Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Bài giảng cao học quyền và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.24 KB, 30 trang )

Bài 1: Quyền và Môi trường


Nguyên tắc chung của chính sách môi trường
1. Nguyên tắc phát triển bền vững
2. Nguyên tắc phòng ngừa
3. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
4. Nguyên tắc xử lý chất thải tại nguồn
5. Quyền môi trường trong hiến pháp
6. Bản chất kinh tế của các nguyên tắc môi
trường
7. Kết luận


Nguyên tắc phát triển bền vững(1)
Định nghĩa phát triển bền vững là “phát triển
đáp ứng những nhu cầu hiện tại nhưng không
ảnh hưởng, gây tổn hại đến những khả năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”
Thông qua kinh tế học bền vững: Một phát
triển bền vững sẽ đảm bảo đủ cho tất cả con
người sống hiện nay và các thế hệ tương lai
đầy đủ các chuẩn mực về sinh thái, kinh tế văn
hóa-xã hội trong giới hạn chịu đựng của thiên
nhiên và như vậy thực thi nguyên tắc công
bằng nội và ngoại thế hệ.


Nguyên tắc phát triển bền vững (2)
Giải thích định nghĩa
Thứ nhất là cơ sở đạo đức:


. Nguyên tắc công bằng ngoại thế hệ
. Công bằng nội thế hệ
. Giá trị cơ bản về trách nhiệm
Thứ hai là yêu cầu về một nền dân chủ bền vững:
Một sự phát triển bền vững sẽ tạo ra mức cao đâỳ đủ về
kinh tế sinh thái và văn hóa-xã hội đảm bảo chất lượng
cuộc sống cho tất cả mọi người hiên đang sống và thế
hệ tương lai


Nguyên tắc phát triển bền vững (3)
Nguyên tắc này nhằm mục tiêu tăng trưởng
kinh tế trong phạm vi những hạn chế của các
nguồn tài nguyên bền vững cho tương lai.
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu và nó phải
được thực hiện trong một thị trường chung tự
do với tỷ lệ việc làm cao, với mức độ bảo vệ
và cải thiện chất lượng môi trường cao.


Nguyên tắc phòng ngừa (1)
Nguyên tắc này đòi hỏi một hoạt động phải được thực hiện để
ngăn chặn, hoặc kiểm soát những hành vi và hiện tượng có thể gây
tổn hại cho môi trường ở giai đoạn sớm.
Nguyên tắc này không ràng buộc pháp lý, nhưng chức năng như
một hướng dẫn chính sách chung.
Một tổn thất có thể được ngăn chặn với chi phí thấp hơn nhiều so
với sự mất mát của tổn thất đó.
Do vậy “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là một quy luật kinh tế.
Tuy nhiên xét về mặt kinh tế, công tác phòng ngừa không phải

luôn luôn thích hợp hơn. Các biện pháp phòng ngừa mở rộng có
thể tốn kém hơn giá trị những thiệt hại đã được ngăn ngừa. Nếu
các biện pháp dự phòng có thể được thực hiện trong một khu vực
nhất định, các chi phí về mặt vật chất, tài nguyên con người và
môi trường có thể vượt quá những lợi ích mang lại.


Nguyên tắc phòng ngừa (2)
Một nguyên tắc cơ bản trong kinh tế đó là lợi ích và
chi phí nên được so sánh và cân bằng ở cận biên.
VD: Một công ty tối đa hoá lợi nhuận sẽ thực hiện công
tác phòng ngừa miễn là các chi phí cận biên nhỏ hơn
những lợi ích cận biên và chính quyền thực hiện đầu
tư dựa trên tính toán chi phí - lợi ích có thể thực hiện
một cân bằng tương tự trên một cộng đồng hay trên
một cấp độ xã hội.


Nguyên tắc phòng ngừa (3)
• Liên kết các nguyên tắc ngăn ngừa với các nguyên tắc dự
phòng
• Nguyên tắc ngăn ngừa đi một bước xa hơn nguyên tắc
dự phòng, vì nguyên tắc ngăn ngừa cho rằng cần phải
hành động như một sự ngăn chặn, nghĩa là không nên
đợi đến khi đã có bằng chứng khoa học không thể bàn
cãi về mối quan hệ nhân quả giữa một hoạt động cụ thể
và thiệt hại về môi trường
VD: Theo pháp luật môi trường quốc tế này, chúng ta cần
là phải có hành động hợp pháp để ngăn chặn các vấn đề
đe doạ môi trường như thủng tầng ôzôn và biến đổi khí

