Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa Sinh - KTNN
***********
Nguyễn Thị Thùy Linh
Điều tra thực trạng sự nhận
thức về sức khỏe sinh sản của
thanh thiếu niên trong và ngoài
nhà trường khu vực xã
giáp sơn lục ngạn bắc giang
Khoá LU N tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Giải phẫu sinh lý người và động vật
Người hướng dẫn khoa học
Ths. Nguyễn thị Lan
GVHD: Nguyễn Thị Lan
0
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Hà Nội - 2008
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Lời Cảm ơn
Báo cáo tốt nghiệp trên đây được hoàn thành dưới sự chỉ bảo tận tình
của Thạc sỹ Nguyễn Thị Lan - giảng viên chính bộ môn Giải phẫu người; sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên trong khoa Sinh- KTNN,
cùng sự giúp đỡ của các em học sinh trường THCS Giáp Sơn (Giáp Sơn - Lục
Ngan - Bắc Giang), sự giúp đỡ của các đoàn viên thanh niên trong Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ trong địa bàn khu vực xã Giáp Sơn
đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này.
Cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Thạc sỹ
Nguyễn Thị Lan.
Xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa, các bạn sinh viên khoa Sinh
KTNN.
Xin cảm ơn các em học sinh trường THCS Giáp Sơn (Giáp Sơn - Lục Ngạn Bắc Giang).
Cảm ơn các đoàn viên thanh niên trong Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh khu vực xã Giáp Sơn.
Cảm ơn các hội viên Hội phụ nữ xã Giáp Sơn.
Đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2008.
Sinh Viên
Nguyễn Thị Thùy Linh.
GVHD: Nguyễn Thị Lan
1
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Lời cam đoan
Để đảm bảo tính trung thực của đề tài, tôi xin cam đoan như sau:
1. Đề tài này tôi không hề sao chép từ bất cứ đề tài có sẵn nào.
2. Đề tài của tôi không trùng với một đề tài nào khác.
3. Kết quả thu được trong đề tài là do nghiên cứu thực tiễn, đảm bảo
tính chính xác và trung thực.
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Thị Thuỳ Linh
GVHD: Nguyễn Thị Lan
2
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Mục lục
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kí hiệu viết tắt
Phần 1. Mở đầu
1
1.1. Đặt vấn đề
1
1.2. Mục đích của đề tài
2
1.3. Nội dung của đề tài
3
Phần 2. Tổng quan tài liệu
4
2.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài
4
2.2. Các vấn đề về SKSS
5
2.2.1. Khái niệm SKSS
5
2.2.2. Nội dung của SKSS
6
2.2.3. SKSS Mục tiêu và thách thức
8
2.3. SKSS thanh thiếu niên
9
2.3.1. Thanh thiếu niên họ là ai?
9
2.3.2. SKSS thanh thiếu niên
10
2.4. Giáo dục SKSS thanh thiếu niên
12
2.4.1. Vì sao phải giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên?
12
2.4.2. Giáo dục SKSS cần giáo dục những gì?
15
Phần 3. Đối tượng-Phương phápThời gian- Địa điểm nghiên cứu 18
Phần 4. Kết quả và bàn luận
22
4.1. Kết quả nhận thức của TTN trong nhà trường về SKSS
22
4.2. Kết quả nhận thức của TTN ngoài nhà trường về SKSS
25
GVHD: Nguyễn Thị Lan
3
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
4.3. Kết quả so sánh nhận thức giữa hai nhóm TTN về SKSS
28
Phần 5. Kết luận và đề nghị
38
5.1. Kết luận
38
5.2. Đề nghị
38
Tài liệu tham khảo
40
Phụ lục
Mục lục các bảng biểu đồ
Bảng 4.1. Kết quả nhận thức của TTN trong nhà trường về SKSS
22
Bảng 4.2. Kết quả nhận thức của TTN ngoài nhà trường về SKSS
25
Bảng 4.3. Kết quả so sánh nhận thức giữa hai nhóm TTN về SKSS
28
Bảng 4.4. Kết quả điều tra nhận thức của phụ nữ về vần đề giáo dục
31
SKSS cho con cái
Bảng 4.5. Thực trạng chăm sóc SKSS ở 9 nước khu vực Đông Nam á 34
Bảng 4.6. Khái quát về hoạt động chăm sóc SKSS ở Việt Nam
35
Bảng 4.7. Tình hình 5 tai biến sản khoa ở Việt Nam năm 2003-2004
35
Biểu đồ nhận thức về SKSS của thanh thiếu niên trong nhà trường
23
Biểu đồ nhận thức về SKSS của thanh thiếu niên ngoài nhà trường
26
Biểu đồ so sánh nhận thức giữa hai nhóm thanh thiếu niên trong và
29
ngoài nhà trường về SKSS
GVHD: Nguyễn Thị Lan
4
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Danh mục các kí hiệu viết tắt
[SKSS]
: Sức khoẻ sinh sản
[KHHGĐ]
: Kế hoạch hoá gia đình
[THCS]
: Trung học cơ sở
[THPT]
: Trung học phổ thông
[Nxb]
: Nhà xuất bản
[n]
: Số mẫu nghiên cứu
[GDGT]
: Giáo dục giới tính
[WHO]
: Tổ chức y tế thế giới
[BMTE]
: Bà mẹ trẻ em
[AIDS]
: Acquired immune deficiency syndrome
[UNFDA]
: Quỹ dân số Liên Hợp Quốc
[GD&ĐT]
: Giáo dục và đào tạo
[DSGĐTE]
: Dân số Gia đình Trẻ em
[TTN]
: Thanh thiếu niên
[BPTT]
: Biện pháp tránh thai
GVHD: Nguyễn Thị Lan
5
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Phần 1. mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước đã và đang tạo ra
những biến đổi lớn trong lĩnh vực kinh tế - chính trị và xã hội. Đặc biệt trong
xu hướng toàn cầu hoá hiện nay thì nước ta ngày càng có nhiều điều kiện tiếp
thu học hỏi nhiều tinh hoa, thành quả của nhân loại.
