chất chính: Saponin, Flavonoid, Sterol, Alcaloid,
Polysaccharid, Acid amin.

18


3.2.2. Sơ đồ chiết xuất các hợp chất trong nấm Linh chi
Từ kết quả định tính ở phần 3.2.1, chúng tôi xây dựng sơ đồ quy trình
chiết xuất một số nhóm chất trong nấm Linh chi như sau:

19


×