hậu, ngay cả khi không có sự chắc chắn mang tính khoa
học


Nguyên tắc phòng ngừa (4)
Tính lạc quan công nghiệp: Đó là một ngành công nghiệp gây ô
nhiễm nên được phép tiếp tục hoạt động trong trường hợp không
chắc chắn chiếm ưu thế .
Tính lạc quan công nghiệp từng là thái độ chiếm ưu thế ở nhiều
nước trong thế kỷ XX. Niềm tin rằng lợi ích thông thường phải
vượt hơn tác hại tiềm tàng của ngành công nghiệp đã được củng
cố.
Tính lạc quan công nghiệp đã mất vị trí thống trị, nhưng vẫn còn
quan trọng. Vì: hoạt động công nghiệp liên tục diễn ra với niềm
tin rằng, lợi ích lớn hơn chi phí.
Mặt khác, sự cấm đoán và khống chế về chất độc hại, công nghệ
sản xuất quá lỗi thời, v.v... cũng thường xuyên xảy ra.
Do đó, nguyên tắc ngăn ngừa thường được sử dụng trong luật môi
trường của các quốc gia trong quá trình thiết lập tiêu chuẩn.
Điều này thường dẫn đến áp đặt các tiêu chuẩn xả thải chặt chẽ
hơn để ngăn ngừa những rủi ro môi trường nhất định, ngay cả khi
tác động là không chắc chắn.


Nguyên tắc phòng ngừa (5)

Nguyên tắc phòng ngừa buộc các chính quyền
và ngành công nghiệp đầu tư vào các biện
pháp khi có sự không chắc chắn khoa học đã
khiến nhiều nhà công nghiệp và kinh tế nghi

ngờ: có thể thực hiện các biện pháp phòng
ngừa quá tốn kém mà không chắc chắn hiệu
quả của nó mang lại (về môi trường, sử dụng
nguồn lực)
Vấn đề ở đây là sự không đối xứng về thông
tin theo thời gian; có nghĩa là, các chi phí của
phòng chống và phòng ngừa hiện nay là có sẵn
và có thể tính toán được, trong khi những lợi
ích và chi phí cho môi trường trong tương lai
có thể rất nhiều và khó ước tính.


Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền (1)
Chính sách cộng đồng về môi trường phải dựa trên nguyên tắc “người gây ô
nhiễm trả tiền” Polluter Pays Principle (PPP)
Nội dung của nguyên tắc này là những người làm điều sai trái là người phải chịu
trách nhiệm và chi trả chi phí làm tổn hại môi trường.
Trong kinh tế học, nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền được thiết lập tốt,
nhưng cũng vẫn bị nghi vấn. Kinh tế học của nguyên tắc người gây ô nhiễm trả
tiền được thể hiện trong nghiên cứu của Pigou (1920)
- Các chi phí cơ hội bao gồm những nguồn lực cần thiết để sản xuất hàng hoá
và dịch vụ trên thị trường được giá cả phản ánh cho cả người bán và người
mua.
- Các thành phần trong các thị trường được chỉ dẫn và thông qua giá cả để họ
phối hợp đưa ra các quyết định.
- Tuy nhiên, sự chính xác về thông tin giá cả phụ thuộc vào giả định rằng tất
cả những gì bị ảnh hưởng đều có trong thương mại và chấp nhận các điều
khoản.
- Nếu giá cả không bao gồm phần đền bù cho tất cả các bên có liên quan thì
đó là một thiếu sót, hoặc thiếu sự nội hoá chi phí hay lợi ích, có nghĩa là,

một tác động ngoại lai trong nền kinh tế.


Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền (2)
- Các khoản phí cho các hoạt động gây độc hại đối với môi trường,
nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền thông qua phí, ví dụ, xe hơi,
đồ uống có cồn và năng lượng.
- Định lý Coase: việc phân phối các quyền - ở đây quyền gây ô
nhiễm mà không có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân, hoặc
quyền của nạn nhân được bồi thường do ô nhiễm (PPP)
- Trường hợp nếu nạn nhân trả tiền cho những người làm sai trái để
họ không gây ô nhiễm thì gọi là nguyên tắc nạn nhân trả tiền
(VPP).
- Định lý này đề cập tới tình huống khi có hai hoặc nhiều bên có
khả năng mua bán mà không có bất kỳ chi phí giao dịch nào, tức
chi phí tìm kiếm, mặc cả, ký hợp đồng và thực thi thoả thuận.
- Các bên có chung mối quan tâm vào tối đa hoá giá trị chung của
thương mại, tức là hiệu quả. Một khi tối đa hoá được lợi ích
chung, họ sẽ có lợi ích cá nhân.


Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền (3)
Hộp 2.4. ĐỊNH LÝ COASE: THÍ DỤ VỀ THIẾT BỊ LỌC
Giả định rằng một nhà máy thải ra khói và có ba người sống gần
đó, mỗi người đòi được bồi thường 200$ vì khói gây tổn hại đến
sức khoẻ của họ, khói thải ra chỉ ảnh hưởng đến ba nạn nhân, bỏ
qua thực tế rằng khói thải làm hại môi trường.
Các nạn nhân không có cách nào ngăn ngừa sự tổn hại đến sức
khoẻ của họ.
Nhà máy bằng cách lắp đặt một thiết bị lọc với chi phí 300$, để

loại bỏ tất cả các khí thải
Kết quả tối ưu xã hội đòi hỏi là gì: có lắp đặt thiết bị lọc hay
không?
Có thể tránh được mức chi phí 600$ (3 nạn nhân, mỗi người đòi
được bồi thường 200$) bằng cách đầu tư chỉ 300$, giải pháp tối
ưu rõ ràng là lắp đặt thiết bị lọc.
Có thể di dời nhà máy sản xuất hoặc di dời các nạn nhân, nhưng
chúng ta giả định rằng các chi phí thực chất là cao hơn chi phí
lắp đặt thiết bị lọc là 300$.


Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền (4)

Hộp 2.4. ĐỊNH LÝ COASE: THÍ DỤ VỀ THIẾT BỊ LỌC
Bằng cách lắp đặt thiết bị lọc chi phí 300$, nhà máy có
thể tránh được việc phải trả tiền bồi thường cho nạn nhân
(600$). Theo cơ chế pháp lý này, gọi là cơ chế PPP, kết
quả đem lại sẽ là tối ưu.
Nếu nhà máy không chịu trách nhiệm và nạn nhân tự
chịu thiệt hại theo cơ chế “quyền gây ô nhiễm” hay
nguyên tắc nạn nhân trả tiền (VPP)
Giả thiết không có chi phí giao dịch, các nạn nhân sẽ tụ
tập lại với nhau và cùng thương lượng với nhà máy để
thuyết phục nhà máy lắp đặt thiết bị lọc.
Bằng cách trả tiền thiết bị lọc cho nhà máy, các nạn nhân
vẫn có lợi hơn vì tổng chi phí của các thiệt hại cao hơn
đáng kể so với chi phí của thiết bị lọc.
Do đó, trong cả hai trường hợp, nguyên tắc PPP hay
VPP, kết quả đem lại vẫn có hiệu quả.



Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền (5)
Nhận xét:
1. Giá mà nạn nhân trả cho nhà máy trong cơ chế VPP là không rõ ràng, tuỳ thuộc
vào sức mạnh thương lượng, nhà máy cũng có thể đòi hỏi được nhiều hơn 300$
cho việc lắp đặt thiết bị lọc. Các nạn nhân có thể phải trả tới (hầu như) 600$ cho
thiết bị lọc nếu nhà máy mặc cả đến giá đó mới đồng ý. Khi đó, lợi ích của việc
lắp đặt là thuộc về nhà máy.
2. Hỗn hợp quy tắc PPP và VPP chiếm ưu thế nếu quyền được bồi thường chỉ
được trao cho một trong ba nạn nhân. Trong trường hợp này, kết quả đem lại
cũng vẫn hiệu quả. Giả định rằng chỉ có một nạn nhân A có quyền được bồi
thường. Thoạt nhìn, nó có vẻ tốt hơn cho bên gây ô nhiễm chỉ phải trả 200$
thay vì lắp đặt thiết bị lọc. Tuy nhiên, nạn nhân B và C, mỗi người sẵn sàng trả
200$ cho bên gây ô nhiễm để lắp đặt bộ lọc. Phần thanh toán của họ cho người
gây ô nhiễm này, cộng với tiền bồi thường đã trừ đi cho nạn nhân người A, làm
cho bên gây ô nhiễm càng có lợi nhuận kinh tế khi lắp đặt thiết bị lọc.
3. Kết luận chung có thể được rút ra từ ví dụ này là khi có vài bên liên quan,
quyền gây ô nhiễm hoặc quyền được bồi thường có thể được đặt vào bất kỳ bên
nào với kết quả như nhau, với điều kiện chi phí giao dịch là không đáng kể.


Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền (6)

Các nhà kinh tế học kế tiếp Pigou (1951) biện hộ rằng,
các ngoại ứng như ô nhiễm môi trường nên áp một loại
thuế hoặc phí phạt vào hoạt động gây ô nhiễm.
Một mức phí bằng với chi phí do khói từ các nhà máy
gây ra, $600, sẽ tạo ra một động lực để giảm thiểu ô
nhiễm bằng cách lắp đặt thiết bị lọc.
Phí là một phương án lựa chọn duy nhất.

Định lý Coase phản đối phương pháp tiếp cận tập trung
vào phí và cho rằng hoặc là quy tắc PPP, hoặc quy tắc
VPP sẽ đem lại hiệu quả
Coase nhấn mạnh bản chất thuận nghịch của tác hại.
Trong trường hợp này, bản chất đó là một thực tế rằng ô
nhiễm không chỉ bị gây ra bởi nhà máy phát thải chất
gây ô nhiễm; một trong số đó có thể được xem xét
tương đương như trường hợp mà sự có mặt của các
hàng xóm làm giới hạn các quyền của nhà máy.
Do đó, sẽ có ích hơn khi xem đây như là một trường
hợp mâu thuẫn sử dụng các quyền sở hữu.


Mô hình hóa Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả
tiền
Khi hoạt động của 1 người ảnh hưởng tới phúc lợi của 1
người khác thỏa hiệp 1 dạng thỏa hiệp là đền bù.
Quyền sở hữu: ai thanh toán cho ai?
Phân tích: xét 2 tình huống quyền sở hữu. Các phần tử
phân tích:
PMC _ chi phí cận biên cá nhân; MD _ thiệt hại cận
biên, SMC _ chi phí cận biên xã hội; SMB _ lợi ích cận
biên xã hội, nhưng giả thiết chung là SMB = PMB _ lợi
ích cận biên cá nhân (tiêu dùng hàng hóa không tạo ra
ngoại ứng)
Phương trình: SMC = PMC + MD



Công ty có quyền sở hữu

Khi không có thỏa thuận, công ty sẽ chọn
mức đầu ra sao cho p = PMC, tức là = q0.
Thiệt hại cận biên của xã hội là khoảng
cách thẳng đứng giữa SMC vàSMB
Tổng thiệt hại = chi phí phúc lợi của ngoại
ứng = diện tích abc.
Hai bên có thểthương lượng với nhau để
giảm thiệt hại vàđểđầu ra hạ xuống q*.
Tuy nhiên kết quả thương lượng còn tùy
thuộc vào kỹnăng thương lượng của mỗi
bên.


-

THANH TOÁN NHỎ NHẤT MÀ
CÔNGTY CHẤP NHẬN LÀ ĐỀN BÙ
CHO LỢI NHUẬN BỊ MẤT KHI GIẢM TỪ q0
= DT acd
- LÚC ĐÓ CÔNG TY KHÔNG LỢI, KHÔNG BỊ
THIỆT HẠI GÌ
- XH ĐƯỢC GIẢM THIỆT HẠI abcd
LỢI ÍCH RÒNG CỦA XH LÀ abc.

q*

- THANH TOÁN LỚN NHẤT MÀ
XH MUỐN ĐƯA RA LÀ CẮT GIẢM
THIỆT HẠI DO TĂNG q, i.e. DT abcd
- XH KHÔNG LỢI GÌ, VÀ KHÔNG BỊ

THIỆT HẠI GÌ
- CTy MẤT KHOẢN LỢI = DT acd
LỢI NHUẬN RÒNG CỦA CTy = abc.

CÔNG TY CÓ
QUYỂN
GÂY Ô NHIỄM

VAI TRÒ CỦA
THƯƠNG LƯỢNG:
XÁC ĐỊNH RA
PHÂN CHIA
LỢI ÍCH GIỮA
CÔNG TY VÀ
HÀNG XÓM
TRONG PHẠM VI
DIỆN TÍCH abc
LÀ THU NHẬP CỦA
XÃ HỘI KHI CẮT
GIẢM ĐẦU RA


Những người hàng xóm có quyền sở hữu

Khi không thương lượng, những người
hàng xóm sẽ tránh tất cả các thiệt hại
bằng cách không cho công ty sản xuất.
Kết cục dẫn đến không hiệu quả???
Tại các mức sản lượng thấp, giá trị đơn vị
của hàng tiêu dùng > giá trị của thiệt hại

(SMB > SMC).
Thương lượng sẽ được tiến hành đểthiết
lập thỏa thuận giữa công ty vànhững
người hàng xóm.