Trong bối cảnh đó sự nghiệp giáo dục nói chung, nhà trường phổ thông
nói riêng đòi hỏi việc giáo dục con người phải toàn diện và sâu sắc.
Nghị quyết TW2 đã nêu: Mục tiêu giáo dục nhằm xây dựng những con
người và thế hệ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, có đạo đức trong sáng và ý chí kiên cường, có năng lực tiếp thu và làm
chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Đại hội nhấn mạnh giáo dục qua các
cấp học và đặc biệt là lớp trẻ thanh thiếu niên ngày nay.
Thế nhưng chính sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật trong xu
hướng toàn cầu hoá hiện nay đã dần làm bùng nổ, ô nhiễm thông tin. Lợi bất
cập hại. Thông tin tốt có nhiều và xấu cũng có rất nhiều và không kém phần
đa dạng đang có cơ hội tiếp xúc với thế hệ trẻ thanh thiếu niên hiện nay.
Trong khi đó các em chưa nhận thức được, các em hoặc chưa đủ kinh
nghiệm để tiếp thu thông tin một cách chọn lọc. Nên hậu quả không thể tránh
khỏi được là những sai lạc trong hành vi xã hội và hành vi tình dục ở thanh
thiếu niên.
Thống kê của bộ Y tế công bố ngày 13/09/2006: Hàng năm có
300.000 ca mang bầu ở tuổi 20; 1/3 số ca nạo phá thai là phụ nữ chưa lập gia
đình; 1/5 số đó là trẻ sinh ra từ những người mẹ dưới 15 tuổi.
GVHD: Nguyễn Thị Lan
6
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Hiện tượng quan hệ tình dục ở lứa tuổi thanh thiếu niên, sống thử, nạo
phá thai ở tuổi vị thành niên ngày càng trở nên phổ biến hơn và chưa thấy dấu
hiệu giảm. Đây thực sự là một bài toán nan giải làm đau đầu các nhà quản lí
xã hội. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Có thể khẳng định rằng đó không phải hoàn toàn do lỗi của các em. Mà
nguyên nhân là do các em không được trang bị kiến thức giới tính và SKSS
một cách chính xác, đầy đủ và chọn lọc.
Nhằm góp phần đánh giá thực trạng nhận thức, hiểu biết của thanh
thiếu niên hiện nay khu vực xã Giáp Sơn, tuyên truyền nhận thức hiểu biết
SKSS cho đối tượng này đặc biệt là nhóm từ 15-18 tuổi. Nhằm đề ra một số
giải pháp thiết thực cho việc giáo dục giới tính và SKSS cho thanh thiếu niên
trong và ngoài nhà trường khu vực xã Giáp Sơn, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài:
Điều tra thực trạng sự nhận thức về sức khoẻ sinh sản của thanh
thiếu niên trong và ngoài nhà trường khu vực xã Giáp Sơn huyện Lục
Ngạn tỉnh Bắc Giang
1.2. Mục đích của đề tài
1. Tìm hiểu thu thập các thông tin về SKSS và điều tra để thấy được
thực trạng sự nhận thức về SKSS của thanh thiếu niên trong và ngoài nhà
trường khu vực xã Giáp Sơn.
2. Tuyên truyền các nội dung, mục tiêu, lợi ích của việc chăm sóc
SKSS.
3. Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính và
SKSS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường.
GVHD: Nguyễn Thị Lan
7
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
1.3. Nội dung của đề tài
1.3.1. Điều tra sự nhận thức của thanh thiếu niên trong nhà trường
về sức khoẻ sinh sản
- Điều tra hiểu biết về khái niệm, nội dung của sức khoẻ sinh sản.
- Điều tra nhận thức về dấu hiệu tuổi dậy thì, dấu hiệu có thai.
- Điều tra nhận thức về hành vi dẫn đến có thai, sai lạc trong hành vi tình dục.
- Điều tra nhận thức về các biện pháp tránh thai, hậu quả nạo phá thai
và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1.3.2. Điều tra sự nhận thức của thanh thiếu niên ngoài nhà trường
về sức khoẻ sinh sản
Nội dung điều tra tương tự như đối với thanh thiếu niên trong nhà trường.
1.3.3. Điều tra sự giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản trong gia
đình
- Điều tra cách tìm hiểu nguồn thông tin về sức khoẻ sinh sản.
+ Tự tìm hiểu (sách, báo, tạp trí, truyền hình, internet).
+ Bố, mẹ tâm sự
+ Từ bạn bè
- Điều tra cách giáo dục SKSS thông qua các tổ chức xã hội.
+ Đoàn thanh niên, hội phụ nữ...
GVHD: Nguyễn Thị Lan
8
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Phần 2.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tổng quan tài Liệu
2.1. Lịch sử nghiên cứu các vấn đề
SKSS là một phạm trù được nhấn mạnh tại Hội nghị dân số và phát
triển ở Cairo năm 1994. Nhưng ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1961, nhà nước
đã quan tâm tới những vấn đề dân số KHHGĐ. Chương trình đã bắt đầu với
những nội dung liên quan tới chăm sóc sức khoẻ gia đình và SKSS, vận động
các cặp vợ chồng thực hiện sinh đẻ có kế hoạch nhằm giảm tỷ lệ sinh.
Năm 1963 chương trình KHHGĐ bắt đầu đề cập và nhấn mạnh tới nội
dung dân số và phát triển.
Từ năm 1970 đến nay, các chỉ tiêu của chương trình này ngày càng
nhấn mạnh vào giảm sinh trong đó KHHGĐ cùng với thông tin giáo dục
truyền thông và chính sách, chế độ được coi là giải pháp cơ bản.
ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về hình thái, thể lực và sinh lý lứa tuổi dậy thì. Trong những năm
60 và giữa thập kỷ 70 nhiều tác giả Việt Nam đã công bố về tuổi có kinh lần
đầu, chu kỳ kinh nguyệt các chỉ số về chiều cao, cân nặng của một số đối
tượng. Những kết quả này được tập trung trong cuốn Hằng số sinh học người
Việt Nam năm 1975.
Năm 1976 -1980, Cao Quốc Việt, Đinh Kỷ đã nghiên cứu những biến
đổi của cơ thể ở lứa tuổi dậy thì bằng phương pháp điều tra ngang.
Năm 1982 1986, Cao Quốc Việt và các cộng sự nghiên cứu so sánh
tuổi dậy thì của học sinh bằng phương pháp điều tra dọc.
Năm 1989, Đào Huy Khuê, Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Chế Nghĩa
nghiên cứu so sánh tuổi dậy thì của học sinh nông thôn và thành thị. [5]
GVHD: Nguyễn Thị Lan
9
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tuy nhiên, tất cả các công trình trên đây chỉ mới nghiên cứu trên các
đối tượng học sinh người Việt Nam ở thành thị và các vùng nông thôn gần
thành thị. Còn các đối tượng ở vùng xa xôi, miền núi thì hầu như chưa có
công trình nào nghiên cứu và việc giáo dục SKSS vị thành niên ở những khu
vực này còn ít. Do vậy nghiên cứu các vấn đề về tâm sinh lý tuổi dậy thì và
giáo dục SKSS cho các thanh thiếu niên ở từng khu vực là vấn đề rất cần thiết.
2.2. Các vấn đề về SKSS
2.2.1. Khái niệm SKSS
Chương trình hoạt động của Hội nghi Cairo, chương VII với tiêu đề
SKSS và quyền sinh sản gồm các nội dung như: Quyền sinh sản, SKSS,
KHHGĐ, phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục, tình dục, quan hệ
giới tính và vấn đề vị thành niên. Theo văn bản này SKSS được định nghĩa như
sau :
Sức khoẻ sinh sản - SKSS - là tình trạng hoàn toàn khoẻ mạnh về thể
chất, tinh thần và xã hội, mà không chỉ là không có bệnh tật hay không bị tàn
phế về tất cả những gì có liên quan tới hệ thống, chức phận và quá trình sinh
sản. [6]
Như vậy khái niệm SKSS là một khái niệm mở rộng, có ý nghĩa xã hội
sâu sắc và mang tính nhân bản cao vì đã nâng cao những yêu cầu bảo vệ chức
năng đặc thù của phụ nữ là chức năng sinh sản. Và sinh sản, xét về mặt đạo lí
và giá trị cần được nhìn nhận như là chức năng xã hội. [6]
Từ định nghĩa này có thể khẳng định rằng, chính sách SKSS là một tổng
thể các biện pháp kĩ thuật và dịch vụ góp phần nâng cao sức khoẻ và hạnh
phúc bằng cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về SKSS. Nó bao gồm cả
sức khoẻ tình dục với mục đích là đề cao cuộc sống và các mối quan hệ riêng
GVHD: Nguyễn Thị Lan
10
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
tư chứ không chỉ là việc tư vấn và chăm sóc liên quan đến sinh sản và các
bệnh lây truyền qua đường tình dục. [3]
2.2.2. Nội dung của SKSS
2.2.2.1. SKSS ở nữ giới
Những vấn đề về SKSS nữ giới không chỉ liên quan đến bệnh tật và tử
vong trong thời kỳ thai nghén và sinh đẻ mà còn là hậu quả của việc thiếu
chăm sóc ở độ tuổi thanh thiếu niên, phụ nữ bị đối xử thô bạo, ngược đãi
trong gia đình, sự nghèo đói và những tập tục văn hoá có hại. [8]
2.2.2.2. SKSS Nam giới
Mặc dầu trong đời sống sinh sản không thể coi nhẹ bất cứ phía nam hay
phía nữ nhất là trong thời đại ngày càng bình đẳng. Nhưng phải khẳng định
rằng chính nam giới lại không được chăm sóc và được hưởng sự quan tâm đầy
đủ về SKSS. Bằng chứng cụ thể là nhiều khó khăn của nam giới trong sinh sản
và tình dục (vô sinh do chồng, rối loạn chức năng sinh dục nam, phục hồi tổn
thương ở cơ quan sinh dục) hiện nay ở nước ta không có cơ sở y tế tin cậy
chữa trị và cho hiệu quả cao. Vì vậy SKSS cho nam giới đang là vấn đề đáng
lưu tâm. [8]
Khái niệm SKSS ra đời do nhận thức tiến bộ hơn của con người về
quyền con người, quyền bình đẳng nam - nữ. Do đó nội dung của SKSS được
quan tâm đều ở cả hai giới.