- THANH TOÁN NHỎ NHẤT MÀ
XH CHẤP NHẬN ĐỀN BÙ DO THIỆT
HẠI CTy GÂY RA = DT adef
- HÀNG XÓM KHÔNG LỢI, KHÔNG BỊ
THIỆT HẠI GÌ
- LỢI NHUẬN CỦA CTY LÀ DT adep
LỢI NHUẬN RÒNG CỦA XH LÀ apf.

- THANH TOÁN LỚN NHẤT MÀ
CTy MUỐN ĐƯA RA LÀ LỢI NHUẬN
MÀ CTy CÓ ĐƯỢC TẠI q* = DT adep
- CTy KHÔNG LỢI GÌ, VÀ KHÔNG BỊ
THIỆT HẠI GÌ
- XH ĐƯỢC HƯỞNG LỢI ÍCH RÒNG
LÀ DT = apf.

HÀNG XÓM CÓ
QUYỂN
CẤM Ô NHIỄM

VAI TRÒ CỦA
THƯƠNG LƯỢNG:
XÁC ĐỊNH RA
PHÂN CHIA

LỢI ÍCH GIỮA
CÔNG TY VÀ
HÀNG XÓM
TRONG PHẠM VI
DIỆN TÍCH apf
= THU NHẬP CỦA
XÃ HỘI KHI TĂNG
THÊM ĐẦU RA


Định lýCoase
Vai trò của QSH đối với xã hội là hiệu quả:
Việc gán quyền sở hữu một cách rõ ràng tạo
điều kiện cho thương lượng giữa các bên có
liên quan.
Thương lượng dẫn dắt tới một kết cục hiệu quả
Pareto trong bất kỳ trường hợp gán quyền sở
hữu nào.
Các kết cục thương lượng trong các trường
hợp khác nhau của QSH đat được hiệu quả
nhưng phân phối thu nhập khác nhau.


Nguyên tắc xử lý rác thải tại nguồn (1)
Một mục đích chung trong chính sách môi trường là giảm
lượng chất thải khổng lồ tạo ra từ quá trình sản xuất, đặc biệt
là ở các nước phát triển cao về công nghệ.
Một ý tưởng cơ bản trong khía cạnh này là chất thải cần được
xử lý và nếu có thể loại bỏ tại nguồn.
Nếu không thể loại bỏ được chất thải, có thể tái chế vật liệu,

hoặc đốt. Chôn lấp và nghiền rác được xem là lựa chọn tồi tệ
nhất.
Nguyên tắc xử lý rác thải tại nguồn này dường như là công
việc quản lý nội vi, nhưng lại có những hạn chế đáng kể về
kinh tế.
Cũng như tất cả các loại hàng hoá khác, một biện pháp xử lý
chất thải hiệu quả, yêu cầu bên có lợi thế tương đối thực hiện.
Do đó, một sự thay thế hiệu quả để xử lý chất thải tại nguồn
thường là mua bán chất thải với các bên khác có thể xử lý
được nó.


Nguyên tắc xử lý rác thải tại nguồn (2)
Một lý do khác cho sự ưu tiên và bảo vệ thương mại tự do là tầm
quan trọng cơ bản của nó trong hệ thống kinh tế thị trường.
Cũng như loại các hàng hoá và dịch vụ khác, chất thải thường có thể
được giao dịch mua bán theo cách thức cùng có lợi vì có những ưu
điểm tương đối và việc tận dụng các nền kinh tế quy mô.
Ví dụ, người Pháp có thể đốt chất thải với chi phí thấp hơn so với
Hà Lan hoặc Bỉ. Thương mại chất thải từ Bỉ hoặc Hà Lan đến Pháp
trong trường hợp đó sẽ có lợi.
Thương mại như vậy là được phép theo Công ước Basel năm 1992,
quy định về vận chuyển chất thải xuyên biên giới và lệnh cấm
thương mại không áp dụng nếu chất thải được tái sử dụng hoặc tái
chế.
Tuy nhiên, có một mối nguy hiểm khi chất thải được chuyển qua
biên giới đó là việc thiếu giám sát của các cơ quan hành chính có thể
làm tăng khả năng chất thải bị mất kiểm soát và do đó xả thải bất
hợp pháp.



×