Trong kế hoạch hành động sau hội nghị Cairo thì 6 nội dung của SKSS
đã được thống nhất bởi quỹ dân số của Liên Hợp Quốc (UNFDA) là:
+ Kế hoạch hoá gia đình.
+ Sức khoẻ phụ nữ.
+ Làm mẹ an toàn.
+ Vô sinh.
GVHD: Nguyễn Thị Lan
11
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
+ Bệnh lây truyền qua đường tình dục.
+ Bệnh nhiễm khuẩn. [8]
Nhưng do mỗi khu vực và mỗi quốc gia lại có những vấn đề ưu tiên
riêng nên các tổ chức tham gia quyết định cụ thể hoá nội dung của SKSS ở 10
điểm sau:
1. Làm mẹ an toàn: Chăm sóc phụ nữ khi mang thai, khi đẻ, chăm sóc
mẹ và trẻ sơ sinh, sau khi sinh.
2. KHHGĐ: Nhằm làm cho mức sinh sản tự nhiên phù hợp với nhịp độ
phát triển kinh tế, đảm bảo thực hiện quyền sinh sản.
3. Nạo - hút thai: Nhằm giảm tỉ lệ nạo hút thai ngoài ý muốn đặc biệt là
nhóm tuổi vị thành niên từ 10-19 tuổi.
4. Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản: Phòng ngừa, chuẩn đoán, điều trị
nhằm giảm tỉ lệ người mắc và tử vong do bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản.
5. Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Phòng ngừa, điều trị cho người
mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
6. Giáo dục tình dục học: Giáo dục nhu cầu, sự thoả mãn nhu cầu để
đảm bảo sức khoẻ cũng như chất lượng cuộc sống.
7. Phát hiện sớm ung thư vú và ung thư đường sinh dục.
8. Vô sinh.
9. Sức khoẻ sinh sản vị thành niên.
10. Giáo dục, tuyên truyền vì SKSS và KHHGĐ cho tất cả mọi người đặc
biệt là các nhà lãnh đạo, các cán bộ, cán bộ y tế, người cung cấp dịch vụ SKSS,
người sử dụng các dịch vụ SKSS nhằm phổ biến mục tiêu của SKSS. [17]
10 nội dung trên của SKSS có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuy
nhiên ở mỗi vùng, quốc gia khác nhau thì mỗi nội dung lại được quan tâm ở
mức độ khác nhau.
GVHD: Nguyễn Thị Lan
12
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Riêng ở Việt Nam, dựa trên những đặc điểm kinh tế, xã hội và tình hình
dân số, sức khoẻ của người dân thì SKSS được chú ý ở 6 vấn đề: Làm mẹ an
toàn, KHHGĐ, dân số và chất lượng dân số, vô sinh, bệnh lây truyền qua
đường tình dục và nhiễm khuẩn đường sinh sản vị thành niên và SKSS vị
thành niên. [14]
2.2.3. SKSS - Mục tiêu và thách thứcSKSS có ý nghĩa xã hội và y học
sâu sắc do những mục tiêu mà nó đề cao quyền con người, nâng cao chất
lượng cuộc sống, chất lượng dân số. Mục tiêu cụ thể là:
- SKSS nhằm đảm bảo rằng các đơn vị chăm sóc SKSS trên mọi lĩnh
vực bao gồm cả KHHGĐ và thông tin chính xác, toàn diện, có thể chấp nhận
được dễ tiếp cận, vừa túi tiền và thuận lợi với khách hàng.
- Cho phép hỗ trợ khách hàng tự quyết định về việc sinh đẻ (sinh bao
nhiêu và sinh khi nào?) và lựa chọn các biện pháp tránh thai cũng như các
biện pháp khác để điều khiển sinh sản một cách hợp lí.
- Đáp ứng nhu cầu về sức khoẻ sinh sản thay đổi qua các giai đoạn của
cuộc sống, phù hợp với tính đa dạng của các cộng đồng dân cư. [7]
Song để đạt được những mục tiêu trên quả thật còn khá nhiều thách
thức:
Thứ nhất: Quan niệm Trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại. Tuy đã
bớt cực đoan với phụ nữ song vai trò của người phụ nữ vẫn chưa được nhận
thức đúng đắn và đầy đủ. Trong khi đó phụ nữ lại là một đối tượng chính và
cần thường xuyên được chăm sóc SKSS, thì thực tế cho thấy mức độ quan tâm
còn quá ít. Phụ nữ nạo phá thai, gặp rủi ro trong khi mang thai, bị đối xử thô
bạo trong tình dục, bị ngược đãi trong gia đìnhvẫn xảy ra liên tiếp.
Thứ hai: Do tính toàn diện của nó nên SKSS yêu cầu được thực hiện tốt
ở cả hai giới. Đòi hỏi một sự tiếp cận lồng ghép với một trình độ hiểu biết
GVHD: Nguyễn Thị Lan
13
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
nhất định. Điều này mâu thuẫn với trình độ dân trí nước ta và hầu hết các
nước trên thế giới.
Mặt khác SKSS cho mọi người không thể thực hiện trong ngày một
ngày hai. Vì vậy việc xây dựng và hoàn thành các chính sách, chương trình
SKSS đòi hỏi có một sự tiếp cận và tham gia ngày càng rộng rãi bao gồm cả
khâu đánh giá dựa trên cộng đồng những gì đã làm được, những gì còn tồn tại,
còn yếu kém. Từ đó đề ra những phương pháp nhằm tăng cường các mối liên
kết giữa các kế hoạch qua nhiều năm. Có như vậy mới có thể đáp ứng tốt hơn
các mối quan tâm về SKSS.
2.3. SKSS thanh thiếu niên
2.3.1. Thanh thiếu niên - họ là ai ?
Vị thành niên (adolescent) dùng để chỉ nhóm người trẻ tuổi đang ở
trong giai đoạn chuyển biến về thể trạng và tâm lý, tuy không còn là trẻ con
nữa nhưng cũng chưa hoàn toàn là người lớn. Một số tài liệu còn dùng từ
thanh niên (youth) hay người trẻ tuổi (young adult) với ý nghĩa giống như vị
thành niên. Sự phân chia và sử dụng các thuật ngữ trên chưa rạch ròi, thống
nhất và còn thay đổi tùy tài liệu và tùy từng năm. [7]
Tuy nhiên theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề nghị thống nhất như sau:
- Vị thành niên được coi là nhóm có độ tuổi từ 10-19 tuổi hoặc 13-19 tuổi.
- Người trẻ tuổi là nhóm có độ tuổi từ 10-24 tuổi.
- Thanh niên là nhóm có độ tuổi từ 18-24 tuổi. [6]
ở nước ta, vị thành niên và nhóm người trẻ tuổi rất cần được quan tâm
vì: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, thanh thiếu niên là một nhóm chiếm tỷ lệ cao
nhất trong cơ cấu dân số. Đây là lực lượng hùng mạnh có vai trò và vị trí quan
trọng đối với sự phát triển của đất nước, tạo nên xung lượng dân số là yếu tố
chính của việc tiếp tục tăng dân số khi mà mức sinh sản đã rất thấp đã đạt
GVHD: Nguyễn Thị Lan
14
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
mức thay thế. Thanh thiếu niên có mối quan hệ biện chứng với chất lượng dân
số và chất lượng cuộc sống của người dân trong giai đoạn mới.
2.3.2. SKSS thanh thiếu niên
Quá trình sinh trưởng và phát triển của một con người từ lúc hình thành
đến trưởng thành trải qua một thời kì biến đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm lísinh lý. Đó là thời kì dậy thì.
Thời kì dậy thì có thể kéo dài từ 3 đến 6 năm. Độ tuổi dậy thì thay đổi
tuỳ vào trạng thái sinh lí của cơ thể và chịu tác động của môi trường sống.
[10]
ở nữ giới, sự dậy thì thường bắt đầu từ 12-13 tuổi, ở nam giới thường
bắt đầu từ 15- 16 tuổi. Dậy thì càng sớm có nghĩa là con người đó càng sớm
trưởng thành về sinh lí, do đó có khả năng sinh sản sớm.
ở Việt Nam, độ tuổi từ 10-24 đang chiếm 1/3 dân số. Ngày nay độ tuổi
dậy thì đã đến sớm hơn, ở nữ giới là 13,6, ở nam giới là 14,7. Đây cũng là một
trong số những nguyên nhân làm cho độ tuổi có quan hệ tình dục lần đầu
giảm từ 19 xuống còn 14,7. [12]
Dậy thì đem lại những biến đổi về mặt tâm lí, khiến cho trẻ muốn làm
người lớn, thích tự lập, muốn thoát khỏi kiểm soát của gia đình, và thích tự
khẳng định mình. Đây là một điểm yếu khiến cho những hành vi xấu có nguy
cơ xâm nhập vào lứa tuổi này. [4]
Ngày nay, không riêng gì nước ta mà hầu hết các nước khác trong khu
vực và trên thế giới, vấn đề vị thành niên đang nổi lên như là những thách thức
của xã hội. Thế giới hiện có trên 1 tỷ người có độ tuổi từ 15-24 tuổi; và 1,8 tỷ
người có độ tuổi dưới 1,5 tuổi. [16]
Riêng ở Việt Nam, thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15- 24 chiếm 27,3%
dân số cả nước. Trong thời đại hiện nay, thanh thiếu niên có cơ hội học tập,
GVHD: Nguyễn Thị Lan
15
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
giao lưu văn hoá và tự hoàn thiện bản thân. Nhiều giá trị lớn đã được hình
thành và được thanh thiếu niên tiếp cận, chấp nhận như: Bình đẳng nam - nữ,
quyền con người, quyền sinh sản, tình dục cũng được nhìn nhận như một thực
thể sức khoẻ sức khoẻ tình dục. Thế nhưng chính nhóm thanh thiếu niên này
cũng đang chịu sức ép khá lớn của cuộc sống như dân số, chất lượng cuộc
sống, chất lượng dân sốvà nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Và một hệ
quả nảy sinh là các hành vi xã hội và hành vi tình dục của thanh thiếu niên
ngày càng có nhiều sai lạc đáng lo ngại. [5]
Về hành vi xã hội của thanh thiếu niên: Điều tra mới nhất năm 2006
(thống kê của Bộ Công An) cho thấy:
Số người chưa thành niên vi phạm pháp luật là 11.538 người, trong đó số
người dưới 14 tuổi là 16,02%; 14-16 chiếm 35,89%; 16-18 chiếm 48,08%.
Các tội danh từ cướp của, giết người, cưỡng bức, buôn bán, tàng trữ ma
tuýtrong đó lứa tuổi học sinh trung học cơ sở chiếm nhiều nhất là 39,73%. [17]
Song song với vấn đề này, không thể không kể đến tỷ lệ thanh thiếu
niên nghiện ma tuý, nhiễm HIV.
Năm 2005, số người nghiện ma tuý là 158.428 người, trung bình 5 năm
liên tiếp mỗi năm tăng thêm 11,3%. Con số thống kê này thực chất còn thấp hơn
nhiều so với thực tế. Đây thực sự là những con số làm nhức nhối toàn xã hội.
[17]
Về hành vi tình dục: Hành động tình dục sớm ở lứa tuổi vị thành niên
là nét nổi bật nhất và mở đầu cho những nguy hại đến SKSS. Quan hệ tình dục
sớm dẫn đến hậu quả có thai ngoài ý muốn, làm tăng tỉ lệ nạo - hút thai, từ đó
gây nguy hại đến tính mạng và ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ. [6]
GVHD: Nguyễn Thị Lan
16
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trong những năm gần đây nước ta có đến 5% các em gái dưới 15 tuổi
và 15% các em gái dưới 19 tuổi đã trở thành các bà mẹ; trung bình một ngày
có 20 ca nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên. [14]
Trong khi đó hầu hết sách giáo khoa đang sử dụng ở các cấp học trong
nhà trường hiện nay đều không có nội dung giáo dục SKSS. Không ít học sinh
và giáo viên khi đề cập đến vấn đề này còn trở lên lúng túng vì coi đây là một
vấn đề nhạy cảm. Còn các bậc phụ huynh có lẽ không nhiều người trực tiếp
nói chuyện, tâm sự với con về vấn đề này. Do vậy đối với nước ta, giáo dục
SKSS thanh thiếu niên vẫn còn là một khoảng trống đầy thách thức.
2.4. Giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên
Là loại hình giáo dục tập trung vào bản năng sinh dục của vị thành niên
và con người nói chung. Môn học này thường gồm các chủ đề như: Vị thành
niên, hệ thống sinh sản, giải phẫu, thụ thai và tránh thai, các bệnh lây truyền
qua đường tình dục, tình bạn và các mối quan hệ giao tiếp, quyết định, trách
nhiệm, những khía cạnh giới trong tình dục, bạo lực. [7]
2.4.1. Vì sao phải giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên
Chương trình hoạt động của Hội nghị Cairo viết: Việc trở thành bà mẹ
ở lứa tuổi quá trẻ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong mẹ và con của
những người mẹ trẻ này. Có thai sớm tiếp tục gây trở ngại cho việc cải thiện
vị thế xã hội, kinh tế, học vấn ở phụ nữ mọi nơi trên thế giới. Với tất cả phụ
nữ trẻ kết hôn sớm và làm mẹ sớm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ hội học
hành, kiếm việc làm, và sẽ tác động xấu về lâu dài đến chất lượng cuộc sống
của chính họ và con cái họ. [8]
Việc giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên không còn là vấn đề của riêng
ai nữa. Nó mang tính lâu dài, rộng rãi và đòi hỏi khi thực hiện nhà giáo dục
phải thật sự linh động theo từng đối tượng và hoàn cảnh.
GVHD: Nguyễn Thị Lan
17
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Theo đánh giá của các nhà xã hội học thì trình độ hiểu biết về SKSS ở
các nhóm tuổi ở Việt Nam còn thấp dẫn đến tình trạng nạo phá thai ở phụ nữ
còn khá cao, tỉ lệ trẻ sơ sinh, tỉ lệ người mắc bệnh lây truyền qua đường tình
dục tăng và chất lượng cuộc sống không được nâng cao. [3]
Theo thống kê ngày 20/9/2006 của trung tâm nghiên cứu thế giới, gia
đình và môi trường trong phát triển (CGFED) khẳng định: Việt Nam là một
trong ba nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Hiện có 5% bà mẹ sinh
con dưới 18 tuổi; 15% trước 20 tuổi, mỗi ngày ước tính có 20 ca nạo phá thai
là ở lứa tuổi vị thành niên. [17]
Tổng kết năm 2006: Tỉ lệ nạo hút thai và hút điều hoà kinh nguyệt là
1,15%. Hiện tượng nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên ngày càng trở lên phổ
biến đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Những năm 2001-2006: Nạo phá thai dưới 13-19 tuổi dưới chiếm 5-7%.
Nhưng đến hết tháng 12/2007 thì đã tăng lên 10% và có xu hướng tiếp tục
tăng.
Tháng 12/2006: Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh đã
tiếp nhận 481 trường hợp ca nạo phá thai và 40% trong đó là ở lứa tuổi vị
thành niên. Nhưng 2 tuần đầu tháng 1/2007, tổng số ca nạo phá thai là 248 và
trong đó 24% là của vị thành niên dưới 18 tuổi. Thậm chí có cả những vị
thành niên ở độ tuổi 13-14 tuổi.
Tại Hà Nội, năm 2006 được đánh giá là khủng hoảng do tỷ lệ nạo phá
thai cao đặc biệt. Số thanh thiếu niên nạo phá thai chiếm 22,3% tổng số ca
nạo phá. [16]
Đây thực sự là những con số đáng báo động.
Hệ quả kéo theo đó là tình trạng mất cân bằng giới nghiêm trọng.
GVHD: Nguyễn Thị Lan
18
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Đồng bằng Sông Hồng: Có tỉ lệ trẻ em từ 1-4 tuổi cao nhất nước và cứ
100 nữ thì có 116 nam. Thêm vào đó là sự xuất hiện và gia tăng nhiều căn
bệnh: U xơ tiền liệt tuyến, ung thư vú, ung thư tử cung- tinh hoàn. đặc biệt
là tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng.
Theo thống kê tháng 1/2008 tính đến hết ngày 31/12/2007. Toàn quốc có:
+ Tổng số người nhiễm HIV còn sống là 121.734 người, tổng bệnh
nhân AIDS còn sống là 27.669 người, tổng người nhiễm HIV đã tử vong là
34.476 người.
( Tổ chức giám sát HIV/AIDS/STI- Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam). [17]
Tuy nhiên điều đáng cảnh báo là trên thực tế những con số trên đây còn
cao hơn rất nhiều. Lý do chính đáng, cốt lõi nhất đó là vị thành niên trong xã
hội mới không được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất, hiểu biết cần thiết
nhất về SKSS. [1]
Theo điều tra của Viện nghiên cứu thanh niên, số liệu công bố ngày
13/9/2006. [17]
Trong chương trình tăng cường chất lượng dân số SKSS vị thành niên
trong nhà trường trung học phổ thông thuộc dự án Giáo dục dân số trong dân
số sức khoẻ gia đình do bộ GD&ĐT phối hợp với Uỷ ban DSGĐTE thực hiện
từ 6/2001- 6/2005 thì việc phủ sóng chương trình mang lại kết quả không
mấy khả quan. Trong số 100% vị thành niên được điều tra thì chỉ có 30% vị
thành niên biết về các biện pháp tránh thai an toàn; 30% trong đó biết thế nào
là tình dục an toàn; 58,7% phân biệt được hành vi quấy rối tình dục hay trò
đùa. [17]
Từ đó ta thấy rằng, giáo dục SKSS cho vị thành niên phải được chuẩn
về nội dung, cách thức truyền đạt và đánh giá kết quả thường xuyên để hoàn
thành việc giáo dục tốt nhất.
GVHD: Nguyễn Thị Lan
19
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
2.4.2. Giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên Cần giáo dục những gì?
Cần hướng dẫn cho thanh thiếu niên những nội dung cơ bản về:
- Kiến thức về sự thay đổi thể chất, tinh thần, cảm xúc của tuổi dậy thì.
- Kiến thức về quá trình sinh sản: Thụ tinh, thai nghén, nghĩa vụ vợ
chồng, vai trò làm mẹ.
- Các biện pháp tránh thai: Cung cấp thông tin về các biện pháp tránh
thai, cách sử dụng, hiệu quả và cơ sở của các biện pháp tránh thai.
- Nguyên nhân, hậu quả của việc mắc các bệnh lây truyền qua đường
tình dục và cách phòng tránh. [13]
Đối với thanh thiếu niên tuỳ từng đối tượng và tuỳ theo nhóm tuổi mà
giới hạn nội dung giáo dục SKSS. Chỉ nên nói về những vấn đề sinh lý người,
chu kì kinh nguyệt, các phương tiện tránh thai nói chung mà không nên hướng
dẫn tỉ mỉ vì rất có thể gây nên tò mò cho thanh thiếu niên. Nội dung giáo dục
phải làm sao hấp dẫn nhưng có nhiều mức khác nhau phù hợp với từng lứa
tuổi. Các cơ sở dịch vụ nên có sẵn nhưng không nên phổ biến rộng rãi làm
cho thanh thiếu niên tin tưởng đã có chỗ chăm lo giải quyết các hậu quả thì dễ
làm bừa. [13]
- Giáo dục tuổi dậy thì: Dậy thì là mốc đánh dấu sự trưởng thành về
mặt sinh học của cơ thể. Dậy thì thường kéo dài từ 3 4 năm được đánh dấu
bằng lần có kinh nguyệt đầu tiên (ở nữ) và lần xuất tinh đầu tiên (ở nam). ở
tuổi dậy thì tuyến yên tiết hoócmôn điều hoà sự tiết hoócmôn sinh dục làm
sản sinh giao tử và xuất hiện các đặc tính sinh dục thứ cấp, hình thành các
phẩm chất trí tuệ, cảm xúc dẫn đến thay đổi về hình thể và tâm lý. [9]
+ ở thời kỳ này chiều cao tăng từ 4 8 cm, cân nặng tăng từ 4 8 kg.
GVHD: Nguyễn Thị Lan
20
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
+ Da thay đổi, tuyến mồ hôi và tuyến nhờn phát triển mạnh làm da,
lông, tóc mượt mà. Nhưng đôi khi do da hoạt động mạnh, tuyến nhờn đào thải
không kịp ứ đọng lại tạo thành trứng cá, mụn, nhọt.
+ Mất cân bằng tạm thời giữa các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là hệ
tuần hoàn dẫn đến thiếu máu nhất thời trong từng khu vực lên não gây hiện
tượng thấy mệt mỏi, kém tập trung, giảm trí nhớ. Trong quá trình hoạt động,
quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế nên tâm trạng thất thường dễ
bị kích động, kiềm chế kém. [10]
Ngoài những đặc điểm chung trên, trong giai đoạn dậy thì còn xuất
hiện những đặc điểm đặc trưng theo giới tính.
- Đối với nữ: Dấu hiệu giới tính thể hiện qua sự thay đổi các cơ quan
sinh dục ngoài, tuyến vú phát triển, lông mọc ngoài mu, khung xương chậu
rộng và thấp, mô mỡ lỏng lẻo, phân bố nhiều ở quanh bụng, hông, đùi, lớp mỡ
dưới da dày hơn ở nam tạo nên vóc dáng mềm mại. Phát triển thanh quản kiểu
nữ giới làm cho giọng thanh và cao.
+ Sự thay đổi khung xương chậu: Khung xương chậu nữ rộng hơn
khung xương chậu nam. Đến tuổi dậy thì kích thước xương chậu tăng rõ rệt
theo chiều ngang trái - phải.
+ Sự thay đổi cấu tạo vú: ở tuổi dậy thì, ở nữ vú phát triển to dần lên
nhô khỏi thành ngực, phát triển to tròn, phát triển đầy đủ tuyến sữa, túi sữa. ở
giai đoạn đầu hai vú phát triển không đều nhau, ở giai đoạn sau mới phát triển
đều nhau. [4]
- ở nam: Bắt đầu phát triển cơ quan sinh dục, kích thước cơ thể vẫn còn
thấp bé. Mội thời gian ngắn sau đó mới bắt đầu lớn lên nhanh chóng. Một
năm có thể cao tới 10- 20 cm. Đồng thời có sự thay đổi về giọng nói, trầm và
âm vang hơn. Phát triển mạnh cơ bắp, vai rộng, chậu hông hẹp, mọc râu, ria.
GVHD: Nguyễn Thị Lan
21
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Về tính cách cũng có sự phân hoá rõ rệt. Nam thường tỏ ra mạnh mẽ,
dũng cảm, nữ thì đa cảm, dễ xúc động. ở tuổi dậy thì các em thường nhạy
cảm với các vấn đề về tình yêu, tình dục, dễ bị kích động, rung cảm, dễ phát
sinh nhiều cảm xúc mới lạ, mãnh liệt trong khi lý trí các em chưa đủ chín
chắn để làm chủ được cảm xúc đó. Vì vậy ở tuổi vị thành niên hay có nhiều
sai lạc trong quan hệ với bạn khác giới. [11]
- Giáo dục phải tiến hành cả trong và ngoài nhà trường, kết hợp cả gia
đình. Giáo dục phải lấy phát triển trí tuệ cảm xúc làm cơ bản và bằng phương
pháp xây dựng kĩ năng sống là chủ yếu. [2]
Phát triển trí tuệ cảm xúc giúp phát huy trí tuệ duy lí vì trí tuệ cảm xúc
chi phối hành vi rất mạnh trong độ tuổi vị thành niên. Nội dung cơ bản của
phát triển trí tuệ cảm xúc có thể được tóm tắt là: Năng lực hiểu được cảm xúc
và đặt tên cho cảm xúc đó, năng lực tự phân tích, biết được nguyên nhân gây
ra các cảm xúc đó, năng lực làm chủ và kiềm chế ham muốn nhất thời, biết trì
hoãn hoan lạc để có niềm tin lâu dài và tốt đẹp hơn.
Một khi đã có được năng lực Trí tuệ cảm xúc thanh thiếu niên có thể
vững vàng hơn trước vô số luồng thông tin độc hại. Biết làm chủ bản thân,
cảm xúc, ham muốn nhất thời để dồn nhiều năng lực nhất cho sự nghiệp và
sống một cách lành mạnh. [13]
Giáo dục SKSS bằng phương pháp xây dựng kĩ năng sống: Là một
phương pháp hiệu quả được sử dụng nhiều để giáo dục cho thanh thiếu niên
hiện nay. Phương pháp này có hiệu quả vượt trội so với phương pháp giáo dục
SKSS bằng giảng giải, nêu câu hỏi thảo luận, minh hoạ bằng các phương tiện
nghe nhìn. Kĩ năng sống giúp các em phát triển được những thói quen, nếp
nghĩ từ đó trở thành hành vi ổn định cho suốt cuộc đời.[13]
GVHD: Nguyễn Thị Lan
22
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Phần 3. Đối tượng, Phương pháp, Thời gian
Địa điểm nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thanh thiếu niên:
- Nhóm 1: Thanh thiếu niên trong nhà trường gồm 135 học sinh 3 lớp
9A, 9B, 9C, trường THCS Giáp Sơn. Độ tuổi từ 15-16 tuổi.
- Nhóm 2: Thanh thiếu niên ngoài nhà trường gồm 116 thanh thiếu niên
đang hoạt động trong các chi đoàn thanh niên. Khu vực xã Giáp Sơn. Độ tuổi
từ 15-24 tuổi.
Ngoài ra chúng tôi tiến hành điều tra phương pháp giáo dục giới tính và
SKSS của 60 phụ nữ trong Hội phụ nữ xã Giáp Sơn- Lục Ngạn- Bắc Giang. Độ
tuổi từ 32-50 tuổi.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Soạn câu hỏi trắc nghiệm.
- Điều tra thực tế bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
- Xử lí kết quả thu được bằng thống kê toán học.
3.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được hoàn thành trong khoảng thời gian từ 5/2006 đến 5/2008.
3.4. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại :
Trường THCS Giáp Sơn- Xã Giáp Sơn- Lục Ngạn- Bắc Giang.
Đoàn thanh niên khu vực Xã Giáp Sơn.
Hội phụ nữ xã Giáp Sơn.
GVHD: Nguyễn Thị Lan
23
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh
Khoá luận tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Lan
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
24
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh